Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 97 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 787 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh 10
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật học: Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 97 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN NHƯ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ TỘI PHẠM HỌC VÀ PHÒNG NGỪA TỘI PHẠM HÀ NỘI, 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN NHƯ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 8.38.01.05 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. PHẠM VĂN TỈNH HÀ NỘI, 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN NGUYỄN TUẤN NHƯ MỤC LỤC Mở đầu ........................................................................................................................1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY ...........................................................................................9 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của nhân thân người phạm tội về ma túy ...................9 1.2. Các đặc điểm của nhân thân người phạm tội về ma túy trong tội phạm học 121.3. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội về ma túy .............................................................................................................21 Chương 2: THỰC TIỄN NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM VỀ MA TÚY VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...............................................................................................................28 2.1. Thực tiễn nhận thức về nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015- 2019 ..............28 2.2. Thực tiễn các đặc điểm của nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015- 2019 .......35 2.3. Thực tiễn các yếu tố tác động đến quá trình hình thành nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 2015- 2019 ..........................................................................................49 Chương 3: NHÂN THÂN NGƯỜI PHẠM TỘI VỀ MA TÚY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH....................59 3.1. Tăng cường nhận thức về nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi vì mục đích phòng ngừa tình hình tội phạm ........................59 3.2. Hoàn thiện hệ thống các giải pháp phòng ngừa các tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi từ khía cạnh nhân thân người phạm tội ...............................62 KẾT LUẬN ...........................................................................................................7776 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................7978 PHỤ LỤC .................................................................................................................84 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự CAND : Công an nhân dân TAND : Tòa án nhân dân THTP : Tình hình tội phạm UBND : Ủy ban nhân dân Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một huyện ngoại thành, nằm về phía tây bắc của thành phố Hồ Chí Minh, Củ Chi có tổng diện tích khoảng 435 km2 và số dân trên 461.840 người, với mật độ dân số trung bình là 1.061 người/km2 ; có 20 xã và 01 thị trấn [10]. Phía đông và phía bắc giáp 4 huyện, thị của tỉnh Bình Dương là thị xã Thuận An, thành phố Thủ Dầu Một, huyện Bến Cát và huyện Dầu Tiếng; phía tây bắc giáp thị xã Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh; phía tây nam giáp huyện Đức Hòa, tỉnh Long An; phía nam giáp huyện Hóc Môn. Củ Chi có lịch sử lâu đời, với nhiều lần nhập, tách. Sau ngày 30/4/1975, Củ Chi được hợp nhất giữa quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa với quận Phú Hòa thuộc tỉnh Bình Dương thành huyện Củ Chi thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Củ Chi nằm trong khu vực kinh tế năng động là Đông Nam Bộ. Những năm gần đây, không nằm ngoài sự phát triển chung của thành phố Hồ Chí Minh và cả nước, nhiều khu công nghiệp lớn, khu đô thị được thành lập và xây dựng, tốc độ đô thị hóa cao, kinh tế tăng trưởng mạnh, đời sống nhân dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển của kinh tế, xã hội, tình hình an ninh, trật tự, tình hình tội phạm trên địa bàn huyện cũng có những diễn biến hết sức phức tạp, với nhiều loại tội khác nhau như giết người, cướp tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng... Đặc biệt là tình hình các tội phạm về ma túy. Theo báo cáo của Tòa án nhân dân huyện Củ Chi, từ năm 2015 đến năm 2019, toàn huyện đã phát hiện và xử lý 1.328 vụ án với 1.656 bị cáo, trong đó có 478 vụ án với 624 bị cáo phạm tội về ma túy. Điều đáng lo ngại hơn là, tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện những năm gần đây không chỉ chiếm tỷ lệ ngày càng cao mà còn có những diễn biến hết sức phức tạp cả về tính chất, mức độ nguy hiểm và cả về quy mô hoạt động phạm tội. Các đối tượng phạm tội về ma túy hoạt động với thủ đoạn ngày càng tinh vi, tỷ lệ tái phạm tội cao, ngày càng trẻ hóa, và đặc biệt là hình thành nên một số băng nhóm với hoạt động có sự cấu kết chặt chẽ. 1 Trước tình hình nêu trên, huyện ủy, UBND huyện Củ Chi đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng triển khai quyết liệt đồng bộ các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của địa phương về công tác phòng, chống tội phạm, như Nghị quyết 09/1998/NQ-CP ngày 31/7/1998 về “Tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới”; Chỉ thị số 46-CT/TW ngày 22/6/2015 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo an ninh, trật tự trong tình hình mới”… đồng thời, huyện ủy đã cụ thể hóa bằng các văn bản như chương trình hành động số 09-Ctr/HU về tăng thực hiện chỉ thị số 48, trong đó xác định rõ nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương trong công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới; Nghị quyết số 01-NQ/HU về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và kéo giảm tai nạn giao thông trên địa bàn huyện năm 2016”. Bên cạnh đó, ngày 07/3/2017, UBND huyện Củ Chi đã có Kế hoạch số 2367/KH-UBND về “Công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội”. Tuy vậy, tình hình tội phạm (THTP), đặc biệt là các tội phạm về ma túy vẫn diễn ra phức tạp và nghiêm trọng. Thực tế này đặt ra nhu cầu nghiên cứu cơ bản và chuyên sâu đối với THTP nói chung và tình hình tội phạm về ma túy nói riêng trên địa bàn huyện Củ Chi, tức là việc nghiên cứu phải được thực hiện trên cơ sở hướng dẫn của khoa học pháp lý hình sự chuyên ngành, được gọi là tội phạm học.Theo đó, việc phòng ngừa tội phạm phải được thiết lập trên cơ sở xác định được quy luật vận động của tội phạm, tức là làm rõ được nguyên nhân và điều kiện của tội phạm mà trong đó, nghiên cứu chuyên sâu về nhân thân người phạm tội là một vấn đề thiết yếu. Bởi vì nhân thân người phạm tội trong tội phạm học là cái bộc lộ (biểu hiện, cho biết) bản chất xã hội của chủ thể hành vi phạm tội, là căn cứ xác định vấn đề nguyên nhân và điều kiện phạm tội [44]. 