Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Bảo hiểm Xã hội Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Bảo hiểm Xã hội Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 91 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Bảo hiểm Xã hội Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Bảo hiểm Xã hội Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 4 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Bảo hiểm Xã hội Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 10
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Bảo hiểm Xã hội Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 91 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ******* LÊ BẢO TRUNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SỸ Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12 năm 2020. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÀ RỊA-VŨNG TÀU ******* LÊ BẢO TRUNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số ngành: 8340101 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO Bà Rịa-Vũng Tàu, tháng 12 năm 2020. TRƯỜNG ĐH BÀ RỊA-VŨNG TÀU PHÒNG ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Bà Rịa-Vũng Tàu, ngày 01 tháng 10 năm 2020 NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Lê Bảo Trung Giới tính: Nam Ngày, tháng, năm sinh: 25/03/1986 Nơi sinh: Vũng Tàu Chuyên Ngành : Quản trị kinh doanh MSHV: CH17110037 I- Tên đề tài: Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Bảo hiểm Xã hội Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. II- Nhiệm vụ và nội dung: Kể từ khi thành lập cho đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã không ngừng phát triển. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự mở cửa hội nhập, qua đó cho phép ra đời các công ty bảo hiểm trong nước cũng như quốc tế thì sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành cũng ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, nền kinh tế tri thức đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn nguồn nhân lực có chất xám, có kỹ năng và có thái độ làm việc tốt. Do đó, ban lãnh đạo của BHXH mong muốn có một lực lượng lao động giỏi, mạnh để làm tiền đề cho sự phát triển của đơn vị trong tương lai. Vì vậy đòi hỏi công tác quản trị nguồn nhân lực phải thật sự hiệu quả, phải đào tạo cho được những người giỏi, yêu ngành yêu nghề, có chế độ đãi ngộ thích đáng để giữ chân người tài và quan trọng hơn cả là tạo được động lực để cán bộ công nhân viên nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ được giao. Nhân viên có động lực thì họ làm việc đạt 80 - 90% hiệu suất, tỷ lệ nghỉ việc và nghỉ phép thấp (Farhaan Arman, 2009). Nhân viên trong các tổ chức thường không đảm bảo chất lượng công việc hoặc duy trì công việc của họ dưới mức tiềm năng. Nhân viên luôn làm việc trong tâm lý chán nản, không đóng góp và sáng tạo, hiệu suất làm việc không đúng với năng lực thật sự của họ. Người quản lý thường thất bại trong việc đưa ra những thách thức, cơ hội cần thiết để tạo động lực và hướng hành vi làm việc tích cực nhất cho nhân viên. Chính vì vậy, làm thế nào để nhân viên có động lực làm việc là câu hỏi thách thức đối với các nhà quản trị nhân sự và lãnh đạo đơn vị. Trong một cuộc khảo sát lớn điều tra về nhận thức của nhân viên và quản lý về động lực làm việc, kết quả chỉ ra rằng vấn đề lớn nhất của quản lý là khả năng cảm nhận chính xác những yếu tố thúc đẩy động lực làm việc của nhân viên (Kovach, 1987). Cũng trong một kết quả khảo sát khác của Navigos Search trên 4.800 nhân sự cao cấp làm việc tại các công ty trong nước và các công ty nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam thì bốn yếu tố quan trọng nhất tạo nên thương hiệu tuyển dụng hấp dẫn người lao động, trong đó chế độ lương thưởng chỉ là yếu tố quan trọng thứ tư, đứng đầu là đội ngũ lãnh đạo tốt, lần lượt tiếp theo là đào tạo thăng tiến, lương và thưởng. Kết quả nghiên cứu, cho ta nhìn nhận rằng khó tìm “tiếng nói chung” giữa nhân viên và người chủ doanh nghiệp. Biết được yếu tố nào tác động đến động lực làm việc của nhân viên và mức độ tác động của từng yếu tố như thế nào là rất quan trọng trong một chiến lược nhân sự của công ty. Nó góp phần giúp tổ chức phát huy tối đa được nguồn lực nội tại, tạo được lợi thế cạnh tranh cao. Tuy nhiên, các yếu tố này rất đa dạng và tùy thuộc vào mỗi tổ chức khác nhau. Từ nhận thức trên, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Bảo hiểm Xã hội Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu” cho luận văn chương trình Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của mình. III- Ngày giao nhiệm vụ: 14/12/2018 IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 01/10/2020 V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Phương Thảo CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Nguyễn Thị Phương Thảo VIỆN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Phương Thảo. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được tác giả công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày tháng 10 năm 2020 Người thực hiện luận văn Lê Bảo Trung i LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ và chỉ bảo nhiệt tình của quý thầy cô Trường Đại học Bà Rịa Vũng Tàu. