Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh 162 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh 12 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh 7 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh 13
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Khoa học quản lý: Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo quận (huyện) tại TP. Hồ Chí Minh
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 162 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH HUỲNH THỊ KIM TRANG THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA MỘT SỐ PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO QUẬN (HUYỆN) TẠI TP. HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN LÝ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2002 LỜI CẢM ƠN Luận văn được thực hiện và hoàn thành với sự giúp đỡ quý báu của các Thầy Cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè gần xa. Tác giả xin chân thành cám ơn Trường Cán Bộ Quản Lý Giáo Dục Trung Ương II; Phòng Tiểu Học thuộc Sở Giáo Dục-Đào Tạo Thành phố Hồ Chí Minh; Phòng Giáo Dục-Đào Tạo các Huyện Cần Giờ, B1nh Chánh, Củ Chi, Hóc Môn; Phòng Giáo Dục-Đào Tạo các Quận Gò Vấp, 6, 11, 12 và các Thầy Nguyễn Cao Đạt -Trưởng Khoa ĐTGV Tiểu Học Trường Cao Đẳng Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Thầy Lê Ngọc Điệp - Phó Phòng Tiểu Học thuộc Sở Giáo Dục-Đào Tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Thầy Lâm Văn Đua -Chuyên viên Phòng Tiểu Học thuộc Sở Giáo Dục -Đào Tạo Thành phố Hồ Chí Minh, cùng nhiều Thầy Cô giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường Tiểu học đã tạo điều kiện giúp đỡ một cách có hiệu quả bằng nhiều hình thức khác nhau. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Phó Giáo sư -Tiến sĩ HOÀNG TÂM SƠN, người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình thực hiện để hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng, song do năng lực còn hạn chế nên những thiếu sót trong luận văn này là không thể tránh khỏi, vì lẽ đó kính mong được sự đóng góp ý kiến của Quý Thầy Cô và của các bạn đồng nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 09 năm 2002 Người thực hiện Huỳnh Thị Kim Trang 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................... 3 0T 0T MỤC LỤC ......................................................................................................................... 4 0T T 0 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ............................................................ 8 0T T 0 PHẦN I : MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 9 0T 0T 1. Lí do chọn đề tài: ................................................................................................................. 9 T 0 0T 2. Mục đích nghiên cứu:........................................................................................................ 10 T 0 0T 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu : ............................................................................... 10 T 0 T 0 4. Giả thuyết khoa học : ......................................................................................................... 10 T 0 0T 5. Nhiệm vụ nghiên cứu : ...................................................................................................... 11 T 0 0T 6. Phương pháp nghiên cứu :................................................................................................ 11 T 0 0T 7. Địa điểm nghiên cứu : ....................................................................................................... 12 T 0 0T CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................... 13 0T 0T 1.1. Khái niệm công cụ : ........................................................................................................ 13 T 0 0T 1.1.1. Khái niệm về quản lý: ............................................................................................... 13 T 0 0T 1.1.2. Khái niệm về quản lý giáo dục : ............................................................................... 15 T 0 T 0 1.1.3. Khái niệm về dạy và học : ........................................................................................ 17 T 0 0T 1.1.4. Khái niệm về quản lý dạy và học: ............................................................................ 19 T 0 T 0 1.1.5. Khái niệm về trưởng Tiểu học : ................................................................................ 20 T 0 T 0 1.1.5.1. Bậc Tiểu học : ................................................................................................... 20 T 0 0T 1.1.5.2. Trường Tiểu học: .............................................................................................. 21 T 0 0T 1.1.6. Vai trò và nhiệm vụ của Phòng giáo dục và đào tạo ............................................... 22 T 0 T 0 1.1.6.1. Vai trò của Trưởng phòng giáo dục và đào tạo :............................................... 