Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991-2006

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991-2006 50 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991-2006 685 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991-2006 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991-2006 0
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991-2006
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 50 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ  NGUYỄN VĂN TRIỆU ĐẢNG BỘ HÀ TÂY LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (1991 - 2006) Chuyên ngành: Lịch sử Đảng CSVN Mã số: 60 22 56 LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Đoàn Thế Hanh HÀ NỘI – 2009 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là quốc gia nông nghiệp, lạc hậu, lao động thủ công là chính nên hiệu quả kinh tế thấp, tổng sản phẩm xã hội quy mô nhỏ, bình quân thu nhập đầu người rất thấp. Để xây dựng đất nước hướng tới mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ngay từ khi tiến hành sự nghiệp đổi mới, Đảng ta đã xác định rõ phương thức là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đại hội X của Đảng xác định: "... tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước đang phát triển có thu nhập thấp". [27, tr.186] Hà Tây (cũ) là tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông Hồng, phía Đông giáp Thủ đô Hà Nội, phía Đông nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, phía tây giáp tỉnh Hoà Bình. Hà Tây là vùng đất nối liền giữa miền Tây Bắc và vùng trung du Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng; có địa hình đa dạng: miền núi, trung du và đồng bằng rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Hà Tây bao bọc Thành phố Hà Nội từ phía tây xuống phía nam, nằm liền kề với vùng tam giác kinh tế trọng điểm (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Do có điều kiện thuận lợi trên, kể từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhân dân và chính quyền Hà Tây đã phát huy thế mạnh, khắc phục khó khăn, thách thức để thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trước khi sáp nhập vào Thành phố Hà Nội, tình hình kinh tế - xã hội của Hà Tây đã có những chuyển biến tích cực với mức tăng trưởng kinh tế khá cao; cơ cấu kinh tế xã hội chuyển dịch nhanh theo hướng công nghiệp hoá; văn hoá, giáo dục, y tế và công tác xã hội có những tiến bộ đáng kể; điều kiện sống và mức sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. 2 Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế, Hà Tây cũng còn nhiều hạn chế và đứng trước nhiều vấn đề nảy sinh: phát triển kinh tế chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng, cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu; chưa phát triển bền vững và đi vào chiều sâu; thu nhập bình quân đầu người thấp hơn bình quân chung cả nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và trong nội bộ từng ngành kinh tế còn nhiều hạn chế: vấn đề chuyển dịch đất nông nghiệp, phát triển các khu công nghiệp, thu hút đầu tư, phát triển dịch vụ, giải quyết việc làm cho người lao động… đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Hà Tây phải tiếp tục nghiên cứu và giải quyết trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, nghiên cứu quá trình Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1991 - 2006, từ đó rút ra những kinh nghiệm trong lãnh đạo, tổ chức thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng không chỉ đối với địa phương mà còn có giá trị tham khảo trên phạm vi cả nước. Trong khi triển khai đề tài "Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2006)" cho luận văn thạc sỹ của mình thì tỉnh Hà Tây còn là đơn vị hành chính độc lập, đến năm 2008, Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội. Việc Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội (1991 - 2006) là một thực tế với những chủ trương, kế hoạch, giải pháp và hiệu quả cụ thể. Nay Hà Tây không còn là đơn vị hành chính độc lập, một Đảng bộ riêng nhưng vấn đề trên đã trở thành một phần lịch sử của Đảng bộ và nhân dân Hà Tây trong sự nghiệp đổi mới. Xuất phát từ nhận thức đó, tác giả kiên định chọn vấn đề “Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006” làm đề tài luận văn thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói riêng được nhiều nhà lãnh đạo, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đặc biệt quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau. Có thể kể đến nhiều công trình tiêu biểu như: 3 - Đỗ Đình Giao, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. - Nguyễn Sinh Cúc, Lê Mạnh Hùng, Hoàn Vĩnh Lê, Thực trạng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội, 1998. - Trương Thị Tiến, Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. - Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. - Đặng Văn Thắng - Phạm Ngọc Dũng, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng - thực trạng và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. - Bùi Tất Thắng, Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2006. - Đặng Kim Sơn, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006. - Đỗ Xuân Tuất, Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo phát triển kinh tế trang trại 1986 – 2001, Luận văn Thạc sỹ khoa học lịch sử, Hà Nội, 2003. - Đỗ Quan Dũng, Phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Hà Nội, 2006. Tuy nhiên, do mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu khác nhau, phần lớn các công trình nghiên cứu đều tập trung tìm hiểu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên phạm vi cả nước hoặc các vùng kinh tế. Có rất ít các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở một địa phương, nhất là về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở địa bàn tỉnh Hà Tây dưới góc độ lịch sử. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: - Làm rõ quá trình Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo và tổ chức thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1991 - 2006. - Đánh giá những thành tựu đạt được cũng như những hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Hà Tây giai đoạn 1991 - 2006. 4 - Bước đầu rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Tây. Nhiệm vụ: để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là: Thứ nhất, Trình bày một cách có hệ thống quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây vận dụng đường lối của Đảng vào lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ 1991 – 2006. Thứ hai, Nêu bật những thành tựu chủ yếu cũng như hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Hà Tây. Thứ ba, Tổng kết và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Tây trong giai đoạn 1991 - 2006. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nội dung quá trình Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1991 đến năm 2006 trên cơ sở đường lối đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Đảng tại địa phương. Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn nghiên cứu của luận văn là: - Sự lãnh đạo của Đảng bộ Hà Tây về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế từ năm 1991 đến năm 2006 (biểu hiện trên cả hai khía cạnh: lý luận và thực tiễn). - Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế gồm: công nghiệp – thủ công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh từ tháng 12/1991 (thời điểm tái lập tỉnh) đến năm 2006 (kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII). 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu đề tài này, tác giả dựa trên cơ sở lý luận, thế giới quan khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế, CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ đổi mới. Dưới góc độ khoa học lịch sử, phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu dựa trên phương pháp lịch sử và phương pháp logíc. Ngoài ra, còn sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, đối chiếu, so sánh…, thông qua sự 5 vận động của lịch sử có thể rút ra những nhận định, những kinh nghiệm lịch sử cho hiện tại. 6. Đóng góp của đề tài - Trình bày có hệ thống và toàn diện quá trình Đảng bộ Hà Tây vận dụng đường lối đổi mới của Đảng vào thực tế địa phương để lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ năm 1991 - 2006. - Nêu lên những thành tựu cũng như hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở đó bước đầu rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng bộ Hà Tây. - Luận văn là tập chuyên khảo có thể sử dụng làm tư liệu nghiên cứu nói chung, nghiên cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh Hà Tây (cũ) thời kỳ đổi mới nói riêng cho đến khi sáp nhập vào Thành phố Hà Nội. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1. Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 – 1995) Chương 2. Đảng bộ tỉnh Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ 1996 đến 2006 Chương 3. Kết quả và kinh nghiệm 6 Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ HÀ TÂY LÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ (1991 – 1995) 1.1. Cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1.1.1. Khái niệm cơ cấu kinh tế Khái niệm cơ cấu được sử dụng để biểu thị cấu trúc bên trong, tỷ lệ và mối liên hệ giữa các bộ phận hợp thành của một hệ thống. Sau một thời gian biến đổi, các quan hệ giữa các bộ phận sẽ làm cho cơ cấu của hệ thống thay đổi, nó chuyển sang một trạng thái khác về chất hay trở thành một cơ cấu khác. CCKT (của một quốc gia) có thể được hiểu là tập hợp các yếu tố kinh tế cấu thành nền kinh tế quốc dân, phản ánh mối quan hệ hữu cơ, những tác động qua lại giữa các yếu tố kinh tế đó, được thể hiện ra cả về số lượng và chất lượng, trong những không gian, điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể và vận động hướng vào các mục tiêu nhất định của nền kinh tế. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam, xuất bản năm 2003 thì Cơ cấu kinh tế là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành. Các bộ phận của nền kinh tế có vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác ràng buộc lẫn nhau, luôn luôn vận động hướng vào mục tiêu đã định của nền kinh tế. CCKT giữ vai trò cốt lõi của nền kinh tế - xã hội, thể hiện trình độ phát triển chuyên môn hoá các ngành kinh tế trong từng thời kỳ lịch sử. CCKT phản ánh nội dung kinh tế của một xã hội, một vùng nên nó có tính lịch sử, không ngừng vận động và phát triển. CCKT không phải là hệ thống tĩnh mà là hệ thống động, các nhân tố của CCKT vận động trong mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau, ràng buộc chặt chẽ với nhau, giai đoạn sau cao hơn, hoàn thiện hơn so với giai đoạn trước. CCKT được hình thành, tồn tại và phát triển theo quy luật khách quan nên mang tính khách quan. Con người chỉ có thể vận hành nó trên cơ sở tuân theo 7 quy luật khách quan của nó. Mặt khác, con người cũng không thể áp đặt CCKT một cách giáo điều cho mọi nơi, mọi lúc vì nó có tính lịch sử, xã hội nhất định. Nền kinh tế chỉ phát triển khi các bộ phận của quá trình tái sản xuất xã hội giữ được mối liên hệ cân đối. Mỗi phương thức sản xuất có những yêu cầu về số lượng và tỷ lệ cân đối khác nhau do các quy luật kinh tế đặc thù mà trước hết là các quy luật kinh tế cơ bản của phương thức sản xuất đó quy định. Ngay trong một hình thái kinh tế - xã hội, nhưng ở những nước khác nhau thì CCKT cũng khác nhau do có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. CCKT thường biến động gắn với sự phát triển không ngừng của bản thân các yếu tố, bộ phận trong nền kinh tế và các mối quan hệ của chúng. Nội dung CCKT quốc dân rất phong phú, có thể nghiên cứu dưới nhiều góc độ, lĩnh vực nhưng về cơ bản nội dung đó gồm: cơ cấu kinh tế quốc dân, CCKT ngành và nội bộ ngành kinh tế - kĩ thuật, cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu các vùng kinh tế theo đơn vị hành chính, lãnh thổ. Trong các nội dung CCKT cơ bản ở trên thì cơ cấu kinh tế ngành là nội dung cơ bản nhất, có tính chất quyết định, phản ánh sự phát triển theo quan hệ cung cầu trên thị trường theo tổng cung và tổng cầu của nền kinh tế. Cơ cấu các thành phần kinh tế chỉ rõ những lực lượng quan trọng trong việc thực hiện cơ cấu kinh tế ngành, theo hướng của cơ cấu ngành, các thành phần kinh tế được tổ chức thực hiện. Cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế chỉ có thể được chuyển dịch đúng đắn trên từng lãnh thổ. Cho nên, việc phân bố lãnh thổ một cách hợp lý để phát triển ngành và thành phần kinh tế có ý nghĩa hết sức quan trọng. Xây dựng được CCKT hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, thúc đẩy sự kinh tế phát triển, ổn định tình hình chính trị - xã hội ở mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Đó cũng là sự đòi hỏi khách quan của tái sản xuất và tăng trưởng kinh tế. Nó phụ thuộc vào sự hiểu biết sâu sắc các nhân tố và lợi thế kinh tế, xã hội, kỹ thuật cụ thể ở từng vùng trong từng thời gian và khả năng tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế. Trên cơ sở đó, khai thác và sử dụng có hiệu quả nhất tài nguyên, đất đai, sức lao động, tư liệu sản xuất, tiềm năng để phát triển các vùng, nâng cao đời sống nhân dân, khắc phục tình trạng phát triển không đều giữa các vùng, 8 các tầng lớp dân cư. Với ý nghĩa đó, sự lãnh đạo, điều hành kinh tế năng động, nhạy bén của các quốc gia và lãnh đạo các địa phương