Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam 39 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam 859 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam 3 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam 14
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 39 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀM THỊ HOA QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2016 i ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐÀM THỊ HOA QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật Dân sự và Tố tụng dân sự Mã số : 60 38 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. BÙI THỊ HUYỀN Hà Nội – 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Đàm Thị Hoa iii DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BLTTDS: Bộ luật tố tụng dân sự BLDS: Bộ luật dân sự BLLĐ: Bộ luật lao động NLPLTTDS: Năng lực pháp luật tố tụng dân sự NLHVTTDS: Năng lực hành vi tố tụng dân sự PLTTGQCVADS: Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án dân sự PLTTGQCVAKT : Pháp lệnh thủ tục giải quyết vụ án kinh tế PLTTGQTCLĐ : Pháp lệnh thủ tục giải quyết tranh chấp lao động VADS : Vụ án dân sự UBND: Ủy ban nhân dân. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ 7 1.1. Khái niệm, ý nghĩa của quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự 7 1.1.1. Khái niệm quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự 7 1.1.2 Cơ sở khoa học của việc xây dựng quy định pháp luật về quyền tự do khởi kiện 15 1.2 Lƣợc sử các quy định về quyền khởi kiện và bảo đảm quyền khởi kiện trong pháp luật dân sự Việt Nam 18 1.2.1. Thời kỳ Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam 18 1.2.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1989 19 1.2.3. Từ năm 1989 đến năm 2005: 21 1.2.4. Từ năm 2005 đến nay 22 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể 24 1.3.1 Quy định của pháp luật – yếu tố ảnh hƣởng có tính chất quyết định quyền tự do khởi kiện của chủ thể. 25 1.3.2. Nhận thức của chủ thể - yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến thực hiện quyền tự do khởi kiện chủ chủ thể. 26 1.3.3 Trách nhiệm của Toà án, cơ quan trực tiếp thụ lý giải quyết các vụ án – yếu tố ảnh hƣởng tích cực đến thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể. 28 1.3.4 Hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc, các tổ chức khác – yếu tố ảnh hƣởng không nhỏ đến quyền tự do khởi kiện của chủ thể. 29 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 31 CHƢƠNG 2: QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEO 32 PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH 32 2.1. Các quy định của pháp luật nội dung về quyền tự do khởi kiện 32 v 2. Quyền dân sự chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.”. 33 2.2. Quy định của pháp luật tố tụng về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự 43 2.3. Bảo đảm quyền tự do khởi kiện của chủ thể thông qua các quy định về hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác. 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 73 CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VÀ BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO KHỞI KIỆN VỤ ÁN DÂN SỰ THEP PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ 75 3.1. Thực tiễn thực hiện các quy định về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự 75 3.1.1. Về kết quả đạt đƣợc trong việc thực hiện các quy định về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam 75 3.1.2. Về những bất cập, vƣớng mắc nảy sinh trong việc thực hiện các quy định về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam. 76 3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam 85 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 91 KẾT LUẬN CHUNG 92 vi MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Quyền khởi kiện vụ án dân sự là một trong những quyền dân sự cơ bản, một quyền năng mà pháp luật thừa nhận đối với các chủ thể trong giao lƣu dân sự. Hiến pháp năm 2013 đƣợc kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XIII thông qua ngày 28/11/2013 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014. Một trong các bƣớc tiến quan trọng của Hiến pháp năm 2013 là đề cao nhân quyền nhƣ tổng hoà quyền con ngƣời và quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội đƣợc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Cụ thể hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013, cùng với chuyên ngành pháp luật khác, pháp luật dân sự, cụ thể Bộ luật tố tụng dân sự và Bộ luật dân sự sửa đổi năm 2015 với tƣ cách là luật chung, là cơ sở để luật chuyên ngành xây dựng và thực hiện, hai bộ luật này có hiệu lực thi hành toàn bộ bắt đầu từ ngày 01/01/2017 đã đặc biệt đề cao quyền con ngƣời, quyền dân sự trong đó quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự của chủ thể pháp luật đƣợc thể hiện khá rõ nét. Có thể nói, sau hơn 10 năm Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 và Bộ luật Dân sự 2005 và một số luật chuyên ngành khác có hiệu lực thi hành, các quy định về quyền tự do khởi kiện đã bộc lộ những hạn chế nhất định, quyền khởi kiện của chủ thể chƣa đƣợc đảm bảo triệt để do quy định của pháp luật tố tụng còn chung chung hoặc do thiếu vắng các quy định của luật nội dung nên các cơ quan tài phán chƣa làm hết trách nhiệm của mình dẫn đến quyền dân sự của chủ thể chƣa đảm bảo triệt để. Bộ luật Dân sự và Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 đƣợc xây dựng trên cơ sở kế thừa và cơ bản sẽ khắc phục đƣợc phần lớn những khiếm khuyết của Bộ luật Dân sự 2005 và Bộ luật Tố tụng dân sự 2004, đề cao quyền tự do khởi kiện của các chủ thể, trách nhiệm của cơ quan tài phán trong xử lý vụ việc, tranh chấp dân sự. Tuy nhiên những quy định về quyền tự do khởi kiện của chủ thể pháp luật dân sự trong pháp luật dân sự hiện nay, cụ thể là trong Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực một phần vào ngày 01/7/2016 và hiệu lực toàn bộ vào ngày 01/01/2017 và một số luật chuyên ngành khác nhƣ Luật Doanh nghiệp, Luật hôn nhân và gia đình, luật bảo vệ và chăm sóc trẻ em... chƣa thực sự đảm bảo trọn vẹn cho việc thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể trong giao lƣu dân sự?. Nội dung Bộ luật 1 Dân sự, với các văn bản luật chuyên ngành và Bộ luật Tố tụng dân sự có đảm bảo sự thống nhất hay vẫn còn những quy định về quyền tự do khởi kiện còn chồng chéo? Chính từ thực trạng đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và đầy đủ về chế định Quyền tự do khởi kiện trong pháp luật dân sự Việt Nam nhằm góp phần hoàn thiện những quy định của pháp luật dân sự, đảm bảo quyền tự do khởi kiện của chủ thể mỗi khi quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể bị xâm phạm. Với những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài " Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam" có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Quyền khởi kiện vụ án dân sự là một đề tài thu hút khá nhiều sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh tập trung nghiên cứu vì nó có tính ứng dụng trong thực tiễn đời sống xã hội. Có thể kể đến các công trình nghiên cứu nhƣ luận văn cao học luật với đề tài “Đƣơng sự trong vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Triều Dƣơng (bảo vệ tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2005); luận văn “Thụ lý vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Liễu Thị Hạnh (bảo vệ tại Trƣờng Đại học Luật Hà Nội năm 2009); luận văn “ Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004” của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng ( bảo vệ tại Khoa Luật Trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội năm 2011) hay luận văn “ Hoàn thiện chế định khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thu Hiền ( bảo vệ tại khoa Luật trƣờng Đại học quốc gia Hà Nội năm 2012)....Tuy nhiên các công trình này cũng chỉ đề cập đến một nội dung cụ thể nào đó của quyền khởi kiện hoặc nghiên cứu một cách gián tiếp về quyền khởi kiện của đƣơng sự và chỉ nghiên cứu tập trung vào các quy định của luật tố tụng dân sự ( luật hình thức) mà không đi sâu nghiên cứu quyền tự do khởi kiện dƣới góc độ luật nội dung và tố tụng, các đề tài trên đều nghiên cứu trên cơ sở quy định BLTTDS năm 2004, BLTTDS sửa đổi, bổ sung năm 2011. Ngoài ra, cũng có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về một nội dung nào đó của quyền khởi kiện hoặc bình luận về các vụ việc cụ thể liên quan đến quyền khởi kiện. Chẳng hạn nhƣ bài viết “Vấn đề khởi kiện và thụ lý vụ án dân sự” của ThS. Lê Thị