Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên - Tình hình, nguyên nhân và điều kiện, phòng ngừa

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên - Tình hình, nguyên nhân và điều kiện, phòng ngừa 93 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên - Tình hình, nguyên nhân và điều kiện, phòng ngừa 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên - Tình hình, nguyên nhân và điều kiện, phòng ngừa 30 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên - Tình hình, nguyên nhân và điều kiện, phòng ngừa 66
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật học: Tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh Miền Trung - Tây Nguyên - Tình hình, nguyên nhân và điều kiện, phòng ngừa
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 93 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ ĐÌNH TUẤN TỘI PHẠM DO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN, PHÒNG NGỪA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐỖ ĐÌNH TUẤN TỘI PHẠM DO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN, PHÒNG NGỪA Chuyên ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số: 838.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THẾ HƯNG HÀ NỘI, năm 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Những tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn này được thu thập và phản ánh chính xác theo các hồ sơ, tài liệu của các đơn vị nghiệp vụ của Lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng hiện đang quản lý, sử dụng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Đình Tuấn MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG - TÂY NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2014 – 2019 .............................................................................................. 6 1.1. Nhận thức chung về NNN phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam ...................................6 1.2. Đánh giá về phần ẩn của tình hình tội phạm do NNN thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên giai đoạn 2014 - 2019 ...................................................9 1.3. Đánh giá về phần hiện của tình hình tội phạm do NNN thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2019 ..........................................16 1.4. Một số vụ án hình sự do người nước ngoài thực hiện tại địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyễn đã được Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng xét xử phúc thẩm giai đoạn 2015 - 2019 ........................................................................................... 29 CHƯƠNG 2. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN 2014 – 2019 .......40 2.1. Khái niệm về nguyên nhân và điều kiện của tình tội phạm ...................................40 2.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do NNN thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên ........................................................................40 CHƯƠNG 3. PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NNN THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN CÁC TỈNH MIỀN TRUNG – TÂY NGUYÊN ................55 3.1. Dự báo tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây nguyên .............................................................................................. 55 3.2. Một số giải pháp phòng ngừa tội phạm do NNN thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên ............................................................................................ 66 KẾT LUẬN ..................................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ANQG: An ninh quốc gia ANTT: An ninh trật tự BLHS: Bộ luật hình sự CAND: Công an nhân dân XNC: Xuất nhập cảnh CQĐT: Cơ quan điều tra CSĐT: Cảnh sát điều tra ANĐT: An ninh điều tra NNN: Người nước ngoài VAHS: Vụ án hình sự VKSND: Viện kiểm sát nhân dân TAND: Tòa án nhân dân CHXHCN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa T. T. Huế: Thừa Thiên Huế DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 1.1. 2.1. 2.2. Tên bảng Bảng thống kê các vụ vi phạm pháp luật hình sự của NNN tại Việt Nam giai đoạn 2014 - 2019 Bảng thống kê số lượng nnn tạm trú tại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên giai đoạn 2014 – 2019 Số liệu NNN vi phạm XNC từ 01/01/2014-31/12/2019 Trang 17 42 44 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm vừa qua, xuất phát từ chính sách ngoại giao của Đảng và Nhà nước, chủ trương tiếp tục thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế để hội nhập và phát triển, thực hiện quan điểm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thê giới nhằm phát triển kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Chúng ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 187 quốc gia và vùng lãnh thổ, là thành viên của 63 tổ chức quốc tế và có quan hệ ngoại giao với hơn 500 tổ chức phi chính phủ trên thế giới. Việc thực hiện chủ trương trên của Đảng đã đạt được nhiều thành tựu, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao, quan hệ của nước ta với các nước ngày càng được mở rộng. Trong bối cảnh đó, lượng người nước ngoài đến Việt Nam để công tác, học tập, lao động, tham quan, du lịch, nghiên cứu thị trường, đầu tư... ngày càng đông, với nhều thành phần, thuộc nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới. Lượng người nước ngoài đông đảo đến Việt Nam cư trú, hoạt động đã tạo điều kiện cho chúng ta mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu những thành tựu của khoa học kỹ thuật, nguồn vốn, tri thức của nước ngoài để xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố tích cực đó, người nước ngoài đến Việt Nam cư trú, hoạt động cũng mang theo những mặt trái, tiêu cực ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, xã hội cũng như nảy sinh nhiều hoạt động vi phạm pháp luật, thậm chí tội phạm xâm phạm đến an ninh, trật tự của đất nước. Tình hình tội phạm do NNN gây ra tại Việt Nam có nhiều diễn biến phức tạp, nhiều phương thức và thủ đoạn hoạt động mang tính chất tinh vi, xảo quyệt, ngày càng có xu hướng phát triển cả về tổng số vụ phạm tội và tính chất mức độ nghiêm trọng. Trước tình hình đó, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm do NNN gây ra tại Việt Nam đã được Đảng, Nhà nước và các cơ quan chức năng đặc biệt quan tâm, chú ý. Địa bàn miền Trung - Tây Nguyên là địa bàn rộng lớn, dân số đông, nhiều thành phần dân tộc, có nhiều địa phương giáp ranh biên giới với Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, có đường bờ biển dài, là đầu mối giao thông vận tải biển và là