Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương (1996-2006)

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương (1996-2006) 46 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương (1996-2006) 448 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương (1996-2006) 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương (1996-2006) 0
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương (1996-2006)
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 46 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ------------------------------- PHẠM THỊ MIẾN ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐỊA PHƢƠNG (1996 - 2006) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2009 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ --------------------------------- PHẠM THỊ MIẾN ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở ĐỊA PHƢƠNG (1996 - 2006) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Mã số: 60 22 56 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. TRIỆU QUANG TIẾN HÀ NỘI - 2009 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS, TS. Triệu Quang Tiến. Các số liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2009. Tác giả luận văn Phạm Thị Miến 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XX (1996- 2000) .......................................................................................................... 7 1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội và cơ cấu kinh tế Quảng Ninh trƣớc năm 1996.................................................................................................................. 7 1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, xã hội ............................................................................. 7 1.1.2. Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh trƣớc năm 1996 ....................................... 11 1.2. Chủ trƣơng của đảng cộng sản việt nam về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ....... 19 1.3. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1996 2000) ............................................................................................................... 34 Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XXI ( 2001 - 2006) ....................................................................................................................... 49 2.1. Chủ trƣơng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam (2001 - 2006) ......................................................................................................... 49 2.2. Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế (2001 - 2006) ..................................................................................................... 55 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH QUẢNG NINH TRONG LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ ( 1996 - 2006) ....................................................................................................................... 67 3.1. Kết quả ..................................................................................................................... 67 3.1.1. Những thành tựu.................................................................................................... 67 3.1.2. Hạn chế chính ........................................................................................................ 83 3.2. Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. ......................... 85 KẾT LUẬN................................................................................................................................. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 95 4 PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 101 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một chủ trƣơng lớn của Đảng ta, một trong những nội dung cơ bản trong quá trình đề ra và thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng. Từ năm 1986 đến nay thực hiện đƣờng lối đổi mới, Đảng ta có nhiều chủ trƣơng chính sách cụ thể để lãnh đạo thực hiện chủ trƣơng này. Nhờ đó kinh tế nƣớc ta bƣớc ra khỏi tình trạng khủng hoảng, đạt tốc độ tăng trƣởng khá cao và phát triển toàn diện, cơ cấu kinh tế có bƣớc chuyển dịch tích cực theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Thực hiện đƣờng lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ và nhân dân các tỉnh trong nhiều năm qua để phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn thách thức, từng bƣớc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nhiều tỉnh đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trên lĩnh vực này, góp phần làm thay đổi bộ mặt địa phƣơng và cuộc sống của nhân dân, góp phần củng cố vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nƣớc ta trên trƣờng quốc tế. Quảng Ninh là tỉnh có vị trí chiến lƣợc quan trọng, là một tỉnh thuộc tam giác công nghiệp trọng điểm phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên trƣớc đổi mới, Quảng Ninh vẫn còn nhiều khó khăn. Từ khi Đảng khởi xƣớng và lãnh đạo công cuộc đổi mới (1986), đặc biệt từ sau Đại hội VIII với đƣờng lối đƣa đất nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã kịp thời phát huy lợi thế, khơi dậy mọi tiềm năng, phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đƣa nền kinh tế của tỉnh Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ, góp phần thực hiện mục tiêu mà Đại hội IX, X đã đề ra là đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp theo hƣớng hiện đại. 6 Trong những năm tới, Quảng Ninh cần tập trung đẩy nhanh phát triển kinh tế trên cơ sở chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp - du lịch, dịch vụ - Nông nghiệp theo đúng tinh thần đề ra tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII; phấn đấu để Quảng Ninh sớm trở thành một tỉnh công nghiệp - du lịch, dịch vụ phát triển. Những thành quả đã đạt đƣợc cùng với những định hƣớng của Đảng và nhà nƣớc đang làm cho vị thế của Quảng Ninh trong chiến lƣợc phát triển chung của cả nƣớc và trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng Bắc Bộ tiếp tục đƣợc khẳng định cụ thể hơn. Yêu cầu của giai đoạn mới đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và toàn diện hơn về tƣ duy, thống nhất trong nhận thức và hành động, chủ động nắm bắt thời cơ, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tập trung khai thác và phát huy cao nhất mọi tiềm năng, lợi thế, những nguồn lực trong nhân dân, trong các ngành kinh tế để trở thành lực lƣợng vật chất và môi trƣờng thuận lợi thúc đẩy sự phát triển. Thành tựu và hạn chế, thuận lợi và khó khăn, kinh nghiệm thành công và chƣa thành công… những vấn đề của tỉnh Quảng Ninh cũng là những vấn đề của một số tỉnh khác cần đƣợc nghiên cứu, tổng kết, phát huy, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhằm mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Vì vậy, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phương (1996 - 2006)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng. 2. Tình hình nghiên cứu Đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nƣớc ta. GS. Đỗ Đình Giao: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá nền kinh tế quốc dân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; PGS. Đỗ Hoài Nam: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996; TS. Đặng Văn Thắng - TS. 7 Phạm Ngọc Dũng: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng, thực trạng và triển vọng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; PGS. TS Phan Thanh Phố: Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1996; PGS. TS Nguyễn Văn Khanh: Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng Châu thổ Sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; Ban tư tưởng - văn hoá trung ương và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn: con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003; David Dapice: Việt Nam cải cách kinh tế theo hướng rồng bay, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994… Cũng đã có một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế, chuyên ngành lịch sử Đảng viết về lĩnh vực này nhƣ: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở nước ta theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá” của Phạm Nguyên Nhu, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Cần Thơ” của Đỗ Xuân Tài, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999; “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 1997 - 2003” của Đào Thị Vân, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004… Ngoài ra còn nhiều bài báo và các công trình khoa học đăng trên báo Trung ƣơng và địa phƣơng. Đáng chú ý là bài“Quảng Ninh sẽ trở thành trung tâm công nghiệp tàu thủy lớn của cả nước” của Lƣơng Gia Hùng - Sở Công thƣơng đăng trên Websites http:/www.Baoquangninh.com.vn; bài “Để công nghiệp Quảng Ninh tiếp tục tăng trưởng” của Trần Đăng Niên, Giám đốc Sở Công thƣơng, trả lời phỏng vấn báo Quảng Ninh; Luận văn Thạc sĩ khoa học triết học của tác giả Trần Hữu Phƣởng viết về “Vai trò của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn lực con người trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh”; Luận văn thạc sĩ triết học của Vũ Thị Phƣơng Mai 8 về “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Quảng Ninh hiện nay”… Các công trình nghiên cứu này chủ yếu đề cập về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nền kinh tế quốc dân; cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng, hoặc cơ cấu kinh tế nông nghiệp nƣớc ta… Một vài công trình có đề cập đến sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một số địa phƣơng. Nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1996 đến 2006. Những công trình đã xuất bản nghiên cứu nhiều vấn đề cơ bản nhất, giúp học viên nắm đƣợc phƣơng hƣớng nghiên cứu, những kiến thức liên quan. Đó là những tài liệu tham khảo bổ ích. Tuy nhiên chƣa có công trình nào nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giai đoạn 1996 - 2006. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích: - Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vận dụng đúng đắn sáng tạo đƣờng lối của Trung ƣơng trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tê ở địa phƣơng, từ năm 1996 đến 2006. - Đánh giá bƣớc đầu những thành tựu và hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh những năm 1996 - 2006. - Nêu lên một số kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm từ 1996 - 2006. * Nhiệm vụ: - Trình bày một cách hệ thống chủ trƣơng Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh vận dụng đƣờng lối của Trung ƣơng lãnh đạo thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh từ năm 1996 đến 2006. - Trình bày quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh; phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của kết quả đó. 9 - Tổng kết kinh nghiệm trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: - Nghiên cứu chủ trƣơng và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh trong lãnh đạo, chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa phƣơng từ năm 1996 đến 2006 theo đƣờng lối của Đảng. - Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế có một số nội dung chính: chuyển dịch thành phần kinh tế; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành; chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng. Luận văn chủ yếu nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. * Phạm vi nghiên cứu: - Không gian là tỉnh Quảng Ninh. - Thời gian nghiên cứu từ 1996 đến 2006 (trƣớc Đại hội X). 5. Cơ sở lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu, nguồn tƣ liệu * Cơ sở lý luận: Luận văn đƣợc tiến hành trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đƣờng lối của Đảng cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, cơ cấu kinh tế. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chính là: Lịch sử và lôgíc, ngoài ra còn kết hợp các phƣơng pháp khác, nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn… * Nguồn tư liệu: - Các tác phẩm của Hồ Chí Minh về lãnh đạo kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.