Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên 131 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên 4 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên 18
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật học: Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 131 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN NHUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TỪ THỰC TIỄN CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN LUẬN VĂN THẠC SỸ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Hà Nội, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN NHUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TỪ THỰC TIỄN CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8.38.01.02 LUẬN VĂN THẠC SỸ: LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS BÙI NGUYÊN KHÁNH Hà Nội, năm 2019 MỤC LỤC Trang MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ TRONG LĨNH VỰC HẢI QUAN 7 1.1. Khái niệm về quản lý Nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan. 7 1.2. Các biện pháp quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực Hải quan. 1.3. Kinh nghiệm của một số Hải quan địa phương và quốc tế. 22 [ 30 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LÂU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN 37 2.1. Chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai-Kon Tum. 37 2.2. Kết quả công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên . 40 2.3. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu. 61 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN 69 THƯƠNG MẠI VÀ HÀNG GIẢ CỦA LỰC LƯỢNG HẢI QUAN CÁC TỈNH VÙNG TÂY NGUYÊN 3.1. Các quan điểm về tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan. 69 3.2. Các nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lân thương mại và hàng giả của hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên. 75 3.3. Đề xuất kiến nghị. 94 KẾT LUẬN 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 BCT Bộ Tài chính 2 ĐTCBL Điều tra chống buôn lậu 3 GSQL Giám sát quản lý 4 KTSTQ KIếm tra sau thông quan 5 TCHQ Tổng cục Hải quan 6 TS Tiến sỹ 7 WCO Tổ chức Hải quan thế giới 8 WTO Tổ chức Thương mại thế giới 9 XNK Xuất nhập khẩu DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy Cục Hải quan Đắk Lắk – Gia Lai Kon Tum 39 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Quản lý nhà nước về hải quan được đề cập đến tại nhiều diễn đàn quốc tế, đặc biệt là tại các cuộc họp của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Tổ chức Hải quan thế giới (WCO). Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Hải quan đang đặt ra đối với các quốc gia để giải quyết những thách thức trong quản lý. Tại Việt Nam, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các Cục Hải quan địa phương nhận thấy là giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán của Tổng cục Hải quan khi khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu, hành khách xuất nhập cảnh qua biên giới ngày càng tăng trong khi nguồn lực có hạn. Thực hiện quản lý tốt tại từng địa phương sẽ giảm bớt chi phí và mang lại hiệu quả hoạt động cho hải quan địa phương nói riêng, Tổng cục Hải quan cũng như của Việt Nam nói chung. Thời gian qua, các Cục Hải quan địa phương đã có nhận thức nhất định về cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế, thực hiện phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tuy nhiên, mức độ thực hiện của các Cục Hải quan địa phương chưa đồng đều tùy thuộc vào địa bàn và sự phối hợp giữa các cơ quan của các bộ, ngành, cơ quan chức năng của Việt Nam, cũng như giữa Hải quan Việt Nam với Hải quan các nước có đường biên giới chung. Vì vậy, nhu cầu cấp thiết đặt ra là cần có nghiên cứu sâu, toàn diện về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Hải quan đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa, hội nhập nhất là trong bối cảnh thế giới bước vào cuộc cách mạng 4.0. Cục Hải quan Đắk Lắk và Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về hải quan trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cần có những bước tiến mới để thực hiện chức năng kiểm 1 soát và quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả được tốt và hiệu quả hơn. Luận văn “Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên” được tác giả chọn nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sản phẩm nghiên cứu có tác động không chỉ đơn lẻ đối với hoạt động của Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum mà có tác dụng làm cơ sở để tham mưu, đề xuất với Tổng cục Hải quan, giúp Tổng cục Hải quan hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về hải quan trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu. Trong nước hiện có đề tài nghiên cứu cấp Bộ nghiên cứu về ”Nâng cao hiệu quả quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu qua biên giới Việt – Trung” của TS. Nguyễn Đức Nga, nguyên Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan, đề tài “Phối hợp quản lý biên giới trong bối cảnh tạo thuận lợi thương mại quốc tế - thực trạng và giải pháp” của Thạc sỹ Vũ Hồng Loan – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải quan, đề tài “Nâng cao hiệu quả quản lý trước thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu” của Thạc sỹ Nguyễn Hữu Trí – nguyên trưởng phòng Nghiên cứu khoa học, Viện Nghiên cứu Hải quan, đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu đáp ứng yêu cầu cải cách hiện đại hóa hải quan” của TS. Ngô Minh Hải, Phó cục trưởng Cục Giám sát quản lý hải quan, và một số đề tài cấp ngành của cán bộ, công chức Hải quan như đề tài: “Những giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng chống và kiểm soát ma túy qua biên giới đường bộ các tỉnh miền Trung của lực lượng Hải quan” do ông Trần Công Chuẩn – nguyên Cục ĐTCBL làm chủ nhiệm; “Giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái 2 phép hàng hóa qua biên giới ở các cửa khẩu hàng không quốc tế” do ông Nguyễn Phi Hùng – Cục trưởng Cục ĐTCBL làm chủ nhiệm… Với cách tiếp cận là làm sáng tỏ những vấn đề mang tính lý luận như: các phương thức, hành vi buôn bán, vận chuyển; đặc điểm địa hình nơi diễn ra hoạt động đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại; những vấn đề mang tính pháp lý của hoạt động phòng, chống buôn lậu, các giải pháp và đề xuất kiến nghị trong tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ngày càng gia tăng…nên các đề tài nghiên cứu trên có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp thêm những thông tin, luận cứ khoa học cần thiết để tác giả thực hiện các mục tiêu nghiên cứu được đề ra của luận văn. Tuy nhiên đó là các đề tài có phạm vi nghiên cứu ở cấp toàn quốc nên cũng chưa có những giải pháp cụ thể cho từng địa phương. Đề tài “Quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên” là đề tài mới, trong nước chưa có một đơn vị nào nghiên cứu. 3. Mục dích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, phân tích đánh giá thực trạng chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên và từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng Hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên trong thời gian tới. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện các mục đích nghiên cứu trên. Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: 3 - Nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. - Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước về hải quan trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của một số quốc gia trên thế giới và các địa phương khác. - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ở nước ta hiện nay; - Phân tích, đánh giá thực tiễn chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan các tỉnh Tây Nguyên; - Đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan các tỉnh vùng Tây Nguyên trong thời gian tới. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là các văn bản pháp lý quốc tế và Việt Nam, của 5 tỉnh khu vực Tây Nguyên liên quan đến công tác quản lý nhà nước về hải quan; vai trò và hoạt động của Hải quan trong chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; mối quan hệ giữa Hải quan với các cơ quan trong nước và quốc tế. Phạm vi nghiên cứu chủ yếu đề cập, tập trung phân tích các hoạt động của Cục Hải quan Đắk Lắk, Cục Hải quan Gia Lai – Kon Tum trong phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ thực tiễn của lực lượng hải quan các tỉnh khu vực Tây Nguyên trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2018. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, trong đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi 4 xem xét, đánh giá từng vấn đề trong thời điểm cụ thể. Đồng thời dựa trên quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về những vấn đề liên quan. - Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp cụ thể sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương pháp thu thập dữ liệu kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp. Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu được thu thập từ các văn bản quy phạm pháp luật, sách, giáo trình, các công trình khoa học, tạp chí chuyên ngành liên quan đến quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả … có giá trị trong việc đưa ra những dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính logic, thuyết phục cho luận văn cũng như đáp ứng tính thực tiễn. Phương pháp luật so sánh: được Luận văn sử dụng để làm rõ kinh nghiệm điều chỉnh nghiệm quốc tế về quản lý nhà nước về hải quan trong chống buôn lậu và gian lận thương mại và hàng giả của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất cho Việt Nam. Phương pháp phân tích: Dựa trên những số liệu và thông tin đã thu thập được trong phương pháp thu thập số liệu, tác giả tiến hành hệ thống hóa những dữ liệu nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu đặt ra, phân tích, đánh giá các nội dung của quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan hiện nay ở Việt Nam. Phương pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu, Luận văn đã sử dụng phương pháp này để đánh giá thực tiễn chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của các lực lượng hải quan các tỉnh Tây Nguyên (trong thời gian từ 2013 đến 2018) và qua đó đề xuất các phương hướng, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của lực lượng hải quan ở Việt Nam trong thời gian tới. 5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.