Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam 114 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam 3
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Đo lường hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán Việt Nam
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 114 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------- NGÔ THANH TUYỀN ĐO LƢỜNG HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------- NGÔ THANH TUYỀN ĐO LƢỜNG HÀNH VI BẦY ĐÀN TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số 60340201 : LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ KHOA NGUYÊN TP. Hồ Chí Minh - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Tiến sĩ Lê Thị Khoa Nguyên. Các số liệu trong luận văn là trung thực, chính xác và được thu thập từ những nguồn chính thống và đáng tin cậy. Các nội dung và kết quả trong luận văn chưa được công bố trên bất kỳ một công trình nghiên cứu nào. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 Học viên thực hiện Ngô Thanh Tuyền MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU TÓM TẮT 1. 2. GIỚI THIỆU ..................................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4 1.5. Kết cấu của luận văn.................................................................................... 4 KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM ............. 4 2.1. Lý thuyết thị trường hiệu quả và lý thuyết tài chính hành vi ........................ 4 2.2. Các nghiên cứu về hành vi bầy đàn trên thị trường chứng khoán ................. 8 2.2.1. Nghiên cứu về mặt lý thuyết: ...................................................................... 8 2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm: ............................................................................ 9 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................19 3.1. Lựa chọn mô hình đo lường hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam ........... 19 3.2. Dữ liệu và phương pháp đo lường: ............................................................ 24 3.2.1. Mô tả mẫu ................................................................................................. 24 3.2.2. Phương pháp đo lường: ............................................................................. 25 3.3. Mô hình hồi quy nghiên cứu ...................................................................... 26 3.3.1. Mô hình kiểm định sự tồn tại của hành vi bầy đàn..................................... 26 3.3.2. Uớc lượng mức độ của hành vi bầy đàn trong các điều kiện thị trường...... 27 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................31 4.1. Thống kê mô tả .......................................................................................... 31 4.2. Kiểm định tính dừng .................................................................................. 33 4.3. Kết quả hồi quy ......................................................................................... 34 4.3.1. Kiểm định sự tồn tại của hành vi bầy đàn: ................................................. 34 4.3.2. Hành vi bầy đàn trong thị trường tăng và giảm.......................................... 40 4.3.3. Hành vi bầy đàn và sự biến động của TSSL .............................................. 41 4.3.4. Hành vi bầy đàn và khủng hoảng tài chính ................................................ 43 ƢỚC LƢỢNG BẰNG PHƢƠNG PHÁP HỒI QUY PHÂN VỊ .....................45 5. 5.1 Phương pháp hồi quy phân vị .................................................................... 45 5.2 Kết quả hồi quy phân vị ............................................................................. 49 6. KẾT LUẬN ......................................................................................................58 6.1 Kết quả nghiên cứu: ................................................................................... 58 6.2 Những hàm ý về hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam ............................ 