Bích Lan đăng tải trên Tạp chí Luật học của 2 Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (Số Đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2005); bài viết “Xây dựng quy định pháp lý đảm bảo quyền khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh tại toà án” của tác giả Lê Thế Phúc (Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 6 năm 2007); “Bàn về điều kiện khởi kiện của các tổ chức tín dụng có tài sản thế chấp bảo đảm tiền vay” của tác giả Trịnh Huy Tân (Tạp chí Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao số 9/2008); “Về việc rút đơn khởi kiện của đƣơng sự trong tố tụng dân sự” của ThS Nguyễn Triều Dƣơng (Tạp chí Toà án nhân dân số tháng 11/2009); “Về điều kiện khởi kiện tranh chấp thƣơng mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án trong một vụ án cụ thể” của tác giả Ngô Đình Quyến (Tạp chí Toà án nhân dân số tháng 3/2008); "Quyền khởi kiện và việc xác định tƣ cách tham gia tố tụng” của tác giả Trần Anh Tuấn (Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23/2008), “Thời hạn giao nộp chứng cứ của đƣơng sự và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015” của tác giả Bùi Thị Huyền ( Tạp chí Kiểm sát số 10/2016)... Các công trình nghiên cứu nhìn nhận, giải quyết vấn đề quyền khởi kiện ở một góc độ khác nhau và chủ yếu tập trung nghiên cứu trên cơ sở Luật tố tụng dân sự ( luật hình thức) mà chƣa có công trình nghiên cứu nào toàn diện, chuyên sâu cả về Luật nội dung đến Luật hình thức về chế định quyền khởi kiện, đặc biệt hiện nay khi Hiến pháp năm 2013 có hiệu lực thi hành, nội dung đặc biệt đề cao quyền con ngƣời, đòi hỏi các ngành luật phải sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, thống nhất với các quy định trong Hiến pháp. Pháp luật dân sự không phải là một ngoại lệ, đặc biệt là Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật dân sự 2015 đã đƣợc Quốc hội thông qua ngày 25/11/2015 và sẽ có hiệu lực thi hành toàn bộ kể từ ngày 01/01/2017 và nhiều luật chuyên ngành khác cũng đã đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành nhƣ Luật hôn nhân và gia đình... Trƣớc tình hình đó, tôi đã chọn đề tài "Quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự theo pháp luật Việt Nam” làm luận văn thạc sỹ của mình. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về quyền khởi kiện vụ án dân sự của chủ thể trong pháp luật dân sự. 3 3. Mục tiêu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu đề tài * Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ đƣợc những vấn đề lý luận cũng nhƣ thực tiễn nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự, chỉ ra những điểm còn thiếu sót hoặc chƣa hợp lý, chƣa thống nhất trong các quy định hiện hành của pháp luật về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng nhằm làm sáng rõ phạm vi quyền tự do khởi kiện của chủ thể khởi kiện, trách nhiệm cơ quan nhà nƣớc trong việc bảo đảm quyền tự do khởi kiện của chủ thể. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu tổng hợp, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự nhằm đảm bảo quy định thống nhất quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại theo quy định của pháp luật Việt Nam. * Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự . - Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do khởi kiện vụ án dân sự, phạm vi quyền khởi kiện và thực thi quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Toà án. Từ đó chỉ ra những điểm bất cập, thiếu hợp lý, chƣa thông nhất trong các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền tự do khởi kiện Vụ án dân sự; - Đƣa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về quyền tự do khởi kiện Vụ án dân sự. * Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của luận văn là quyền tự do khởi kiện Vụ án dân sự của chủ thể và trách nhiệm của Tòa án và các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm thực hiện quyền tự do khởi kiện của chủ thể theo quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể trong thực thi giải quyết nội dung khởi kiện Vụ án dân sự của cá nhân, cơ quan, tổ chức dƣới góc nhìn lý luận, luật thực định và thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ đƣợc giới hạn trong phạm vi sau đây: 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.