Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 107 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 0
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật học: Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 107 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN BÌNH PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, năm 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN XUÂN BÌNH PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐINH THỊ MAI HÀ NỘI, năm 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của bản thân, được thực hiện độc lập và dưới sự hướng dẫn của TS Đinh Thị Mai. Các kết quả trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, bảng biểu và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Vậy, tôi viết lời cam đoan này đề nghị Học viện cho tôi được bảo vệ luận văn của mình trước Hội đồng. Tác giả luận văn Nguyễn Xuân Bình MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN ............................................................... 5 1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản 5 1.2. Cơ sở, nguyên tắc của phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản .......... 12 1.3. Chủ thể phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản ................................. 13 1.4. Các biện pháp phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản ....................... 14 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................. 24 2.1. Thực trạng đặc điểm tình hình có liên quan đến phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng .......................................................... 24 2.2. Thực trạng phòng ngừa ............................................................................ 47 2.3. Nhận xét, đánh giá kết quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ......................................................... 63 CHƯƠNG 3. DỰ BÁO VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............................................................................................. 68 3.1. Dự báo hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.......................................................................................... 68 3.2. Giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng ................................................................................... 71 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BLHS : Bộ luật hình sự CGTS : Cướp giật tài sản TAND : Tòa án nhân dân TP : Thành phố VKSND : Viện kiểm sát nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sở hữu hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, với nhiều khu du lịch, nghỉ dưỡng cao cấp, bãi biển đẹp, tiếp giáp với các điểm di sản văn hoá thế giới như: Mỹ Sơn, Hội An, Huế và là địa điểm diễn ra các sự kiện chính trị, văn hóa lớn của quốc tế và đất nước như: Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương, Cuộc thi trình diễn pháo hoa Quốc tế, các Đại hội thể thao biển, … trong những năm qua, TP Đà Nẵng luôn là điểm đến du lịch của hàng triệu du khách trong và ngoài nước, góp phần phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ của thành phố. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển này, tình hình tội phạm có nhiều diễn biến khó lường, trong đó tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng diễn ra hết sức phức tạp, khó lường về tính chất, mức độ hoạt động của tội phạm. Phương thức thủ đoạn của tội cướp giật tài sản ngày càng đa dạng, các đối tượng phạm tội thay đổi theo từng thời điểm, liên quan đến nhiều địa bàn khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn là các địa bàn trung tâm thành phố, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng...trên địa bàn thành phố, đáng lo ngại là sự xuất hiện của các băng, nhóm chuyên nghiệp. Từ năm 2014 đến 06 tháng đầu năm 2019, tổng số vụ án cướp giật tài sản xảy ra tại các địa bàn du lịch, khu du lịch chiếm 9,21% trong tổng số các vụ phạm pháp hình sự xảy ra và đã ảnh hưởng xấu đến môi trường du lịch của thành phố. Tuy nhiên, những thống kê trên chỉ là những vụ cướp giật tài sản ở các địa bàn, khu du lịch mà nạn nhân trình báo với cơ quan chức năng, trong thực tế số vụ án cướp giật tài sản tại các địa bàn này xảy ra còn nhiều hơn, mà nạn nhân vì những lý do khác nhau đã không trình báo với cơ quan chức năng. Trước tình hình phức tạp của tình hình tội CGTS, Đảng bộ, các ban ngành và Chính quyền thành phố đã ban hành các chủ trương, chính sách, các kế hoạch, chuyên đề về đấu tranh, phòng ngừa đối với tình hình tội 2 phạm CGTS. Tuy nhiên, trong thực tế công tác phòng ngừa với loại tội phạm này vẫn còn những hạn chế nhất định như chưa huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội tham gia vào các hoạt động phòng ngừa đối với loại tội phạm này, cơ chế phối hợp giữa các lực lượng còn nhiều bất cập, trong công tác tuyên truyền nâng cao tinh thần cảnh giác trong nhân dân chưa được thường xuyên, liên tục, chưa được chú trọng đúng mức đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình tội cướp giật tài sản tại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đáng báo động phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này diễn biến ngày càng phức tạp về quy mô, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội. Bên cạnh những nguyên nhân về khách quan, chủ quan, thì ý thức tự bảo vệ tài sản của du khách và tham gia bảo vệ tài sản của người khác trong nhân dân chưa cao cũng góp phần ảnh hưởng đến tình hình tội cướp giật tài sản. Trên cơ sở các tài liệu tổng kết về công tác phòng ngừa đối với tội cướp giật tài sản và xuất phát từ yêu cầu thực tiễn về nâng cao hiệu quả trong hoạt động phòng ngừa đối với tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, tôi chọn đề tài “Phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ luật học là hoàn toàn cấp thiết. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản đã được một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu và công bố, điển hình như: - Luận văn thạc sĩ: “Tội cướp giật tài sản trên địa bàn tỉnh An Giang: tình hình,nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, của Lê Ngọc Hớn – Học viện khoa học xã hội – TP Hồ Chí Minh, năm 2010. - Luận văn thạc sĩ: “Nâng cao hiệu quả phòng ngừa và điều tra tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng”, của Nguyễn Công Danh – Học viện cảnh sát nhân dân, năm 2013. - Luận văn thạc sĩ: “Tội cướp giật tài sản trên địa bàn TP Đà Nẵng: tình 3 hình, nguyên nhân và phòng ngừa”, của Lê Như Thành – Học viện khoa học xã hội – TP Đà Nẵng, năm 2019. Như vậy, đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hoạt động phòng ngừa, điều tra tội cướp giật tài sản, song chưa có đề tài nào nghiên cứu về phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực trạng phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản tại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, luận văn đưa ra những nhận xét đánh giá về hạn chế, tồn tại và nguyên nhân, từ đó đề ra giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, trong quá trình nghiên cứu luận văn cần giải quyết các nhiệm vụ sau: + Làm rõ cơ sở lý luận của phòng ngừa tội cướp giật tài sản và hoạt động phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. + Làm rõ thực trạng hoạt động phòng ngừa tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng từ năm 2014 đến 06 tháng đầu năm 2019. + Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình, chủ thể, cơ sở và thực trạng hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Phạm vi về thời gian: từ năm 2014 đến 06 tháng đầu năm 2019. 4 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta về phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH. 5.2. Phương pháp nghiên cứu + Phương pháp nghiên cứu tài liệu. + Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp. + Phương pháp tọa đàm, trao đổi. + Phương pháp chuyên gia. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung vào lý luận về phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Là tài liệu nghiên cứu, tham khảo đối với các lực lượng đang trực tiếp làm phòng ngừa, đấu tranh đối với tội cướp giật tài sản. Những dự báo và đề xuất giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian tới. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản. Chương 2: Thực trạng phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Dự báo và giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. 5 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI CƯỚP GIẬT TÀI SẢN 1.1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa phòng ngừa tình hình tội cướp giật tài sản - Khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm Ở nước ta hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phòng ngừa tình hình tội phạm. Theo từ điển Bách khoa nghiệp vụ Công an thì: phòng ngừa tội phạm là sự vận dụng tổng hợp những biện pháp chính trị, tư tưởng, kinh tế, pháp luật... theo một kế hoạch nhất định của các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội để chủ động ngăn ngừa các hành vi phạm tội, loại trừ những nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm. Theo giáo trình Tội phạm học, Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Ngọc Quang cho rằng đấu tranh chống tội phạm bao hàm hai nội dung cơ bản: Thứ nhất, phát hiện điều tra khám phá kịp thời mỗi khi tội phạm xảy ra nhằm đảm bảo tội phạm không thể không bị phát hiện và điều tra xử lý kịp thời, không một người phạm tội nào có thể tránh khỏi hình phạt của pháp luật. Đây là nội dung quan trọng trong mọi thời kỳ của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.[11] Thứ hai, bằng mọi biện pháp không cho tội phạm xảy ra, không để cho một thành viên nào của xã hội phải chịu hình phạt của pháp luật, xã hội không phải chịu hậu quả của tội phạm, các cơ quan bảo vệ pháp luật không phải có những chi phí cần thiết cho việc điều tra, khám phá, xử lý người phạm tội và điều quan trọng hơn là đảm bảo cuộc sống bình thường cho mọi công dân trong xã hội, làm cơ sở cho mọi công dân có thể cống hiến sức lực của mình vào sự nghiệp xây dựng xã hội mới. Theo quan niệm này phòng ngừa tội phạm khác với công tác điều tra khám phá, xử lý tội phạm.[11]
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.