cửa ngõ giao lưu quốc tế đường bộ, nhiều cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Cảng biển, nhiều nhà máy 1 xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mở... với lượng người nước ngoài đến cư trú và hoạt động ngày càng tăng, chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, do nhiều nguyên nhân khác nhau tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật của người nước ngoài trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên còn diễn biến phức tạp với những phương thức, thủ đoạn mới tinh vi hơn, xảo quyệt hơn. Từ thực trạng NNN phạm tội trên địa bàn, để giảm thiểu tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện phát sinh, đòi hỏi phải có nghiên cứu, tổng kết một cách toàn diện, đề ra được các giải pháp khắc phục, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đấu tranh với tội phạm NNN trong thời gian tới. Đây chính là lý do học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên: tình hình, nguyên nhân và điều kiện phòng ngừa” để làm luận văn Thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Hiện tại, chỉ có một số ít các công trình nghiên cứu liên quan đến tình hình NNN phạm tội, trong đó có đề tài khoa học cấp Nhà nước: “Những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo an ninh trật tự của lực lượng Công an nhân dân trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của đồng chí Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Phùng Hồng, Tổng biên tập tạp chí Khoa học Công an năm 2002, nghiên cứu về công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, đi lại, hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; Công trình nghiên cứu: “Công tác quản lý người nước ngoài nhập, xuất cảnh Việt Nam – Những kiến nghị nhằm đảm bảo an ninh quốc gia” của đồng chí Đại tá, Thạc sỹ Phan Quốc Thái – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Xuất nhập cảnh năm 2000, nghiên cứu về công tác quản lý người nước ngoài xuất nhập cảnh; Luận án Tiến sĩ Luật của đồng chí Nguyễn Quỳnh Anh, cán bộ Học viện Cảnh sát nhân dân với đề tài: “Áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với mgười nước ngoài trong vụ án hình sự” năm 2017 với mục đích góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với NNN trong điều tra vụ án hình sự của cơ quan cảnh sát điều tra, đánh giá đúng thực trạng tội phạm do NNN gây ra ở Việt Nam và việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra vụ án hình sự của cơ quan điều tra. 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nhận thức lý luận về phòng ngừa tội phạm, phân tích, đánh giá tình hình, nguyên nhân của tình hình hình tội phạm, dự báo tình hình tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, luận văn đề xuất các giải pháp và luận giải cho tính khả thi của các giải pháp phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên trong thời gian tới. 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, luận văn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau đây: - Nghiên cứu tình hình tội phạm do NNN thực hiện trên toàn quốc trong những năm gần đây và trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên trong giai đoạn 2014 – 2019. - Nghiên cứu các nguyên nhân, điều kiện hình thành và đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa tội phạm do NNN thực hiện trên địa bàn của các chủ thể phòng ngừa tội phạm. - Nghiên cứu các dự báo về tình hình tội phạm của NNN trên địa bàn trong thời gian tới. - Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do NNN thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là những vấn đề lý luận về tình hình, nguyên nhân của tình tình hình tội phạm, lý luận về phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa tội phạm do người nước ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, tập trung vào tình hình tội phạm, nguyên nhân của tình hình tội phạm do người nước ngoài ngoài thực hiện trên địa bàn các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên. Về thời gian: Từ năm 2014 đến năm 2019. Về địa bàn nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu trên phạm vi 12 tỉnh thành thuộc miền Trung - Tây Nguyên. Luận văn không nghiên cứu NNN được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ về ngoại giao, lãnh sự, tổ chức quốc tế trên địa bàn. Không nghiên cứu người nước ngoài 3 phạm tội trên tàu bay, tàu thủy mang quốc tịch Việt Nam đang hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Đề tài luận văn Thạc sĩ được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng – duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của ngành Công an về công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm, bảo vệ ANQG. Luận văn cũng dựa trên cơ sở lý luận của tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu của tội phạm học và phòng ngừa tội phạm như: phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê, so sánh, tiếp cận hệ thống và phương pháp chuyên gia kết hợp với lý luận về khoa học luật Hình sự, khoa học điều tra hình sự. Cụ thể: - Sử dụng phương pháp thống kê hình sự để nắm các số liệu về tình hình tội phạm do NNN thực hiện ở Việt Nam nói chung và ở địa bàn nghiên cứu nói riêng, kết quả phát hiện, điều tra, xử lý các tội phạm đó, căn cứ trên các báo cáo sơ kết, tổng kết, các báo cáo chuyên đề của lực lượng phòng chống tội phạm trong CAND, lực lượng Quản lý XNC của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân. - Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh kết hợp phương pháp thống kê để phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu từ các nguồn khác nhau, qua đó đánh giá được thực trạng công tác hồ sơ, ghi chép, thống kê, lưu trữ thông tin, tài liệu của các lực lượng trong đấu tranh, phòng chống tội phạm, thực trạng tình hình tội phạm do NNN thực hiện trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về công tác kiểm tra, kiểm soát NNN nhập cảnh vào Việt Nam, tình hình công tác ngăn chặn, đấu tranh, xử lý tội phạm do NNN thực hiện. - Sử dụng phương pháp điều tra điển hình, thu thập, nghiên cứu, phân tích hồ sơ vụ án do NNN gây ra tại địa bàn nghiên cứu từ Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng, các hồ sơ lưu trữ vụ án tại CQĐT Công an địa phương, Cục điều tra hình sự Bộ Quốc Phòng, hồ sơ vụ việc tại các đơn vị Công an cửa khẩu quốc tế, Biên phòng cửa khẩu quốc tế.... từ đó khái quát các đặc điểm chung nhất về tội phạm do NNN gây ra, thực trạng điều tra xử lý và chuyển hướng xử lý. - Sử dụng phương pháp tọa đàm, trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia để nghiên cứu 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.