Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam 85 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam 5 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam 39
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Kinh tế quốc tế: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 85 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------˜&™ ------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG NÀY Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế TRẦN ANH HÙNG Hà Nội - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------------˜&™ ------------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 8310106 Học viên: Trần Anh Hùng Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Huyền Phương Hà Nội - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Kết luận khoa học trong luận văn là kết quả quá trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc của tôi, trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày … tháng … năm 2020 Tác giả luận văn Trần Anh Hùng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ ........................................................................................... v DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................................ v TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................................... vi PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Mục đích của đề tài...................................................................................................... 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 5 6. Cấu trúc của đề tài ...................................................................................................... 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NAM – LIÊN MINH CHÂU ÂU. ..................................................................................................... 7 1.1. Cơ sở lý thuyết về Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, cơ hội và thách thức đối với các quốc gia tham gia.......................................................................................... 7 1.1.1. Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới............................................................... 7 1.1.2. Cơ hội và thách thức đối với các quốc gia tham gia FTA thế hệ mới ................. 9 1.2. Tổng quan về liên minh Châu Âu và một số quốc gia tiêu biểu ......................... 11 1.2.1. Liên minh Châu Âu ........................................................................................... 11 1.2.2. Khái quát về thị trường một số Quốc gia tiêu biểu trong EU ............................ 13 1.3. Hiệp định thương mại tự do EVFTA .................................................................... 16 1.3.1. Tiến trình đàm phán........................................................................................... 16 1.3.2. Nội dung cơ bản của Hiệp định ......................................................................... 18 1.4. Quy định trong EVFTA liên quan đến xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU.................................................................................................................................... 29 1.5. Tính tương thích giữa EVFTA và Pháp luật Việt Nam hiện hành .................... 30 CHƯƠNG 2. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU KHI EVFTA CÓ HIỆU LỰC ....... 32 2.1. Đặc điểm của sản phẩm thuỷ sản .......................................................................... 32 2.1.1. Thuỷ sản chịu ảnh hưởng lớn của các điều kiện tự nhiên ................................. 32 2.1.2. Thuỷ sản mang tính thời vụ ............................................................................... 33 2.1.3. Thuỷ sản mang tính phân tán............................................................................. 33 2.1.4. Thuỷ sản mang tính tươi sống ........................................................................... 34 2.1.5. Thuỷ sản phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người.................................... 34 2.1.6. Thuỷ sản rất phong phú và đa dạng về chủng loại và chất lượng ..................... 34 2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU giai đoạn 2015-2020 ........................................................................................................................ 35 iii 2.2.1. Khái quát về hoạt đông xuất khẩu Thuỷ sản của Việt Nam trong giai đoạn 2015 – 2020 .......................................................................................................................... 35 2.2.2. Khái quát tình hình xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào EU ......................... 37 2.2.3. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường một số nước tiêu biểu: Hà Lan, Đức, Ý ......................................................................................................................... 39 2.3. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực ........................................................................ 