Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa 97 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa 988 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa 9
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng - Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 97 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ QUANG HIỆP TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ QUANG HIỆP TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số : 838.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ SỸ SƠN HÀ NỘI, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả luận văn Lê Quang Hiệp MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ......................................................................................... 7 1.1. Khái quát lý luận về tình hình tội phạm ............................................................... 7 1.2. Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng ........................... 17 CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, TP. ĐÀ NẴNG ............................... 36 2.1. Khái quát lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm ............ 36 2.2. Thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ............................................................................ 43 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................... 61 3.1. Khái quát lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm ......................................... 61 3.2. Thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, TP. Đà Nẵng..................................................................................................................... 64 3.3. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng ..................................................................................... 67 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 76 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ANTT An ninh trật tự BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CSĐT Cảnh sát điều tra CSĐTTP Cảnh sát điều tra tội phạm CSHS Cảnh sát hình sự THTP Tình hình tội phạm TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTXH Trật tự xã hội UBND Uỷ ban nhân dân MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đà Nẵng nằm trong vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có diện tích 1.256,53 km² gồm 06 quận (Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Cẩm Lệ) và 02 huyện Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa, là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ của cả nước. Đà Nẵng nằm ở vị trí trọng yếu cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh của cả nước; là đầu mối giao thông rất quan trọng, được đánh giá là thành phố đáng sống nhất Việt Nam. Vì vây, Đà Nẵng luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Xuất phát từ đặc thù về vị trí địa lý và tiềm năng sẵn có, đã đưa thành phố này trở thành một trong số các thành phố phát triển mạnh về loại hình du lịch và các dịch vụ đi kèm, hàng năm thu hút đông đảo khách thăm quan du lịch từ trong và ngoài ngưới, từ đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển kinh tế thì điều đáng lo ngại là vấn đề tội phạm và trật tự xã hội trên địa bàn, cùng với tình hình phức tạp của tội phạm trong cả nước, tình hình tội phạm trên địa bàn thành phố đang là vấn đề đáng lo ngại, tội phạm có chiều hướng gia tăng về số lượng, xuất hiện nhiều tội phạm mới và có diễn biến phức tạp, đặc biệt là tội phạm liên quan người nước ngoài. Quận Cẩm Lệ được thành lập ngày 05/8/2005 từ phường Khuê Trung của quận Hải Châu và 03 xã (xã Hoà Thọ, Hoà Phát, Hoà Xuân) của huyện Hoà Vang, hiện nay quận Cẩm Lệ có 06 phường, bao gồm: phường Khuê Trung, Hoà Thọ Đông, Hoà Thọ Tây, Hoà Phát, Hoà An và Hoà Xuân. Với diện tích 33,76 km², chiếm 2,63% diện tích toàn thành phố, dân số hiện nay là 159.295 người, chiếm 9,6% số dân toàn thành phố, mật độ dân số đạt 4.224 người/km², là quận nội thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng không tiếp giáp với biển. Qua hơn 14 năm đi vào hoạt động, tình hình kinh tế - xã hội của Quận đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, mức sống trung bình của người dân tăng lên đáng kể, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì điều đáng lo ngại là vấn đề tình hình tội phạm và trật tự xã hội trên địa bàn. Cùng với tình hình phức tạp 1 về tội phạm của cả nước, tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ cũng đang có xu hướng tăng và diễn biến phức tạp đặc biệt là tội phạm về ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện. Đứng trước thực tế về tình hình tội phạm trên địa bàn, Chính quyền quận Cẩm Lệ đã chú trọng thực hiện đầy đủ chủ trương chung của Đảng và Nhà nước cũng như tăng cường các hoạt động nhằm khuyến khích người dân tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm trên địa bàn Quận. Tuy vậy, thực tế tình hình tội phạm trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, số bị cáo bị xét xử mới tăng, tính chất nguy hiểm của tội phạm ngày càng nghiêm trọng hơn. Trước tình hình tội phạm ngày càng gia tăng về số vụ, số người phạm tội và tính chất nghiêm trọng, cho thấy cần tìm ra nguyên nhân của tình hình tội phạm, từ đó có chính sách và giải pháp phù hợp trong việc đấu tranh phòng ngừa tình hình tội phạm đang