Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng) 32 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng) 682 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng) 1 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng) 8
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật học: Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng)
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 32 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ HẰNG MONG CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT BÙI THỊ HẰNG MONG CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG PHẠM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG) Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trần Văn Dũng Hà nội – 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Bùi Thị Hằng Mong MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục chữ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU ...................................................................................................................4 Chƣơng 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG PHẠM .....................................................................................................................12 1.1. Các khái niệm có liên quan ..........................................................................12 1.1.1. Khái niệm đồng phạm ..................................................................................12 1.1.2. Khái niệm các loại người đồng phạm ..........................................................14 1.2. Phân biệt các loại ngƣời đồng phạm với chủ thể của một số tội phạm .....16 1.2.1. Phân biệt các loại người đồng phạm với chủ thể trong tội che giấu tội phạm ..................................................................................................................................16 1.2.2. Phân biệt các loại người đồng phạm với chủ thể trong tội không tố giác tội phạm .........................................................................................................................19 1.2.3. Phân biệt các loại người đồng phạm với người hoạt động đắc lực trong một số tội phạm ...............................................................................................................20 1.3. Pháp luật hình sự của một số nƣớc quy định về các loại ngƣời đồng phạm ........................................................................................................................22 1.3.1. Pháp luật hình sự Liên bang Nga .................................................................22 1.3.2. Pháp luật hình sự Cộng hòa Liên bang Đức ...............................................23 1.3.3. Pháp luật hình sự Hoa Kỳ ............................................................................24 1.3.4. Pháp luật hình sự quốc tế .............................................................................25 Chƣơng 2. QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 1999 VỀ CÁC LOẠI NGƢỜI ĐỒNG PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA HỌ ......28 1 2.1. Quy định của Bộ luật hình sự 1999 về các loại ngƣời đồng phạm .............28 2.1.1. Người thực hành ............................................................................................28 2.1.2. Người tổ chức.................................................................................................33 2.1.3. Người giúp sức ...............................................................................................38 2.1.4. Người xúi giục ...............................................................................................40 2.2. Quy định của BLHS năm 1999 về trách nhiệm hình sự của các loại ngƣời đồng phạm ..............................................................................................................43 2.2.1. Các nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của các loại người đồng phạm ..................................................................................................................................45 2.2.2. Trách nhiệm hình sự của các loại người đồng phạm khi phạm tội chưa đạt .49 2.2.3. Trách nhiệm hình sự của các loại người đồng phạm trong trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội ..........................................................................51 2.3. Căn cứ quyết định hình phạt trong trƣờng hợp đồng phạm ......................55 2.3.1. Căn cứ tính chất của đồng phạm ....................................................................55 2.3.2. Căn cứ tính chất và mức độ tham gia của những người đồng phạm .............57 2.3.3. Căn cứ tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự ..............................................................................................................................59 Chƣơng 3. THỰC TIỄN XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN ĐỒNG PHẠM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT .....62 3.1. Một số đặc điểm về địa lý, kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng có ảnh hƣởng đến tình hình phạm tội có tính chất đồng phạm .....................................62 3.2. Thực tiễn xét xử các vụ án đồng phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2011-2015 ...................................................................................................64 3.2.1. Tình hình phạm tội dưới hình thức đồng phạm ở Hải phòng ........................64 2 3.2.2. Tình hình xét xử các vụ án có đồng phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2011-2015 ....................................................................................................65 3.2.3. Vướng mắc, khó khăn trong quá trình xét xử các vụ án có đồng phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng ...................................................................................70 3.3. Quy định của Bộ luật hình sự 2015 về các loại ngƣời đồng phạm .............71 3.3.1. BLHS 2015 quy định cụ thể trường hợp người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành ...................72 3.3.2. Vấn đề xác định đồng phạm trong trường hợp chủ thể là pháp nhân thương mại phạm tội ...............................................................................................74 3.4. Một số đề xuất, kiến nghị ..............................................................................76 3.4.1. Kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định của BLHS về chế định đồng phạm và các quy định liên quan .............................................................................................76 3.4.2. Kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xét xử các vụ án đồng phạm .................78 KẾT LUẬN ............................................................................................................80 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................83 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay thì việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự là hết sức quan trọng và cần thiết. Đây cũng là một nhu cầu tất yếu và quy luật đối với mỗi quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa. Cùng với hệ thống các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự, thương