Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long

pdf
Số trang Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long 100 Cỡ tệp Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long 2 MB Lượt tải Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long 198 Lượt đọc Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long 54
Đánh giá Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 100 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

iii MỤC LỤC - Trang phụ bìa .............................................................................................. - Lời cam đoan .............................................................................................. i - Lời cảm ơn ................................................................................................ ii - Mục lục .................................................................................................... iii - Danh mục các chữ viết tắt ......................................................................... vi - Danh mục các hình vẽ.............................................................................. vii - Danh mục các bảng.................................................................................. vii - Danh mục các biểu đồ.............................................................................. vii - Phần mở đầu .............................................................................................. 1 Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP ...................... 6 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .......... 6 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp ............................... 6 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa................................................................. 6 1.1.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp .......................................... 7 1.2. CÁC CẤP ĐỘ CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP ............................. 9 1.2.1. Các giá trị hữu hình ................................................................... 10 1.2.2. Các giá trị được tuyên bố .......................................................... 12 1.2.3. Các giá trị ngầm định ................................................................ 13 1.3. MÔ HÌNH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP .......................................... 15 1.3.1. Các mô hình văn hóa doanh nghiệp ........................................... 15 1.3.2. Thang đo VHDN CHMA .......................................................... 18 1.4. CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN VHDN ........................................... 19 1.5. HOÀN THIỆN VHDN ........................................................................ 21 1.5.1. Hoàn thiện VHDN .................................................................... 21 1.5.2. Tác dụng của việc hoàn thiện VHDN ........................................ 21 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................. 21 Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP CỦA VNPT VĨNH LONG ................................................................................................................... 26 iv 2.1. GIỚI THIỆU VỀ VNPT VĨNH LONG ................................................ 26 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................. 26 2.1.2. Bộ máy tổ chức ......................................................................... 27 2.2. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA VNPT VĨNH LONG ... 30 2.3. HIỆN TRẠNG VHDN TẠI VNPT VĨNH LONG ................................ 32 2.3.1. Cơ sở hình thành văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long .. 32 2.3.2. Các cơ sở cấu thành văn hóa doanh nghiệp ............................... 33 2.3.2.1. Cấp độ thứ nhất - Những giá trị văn hóa hữu hình ............... 34 2.3.2.2. Cấp độ thứ hai - Những giá trị được chấp nhận ................... 43 2.3.2.3. Cấp độ thứ ba - Những quan niệm chung............................. 45 2.4. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG VỀ VHDN TẠI VNPT VĨNH LONG ..... 49 2.4.1. Phương pháp và đối tượng khảo sát ........................................... 49 2.4.2. Kết quả khảo sát ........................................................................ 50 2.4.3. Ưu điểm và hạn chế về phát triển Văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long .................................................................................................. 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................. 59 Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VNPT VĨNH LONG ......................................................................................................... 