là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Chính vì lẽ đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” để làm luận văn thạc sỹ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong những năm qua, tình hình tội phạm ở nước ta diễn biến hết sức phức tạp, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp và của toàn xã hội. Do đó, nghiên cứu tình hình tội phạm, nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa đã luôn được chú trọng, trong mỗi công trình nghiên cứu đều có những đóng góp nhất định cho công tác đấu tranh phòng chống tình hình tội phạm nói chung hoặc chỉ rõ phương pháp đấu tranh phòng chống đối với một số tội, nhóm tội đặc thù. Trong đó, không thể không kể đến sự đóng góp đáng kể của bộ sách “Khoa học hình sự Việt Nam” do Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Xuân Yêm - Giám đốc học viện Cảnh sát nhân dân đã chủ trì nghiên cứu biên soạn, phát hành. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn còn sử dụng một số giáo trình, tài liệu có liên quan thể hiện ở các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành như: Giáo trình tội phạm học của Trường Đại học Công an nhân dân, Tạp chí Tòa án, Tạp chí Luật học, Tạp chí Kiểm 2 sát ... đây là những tài liệu nghiên cứu về tội phạm và hình phạt, tình hình tội phạm và giải pháp phòng ngừa. Bên cạnh đó có một số luận văn thạc sỹ nghiên cứu về tình hình tội phạm như: Trần Nhất Chi (2013), Các tội phạm xâm phạm sở hữu do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam:Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội; Chu Thị Mai Phương (2014), Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội; Nguyễn Quốc Hùng (2014), Tội phạm trên địa bàn huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội; Phan Văn Dũng (2015), Các tội phạm về ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội; Vũ Thị Thu Hà (2015), Tình hình tội phạm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội; Lê Văn Thành (2015), Tội phạm trên địa bàn huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” Luận văn thạc sỹ Luật học, Học viện Khoa học xã hội Các công trình nói trên đã phần nào làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của tình hình tội phạm cũng như nguyên nhân, điều kiện và những giải pháp để phòng ngừa tình hình tội phạm trên những địa bàn cụ thể. Chính vì vậy, đây là nguồn tư liệu có giá trị để Luận văn kế thừa và phát triển trong quá trình nghiên cứu về tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm; thực tiễn tình 3 hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ từ năm 2015 đến năm 2019; lý luận và thực tiễn nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm cũng như lý luận và thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn Quận trong thời gian nói trên, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên đây, luận văn thực hiện các nhiệm vụ: - Phân tích khái quát những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm; - Phân tích thực tiễn tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2019; - Phân tích những vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; - Nhận diện, đánh giá thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng từ năm 2015 đến năm 2019; - Phân tích những vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm; - Phân tích thực tiễn phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lê, thành phố Đà Nẵng; - Lập luận và đề xuất giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn lấy các quan điểm khoa học đã được nêu ra trong tội phạm học Việt Nam về tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm; thực tiễn tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm và thực trạng phòng ngừa tình hình tội phạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, Tp. Đà Nẵng để nghiên cứu các vấn đề thuộc nội dung nghiên cứu của đề tài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi chuyên ngành: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; 4 - Phạm vi không gian và thời gian: Đề tài luận văn được nghiên cứu gắn với địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Luận văn sử dụng các báo cáo, số liệu thống kê, đặc biệt là thống kê của Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng từ năm 2015 đến năm 2019. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở của phương pháp luận duy vật biện chứng và lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Đường lối, chủ trương của Đảng Cộng Sản Việt Nam và chính sách, pháp luật của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, có sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phương pháp hệ thống, thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp, diễn dịch và nghiên cứu hồ sơ từng vụ án cụ thể. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận văn góp phần nhận thức đúng, đầy đủ và sâu sắc những vấn đề lý luận về tình hình tội phạm, về nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm và về phòng ngừa tình hình tội phạm, qua đó góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm có hiệu quả trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động phòng ngừa tình hình tội phạm, nghiên cứu, giảng dạy, học tập tội phạm học tại các cơ sở đào tạo Luật ở nước ta. 7. Cơ cấu của Luận văn Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương. Cụ thể là: 5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.