2 Chính các lý do như vậy, đề tài: “Nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” được chọn để nghiên cứu trong phạm vi chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.. 2. Tình hình nghiên cứu Để có cơ sở lý luận cho việc thực hiện đề tài, các công trình khoa học sau đây đã được nghiên cứu: - GS.TS. Đào Trí Úc (chủ biên) (1994), Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB. Chính trị quốc gia; - Phạm Văn Tỉnh, Cơ chế hành vi phạm tội - cơ sở để xác định nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tội phạm, Tạp chí kiểm sát Số 1 và số 3/1996. - PGS.TS. Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; - TS. Phạm Văn Tỉnh (2007), “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam”, Nxb Tư pháp; - Đại học Luật Hà Nội (2012), Giáo trình “Tội phạm học”, Nxb CAND, Hà Nội; - GS.TS. Võ Khánh Vinh (2013), Giáo trình “Tội phạm học”, Nxb CAND, Hà Nội; - Trần Đại Quang (2013), Tội phạm học Việt Nam, Tập1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội - Nguyễn Văn Cảnh và Phạm Văn Tỉnh (2013), Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam, Bộ Công An, Học viện Cảnh sát nhân dân; - Phạm Văn Tỉnh (2019), Tích hợp mô hình tương tác xuyên thời gian với đồng thời gian của cơ chế hành vi phạm tội- phương pháp phát triển lý luận và nghiên cứu tội phạm học về nguyên nhân, điều kiện và phòng ngừa tội phạm. Tạp chí “Nhân lực Khoa học xã hội“ số 10, tr.3-13)... Các công trình nghiên cứu nêu trên giúp người đọc có được nhận thức khái quát về các khoa học pháp lý hình sự nói chung và tội phạm học nói riêng, thấy được những vấn đề cơ bản của tội phạm học và đặc biệt là mối quan hệ giữ các vấn đề cơ 3 bản đó với nhau, trong đó có vấn đề nhân thân người phạm tội. Đây là cơ sở lý luận cần thiết cho việc nghiên cứu và giải quyết những vấn đề mà đề tài luận văn đặt ra. Ngoài ra, trong những năm qua ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nhân thân người phạm tội thuộc chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm mà Luận văn này không thể không tham khảo. Trong số này phải kể đến các công trình sau: Lê Ngô Phương Thanh (2017), Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; Phan Thị Phương Thảo (2017), Nhân thân người phạm tội cướp giật tài sản trên địa bàn quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Xuân Bá (2017), Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; Lê Đình Toàn (2017), Nhân thân người phạm tội cướp tài sản trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; Phan Ái nhi (2016), Nhân thân người phạm tội giết người trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; Nguyễn Chí Công (2013), Phòng ngừa tội phạm cướp tài sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long từ góc độ nhân thân người phạm tội, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh; Phạm Uyên Thy (2015), Nhân thân người phạm tội trên địa bàn Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ luật học, Học viện khoa học xã hội; Bài viết: “Một số đặc điểm chú ý về nhân thân của người phạm tội về ma tuý ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Tuyết Mai, Tạp chí Luật học số 11/2006, tr32-37; Bài viết: “Một số vấn đề nhân thân người phạm tội” của tác giả Nguyễn Quang Hạnh, Tạp chí Nghề luật Tạp chí Nghề luật, số 1/2013, tr. 52-57. Tóm lại, đề tài mà tác giả đã chọn để nghiên cứu là có cơ sở lý luận, cơ sở thực tế và hoàn toàn khả thi, lại không bị trùng lặp. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Về mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ những đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi, đặc biệt là những đặc điểm đặc thù của môi trường sống Củ Chi, những đặc điểm cho phép nhìn nhận được mối liên hệ dẫn tới tình hình phạm tội về ma túy ở đây những năm qua, luận văn đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa loại tội phạm này trên địa bàn huyện. Về nhiệm vụ nghiên cứu Một là, nghiên cứu lý luận và pháp luật bằng cách: tìm hiểu, phân tích, thu thập và nghiên cứu những tài liệu về tội phạm học, pháp luật hình sự và tài liệu khác liên quan đến đề tài luận văn làm cơ sở cho việc nhận thức những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội về ma túy. Hai là, nghiên cứu thực tế, bằng cách: tìm hiểu, thu thập, xử lý, phân tích, so sánh những số liệu thống kê hàng năm qua các báo cáo tổng kết của một số cơ quan tư pháp trên địa bàn huyện Củ Chi (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm Sát, Tòa Án), đặc biệt là số liệu thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về các tội phạm về ma túy từ năm 2015-2019 của TAND huyện Củ Chi từ đó làm rõ những đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy và các yếu tố tác động đến nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện. Ba là, nghiên cứu triển khai, bằng cách: kết hợp cả nghiên cứu lý luận và pháp luật kết hợp với nghiên cứu thực tế để khái quát hóa những vấn đề lý luận chung về nhân thân người phạm tội về ma túy để áp dụng lý luận đó vào việc làm rõ thực trạng các đặc điểm nhân thân người phạm tội về ma túy và các yếu tố tác động đến sự hình thành nhân thân người phạm tội về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi để rút ra những hạn chế, thiếu sót để kiến nghị hoàn thiện các giải pháp phòng ngừa tội phạm về ma túy trên địa bàn huyện Củ Chi từ khía cạnh nhân thân người phạm tội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu 5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.