mại, lĩnh vực hình sự cũng đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện. Bên cạnh đó, tình hình tội phạm ngày càng có diễn biến phức tạp, các hình thức phạm tội do nhiều người cùng thực hiện, các loại tội phạm mang tính chất quốc tế, tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm trên môi trường mạng không phải là các hình thức phạm tội mới, nhưng dưới góc độ khoa học, các hình thức phạm tội này đã làm thay đổi quan niệm về quyền tài phán của quốc gia, nhất là tội phạm trong môi trường mạng internet, làm cho các quốc gia phải xích lại gần nhau hơn trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Đồng thời, cũng làm thay đổi quan niệm về vị trí pháp lý của các “nhà cung cấp dịch vụ mạng internet” trong tố tụng hình sự…Các nội dung nêu trên đã và đang đặt ra những thách thức cho các nhà lập pháp hình sự phải có những nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hình sự bài bản, đầy đủ hơn, góp phần đấu tranh có hiệu quả đối với các hình thức phạm tội này. Về lý luận, so với tội phạm do một người thực hiện, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thường có tính chất, mức độ nguy hiểm hơn, vì khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, quy mô tội phạm lớn hơn và khoảng thời gian tồn tại dài hơn khi có sự câu kết chặt chẽ về tổ chức và cách thức thực hiện. Ở nước ta, những năm gần đây, tình hình tội phạm đang có chiều hướng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp. Phổ biến hiện nay là những vụ án nghiêm trọng có nhiều bị cáo tham gia, đang được dư luận xã hội quan tâm theo dõi, lên án. Trong vụ án đồng phạm, mỗi bị cáo khi thực hiện tội phạm có thể có vai trò khác nhau, sự 4 liên kết, hỗ trợ lẫn nhau giữa những người cùng phạm tội càng củng cố quyết tâm phạm tội của cả bọn. Tuy nhiên, tính chất và mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của từng người vẫn phải dựa trên hành vi cụ thể và mức độ tham gia trên thực tế. Việc hiểu và nhận thức rõ điều này giúp chúng ta nhận ra sự nguy hiểm của loại tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm. Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm cấp bách luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng. Xét dưới khía cạnh địa bàn phạm tội, Hải Phòng là một trong những thành phố có diễn biến tình hình tội phạm hết sức phức tạp, rất nhiều các tổ chức tội phạm, các hoạt động phạm tội diễn ra trên địa bàn thành phố Hải Phòng được đưa ra điều tra, truy tố, xét xử với mức độ rất nghiêm trọng. Trong bối cảnh như hiện nay, tình hình tội phạm có tổ chức, tội phạm hoạt động xuyên quốc gia ở nước ta sẽ còn diễn biến phức tạp. Các tổ chức tội phạm hoạt động với những vỏ bọc đa dạng, phương thức hoạt động, hành vi che giấu tội phạm tinh vi, xảo quyệt hơn, gây khó khăn cho công tác phát hiện và điều tra. Hoạt động phạm tội của các đối tượng không giới hạn ở một địa phương, mà ngày càng thể hiện rõ xu hướng cấu kết, móc nối với các đối tượng ở các tỉnh, thành phố khác, thậm chí cả với những đối tượng là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài... hình thành những tổ chức, đường dây phạm tội liên tỉnh, thành phố và mang tính quốc tế. Tội phạm do chúng gây ra hầu hết là các nhóm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Vì vậy, việc nghiên cứu các loại người đồng phạm về khái niệm, đặc điểm, trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung quan trọng, góp phần nâng cao sự hiểu biết đối với loại tội phạm nghiêm trọng này. Đặc biệt nghiên cứu thực tiễn xét xử các loại người đồng phạm trên địa bàn thành phố Hải Phòng trong giai đoạn 2011-2015, qua đó, đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề đồng phạm, vận dụng nó vào thực tế để đấu tranh, phòng ngừa có hiệu quả đối với các loại người đồng phạm. 5 Với lý do trên, học viên lựa chọn đề tài: “ Các loại người đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở thực tiễn địa bàn thành phố Hải Phòng) ” để làm đề tài cho luận văn nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Đồng phạm, tội phạm có tổ chức hay tình hình phạm tội có tổ chức là một trong những vần đề có nội dung rất phức tạp, được sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong thời gian qua việc nghiên cứu về đồng phạm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu lý luận, luật gia hình sự và cán bộ thực tiễn. Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố, thể hiện ở một số giáo trình của các trường Đại học, Cao đẳng, sách chuyên khảo sau Đại học như: - Những lý luận cơ bản về tội phạm trong Luật hình sự, Viện Nhà nước và pháp luật, Uỷ ban khoa học Xã hội Việt Nam, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1986; - Mô hình lý luận về BLHS Việt Nam (Phần chung), GS.TSKH Đào Trí Úc (Chủ biên), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993; - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), Trường Đại học Cảnh sát nhân dân, Hà Nội, 1995; - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Tập I, trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 1997; - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội (tập thể tác giả do GS.TS Nguyễn Ngọc Hoà chủ biên), NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Đại học Huế - Trung tâm đào tạo từ xa (do GS.TS Võ Khánh Vinh chủ biên), NXB Giáo dục; 6 - Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), của Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, (tập thể tác giả do GS. TSKH. Lê Cảm chủ biên), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003; - Hình luật xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (Phần chung), Trường cao đẳng Kiểm sát, Hà Nội, 1983; - Sách chuyên khảo: Trách nhiệm hình sự và miễn trách nhiệm hình sự, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2005 do TSKH Lê Cảm (chủ biên);; Ngoài ra, các luận văn, luận án như: Nguyễn Thị Trang Liên, với đề tài Các hình thức đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Luận văn thạc sỹ luật học, năm 2007, Khoa luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội; Trần Quang Tiệp, Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2000; Các sách bình luận, sách tham khảo, bài viết như: Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự Việt Nam năm 1999, Tập I, Phần chung (tập thể tác giả do TS. Uông Chu làm chủ biên), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Đinh Văn Quế, Bình luận khoa học Bộ Luật hình sự, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 2001; Đặng Văn Doãn,Vấn đề đồng phạm, NXB Pháp lý, Hà Nội, 1986; Trần Quang Tiệp, Chế định đồng phạm trong pháp Luật hình sự ở một số nước trên thế giới, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11/1997; Nguyễn Ngọc Hòa, Trần Quốc Dũng phạm tội gì. Bàn về các giai đoạn phạm tội và vấn đề cộng phạm, Tạp chí TAND, số 02/1980; Lê Cảm,Về chế định đồng phạm, Tạp chí TAND, số 02/1988; Đoàn Văn Hường, Đồng phạm và một số vấn đề về thực tiễn xét xử, Tạp chí TAND, số 4/2003; Lê Thị Sơn,Về các giai đoạn thực hiện hành vi đồng phạm, Tạp chí Luật học, số 3/1998; Nguyễn Trung Thành, Phạm tội có tổ chức trong Luật hình sự Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 9/1999; Nguyễn Trung Thành, Cơ sở và những nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự 7
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.