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................62 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HSX : Sở giao dịch chứng khoán thành phố HCM UBCK : Ủy ban chứng khoán TTCK : Thị trường chứng khoán TSSL : Tỷ suất sinh lợi CSAD : Giá trị tuyệt đối của độ phân tán TSSL OLS : Phương pháp bình phương tối thiểu CAPM : Mô hình định giá tài sản vốn DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Danh mục bảng Bảng 3.1: Tóm tắt về dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu ............................................. 22 Bảng 3.2: Bảng tóm tắt các giả thuyết nghiên cứu ..................................................... 27 Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả CSAD và 𝑅𝑚 ............................................................ 29 Bảng 4.2: Bảng kết quả kiểm định tính dừng của các biến ......................................... 32 Bảng 4.3: Bảng kết quả kiểm định sự tồn tại của hành vi bầy đàn .............................. 32 Bảng 4.4: Bảng kết quả kiểm định tự tương quan của phương trình (1)...................... 33 Bảng 4.5: Bảng kết quả kiểm định phương sai thay đổi của phương trình (1)............. 34 Bảng 4.6: Bảng kết quả kiểm định sự tồn tại của hành vi bầy đàn sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi................................................................................... 35 Bảng 4.7: Bảng kết quả kiểm định phương sai thay đổi sau khi khắc phục hiện tượng phương sai thay đổi .................................................................................................... 36 Bảng 4.8: Bảng kết quả kiểm định hành vi bầy đàn trong thị trường tăng và giảm ..... 37 Bảng 4.9: Bảng kết quả kiểm định hành vi bầy đàn và sự biến động của TSSL .......... 39 Bảng 4.10: Bảng kết quả kiểm định hành vi bầy đàn và khủng hoảng tài chính .......... 41 Bảng 5.1 Bảng kết quả hồi quy phân vị kiểm định hành vi bầy đàn trong thị trường tăng và giảm ............................................................................................................... 46 Bảng 5.2 Bảng kết quả hồi quy phân vị kiểm định hành vi bầy đàn và sự biến động của TSSL .................................................................................................................. 49 Bảng 5.3: Bảng tóm tắt các kết quả nghiên cứu.......................................................... 41 Danh mục biểu đồ Biểu đồ 4.1: Đồ thị phân bổ của biến CSAD trong 2002 – 08/2013 ............................ 30 Biểu đồ 4.2: Đồ thị phân bổ của biến CSAD trong 2002 – 2007 ................................. 31 Biểu đồ 4.3: Đồ thị phân bổ của biến CSAD trong 2008 – 08/2013 ............................ 31 TÓM TẮT Hành vi bầy đàn là một hiện tượng phổ biến trong thị trường tài chính nói chung – thị trường chứng khoán nói riêng, trong cả thị trường phát triển hay đang phát triển. Hành vi bầy đàn được xem là một trong những nguyên nhân góp phần làm giảm tính hiệu quả của thị trường, và trong nhiều trường hợp dẫn đến những phản ứng quá mức, làm mất sự ổn định của thị trường. Việc nghiên cứu về hành vi này giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khách quan hơn, từ đó đưa ra những chiến lược thích hợp. Luận văn này thực hiện kiểm định sự tồn tại của hành vi bầy đàn và những đặc tính bất đối xứng của hành vi này trong các điều kiện khác nhau của thị trường. Nghiên cứu sẽ thực hiện trên mẫu dữ liệu là các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn từ năm 2002 đến tháng 08/2013. Sử dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu (OLS) và phương pháp hồi quy phân vị (QR), luận văn tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về sự tồn tại của hành vi bầy đàn trên TTCK Việt Nam, cũng như bằng chứng cho thấy hành vi bầy đàn trong các điều kiện thị trường khác nhau sẽ thể hiện những mức độ khác nhau (có ý nghĩa về mặt thống kê). 