có vai trò vô cùng quan trọng nhằm phát huy tiềm năng và thế mạnh của mình để phát triển kinh tế theo một CCKT hợp lý. Một cơ cấu kinh tế hợp lý phải thoả mãn được năm yêu cầu cơ bản như sau: Thứ nhất, phải phù hợp với các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật kinh tế cơ bản. Thứ hai, khai thác hợp lý và phát huy được nguồn lực và tiềm năng của đất nước, từng vùng, từng địa phương, vận dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Thứ ba, tạo nên sự phát triển cân đối, phát huy được lợi thế của các vùng, các ngành kinh tế. Thứ tư, tạo nên sự gắn kết giữa các loại thị trường trong và ngoài nước, mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế. Thứ năm, tạo được tích lũy ngày càng tăng cho nền kinh tế quốc dân, cùng với xã hội phát triển lành mạnh, giữ vững quốc phòng an ninh. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH là xây dựng một cơ cấu kinh tế gồm ba nội dung cơ bản sau: - Cơ cấu ngành kinh tế: thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; phát triển nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, mở rộng khu vực dịch vụ, từng bước đưa nền kinh tế phát triển toàn diện theo hướng hiện đại. - Cơ cấu thành phần kinh tế: phát triển 5 thành phần kinh tế là: nhà nước, tập thể, cá thể, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước. - Cơ cấu vùng: phát triển các vùng kinh tế trọng điểm và các vùng chuyên môn hoá sản xuất có hiệu quả cao. 1.1.2. Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế Trong quá trình tái sản xuất xã hội, LLSX nói chung và giữa các ngành, các vùng và các thành phần kinh tế luôn luôn biến đổi, phát triển. Vì thế, CCKT cũng thường xuyên biến động, đó chính là quá trình chuyển dịch CCKT. Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam xuất bản năm 2003, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là quá trình cải biến kinh tế xã hội từ tình trạng lạc hậu, mang nặng tính chất tự cấp, tự túc, từng bước vào chuyên môn hoá hợp lý, trang bị kỹ thuật, công nghệ hiện đại, trên cơ sở đó tạo ra năng suất lao động, hiệu quả kinh tế cao và nhịp độ tăng trưởng mạnh cho nền kinh tế nói chung. Chuyển dịch 9 CCKT bao gồm việc cải biến cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ và cơ cấu các thành phần kinh tế. Chuyển dịch CCKT là vấn đề khách quan và là quá trình đi lên từng bước dựa trên sự kết hợp hữu cơ các điều kiện chủ quan, các lợi thế kinh tế - xã hội, tự nhiên trong nước, trong vùng, trong đơn vị kinh tế với các khả năng đầu tư hợp tác, liên kết, liên doanh về sản xuất, dịch vụ. Sự chuyển dịch CCKT là nội dung cơ bản của tiến trình CNH, là sự thay đổi vai trò, vị trí công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ trong nền kinh tế quốc dân, tức là sự thay đổi từ cơ cấu lấy giá trị nông nghiệp truyền thống làm chủ yếu sang cơ cấu lấy giá trị công nghiệp làm chủ yếu, rồi chuyển sang cơ cấu lấy giá trị của ngành dịch vụ là chính. Nhờ đó làm chuyển đổi hẳn cơ chế tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quá trình thay đổi cấu trúc về mối quan hệ công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ theo một quy luật nhất định. Sự thay đổi cơ cấu giá trị từ trạng thái này sang trạng thái khác gọi là chuyển dịch CCKT. Đây không chỉ đơn thuần là sự thay đổi vị trí mà là thay đổi về chất trong cơ cấu. Sự chuyển dịch CCKT liên quan đến thay đổi vai trò của nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong một thời gian tương đối dài. Những thay đổi này được đánh giá bằng sự thay đổi tỷ trọng GDP hoặc giá trị sản xuất của các ngành và mức độ huy động lao động. Cùng với sự phát triển của LLSX và QHSX, CCKT ngày càng biến đổi. Sự chuyển dịch ấy mang tính quy luật qua các quá trình sau: Thứ nhất, là sự biến đổi từ cơ cấu kinh tế tự nhiên sang cơ cấu kinh tế nông nghiệp hàng hóa, rồi sang công nông nghiệp, dịch vụ. Đặc điểm cơ bản của quá trình này là trình độ phân công lao động xã hội chưa phát triển, nông nghiệp là ngành chủ yếu trong CCKT. Bộ mặt dân cư tiêu biểu bao gồm nông dân, công nhân, thương nhân và tư sản, trong đó lực lượng nông dân là chủ yếu và giảm dần trong quá trình phát triển. Tuyệt đại đa số nhân khẩu tập trung ở nông thôn. Các hình thức sản xuất, kinh doanh mang tính cá thể, hộ kinh tế hàng hoá nhỏ và phường hội. Kinh tế hàng hoá chưa phát triển. Kỹ thuật thủ công, lạc hậu. Năng suất lao động và thu nhập của dân cư thấp. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.