Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo Bộ luật dân sự năm 2015

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo Bộ luật dân sự năm 2015 80 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo Bộ luật dân sự năm 2015 1,023 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo Bộ luật dân sự năm 2015 3 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo Bộ luật dân sự năm 2015 11
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật kinh tế: Thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo Bộ luật dân sự năm 2015
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 80 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ THẾ CHẤP TÀI SẢN ĐỂ BẢO ĐẢM KHOẢN VAY TẠI TỔ CHỨC TÍN DỤNG THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 Ngành: LUẬT KINH TẾ NGUYỄN THUỲ DƢƠNG Hà Nội - năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo Bộ luật dân sự năm 2015 Ngành: Luật kinh tế Mã số: 8380107 Họ và tên học viên: Nguyễn Thuỳ Dương Người hướng dẫn: TS. Bùi Đức Giang Hà Nội - năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của trường Đại học Ngoại thương. Vậy tôi xin viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật và Khoa sau đại học – Đại học Ngoại thương xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thùy Dƣơng LỜI CẢM ƠN Tác giả cảm ơn tiến sĩ Bùi Đức Giang đã gợi ý đề tài và tận tình hướng dẫn tác giả trong quá trình thực hiện Luận văn này. Tác giả xin cảm ơn các thầy cô trường Đại học Ngoại thương tham gia giảng dạy chương trình Cao học Luật Kinh tế mà tác giả được theo học và trong khuôn khổ đó thực hiện Luận văn này về các kiến thức mới mẻ và cập nhật mà tác giả đã lĩnh hội được. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN .................................... 1 PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 2 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 2 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài.......................................................................... 3 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 4 4. Tính mới và những đóng góp của đề tài ............................................................. 5 5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 6 6. Kết cấu của luận văn ........................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: XÁC LẬP HỢP ĐỒNG THẾ CHẤP ............................................... 7 1.1. Khái niệm tài sản thế chấp ............................................................................... 7 1.2. Phân biệt về cầm cố và thế chấp tài sản ........................................................... 8 1.3. Đặc điểm tài sản thế chấp ................................................................................ 9 1.3.1. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai ............................. 9 1.3.2. Tài sản thế chấp phải thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp ................. 10 1.3.3. Tài sản thế chấp phải xác định được...................................................... 11 1.3.4. Thực tế .................................................................................................... 11 1.4. Nghĩa vụ được bảo đảm ................................................................................. 15 1.5. Hiệu lực giữa các bên .................................................................................... 16 1.6. Hiệu lực đối kháng với bên thứ ba................................................................. 18 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................... 19 CHƢƠNG 2: QUẢN LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP .................................................. 20 2.1. Cung cấp thông tin về tài sản thế chấp .......................................................... 20 2.2. Quản lý tài sản bảo đảm khi có biến động giảm giá ...................................... 22 2.3. Hoàn thiện hồ sơ pháp lý về tài sản thế chấp................................................. 22 2.4. Xuất kho, giao giấy tờ tài sản bảo đảm.......................................................... 23 2.4.1. Xuất kho, giao giấy tờ cho bên bảo đảm ................................................ 24 2.4.2. Cung cấp giấy tờ tài sản bảo đảm khi có văn bản yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan tiến hành tố tụng) ............................................. 24 2.5. Quản lý rủi ro pháp lý gắn với thế chấp hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh ..................................................................................... 25 2.5.1. Quy định chung ...................................................................................... 26 2.5.2. Kiểm tra tài sản thế chấp ....................................................................... 27 2.5.3. Quản lý tài sản thế chấp ......................................................................... 28 2.6. Xung đột lợi ích với bên thuê ........................................................................ 29 2.6.1. Hợp đồng thế chấp được xác lập trước hợp đồng thuê .......................... 29 2.6.2. Hợp đồng thế chấp xác lập sau hợp đồng thuê ...................................... 30 2.7. Đăng ký thay đổi nội dung thế chấp .............................................................. 31 2.8. Xóa đăng ký thế chấp..................................................................................... 33 2.9. Quyền định đoạt tài sản thế chấp ................................................................... 34 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................... 35 CHƢƠNG 3: XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP........................................................ 37 3.1. Các trường hợp xử lý tài sản thế chấp ........................................................... 37 3.2. Các phương thức xử lý tài sản thế chấp ......................................................... 38 3.2.1. Bán đấu giá tài sản ................................................................................. 39 3.2.2. Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản ........................................................... 45 3.2.3. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ ... 49 3.2.4. Thực tế xử lý tài sản thế chấp thông quan Tòa án và thi hành án ......... 