Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 94 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 639 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 2 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn 2
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 94 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH ---------------- TỐNG THỊ NGỌC ANH GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ Tp. HỒ CHÍ MINH ---------------- TỐNG THỊ NGỌC ANH GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRƯƠNG HOÀNG LƯƠNG TP.Hồ Chí Minh - Năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tô xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Nội dung và số liệu phân tích trong luận văn này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Người cam đoan Tống Thị Ngọc Anh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các biểu đồ LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. ...................................................................................................................... 5 1.1 Quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại. ........................... 5 1.1.1 Các khái niệm. ........................................................................................ 5 1.1.2 Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản. ................................................. 7 1.1.3 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản. ........................................ 8 1.1.4 Nguyên nhân và hậu quả của rủi ro thanh khoản. ................................... 8 1.1.5 Quy trình quản trị rủi ro thanh khoản. .................................................... 9 1.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới và các bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. ............................................................. 20 1.2.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới .......................................................................................................... 20 1.2.2 Các bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn và các ngân hàng thương mại tại Việt Nam . ............................................................ 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1. .................................................................................. 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN. ................................. 26 2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. ................... 26 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển. ...................................................... 26 2.1.2 Các kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh. .............................. 27 2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn trong các năm qua (2007-2011) .................................................................. 31 2.2.1 Một số nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ........................................................................................................ 32 2.2.2 Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn. ................................................................................................................ 38 2.3 Đánh giá chung về hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn trong các năm qua (2007-2011). ........................................ 49 2.3.1 Những tồn tại......................................................................................... 49 2.3.2 Nguyên nhân của những tồn tại. ........................................................... 50 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2. .................................................................................. 54 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HỢP NHẤT. ......................... 55 3.1 Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn hợp nhất đến năm 2015 và lộ trình chiến lược đến năm 2020 ............................................ 55 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro thanh khoản ............................ 56 3.2.1 Giải pháp về hệ thống quản trị rủi ro thanh khoản ............................... 56 3.2.2 Giải pháp về tăng trưởng nguồn vốn .................................................... 58 3.2.3 Các giải pháp hỗ trợ. ............................................................................. 60 3.3 Kiến nghị ...................................................................................................... 61 3.3.1 Đối với Chính phủ ................................................................................ 61 3.3.2 Đối với NHNN ...................................................................................... 65 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ................................................................................... 71 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 72 Tài liệu tham khảo Phục lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ALCO: Hội đồng quản lý TSN và TSC BHTG: Bảo hiểm tiền gửi CSTT: Chính sách tiền tệ DTBB: Dự trữ bắt buộc GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GTCG: Giấy tờ có giá HĐQT: Hội đồng quản trị LSCB: Lãi suất cơ bản NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần NHTW: Ngân hàng Trung ương QLRR: Quản lý rủi ro QTRR: Quản trị rủi ro QTRRTK: Quản trị rủi ro thanh khoản RRTK: Rủi ro thanh khoản SCB: NHTMCP Sài Gòn TCTD: Tổ chức tín dụng TSC: Tài sản có TSN: Tài sản nợ TT1: Thị trường 1 TT2: Thị trường 2 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn từ năm 2007-2011............................................................................................................. 31 Bảng 2.2: Mức tăng trưởng tín dụng, huy động, GDP qua các năm ................... 35 Bảng 2.3: Lãi suất cuối năm 2007-2008 của các khoản tiền gửi ........................ 41 Bảng 2.4: Chỉ số trạng thái tiền mặt của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam năm 2007-2011 .................................................................................... 82 Bảng 2.5: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam từ 2007- 2011 ......................................................................... 