22 T 0 T 0 4 1.1.6.2. Nhiệm vụ của trưởng phòng giáo dục và đào tạo: ............................................ 23 T 0 T 0 1.1.6.3. Chức trách và nhiệm vụ của cán bộ chỉ đạo Phòng giáo dục -đào tạo: ............ 24 T 0 T 0 1.2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................... 26 T 0 0T 1.3. Những vấn đề lý luận...................................................................................................... 27 T 0 0T 1.3.1. Đặc điểm về trường Tiểu học. .................................................................................. 27 T 0 T 0 1.3.2. Công tác quản lý dạy và học ở trường Tiểu học. ..................................................... 30 T 0 T 0 1.3.2.1. Quản lí hoạt động của thầy : ............................................................................. 30 T 0 T 0 1.3.2.2. Quản lí hoạt động của trò : ................................................................................ 31 T 0 T 0 1.3.2.3. Quản lí cơ sở vật chất phục vụ dạy và học: ...................................................... 32 T 0 T 0 1.3.3. Quản lý của Phòng giáo dục Quận (Huyện) đối vôi việc dạy và học của trường Tiểu T 0 học. ..................................................................................................................................... 32 T 0 1.3.3.1. Quản lý việc thực hiện cổng tác phổ cập tiểu học và tham gia xóa mù chữ trong T 0 phạm vi cộng đồng : ....................................................................................................... 32 0T 1.3.3.2. Chỉ đạo các trường Tiểu học bảo đảm chất lượng giảng dạy, học tập theo kế T 0 hoạch, mục tiêu giáo dục Tiểu học................................................................................. 34 T 0 CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU .................................................................... 38 0T T 0 2.1. Khái quát về nghiên cứu đề tài. ...................................................................................... 38 T 0 T 0 2.2. Công cụ nghiên cứu : ..................................................................................................... 40 T 0 0T 2.3. Tổ chức nghiên cứu :...................................................................................................... 40 T 0 0T 2.3.1. Tiến hành nghiên cứu: .............................................................................................. 40 T 0 0T 2.3.2. Xử lý số liệu: theo phương phấp toán học thống kê ................................................. 41 T 0 T 0 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VIỆC DẠY VÀ HỌC Ở 0T TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA MỘT SỐ PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ..................................................................................... 43 0T 3.1. Thực trạng về công tác quản lý dạy (giảng dạy) ở một số Quận. ................................. 43 T 0 T 0 5 3.1.1. Quản lý việc xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ Giáo viên. ......................................... 43 T 0 T 0 3.1.1.1. Phân công giáo viên: ......................................................................................... 43 T 0 0T 3.1.1.2. Quản lý việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên: ....................................................... 47 T 0 T 0 3.1.2. Quản lý việc thực hiên chương trình. ....................................................................... 55 T 0 T 0 3.1.3. Quản lý việc cải tiến phương pháp giảng dạy. ......................................................... 61 T 0 T 0 3.1.4. Quản lý hoạt động ngoài giờ. ................................................................................... 69 T 0 T 0 3.1.5. Quản lý việc thi đua giảng dạy ................................................................................. 79 T 0 T 0 3.2. Thực trạng về công tác quản lý việc học hiện nay ở một số Quận. .............................. 86 T 0 T 0 3.2.1. Quản lý việc tổ chức học tập của học sinh. .............................................................. 86 T 0 T 0 3.2.1.1. Quản lý việc tổ chức học tập của học sinh ở các trường trong thành phố: ....... 86 T 0 T 0 3.2.1.2. Quản lý việc tổ chức học táp của học sinh ở các trường trong một Quận T 0 (Huyện): ......................................................................................................................... 89 0T 3.2.2. Quản lý việc cải tiến phương pháp học tập. ........................................................... 103 T 0 T 0 3.2.3. Quản lý hoạt động ngoài giờ học. .......................................................................... 108 T 0 T 0 3.2.4. Quản lý thi đua học tập. ......................................................................................... 114 T 0 0T CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG 0T TÁC QUẢN LÝ DẠY VÀ HỌC CỦA PHÒNG GIÁO DỤC-ĐÀO TẠO TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐỐI VỚI TRƯỜNG TIỂU HỌC .......................... 