40 2.3.1. Cơ hội ................................................................................................................ 40 2.3.2. Thách thức ......................................................................................................... 46 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NGÀNH THUỶ SẢN VIỆT NAM TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC ........................................................................ 54 3.1. Định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam ............................................... 54 3.1.1. Phát triển thuỷ sản bền vững ............................................................................. 54 3.1.2. Liên kết quốc tế trong sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản ...................................... 56 3.1.3. Phổ biến rộng rãi nội dung Hiệp định đến các doanh nghiệp XNK và ngư dân 56 3.1.4. Phát triển quan hệ thương mại Việt Nam – EU ................................................. 57 3.1.5. Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý và hỗ trợ thuỷ sản .................................. 58 3.2. Một số kiến nghị, giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường EU trong những năm tới .................................................................................. 62 3.2.1. Nhóm giải pháp tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức.................................... 62 3.2.2. Một số nhóm giải pháp với các cơ quan ban ngành, doanh nghiệp và ngư dân 65 Thứ hai, giải quyết dứt điểm vấn đề thẻ vàng IUU: .................................................... 67 KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 73 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 75 iv DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Mô tả ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long BĐKH Biến đổi khí hậu HNTQ Hạn ngạch thuế quan ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Brexit Sự kiện Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu CPTPP Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương C/O Giấy chứng nhận xuất xứ EIF Thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực EU Liên minh Châu Âu FTA Hiệp định Thương mại tự do GAP Tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt GDP Tổng sản phẩm quốc nội IUU SPS SWOT Chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không được quản lý Các biện pháp kiểm dịch động thực vật Phương pháp phân tích các điểm Mạnh, điểm Yếu, Cơ hội và Thách thức SPS Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm TBT Hàng rào kỹ thuật trong thương mại TPP Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương VASEP Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam WTO Tổ chức thương mại Thế giới ĐBSCL Đồng bằng sông cửu long BĐKH Biến đổi khí hậu HNTQ Hạn ngạch thuế quan v DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 2.1: Lộ trình cắt giảm thuế của một số ngành hàng thuỷ sản ................................ 43 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam giai đoạn 2015-2020 ............................. 35 Biểu đồ 2.2: Tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam-EU giai đoạn 2015-2019 ......... 37 Biểu đồ 2.3: Xuất khẩu Việt Nam-một số Quốc gia tiêu biểu của EU (Hà Lan, Đức, Ý) ............................................................................................................................................. 39 Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng của các FTAs vào ngành thuỷ sản Việt Nam ................................ 44 Biểu đồ 2.5: các thị trường lớn nhập khẩu thuỷ sản Việt Nam ....................................... 45 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng chi phí Logistics của một số quốc gia trên thế giới ....................... 48 theo GDP năm 2019 ........................................................................................................... 48 vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn: “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam” bao gồm 03 nội dung chính: Chương 1, tác giả giới thiệu tổng quan về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Châu Âu (EU)- sau đây gọi tắt là “EVFTA”, cụ thể là tác giả đã nêu lên được những thông tin tổng quát về tình hình kinh tế thị trường EU và một số nước thành viên tiêu biểu trong một vài năm trở lại đây. Đồng thời nêu rõ những cam kết thuế quan và chính sách ưu đãi của EU cho các ngành hàng của Việt Nam. Từ đó, tác giả có cơ sở để đánh giá những tiềm năng đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU, cũng như đưa ra những phân tích về cơ hội và thách thức mà Việt Nam gặp phải trong quá trình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường này khi Hiệp định có hiệu lực. Tiếp theo, Chương 2, luận văn tập trung nêu lên hiện trạng của xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói chung và hiện trạng của xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Liên minh Châu Âu EU trong giai đoạn 2015-2020 nói chung và cụ thể đến một số quốc gia tiêu biểu. Trọng tâm