60 3.1. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA VNPT ĐẾN NĂM 2020 ................... 60 3.1.1. Mục tiêu phát triển của ngành ................................................... 60 3.1.2. Mục tiêu phát triển VHDN tại VNPT Vĩnh Long ...................... 61 3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC CẤP ĐỘ VHDN............................... 62 3.2.1. Giải pháp phát triển những giá trị văn hóa hữu hình .................. 62 3.2.1.1. Giải pháp phát triển kiến trúc, cơ sở hạ tầng ........................ 62 3.2.1.2. Giải pháp về thương hiệu của VNPT ................................... 63 3.2.1.3. Trang phục công sở ............................................................. 65 3.2.1.4. Làm giàu phòng truyền thống thành tích của chi nhánh ....... 66 3.2.2. Giải pháp hoàn thiện và phát triển các giá trị tuyên bố .............. 67 3.2.3. Giải pháp hoàn thiện các quan niệm chung................................ 70 v 3.2.3.1. Tổ chức cán bộ .................................................................... 70 3.2.3.2. Đào tạo phát triển nguồn nhân lực ....................................... 71 3.3. GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH MÔ HÌNH VĂN HÓA .............................. 72 3.4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ .................. 79 3.4.1. Nâng cao ý thức về VHDN cho các thành viên .......................... 79 3.4.2. Kết hợp truyền thống và hiện đại trong phát triển VHDN .......... 80 3.4.3. Tăng cường đầu tư vật chất cho phát triển VHDN ..................... 81 3.5. KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 81 3.5.1. Kiến nghị đối với cơ quan quản lý Nhà nước ............................ 81 3.5.2. Kiến nghị đối với VNPT ........................................................... 82 3.6. MẶT HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI ........................................................... 84 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................ 86 KẾT LUẬN ............................................................................................... 87 - TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 89 - PHỤ LỤC 1 ............................................................................................. 90 - PHỤ LỤC 2 ............................................................................................. 91 - PHỤ LỤC 3 ............................................................................................. 93 vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình vẽ 1.1 2.1 2.2 Tên bảng Các loại hình văn hóa được đo lường bằng thang đo CHMA Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý VNPT Vĩnh Long Logo VNPT Vĩnh Long Trang 19 29 35 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 2.6 2.7 Tên bảng Tình hình nhân sự của VNPT Vĩnh Long từ năm 2013 đến 2016 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Kết quả khảo sát CBCNV và Khách hàng hệ thống trụ sở Kết quả Khảo Sát CBCNV và khách hàng thương hiệu và logo VNPT Kết quả Khảo Sát CBCNV và khách hàng đồng phục VNPT Khảo sát CBCNV nhận dạng mô hình VHDN của VNPT Vĩnh Long Kết quả tổng kết khảo sát thang đo CHMA Trang 29 30 35 36 39 50 53 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Số hiệu biểu đồ 2.1 Tên biểu đồ Khảo sát mô hình VH trong CBCNV VNPT Vĩnh Long - CHMA Trang 52 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những thành công của doanh nghiệp. Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, văn minh bưu điện, đây là một trong ba cuộc vận động lớn của Ngành Bưu chính Viễn thông nói chung của VNPT nói riêng, nhằm vận động cán bộ, đoàn viên, người lao động đổi mới nhận thức tư duy, hành động để có sản phẩm văn minh, xây dựng phong cách và cuộc sống văn minh, tạo nét văn hoá doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành, góp phần nâng cao uy tín thương hiệu VNPT với truyền thống hơn 70 năm hình thành và phát triển, kinh doanh, phục vụ được Đảng và Nhà nước tặng 10 chữ vàng “Dũng cảm-Trung thànhTận tụy- Sáng tạo-Nghĩa tình”. Định hướng phát triển văn hóa doanh nghiệp thời gian qua chưa ngang tầm với tầm nhìn, sứ mệnh, lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu VNPT nói chung và thương hiệu VNPT tại Vĩnh Long. Các giá trị hữu hình kiến trúc đặc trưng, đồng phục chưa tạo sự khác biệt theo nhận dạng thương hiệu. Logo, slogan trừu tượng quá dài không nêu lên được tính chất ngành nghề lĩnh vực kinh doanh do vậy sản phẩm dịch vụ cung cấp đa dạng nhưng không đến được với mọi đối tượng thành phần. VNPT Vĩnh Long được thành lập từ ngày 01/01/2008 tách ra từ Bưu điện tỉnh Vĩnh Long thực hiện theo chủ trương chia tách bưu chính viễn thông của Bộ Bưu chính viễn thông. Mô