Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 84 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 2 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội 4
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Luật Hình sự và Tố tụng hình sự: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 84 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUÁCH MẠNH THÀNH TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ HÀ NỘI, 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI QUÁCH MẠNH THÀNH TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Ngành: Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 8 38 01 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. DƯƠNG TUYẾT MIÊN HÀ NỘI, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong đề tài là trung thực và tôi xin chịu trách nhiệm về tất cả những số liệu, kết quả nghiên cứu đó. Đề tài này chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả đề tài Quách Mạnh Thành MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐỂ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ8 1.1. Khái niệm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự ............................................................................................................... 8 1.2. Đặc điểm trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự ............................................................................................................. 16 1.3. Ý nghĩa trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự ..................................................................................................................... 21 Chương 2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VỀ TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM ............................................... 24 2.1. Căn cứ trả hồ sơ điều tra bổ sung ............................................................. 24 2.2. Thẩm quyền ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung .............................. 28 2.3. Phạm vi, giới hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung ............................................ 29 2.4. Số lần trả hồ sơ điều tra bổ sung .............................................................. 34 2.5. Thời hạn trả hồ sơ điều tra bổ sung .......................................................... 35 2.6. Quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung ...................................................... 36 2.7. Thủ tục ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung...................................... 36 Chương 3. THỰC TIỄN TRẢ HỒ SƠ ĐIỀU TRA BỔ SUNG TRONG GIAI ĐOẠN XÉT XỬ SƠ THẨM HÌNH SỰ CỦA TÓA ÁN NHÂN DÂN QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ........................................................................................... 44 3.1. Thực tiễn trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự của Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội ................ 44 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự .................................................................................... 60 KẾT LUẬN .................................................................................................... 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 74 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự BLHS Bộ luật hình sự CQĐT Cơ quan điều tra ĐTV Điều tra viên HĐXX Hội đồng xét xử KSV Kiểm sát viên TTHS Tố tụng hình sự THTT Tiến hành tố tụng TAND Tòa án nhân dân TLTT Thông tư liên tịch TANDTC Toà án nhân dân tối cao VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 3.1. Thống kê số liệu trả hồ sơ điều tra bổ sung của TAND quận Hoàng Mai từ năm 2016 đến năm 2020 ................................. 45 Bảng 3.2. Số vụ án hình sự sơ thẩm đã xét xử, số vụ trả hồ sơ hàng năm của TAND quận Hoàng Mai từ năm 2016 đến năm 2020 ....... 46 Bảng 3.3. Các căn cứ TAND quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội trả hồ sơ ............................................................................................. 48 để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự từ năm 2016 ............................................................................................. 48 đến năm 2020 ............................................................................... 48 Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ % giữa các căn cứ trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm hình sự của TAND quận Hoàng Mai từ năm 2016 đến năm 2020 ........................................................... 48 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước do Đảng và Nhà nước ta khởi xướng đã và đang tiến hành một cách toàn diện ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội từ cải cách kinh tế, cải cách hành chính, cải cách giáo dục, văn hóa,... trong đó có vấn đề cải cách tư pháp. Việc cải cách tư pháp từ lâu đã được Đảng và Nhà nước thật sự quan tâm, định hướng, chỉ đạo rõ ràng trong các Nghị quyết của Đảng, đặc biệt phải nói đến Nghị quyết số 08 – NQ/TW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị “Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” hay cụ thể hơn là “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020” trong Nghị quyết số 49 – NQ/TW ngày 2/6/2005. Việc cải cách tư pháp không chỉ góp phần làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà trên hết nó có ý nghĩa tiên quyết trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, một nhiệm vụ cốt lỗi mà bất cứ hình thức Nhà nước nào cũng phải thực hiện để đảm bảo trật tự, an toàn cho xã hội. Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào các cơ quan tiến hành tố tụng cũng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, bởi nhiều nguyên nhân khác nhau mà kết quả điều tra, quyết định truy tố có thể bị sai, lệch làm dẫn đến việc xét xử tội phạm không đầy đủ, có thể bỏ lọt tội phạm hoặc làm oan người vô tội. Chính vì vậy, BLTTHS đã đặt ra chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, để những cơ quan, người tiến hành tố tụng được phép giao trả hồ sơ vụ án cho các cơ quan trước đây yêu cầu điều tra lại một hoặc một số vấn đề để đảm bảo tính khách quan, đầy đủ của vụ án hoặc nhằm khắc phục những vi phạm pháp luật nghiêm trọng của giai đoạn trước, mà các cơ quan này không tự mình khắc phục được. 1 . Quy định này cũng được quy định trong giai đoạn xét xử, khi Tòa án nhân dân cũng có có thẩm quyền quyết định trả hồ sơ để Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra thực hiện điều tra bổ sung vụ án. Như vậy, Tòa án nhân dân là mắt xích cuối cùng trong việc bảo đảm hồ sơ vụ án được đầy đủ, khách quan trước khi đưa ra xét xử tại phiên tòa. Việc quy định thẩm quyền trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung đã tạo ra thêm trách nhiệm cho Tòa án nhân dân trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn xét xử của mình, góp phần đảm bảo mọi tội phạm, người phạm tội đều bị xử lý, không làm oan người vô tội. Mặc dù qua từng thời kỳ, quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung luôn đã dược hoàn thiện hơn so với trước đây, nhưng trên thực tế ở một số địa phương việc áp dụng quy định về trả hồ sơ để điều tra bổ sung vẫn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Quận Hoàng Mai là một trong những quận đứng đầu của thành phố Hà Nội cả về mặt kinh tế lẫn về mặt dân số, chính sự ảnh hưởng của phát triển kinh tế mà tình hình tội phạm cũng từ đó mà ngày càng phức tạp, ở mức đáng báo động đã tạo ra nhiều áp lực đối với các cơ quan có trách nhiệm thực hiện công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai nói riêng. Để đáp ứng yêu cầu đặt ra, thời gian Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai đã có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần giữ vững trật tự - xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, quy định của BLTTHS năm 2015 về trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án vẫn còn nhiều bất cập đã gây ra không ít khó khăn cho các Thẩm phán khi thực hiện nhiệm vụ của mình. Mặt khác, trên thực tiễn, trong một số trường hợp, việc trả hồ sơ để điều tra bổ sụng bị lạm dụng với mục đích coi đó là giải pháp kỹ thuật pháp lý để kéo dài tố tụng, hoàn thành chỉ tiêu giải 2 quyết án khi kết thúc năm công tác… Trong khi đó, BLTTHS năm 2015 chưa giải quyết được các vướng mắc này. Các công trình nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được giải pháp, kiến nghị khả thi để giải quyết khó khăn, vướng mắc nêu trên. Vì vậy, việc nghiên cứu, phân tích nâng cao nhận thức về trả hồ sơ để điều tra bổ sung là vấn đề hết sức cần thiết, quan trọng đối với đơn vị Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai nói riêng và của ngành Tòa án nói chung. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” làm đề tài Luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đề tài Dưới góc độ khoa học, thời gian qua việc nghiên cứu về chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung cũng được đề cập trực tiếp hoặc gián tiếp ở một số công trình nghiên cứu được công bố như : Các luận án, luận văn luật học: 1) Hoàng Thùy Linh, Luận văn thạc sĩ luật học: Trả hồ sơ điều ta bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam,2016; 2) Trần Xuân Huệ, Luận văn thạc sĩ luật học: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung cấp sơ thẩm của tòa án cấp sơ thẩm những vấn đề lý luận và thực tiễn, Khoa luật Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2009; 3) Nguyễn Thị Thương Huyền, Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử sơ thẩm theo Pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn thành phố Hải Phòng, Học viện Khoa học xã hội, 2016; 5) Nguyễn Đức Hạnh, Luận văn Thạc sĩ Luật học: Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2009; 5) Nguyễn Thị Hải Châu, Luận văn thạc sĩ Luật 3 học: Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong tố tụng hình sự Việt Nam, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010;… Một số sách chuyên khảo, giáo trình, bài viết: 1) Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (2018), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự 2015, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội; 2) Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, 2016; 3 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội (2016), Giáo trình luật tố tụng hình sự, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia -sự thật, Hà Nội; 4) Trần Vi Dân, Một số giải pháp khắc phục việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung, điều tra lại, Tạp chí Kiểm sát số 02, 2010; 5) Vũ Gia Lâm, Hoàn thiện quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự về việc Tòa án cấp sơ thẩm trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Tạp chí Tòa án nhân dân, 2013; 6) Nguyễn Quý Lộc, Bàn về chế định “ trả hồ sơ để điều tra bổ sung”, Tạp chí Tòa án nhân dân số 8, 2013; 7) Nguyễn Phúc Lưu, Bàn về việc trả hồ sơ vụ án hình sự để điều tra bổ sung, Tạp chí Kiểm sát, 2006;… Tuy nhiên, qua nghiên cứu các công trình trên cho thấy một số công trình có phạm vi nghiên cứu rộng, chưa có công trình nào trực tiếp đi từ thực tiễn tại thành phố Hà Nội, một vài công trình nghiên cứu dựa trên những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 nên đã không còn phù hợp. Vì vậy việc nghiên cứu đề tài Luận văn Thạc sĩ “Trả hồ sơ để điều tra bổ sung trong giai đoạn xét xử hình sự từ thực tiễn quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội” vẫn là một nội dung mang tính mới, đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn công cuộc đấu tranh, phòng chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nguyên cứu 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.