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy TS. Nguyễn Thị Phương Thảo đã dành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn nghiên cứu và giúp tác giả hoàn thành luận văn của mình. Cản ơn Cô đã luôn nhiệt tình và tận tâm hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn. Đây là những bài học vô cùng quý giá và là nền tảng vững chắc cho nghiên cứu khoa học của bản thân em sau này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn quý thầy cô đang công tác tại Viện Sau đại học và Đào tạo Quốc tế - Trường Đại học Bà Rịa – Vũng Tàu đã hướng dẫn, hỗ trợ cho tôi hoàn thành các thủ tục để bảo vệ ở mỗi giai đoạn. Cuối cùng, tác giả xin được cảm ơn gia đình của tôi đã luôn động viên, giúp đỡ về mặt tinh thẫn lẫn vật chất trong thời gian thực hiện đề tài của mình. Trân trọng cảm ơn! Người thực hiện Lê Bảo Trung ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CÁM ƠN ........................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI ......................................................................1 1.1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ..................................................................................................3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ..............................................................................................4 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................4 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................4 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................4 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................4 1.5.1. Phương pháp định tính ......................................................................................4 1.5.2. Phương pháp định lượng ...................................................................................4 1.6. Kết cấu của luận văn ............................................................................................5 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ..............................................................................................5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU...................6 2.1. Khái niệm động lực và động lực làm việc ...........................................................6 2.1.1. Khái niệm động lực ...........................................................................................6 2.1.2. Khái niệm động lực làm việc ............................................................................6 2.2. Vai trò của động lực .............................................................................................7 2.3. Các lý thuyết nền tảng về động lực làm việc .......................................................8 2.3.1. Lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow (1942) ......................................................8 2.3.2. Lý thuyết thúc đẩy của McClelland (1968) ......................................................9 iii 2.3.3. Lý thuyết hai yếu tố của Herzberg (1959) ......................................................10 2.3.4. Lý thuyết thúc đẩy theo kỳ vọng .....................................................................11 2.4. Một số nghiên cứu liên quan đến động lực làm việc .........................................12 2.4.1. Một số nghiên cứu trên thế giới ......................................................................12 2.4.2. Một số nghiên cứu tại Việt Nam .....................................................................14 2.5. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ...................................................17 2.5.1. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................17 2.5.2. Giả thuyết nghiên cứu đề tài ...........................................................................18 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ............................................................................................22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................23 3.1. Quy trình nghiên cứu .........................................................................................23 3.2. Nghiên cứu định tính ..........................................................................................24 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính .................................................................24 3.2.2. Nghiên cứu định tính hoàn thiện mô hình .......................................................25 3.2.3. Nghiên cứu định tính xây dựng thang đo ........................................................25 3.3. Nghiên cứu định lượng.......................................................................................30 3.3.1. Thiết kế bảng câu hỏi ......................................................................................30 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................30 3.