83 Bảng 2.6: Chỉ số năng lực cho vay của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam từ 2007-2011........................................................................................ 84 Bảng 2.7: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng của một số ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam từ 2007-2011 .......................................................................... 85 Bảng 2.8: Cơ cấu cho vay theo ngành nghề kinh tế của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn từ 2007-2010 ................................................................................. 86 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng tại Việt Nam ...................... 34 Biểu đồ 2.2: Lãi suất VND liên ngân hàng năm 2011 ......................................... 37 Biểu đồ 2.3: Chỉ số trạng thái tiền mặt của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn so với chỉ số trung bình nhóm từ 2007-2011. ...................................................... 39 Biểu đồ 2.4: Chỉ số chứng khoán thanh khoản của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn so với chỉ số trung bình nhóm từ 2007-2011. ........................................ 42 Biểu đồ 2.5: Chỉ số năng lực cho vay của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn so với chỉ số trung bình nhóm từ 2007-2011. ...................................................... 43 Biểu đồ 2.6: Chỉ số dư nợ/tiền gửi khách hàng của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn so với chỉ số trung bình nhóm từ 2007-2011. ........................................ 44 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngân hàng thương mại (NHTM) là một loại hình trung gian tài chính với các chức năng chính là nhận tiền gửi, huy động vốn, cho vay và đầu tư, cung ứng các dịch vụ ngân hàng... Do tính chất hoạt động mà dẫn đến một đặc thù của NHTM là thường xuyên nắm giữ một danh mục tài sản có và tài sản nợ có kỳ hạn. Trong quá trình vận động giữa hai danh mục tài sản này có những thời điểm mà quy mô bị mất cân đối và mất tương xứng về mặt thời gian. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản tại các NHTM - một trong những rủi ro nguy hiểm nhất do có tính lây lan và phản ứng dây chuyền nhanh chóng, rộng khắp khiến ngân hàng không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng khả năng chi trả, có thể làm ngân hàng mất khả năng thanh toán, uy tín, thậm chí dẫn đến sự đổ vỡ của toàn hệ thống. Như vậy, một trong những bài toán khó của các nhà quản lý ngân hàng là kinh doanh như thế nào để vừa đảm bảo an toàn (luôn có nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần) lại vừa đạt tỷ lệ sinh lời cao. Trong năm 2011, hoạt động huy động vốn của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn khi lạm phát tăng cao. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng suy giảm nghiêm trọng. Để đáp ứng thanh khoản của mình, các ngân hàng bất chấp các quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và bằng mọi phương thức cạnh tranh lẫn nhau để giành thị phần huy động như không ngừng đưa ra các sản phẩm, chương trình khuyến mãi hấp dẫn và thực hiện thỏa thuận ngầm lãi suất với khách hàng có số dư tiền gửi lớn. Chưa bao giờ bản chất của hoạt động tiền tệ, ngân hàng bị làm sai lệch, méo mó, khó kiểm soát và xuất hiện các vụ lừa đảo, chiếm đoạt tiền với sự tham gia của các cán bộ ngân hàng ngày càng gia tăng… Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này xuất phát từ những yếu kém về năng lực tài chính, khả năng cạnh tranh, năng lực quản trị, điều hành của một số NHTM. Sự yếu kém này đã khiến cho các ngân hàng này nỗ lực duy trì sự tồn tại bằng mọi giá thông qua việc áp dụng nhiều hình thức cạnh tranh thiếu lành mạnh, tạo phản ứng lan truyền trong toàn hệ thống và 2 ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển lành mạnh, bền vững của hệ thống ngân hàng. Bằng những hành động mạnh mẽ, quyết liệt, NHNN đã đưa ra các biện pháp nghiêm khắc hơn nữa nhằm siết chặt lại kỷ luật ngân hàng, trả lại đúng bản chất hoạt động của thị trường tiền tệ, ngân hàng. Thông qua chỉ thị 02/CT-NHNN ban hành ngày 07/09/2011 NHNN phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện, xử lý kỷ luật nghiêm các tổ chức tín dụng, cá nhân vi phạm trần lãi suất tiền gửi; điều chỉnh một loạt các chính sách cho phù hợp với diễn biến mới và hạn chế tối đa những hành động thỏa thuận lãi suất. Tuy nhiên việc đưa trần lãi suất huy động về 14%/năm đã khiến các NHTM gặp khó khăn hơn về thanh khoản, các ngân hàng này đã phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao (cá biệt có những giao dịch lãi suất lên tới mức 30-40%/năm kỳ hạn một tháng). Cũng trong năm 2011, tình hình tài chính, thanh khoản của cả 3 ngân hàng NHTMCP Sài Gòn, NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa và NHTMCP Đệ Nhất bị giảm mạnh, rơi vào tình trạng mất thanh khoản tạm thời. Ngoài nguyên nhân khách quan từ phía nền kinh tế thì nguyên nhân lớn từ năng lực quản trị ngân hàng đặc biệt là quản trị rủi ro thanh khoản còn yếu kém. Tuy nhiên với chủ trương không để xảy ra đổ vỡ và mất an toàn hoạt động ngân hàng, NHNN hỗ trợ thanh khoản và cho tiến hành hợp nhất các ngân hàng này lại. Sau khi hợp nhất, cả ba ngân hàng cùng đồng thuận dùng tên Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) là tên chung của cả ba ngân hàng. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn hợp nhất sẽ cơ cấu lại tài chính, hoạt động... để tăng năng lực quản trị và năng lực tài chính từ đó mới có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới nhất là khi sự hiện diện của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam gia tăng. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn hợp nhất dựa vào thế mạnh sẵn có cần xây dựng các giải pháp cụ thể để quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả nhằm xây dựng lại hình ảnh, uy tín của mình đối với khách hàng từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và phát triển bền vững. Để làm được điều đó thì vấn đề đảm bảo thanh khoản hợp lý được xem là một trong những nhiệm vụ được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.