chính của phần này, luận văn đã phân tích, làm rõ những cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường EU khi EVFTA có hiệu lực. Đây là căn cứ để đề xuất những giải pháp cho ngư dân, doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuỷ sản để có thể tận dụng tối đa EVFTA để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Cuối cùng, ở Chương 3, trên cơ sở phân tích, tổng hợp lý thuyết và thực tiễn tại nội dung của Chương 1 và Chương 2, tác giả đã đưa ra những định hướng phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam và các giải pháp nhằm giúp các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và ngư dân trong ngành thuỷ sản tháo gỡ các khó khăn, thách thức trước, trong và sau khi EVFTA có hiệu lực. Đồng thời tận dụng triệt để các lợi ích to lớn mà Hiệp định mang lại. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động và xu hướng toàn cầu hoá ngày càng phát triển mạnh mẽ về quy mô, chiều sâu và đa dạng về hình thức hợp tác. Việc mở cửa, hội nhập, hợp tác các quốc gia với quốc gia, giữa các tổ chức với tổ chức và giữa quốc gia với tổ chức trở thành xu thế tất yếu. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã tham gia ký kết và đang trong quá trình đàm phán nhiều Hiệp định thương mại với các tổ chức quốc tế và các quốc gia trên thế giới như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), Khu vực thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA), Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam-Nhật Bản (VJEPA), Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Ấn Độ (AIFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Chi Lê (VCFTA), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Liên minh Châu Âu (EVFTA), .... Trong số đó EVFTA là một trong những hiệp định quan trọng và tác động rất lớn đến nền kinh tế Việt Nam, EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EU). EU là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay có sự liên kết tương đối chặt chẽ và thống nhất được coi là một trong ba siêu cường có vị thế chính trị ngày càng tăng (đó là Mỹ, EU, TRUNG QUỐC). Sau gần 70 năm phát triển và mở rộng con số thành viên của EU là 27 quốc gia (không bao gồm Anh, Brexit-Sự kiện Anh rút khỏi Liên minh Châu Âu). Hiện nay, EU được coi là một tổ chức có tiềm năng to lớn để hợp tác về mọi mặt, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Trong hơn 2 thập kỷ qua, thương mại song phương giữa hai thị trường Việt Nam - EU đã tăng hơn 20 lần, với giá trị mỗi năm gần 50 tỷ Euro, đưa châu Âu thành thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam sau Mỹ. Khi EVFTA có hiệu lực sẽ gia tăng trung bình 0,1% GDP Việt Nam mỗi năm chỉ nhờ vào các tác động thương mại thuần túy (nguồn: Ngân hàng HSBC Việt Nam). Và khi hiệp định này thực thi, những tiêu chuẩn cao của EVFTA sẽ thúc đẩy tốc độ cải cách và hội nhập quốc tế của Việt Nam. Đây được coi như chiếc chìa khóa mở cửa cho hàng hóa Việt Nam (đặc biệt là 2 giày da, may mặc, thủy sản và nông sản…) thâm nhập vào thị trường đầy tiềm năng hơn 500 triệu dân này. Thủy sản Việt Nam được đánh giá là một trong những ngành được hưởng lợi khá lớn khi đạt được những cam kết về cắt giảm thuế suất sâu nhất từ trước đến nay. Song song với đó, ngành Thuỷ sản cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ khi thâm nhập vào thị trường được đánh giá là khó tính trên thế giới. Chính vì thế, kỳ vọng về những lợi ích mà Hiệp định EVFTA mang đến được đặt vào hoạt động xuất – nhập khẩu Thuỷ sản là rất lớn. Tuy nhiên, khi mà Hiệp định EVFTA vừa được ký kết và chưa chính thức có hiệu lực, nhận biết của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và ngư dân về cơ hội cũng như thách thức mà Hiệp định này mang lại chắc hẳn là chưa được toàn diện và đầy đủ. Nếu không hiểu rõ về hiệp định, hiểu rõ từng nội dung, mặt hàng, thị trường tác động như nào, thì đôi khi, cơ hội sẽ trở thành thách thức. Trong quá trình thực hiện có thể gặp phải không ít những khó khăn, thiếu sót, sai lầm, dẫn đến những hậu quả không đáng có. Vì vậy luận văn “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh Châu Âu: cơ hội và thách thức đối với ngành thuỷ sản Việt Nam”, hy vọng sẽ góp phần đánh giá được một cách toàn diện về vấn đề này. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu về Hiệp định EVFTA đã xuất hiện ngay từ khi Việt Nam và EU khởi động các vòng đàm phán đầu tiên. Cho đến nay có thể liệt kê một số các nghiên cứu như sau: • Nghiên cứu trong nước Công trình nghiên cứu: “Quan hệ kinh tế Việt Nam - Liên minh Châu Âu: thực trạng và triển vọng” của GS.TS Nguyễn Quang Thuấn (2010) Phân tích “Tác động của Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU đến xuất nhập khẩu của các ngành công nghiệp Việt Nam”. Của Phạm Ngọc Phong, Đặng Thùy Linh và Nguyễn Thị Ánh Ngọc trên Tạp chí Phát triển và Hội nhập (12/2016). “Kiến nghị chính sách của Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về Triển vọng Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu” của Ủy ban tư vấn chính sách Thương mại quốc tế - VCCI (2013).
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.