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu .........................................................................31 3.2.4. Phương pháp xử lý dữ liệu nghiên cứu ...........................................................31 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................34 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................35 4.1. Giới thiệu tổng quan về Bảo hiểm Xã hội tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ..................35 4.2. Kết quả nghiên cứu ............................................................................................38 4.2.1. Phân tích thống kê mô tả .................................................................................38 4.2.2. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha.......................................39 iv 4.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................44 4.2.4. Phân tích tương quan.......................................................................................47 4.2.5. Phân tích hồi quy tuyến tính ...........................................................................48 4.3. Thảo luận kết quả nghiên cứu ............................................................................55 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................58 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ ............................................59 5.1. Kết luận ..............................................................................................................59 5.2. Đề xuất hàm ý quản trị .......................................................................................59 5.2.1. Sự công nhận ...................................................................................................60 5.2.2. Bản chất công việc ..........................................................................................61 5.2.3. Thu nhập và phúc lợi .......................................................................................61 5.2.4. Lãnh đạo ..........................................................................................................62 5.2.5. Đồng nghiệp ....................................................................................................63 5.2.6. Môi trường làm việc ........................................................................................63 5.2.7. Cơ hội đào tạo và thăng tiến............................................................................64 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu sắp tới ................................................................65 TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ............................................................................................65 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. i PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM ......................................................v PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ THẢO LUẬN ................................................................ ix PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT ..................................................... xiv v CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI 1.1. Lý do lựa chọn đề tài Động lực lao động liên quan đến yếu tố con người, mà con người thì vô cùng phức tạp. Đó chính là điểm nảy sinh vấn đề! Từ xưa đến nay có rất nhiều các học thuyết xoay quanh vấn đề này như: thuyết X, thuyết Y, Thuyết nhu cầu…cho thấy động lực lao động đã được quan tâm từ rất sớm. Nhưng động lực lao động không bao giờ là vấn đề cũ bởi vì nó liên quan đến con người mà con người không phải là vật cố hữu, luôn thay đổi, phát triển theo thời gian, con người mang đặc tính lịch sử cụ thể. Các học thuyết tạo động lực lao động không ngừng được sinh ra để đáp ứng tốt hơn nhu cầu tạo động lực làm việc cho người lao động của nhà quản lý (Nguyễn Hoàng Thanh Nhàn, 2016). Kể từ khi thành lập cho đến nay, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã không ngừng phát triển. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế và sự mở cửa hội nhập, qua đó cho phép ra đời các công ty bảo hiểm trong nước cũng như quốc tế thì sự cạnh tranh giữa các công ty trong ngành cũng ngày càng khốc liệt. Bên cạnh đó, nền kinh tế tri thức đang ngày càng đòi hỏi nhiều hơn nguồn nhân lực có chất xám, có kỹ năng và có thái độ làm việc tốt. Do đó, ban lãnh đạo của BHXH mong muốn có một lực lượng lao động đủ giỏi, đủ mạnh để làm tiền đề cho sự phát triển của đơn vị trong tương lai. Tuy nhiên, kể từ năm 2018 tới nay, đặc biệt là thời điểm văn phòng của cơ quan BHXH chuyển từ thành phố Vũng Tàu, nơi phần lớn nhân viên đang sinh sống lên thành phố Bà Rịa, đã xảy ra nhiều trường hợp nhân viên tại BHXH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bỏ việc. Cụ thể, năm 2018 có 5 nhân viên trên tổng số 219 người xin nghỉ việc, đến năm 2019 có 3 người xin nghỉ, và đỉnh điểm tháng 3 năm 2020 đã có thêm 6 nhân viên khác xin nghỉ. Thông qua việc liên lạc trực tiếp để tìm hiểu nguyên nhân, một số nhân viên đã xin nghỉ cho biết nguyên nhân nghỉ việc là do cơ quan di chuyển sang địa điểm khác xa hơn, không được hỗ trợ tiền ăn uống đi lại, mức thu nhập qua đó bị ảnh hưởng. Tâm lý chán vì phải đi làm xa cũng thường được nhắc đến. Một số khác cho biết muốn chuyển công tác sang các 1
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.