hình hoạt động 10 trung tâm tại 07 huyện thị và thành phố với hơn 290 nhân viên, trong những năm gần đây với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh là các nhà cung cấp viễn thông khác thị phần không ngừng bị chia sẻ, do vậy làm sao để giữ vững nền khách hàng hiện tại và mở rông thị trường để tồn tại và phát triển phải liên tục tìm tòi những cái mới, sáng tạo và thay đổi cho phù hợp với thực tế. Vậy làm thế nào để VNPT trở thành nơi tập hợp, phát huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối, nơi có thể tạo ra động lực, làm gia tăng nhiều lần giá trị của từng nguồn lực con người đơn lẻ, nhằm góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi VNPT xây dựng và duy trì một 2 nề nếp văn hóa đặc thù phát huy được năng lực và thúc đẩy sự đóng góp của toàn thể nhân viên vào việc đạt được các mục tiêu chung của tổ chức. Vì vậy có thể khẳng định văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp. Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay đối với doanh nghiệp (VNPT) để cạnh tranh và phát triển thì văn hóa doanh nghiệp cần phải giữ vững và phát huy hơn nữa. Những thực trạng hiện tại cần hoàn thiện và định hướng chiến lược phát triển của ngành luôn là nỗi trăn trở của cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống cũng như tại VNPT Vĩnh Long đó là lý do Tôi chọn đề tài “Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long”. 2. Tính cấp thiết của đề tài Về mặt lý luận: Sẽ góp một phần vào việc hệ thống hóa lại cơ sở lý thuyết đối với việc hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long. Về mặt thực tiễn: Giúp lãnh đạo VNPT Vĩnh Long nhận ra những mặt ưu điểm và những mặt còn hạn chế, qua đó tìm ra những giải pháp để khắc phục và phát triển nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp tại Đơn vị. 3. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hoá nhằm làm rõ các khái niệm, nội dung có liên quan đến VHDN trên cơ sở lý luận. + Phân tích, đánh giá các cấp độ và mô hình VHDN tại VNPT Vĩnh Long. + Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các cấp độ và mô hình VHDN tại VNPT Vĩnh Long. 3.2. Nội dung, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nội dung: Phân tích thực trạng về các cấp độ văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long. Cấp độ thứ nhất - Những giá trị văn hóa hữu hình. 3 Cấp độ thứ hai - Những giá trị được chấp nhận. Cấp độ thứ ba - Những quan niệm cơ bản. Phân tích hiện trạng về văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long. Phương pháp và các đối tượng khảo sát. Kết quả khảo sát. Giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp của VNPT Vĩnh Long. Giải pháp phát triển các cấp độ văn hóa doanh nghiệp. Giải pháp phát triển mô hình văn hóa doanh nghiệp. Một số giải pháp bổ trợ. Đối tượng nghiên cứu của luận văn là VHDN tại VNPT Vĩnh Long. CBCNV (150 CBCNV) VNPT và khách hàng VNPT Vĩnh Long (100 khách hàng), thảo luận nhóm, thiết kế bảng câu hỏi và khảo sát ý kiến của chuyên gia từ đó tác giả sử dụng bảng câu hỏi khảo sát để tiến hành nghiên cứu xác định cấp độ VHDN và mô hình VNDN hiện tại, định hướng phát triển trong tương lai. Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long và đề xuất các giải pháp để phát triển VHDN của VNPT trong tương lai. - Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện chỉ giới hạn trong phạm vi VNPT Vĩnh Long trong thời gian đến hết tháng 9 năm 2016. 3.3. Phương pháp nghiên cứu Khảo sát ý kiến chuyên gia, lãnh đạo, CBCNV:Khảo sát thực tế về 3 cấp độ VHDN và Khảo sát nhận dạng mô hình VHDN bằng thang đo CHMA để nhận dạng được văn hóa hiện tại và văn hóa mong muốn tương lai tại VNPT. Văn hóa doanh nghiệp có thể phân tích thành nhiều cấp độ khác nhau, trong đó thuật ngữ “cấp độ” thể hiện mức độ nhìn nhận được các hiện tượng văn hóa của người quan sát. Các cấp độ này đi từ những biểu hiện hữu hình, có thể nhìn thấy và cảm nhận được cho đến bản chất của văn hóa đó là các giả định đã ăn sâu trở thành 4 vô thức được cho là giá trị cốt lõi của văn hóa. Từ những quan điểm này văn hóa doanh nghiệp có thể chia làm 3 cấp độ khác nhau: Cấp độ thứ 1 – Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp Cấp độ thứ 2 – Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược, mục tiêu, triết lý doanh nghiệp). Cấp độ thứ 3 – Những quan niệm chung. *Phương pháp khảo sát thực tiễn: điều tra, khảo sát tìm hiểu CBCNV (các tình huống đặc thù) của VNPT Vĩnh Long nhằm đánh giá thực trạng và thu thập thông tin phục vụ cho việc đề xuất giải pháp phát triển văn hoá doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long. Điều tra phỏng vấn theo bảng câu hỏi. Dựa trên kết quả phỏng vấn, tổng hợp để khám phá các đặc thù của văn hóa doanh nghiệp. Kết hợp với việc sử dụng thang đo văn hóa tổ chức CHMA để đánh giá, nhận xét về văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long. Thang đo CHMA được Vita Share Community cung cấp hoàn toàn miễn phí tại http://congcu.vita-share.com/chma. Các câu hỏi của thang đo CHMA nhằm đánh giá sáu đặc điểm chính của một mô hình văn hóa theo nghiên cứu của giáo sư Kim S.Cameron và Robert E.Quinn: đặc điểm nổi trội, tổ chức lãnh đạo, quản lý nhân viên, chất keo kết dính của tổ chức, chiến lược nhấn mạnh và tiêu chí của sự thành công. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: lãnh đạo VNPT Vĩnh Long, một số Trưởng phòng (phòng TCCBLĐ, phòng kế hoạch kinh doanh, phòng Tổng hợpThanh tra) và Giám đốc đơn vị trực thuộc (TTVT Viễn Thông Vĩnh Long, Trung Tâm Chăm sóc khách hàng…) trong quá trình hoàn thiện và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long. Phương pháp suy luận logic: kết quả phân tích và các thông tin tổng hợp, đánh giá để đề ra các giải pháp thích hợp. 3.4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn VNPT giai đoạn 2013-2015 theo Quyết định số 888/QĐ-TTg ngày 10/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án tái 5 cơ cấu Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là nhiệm vụ trọng tâm, nhằm nâng cao năng lực, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động VNPT, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của cả nền kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ là một chuỗi giá trị từ nội dung đến hạ tầng rồi tới khách hàng. VNPT hơn 70 năm hình thành và phát triển, việc ban hành sổ tay văn hoá VNPT giúp cho các thế hệ CBCNV kế thừa truyền thống các giá trị cốt lõi của VNPT và phát triển văn hoá doanh nghiệp sẽ luôn đồng bộ với kế hoạch phát triển thương hiệu và chiến lược phát triển chung của Tập đoàn với mục tiêu hướng tới khách hàng đưa Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam luôn giữ vị trí số 1 (một) ở Việt Nam và ngang tầm với thế giới. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, đặc biệt là sự kiện từ năm 2017 người sử dụng điện thoại di động có thể chuyển từ mạng này sang mạng khác mà vẫn giữ được số cũ, điều đó đòi hỏi VNPT không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ. Đề tài thành công sẽ là một nhân tố góp phần vào việc hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long, góp phần cho VNPT Vĩnh Long đương đầu với những khó khăn và sẵn sàng đón nhận “sự kiện năm 2017” và cùng với sự thay đổi toàn diện của VNPT với tinh thần chủ động và nắm chắc cơ hội thành công. 4. Kết cấu luận văn Đề tài được phân thành ba phần: Phần mở đầu, phần nội dung chính bao gồm ba chương và phần kết luận như sau: MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý thuyết về văn hoá doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam tại VNPT Vĩnh Long. Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại VNPT Vĩnh Long. KẾT LUẬN 6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm văn hóa và văn hóa doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm văn hóa Có thể nói văn hóa là một khái niệm có nhiều định nghĩa nhất bởi góc nhìn, cách tiếp cận và ý kiến khác nhau trên nhiều lĩnh vực. Hiện nay khái niệm văn hóa đang được sử dụng cũng vẫn chỉ có tính chất quy ước, nhằm đi đến một khái niệm có tính chất thỏa thuận để tiện sử dụng, bởi vì chúng ta chỉ mới đi được những bước đầu tiên tới cách hiểu đúng và định nghĩa đúng thế nào về văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh (Hồ Chí Minh toàn tập, 1995, trang 431) khẳng định:: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”. Khái quát chung, có thể hiểu “ Văn hóa là toàn bộ những hoạt động vật chất và tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra trong lịch sử của mình trong quan hệ với con người, với tự nhiên và với xã hội, được đút kết lại thành hệ giá trị và chuẩn mực xã hội. Nói tới văn hóa là nói tới con người, phát huy năng lực bản chất của con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Có thể nói văn hóa là tất cả những gì gắn liền với con người, ý thức con người để rồi lại trở về với chính nó”. Văn hóa là một hệ thống được định hình và phát triển trong quá trình lịch sử, bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như hệ giá trị, tập quán, thói quen, lối ứng xử, các chuẩn mực xã hội, nó mang tính ổn định bền vững và có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. 1.1.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp Trong mỗi doanh nghiệp đều tồn tại những hệ thống hay chuẩn mực về giá trị đặc trưng, hình tượng, phong cách của doanh nghiệp tôn trọng và truyền từ người này sang người khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng có ảnh hưởng quan trọng đến hành vi của các thành viên. Khi phải đối đầu với những vấn đề nan giải về đạo
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.