52 3.3. Định giá tài sản bảo đảm ............................................................................... 55 3.3.1 Các phương thức định giá tài sản ........................................................... 57 3.3.2. Nguyên tắc định giá tài sản .................................................................... 57 3.4. Thông báo xử lý tài sản bảo đảm ................................................................... 58 3.5. Thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản ............................................................ 59 3.6. Thứ tự ưu tiên thanh toán............................................................................... 62 3.7. Xử lý tài sản thế chấp thông qua khởi kiện tại Tòa án .................................. 63 3.8. Xử lý tài sản tại cơ quan Thi hành án ............................................................ 67 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................... 68 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 72 1 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN Tên luận văn: Thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo Bộ luật dân sự năm 2015. Luận văn đã đạt được các kết quả chính sau: - Hệ thống các quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm tiền vay nói chung và giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay nói riêng tại tổ chức tín dụng, nghiên cứu một cách toàn diện về các quy định của pháp luật, những rủi ro tiềm ẩn trong các giao dịch thế chấp tài sản để bảo đảm tiền vay,. - Phân tích làm rõ các khía cạnh pháp lý của giao dịch thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng; - Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định pháp luật thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay tại tổ chức tín dụng; - Phân tích những rủi ro tiềm ẩn từ các quy định pháp luật về thế chấp tài sản bảo đảm tiền vay tại các tổ chức tín dụng và những nguyên nhân dẫn đến rủi ro này, từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện nhằm hạn chế tối đa những rủi ro. 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu sử dụng vốn trong xã hội ngày một lớn. Để đáp ứng nhu cầu đó, các tổ chức tín dụng đã xuất hiện với vai trò hết sức đặc biệt và quan trọng đó là trung gian tài chính, cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các tổ chức này một mặt huy động nguồn vốn “nhàn rỗi” từ xã hội, một mặt đầu tư ngược trở lại vào xã hội để phát triển nền kinh tế thị trường thông qua việc cho các cá nhân, doanh nghiệp vay vốn. Hoạt động cấp tín dụng luôn gắn liền với việc nhận tài sản bảo đảm, trong đó có tài sản thế chấp vì điều này giúp tăng lòng tin của tổ chức tín dụng, bảo đảm việc thu hồi vốn. Bản chất hoạt động nhận thế chấp luôn ẩn chứa nhiều rủi ro nên cần phải có những biện pháp phòng ngừa thích hợp. Hiện nay, trong thực tế cấp tín dụng thế chấp là biện pháp bảo đảm tiền vay được áp dụng phổ biến nhất. Theo quy định của Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2017), giao dịch bảo đảm là một dạng hợp đồng phụ. Tuy nhiên không giống như các hợp đồng phụ khác có hiệu lực phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính, giao dịch bảo đảm có hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng chính. Có nghĩa rằng, nếu hợp đồng chính vô hiệu nhưng giao dịch bảo đảm vẫn bảo đảm tuân thủ pháp lý về mặt nội dung và hình thức, thì vẫn có hiệu lực. Để có thể hạn chế được tối đa những rủi ro tiềm ẩn trong các giao dịch bảo đảm nói chung và giao dịch thế chấp tài sản nói riêng, cần khắc phục những nguyên nhân dẫn đến những rủi ro này, một trong số đó là hoàn thiện hệ thống pháp luật về giao dịch bảo đảm trong đó có phần quy định liên quan đến thế chấp. Đối với các giao dịch bảo đảm tiền vay, hiện tại có rất nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp, gián tiếp như: pháp luật về giao dịch bảo đảm và đăng ký giao dịch bảo đảm, pháp luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, pháp luật doanh nghiệp, pháp luật về chứng khoán… Về cơ bản các văn bản này đã điều chỉnh tương đối đầy đủ các vấn đề liên quan, tuy nhiên quá trình áp dụng thực tế đã bộc lộ 3 không ít điểm bất cập như: chưa có sự thống nhất và phù hợp giữa các quy định tại các văn bản luật khác nhau, thiếu sự thống nhất trong cách hiểu và vận dụng luật từ phía các cá nhân, tổ chức thực thi như tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan đăng ký quyền sử dụng đất, tổ chức bán đấu giá… đã dẫn đến tình trạng khó khăn của các tổ chức tín dụng khi xử lý tài sản bảo đảm. Trong các loại hình giao dịch bảo đảm được pháp luật thừa nhận thì giao dịch thế chấp tài sản là phổ biến nhất và có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu về các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng liên quan đến thế chấp tài sản tại tổ chức tín dụng là cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn, nhất là trong bối cảnh kinh tế như hiện nay. Ngành ngân hàng sau một thời gian tăng trưởng nhanh đã bộc lộ những kẽ hở về mặt quy chế, quy trình nội bộ và đã có rất nhiều vụ tranh chấp, khởi kiện giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, và đã có rất nhiều các cán bộ tín dụng đã rơi vào vòng pháp lý, trong đó có rất nhiều vụ việc liên quan đến nhận tài sản thế chấp. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài “Thế chấp tài sản để bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng theo Bộ luật dân sự năm 2015” là đòi hỏi bức thiết trong bối cảnh hiện nay để góp phần giải quyết phần nào những vấn đề pháp lý trong hoạt động bảo đảm khoản vay tại tổ chức tín dụng hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Sau khi Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015 có hiệu lực (ngày 01 tháng 01 năm 2017), có khá nhiều công trình và nghiên cứu được thực hiện liên quan đến đề tài thế chấp tài sản trong đó có kể đến:  Cuốn sách chuyên khảo “9 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng”, của Luật sư Trương Thanh Đức, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, 2017. Cuốn sách dành khá nhiều phần phân tích về các quy định của Bộ luật dân sự về thế chấp tài sản. Tuy nhiên các phân tích này nằm ở nhiều phần khác nhau, chứ tác giả không dành một phần riêng để đề cập đến việc xác lập, quản lý và xử lý tài sản thế chấp.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.