1 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Trải qua 13 năm hình thành và phát triển, TTCK Việt Nam đến nay đã có những bước phát triển đáng kể cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nếu so với lịch sử phát triển hàng trăm năm của các TTCK lớn trên thế giới thì 13 năm hoạt động của TTCK Việt Nam không phải là khoảng thời gian dài, tuy nhiên, TTCK Việt Nam đã và đang chứng tỏ được vai trò là một thị trường vốn quan trọng trong nền kinh tế. Theo thống kê của UBCKNN, trong 13 năm hoạt động của mình (20/7/2000 - 20/7/2013), tổng số vốn đã huy động được qua thị trường này khoảng 1.300.000 tỷ đồng, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển lớn mạnh của nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó, TTCK Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như quy mô thị trường còn nhỏ, tình trạng không minh bạch thông tin và tính thanh khoản thấp. Chính vì vậy, vấn đề được đặt ra là phải tiếp tục phát triển một thị trường lành mạnh, ổn định nhằm thu hút được đông đảo nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường. TTCK Việt Nam là một trong những thị trường có mức tăng trưởng cũng như mức biến động mạnh nhất trên thế giới. Đỉnh điểm của thị trường là giai đoạn 2006 – 2007 khi mà chỉ số giá chứng khoán VN-Index ở mức trên 1.100 điểm, với mức tăng trưởng trong năm 2006 là 145% và đầu năm 2007 là 46%. Tuy nhiên, bước vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, TTCK Việt Nam đã giảm rất mạnh và tạo đáy vào thời điểm tháng 02/2009 khi VN-Index chỉ còn ở mức 235 điểm. Rất nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho sự phát triển mãnh liệt này, nhưng phần lớn ý kiến cho rằng, một trong những nguyên nhân chính là do tâm lý đầu tư bầy đàn, đầu tư theo phong trào của các nhà đầu tư trong nước khi mà các lý thuyết, mô hình của thị trường hiệu quả dường như không còn chính xác đối với TTCK Việt Nam. Trên thực tế, nếu thực hiện quan sát một cách tổng quát, chúng ta thấy có những phiên giao dịch chỉ số VN-Index tăng mạnh mặc dù không có một thông tin tốt nào về nền kinh tế cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp được công bố, và cũng có nhiều phiên VN-Index giảm mạnh dù không có thông tin xấu nào được đưa ra. Như 2 vậy, có thể nhận thấy, nhà đầu tư có xu hướng không dựa vào những phân tích của cá nhân mình mà lại chạy theo hành động của các nhà đầu tư khác trên thị trường, hay nói cách khác, tâm lý bầy đàn đang tồn tại một cách mạnh mẽ trên TTCK Việt Nam. Hiệu ứng đàn bầy là thuật ngữ dùng để chỉ cách mà con người bị ảnh hưởng bởi những người xung quanh trong việc đưa ra những lựa chọn. Trên thị trường chứng khoán, theo Bikhchandani, S và Sharma, S (2001), hành vi bầy đàn hay tâm lý bầy đàn là hành vi của một nhà đầu tư bắt chước hành động của các nhà đầu tư khác hoặc tuân theo các chuyển động của thị trường thay vì dựa trên nguồn thông tin và chiến lược của chính nhà đầu tư hay nói cách khác, nhà đầu tư được coi là hành động theo bầy đàn khi họ thay đổi quyết định đầu tư trên cơ sở dựa theo hành động các nhà đầu tư khác (Ferruz và Yargas, 2007). Hành vi bầy đàn là một dạng tâm lý vốn có của con người nhưng nó sẽ trở nên mạnh hơn khi con người phải ra quyết định trong môi trường thông tin không đầy đủ, độ tin cậy của thông tin thấp và tồn tại nhiều hạn chế trong vấn đề minh bạch thông tin. Một khi nhà đầu tư không tin vào chất lượng và tính minh bạch của thông tin, kết hợp với khả năng phân tích thông tin bị hạn chế thì họ thường có xu hướng bắt chước hành động của những nhà đầu tư khác trên thị trường. Trong suốt thập kỷ qua, việc nghiên cứu về hành vi bầy đàn nhận được nhiều sự chú ý từ các nhà khoa học cũng như những nhà nghiên cứu thực nghiệm. Một số lượng lớn các mô hình lý thuyết đã được phát triển và nghiên cứu thực nghiệm được tiến hành để điều tra sự hình thành và nguyên nhân của hiện tượng này trên thị trường tài chính. Các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này tin rằng sự tồn tại của hành vi bầy đàn có tác động đến các kết quả của mô hình định giá tài sản vì nó có tác động đến sự biến động của giá cổ phiếu, tương ứng với đó là tác động đến lợi nhuận và rủi ro của chứng khoán (Tân và cộng sự, 2008;. Seetharaman và Raj, 2011). Cũng giống như đầu cơ, hành vi bầy đàn có thể hợp lý hoặc bất hợp lý. Nếu các nhà đầu tư tham gia thị trượng đều chạy theo xu hướng chung này thị sự biến động của thị trường càng trầm trọng hơn, từ đó có thể gây ra sự bất ổn của cả hệ thống tài chính (Hadiwibowo, 2010), đặc biệt là trong một giai đoạn khủng hoảng (Demirer và Kutan, 2006). Ngoài ra, hành vi bầy đàn không hợp lý trong một xu
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.