Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 148 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên 1
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa tỉnh Thái Nguyên
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 148 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------------------------- ĐẶNG THỊ THÁI PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KHU VỰC NÔNG THÔN HUYỆN ĐỊNH HÓA TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 60 – 31 – 10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thái Nguyên, năm 2008 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Anh Tài Phản biện 1:…………………………………….. Phản biện 2:…………………………………….. Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn họp tại Trường đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Vào hồi……..giờ, ngày……..tháng…….năm 2008 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Học liệu Đại học Thái Nguyên Thư viện Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam đã đề ra mục tiêu tổng quát là: Đưa đất nước ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân, tạo ra nền tảng để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. [1] Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, là phương tiện chủ yếu để nâng cao mức sống đồng bào dân tộc. Tăng trưởng kinh tế miền núi phải dựa trên nguyên tắc hài hòa xã hội, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường lâu bền. Bởi môi trường sinh thái vô cùng cần thiết cho sự sống của con người và mọi loài sinh vật, là cơ sở tự nhiên không thể thiếu được cho sự phát triển bền vững của các ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Những năm gần đây, các hoạt động nông nghiệp cùng với những hoạt động dịch vụ, sinh hoạt đã làm xuất hiện nhiều vấn đề môi trường. Những vấn đề này gây tác động mạnh mẽ và lâu dài đến các hệ sinh thái ở khu vực nông thôn, nó cản trở sự phát triển bền vững trong tương lai. Nó ngày càng trở nên phổ biến rộng rãi và ảnh hưởng đến mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt thường nhật của người dân nông thôn. Quan trọng nhất, hiện trạng môi trường trên tác động xấu đến sức khoẻ cộng đồng dân cư nông thôn và để lại hậu quả lâu dài đối với thế hệ mai sau. Tình trạng thoái hóa đất đai và tài nguyên rừng ở miền núi nói chung vẫn đang tiếp tục gia tăng. Địa hình miền núi có độ dốc lớn, dòng chảy mạnh và do rừng bị tàn phá nghiêm trọng nên hiện tượng đất bị xói mòn, sụt lở,… xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi. Bảo vệ, cải thiện môi trường là yếu tố quan trọng không tách rời trong quá trình phát triển kinh tế. Coi yêu cầu bảo vệ môi trường là một tiêu chí Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 không thể thiếu trong các chiến lược, các chính sách, các chương trình phát triển kinh tế – xã hội miền núi. Phát triển bền vững miền núi là sự nghiệp của cả nước, nhưng trước hết là của đồng bào các dân tộc miền núi. Phát triển bền vững miền núi là trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành,…của mỗi người dân và của toàn xã hội. Định Hóa là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, có nhiều đồng bào dân tộc đang chung sống và hoạt động sản xuất chủ yếu là nông – lâm nghiệp. Kinh tế của huyện có nhiều thay đổi đáng kể nhưng sự phát triển còn ở mức thấp so với thực tế tình hình phát triển kinh tế xã hội nước ta hiện nay. Để thu được kết quả cao trong sản xuất, người dân đã dùng mọi biện pháp (sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu,… kể cả những chế phẩm bị cấm hoặc đã quá thời hạn cho phép sử dụng) hoặc sử dụng bừa bãi các chế phẩm này làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi mà lãng quên đến môi trường sinh thái hiện nay đang bị đe dọa. Có nhiều người dân biết được sự nguy hại của các chế phẩm hoá học không nên sử dụng đối với môi trường đất, nước và không khí nhưng vẫn phải sử dụng vì mục đích kinh tế. Thêm vào đó, độ che phủ rừng của huyện, đặc biệt rừng phòng hộ cũng ngày càng thấp dần. Trước thực tế đang diễn ra như vậy, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trƣờng khu vực nông thôn huyện Định Hóa” nhằm mục tiêu vừa phát triển kinh tế hộ nông dân đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái khu vực nông thôn huyện Định Hóa. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng đời sống kinh tế hộ, chỉ ra được những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế hộ khu vực nghiên cứu. Xác định mối quan hệ giữa phát triển kinh tế hộ với môi trường sinh thái. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế của hộ gắn với bảo vệ môi trường tự nhiên, tiến tới sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 phát triển bền vững của khu vực nông thôn huyện Định Hóa. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Nghiên cứu những vấn đề có tính tổng quan, những vấn đề cơ bản về phát triển kinh tế hộ và ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. - Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình phát triển kinh tế hộ hiện tại, xác định những nhân tố ảnh hưởng tới môi trường và cuộc sống của người dân trong quá trình phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của hộ ở khu vực nông thôn huyện Định Hoá. - Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp bền vững ở khu vực nông thôn huyện Định Hóa và phát triển của các hệ thống sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường sinh thái (đất, nước, không khí,...) 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài được giới hạn trong việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế hộ và môi trường sinh thái ở khu vực nông thôn huyện Định Hóa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu + Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn khu vực nông thôn huyện Định Hoá - tỉnh Thái Nguyên. + Về thời gian: - Các tài liệu tổng quan về tình hình phát triển kinh tế hộ và môi trường sống của khu vực nông thôn huyện được thu thập từ các tài liệu đã công bố trong khoảng từ năm 2005 đến nay. - Số liệu điều tra ở huyện Định Hóa chủ yếu trong năm 2007. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 + Về nội dung: - Trọng tâm là những vấn đề về phát triển kinh tế hộ hiện tại và hướng phát triển kinh tế của hộ trong tương lai. - Thực trạng về môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hoá - Những ảnh hưởng tới môi trường sinh thái trong quá trình phát triển kinh tế của hộ, một số giải pháp phát triển bền vững khu vực nông thôn huyện Định Hoá trong thời gian tới. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Tìm hiểu, phân tích quá trình phát triển kinh tế hộ; những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và mối quan hệ giữa phát triển kinh tế hộ với môi trường sinh thái khu vực nông thôn huyện Định Hóa. Qua các số liệu điều tra có thể đưa ra tổng quát về những khó khăn, thuận lợi, những tiềm năng và những thách thức trong quá trình phát triển bền vững khu vực nghiên cứu. Đề xuất một số giải pháp vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ vừa kết hợp bảo vệ môi trường sinh thái trên địa bàn nghiên cứu. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, và kiến nghị, luận văn gồm 3 chương chính sau: - Chương 1: Tổng quan tài liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu - Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế hộ và những tác động đến môi trường sinh thái khu vực nông thôn huyện Định Hóa. - Chương 3: Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ và bảo vệ môi trường khu vực nông thôn huyện Định Hóa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 Chƣơng 1 TÔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của phát triển kinh tế hộ và môi trƣờng khu vực nông thôn 1.1.1. Quan điểm về phát triển, phát triển kinh tế, phát triển bền vững - Theo các nhà kinh tế học: Phát triển không chỉ bao gồm tăng trưởng kinh tế mà còn phải bao gồm cả thu hẹp sự bất bình đẳng, xoá bỏ đói nghèo, cải cách cơ cấu xã hội và thể chế quốc gia để đảm bảo quyền lợi của đa số dân cư tham gia hoạt động chính trị – kinh tế – xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội và trình độ văn hoá của đa số nông dân. Trọng tâm phát triển là sự phát triển con người, tức là đảm bảo đời sống con người, tôn trọng con người, tạo mọi điều kiện để hộ tham gia hoạt động về các mặt văn hoá - kinh tế - chính trị - xã hội. [2] - Phát triển bền vững theo Ngân hàng Thế giới (WB) là sự phát triển nhằm thoả mãn những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng thế hệ tương lai trong việc tự đáp ứng nhu cầu của họ. Hội nghị thượng đỉnh Thế giới: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, bao gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. - Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Mục tiêu cuối cùng của phát triển kinh tế là xóa bỏ đói nghèo, suy dinh dưỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân,… - Đảng cộng sản Việt Nam thể hiện quan điểm trong Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước đến năm 2010: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”.[3] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 1.1.2. Quan điểm về phát triển kinh tế khu vực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Nông thôn là vùng đất đai rộng với một cộng đồng dân cư chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp), có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển, có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp và thu nhập mức sống của dân cư thấp hơn đô thị. [4] Trong công cuộc phát triển đất nước, chúng ta chủ trương tăng trưởng kinh tế gắn với nâng cao phúc lợi, giảm đói nghèo và bảo đảm công bằng xã hội. Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế chỉ là điều kiện cần để nâng cao đời sống của dân và giảm số hộ đói nghèo, điều quan trọng là những thành quả của tăng trưởng được phân phối như thế nào để tránh tình trạng thiếu công bằng, tạo điều kiện cho một số người giàu lên, còn đa số người khác vẫn sống trong nghèo khổ, chênh lệch giàu - nghèo gia tăng. Đối với nông thôn, nông dân là khu vực thụ hưởng ít nhất kết quả của đổi mới, đang còn nhiều khó khăn và là bộ phận bị thiệt thòi nhất khi nước ta gia nhập WTO, thì nhiệm vụ phát triển nông thôn bền vững được đặt ra lại càng cấp bách. Về kinh tế, đó là phát triển nông nghiệp theo hướng thâm canh, tăng năng suất lao động và năng suất ruộng đất, tạo ra những vùng chuyên canh gắn với công nghiệp chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân. Đó cũng là quá trình phát triển thêm nhiều ngành nghề, làng nghề, các loại hình doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cùng với các tổ chức hoạt động dịch vụ ở nông thôn Về văn hóa, đó là phát triển và mở rộng các hình thức nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng lao động cho nông dân, để họ tiếp cận với yêu cầu mới của sản xuất, kinh doanh. Quan trọng hơn nữa là giáo dục nghề nghiệp cho những nông dân vùng bị thu hồi đất. Các thiết chế văn hóa ở nông thôn cần được củng cố và phát triển; điều quan trọng là bảo tồn và phát huy những giá trị Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 văn hóa truyền thống, những làng nghề truyền thống của từng vùng. Cần tổ chức những sinh hoạt văn hóa, phát huy truyền thống dòng họ, làng xã; mặt khác, nâng cao trình độ thẩm mỹ của cư dân nông thôn, khắc phục tình trạng xâm nhập của thị hiếu văn hóa không lành mạnh. Về xã hội, đó là giải quyết việc làm, yêu cầu cấp thiết hiện nay ở khu vực nông thôn. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, lao động nông nghiệp sẽ giảm cả về cơ cấu và số lượng (dự kiến năm 2010, lao động nông nghiệp chỉ còn chiếm dưới 50% lao động xã hội so với hiện nay là khoảng 70%). Vì vậy, giải quyết việc làm cho nông dân không chỉ là yêu cầu cấp bách để tận dụng lao động nông thôn lúc nông nhàn, tăng thu nhập cho họ, mà cấp bách hơn nữa là ở những vùng đất bị thu hồi, tránh tình trạng số người này ồ ạt chuyển vào thành phố, gây ra nhiều vấn đề xã hội rất khó giải quyết. Những việc nói trên đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước với tinh thần coi sự phát triển bền vững của nông thôn là nền tảng của sự phát triển bền vững của cả nước. Nông dân là nhân vật trung tâm, để nông thôn và nông dân tận dụng và phát huy hết nguồn lực của họ trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. - Phát triển kinh tế nông thôn nhất thiết phải đạt được hiệu quả kinh tế – xã hội và môi trường. Hiệu quả kinh tế đòi hỏi phải sản xuất ngày càng nhiều nông sản phẩm và sản phẩm hàng hóa với giá thành hạ, chất lượng sản phẩm và năng suất lao động cao, tích lũy và tái sản xuất mở rộng không ngừng. Hiệu quả xã hội đòi hỏi đời sống của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao, lao động có việc làm với thu nhập ngày càng tăng, thực hiện xóa đói giảm nghèo. Hiệu quả môi trường đòi hỏi môi trường sinh thái ngày càng được cải thiện. - Phát triển nông thôn với kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Việc hình thành và phát triển các yếu tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 thị trường nông sản phẩm, thị trường đất đai, vật tư, vốn, sức lao động, khoa học, công nghệ, dịch vụ,… ở nông thôn là hết sức quan trọng. - Phát triển nông thôn một cách toàn diện có tính đến lợi thế so sánh của các vùng khác nhau. - Phát triển nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ. Phát triển công nghiệp chế biến nông sản để nâng cao giá trị nông sản phẩm, nông sản hàng hóa và xuất khẩu. Phát triển nông nghiệp kết hợp phát triển lâm nghiệp, giảm bớt tính chất độc canh, phát triển cây công nghiệp, đặc biệt các loại cây trồng vật nuôi mang tính chất đặc sản của vùng (lúa, chè) 1.1.3. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân Hộ nông dân là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của khoa học nông nghiệp và phát triển nông thôn, vì tất cả các hoạt động nông nghiệp, phi nông nghiệp ở nông thôn chủ yếu được thực hiện qua các hoạt động của hộ nông dân. Hộ nông dân là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng bao gồm cả nông nghiệp, nghề rừng, nghề biển và hoạt động phi nông nghiệp ở nông thôn. Trong các hoạt động phi nông nghiệp khó phân biệt các hoạt động có liên quan tới nông nghiệp và không liên quan tới nông nghiệp. Khái niệm hộ nông dân gần đây được định nghĩa như sau: "Nông dân là các nông hộ thu hoạch các phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao động gia đình trong sản xuất nông trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn, nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường hoạt động với một trình độ hoàn chỉnh không cao" (Ellis - 1988). Hộ nông dân có những đặc điểm sau - Hộ nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở vừa là một đơn vị sản xuất vừa là một đơn vị tiêu dùng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.