119 T 0 4.1. Giải pháp về quản lý giảng dạy. ................................................................................... 119 T 0 T 0 4.1.1. Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý của Phòng giáo dục-đào tạo: ........................... 119 T 0 T 0 4.1.2. Xây dựng mạng lưới chuyên môn, cốt cán của Quận (Huyện) : ............................ 120 T 0 T 0 4.1.3. Chỉ đạo chung cho các trường thực hiện việc sử dụng và bồi dưỡng đội ngũ giáo T 0 viên: .................................................................................................................................. 122 T 0 4.2. Giải pháp về quản lý học tập. ....................................................................................... 123 T 0 0T 6 4.2.1. Chỉ đạo các trường tổ chức thi kiểm tra đầu năm thật nghiêm túc với đề thi chung T 0 của Phòng giáo dục-đào tạo: ........................................................................................... 123 0T 4.2.2. Chỉ đạo thực hiện xã hội hóa công tác giáo dục ở địa phương: ............................ 123 T 0 T 0 PHẨN 3 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 129 0T T 0 1.Kết luận: ............................................................................................................................ 129 T 0 0T 2.Nhược điểm, thiếu sót của đề tài:..................................................................................... 131 T 0 T 0 3.Kiến nghị: .......................................................................................................................... 131 T 0 0T 3.1. Đối với Sở giáo dục-đào tạo: .................................................................................... 131 T 0 T 0 3.2. Đối với Phòng giáo dục-đào tạo: .............................................................................. 133 T 0 T 0 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 134 0T 0T PHẦN PHỤ LỤC .......................................................................................................... 138 0T 0T 7 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN GDĐT : Giáo dục đào tạo GV, CBCNV, HS : Giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh HN : Hà Nội KHGD : Khoa học giáo dục NQTW : Nghị quyết Trung ương NXB : Nhà xuất bản PCGDTH : Phổ cập giáo dục tiểu học PGS-TS : Phó Giáo sư Tiến sĩ Tr : Trang UBND : Ủy ban Nhân dân XHHCTGD : Xã hội hóa công tác giáo dục 8 PHẦN I : MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài: -Trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước hết sức coi trọng vai trò của giáo dục và đào tạo. Hiến pháp của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ghi:" Giáo dục là quốc sách hàng đầu". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định :"Phát triển giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước" do đó để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này "phải phát triển mạnh giáo dục - đào tạo, phát huy nguồn lực người, yếu tố cơ bản của sự phát triển chung và bền vững" (tài liệu học tập NQTW 2 khóa VIII, Tr.9). Nghị quyết TW2 khóa VIII là sự quan tâm lớn của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, các mục tiêu cụ thể nêu trong nghị quyết liên quan đến việc quản lý giáo dục-đào tạo trên địa bàn Quận (Huyện), trong đó có Phòng Giáo dục - Đào tạo. -Thông tư Liên Bộ số 41/LB ngày 14-8-1991 của Ban Tổ chức Cán bộ của Chính phủ và Bộ Giáo dục - Đào tạo về "Hướng đẫn sắp xếp tổ chức, biên chế cơ quan quản lý hành chính Nhà nước về giáo dục - đào tạo ở địa phương đã ghi rõ: "Phòng giáo dục-đào tạo là cơ quan chuyên môn của UBND Quận (Huyện), là hệ thống tổ chức quản lý hành chính Nhà nước của ngành giáo dục-đào tạo". Trong đó cơ cấu tổ chức của Phòng Giáo dục - Đào tạo gồm một trưởng phòng, một phó trưởng phòng và các chuyên viên, nhân viên phục vụ. Nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Giáo dục - Đào tạo là:  Giúp Ủy ban Nhân dân thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo ở địa phướng. Thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các trường và các cơ sở giáo dục - đào tạo của các địa phương thực hiện các qui định về giáo dục - đào tạo trong các trường học. Ngoài ra Bộ Giáo dục - Đào tạo cũng đã ban hành thông tư số 53/TT ngày 17-12-1991 "Hướng dẫn tổ chức sắp xếp mạng lưới trường các ngành học", trong đó Giáo dục Tiểu học sẽ do Phòng Giáo dục - Đào tạo quản lý về chuyên môn, như vậy Phòng Giáo dục - Đào tạo, cụ thể là Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo phải chịu trách nhiệm trước sỏ về việc chỉ đạo hoạt động dạy và học ở bậc Tiểu học. Thực tế hiện nay, việc quản lý dạy và học ở các Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) chưa đồng bộ, có nơi chủ yếu tập trung vào số lượng, có nơi chủ yếu tập trung vào chất lượng. Chính vì thế có Quận tỉ lệ học sinh tốt nghiệp Tiểu học cao nhưng lại không có học sinh giỏi cấp thành phố; hoặc có 9 trường số lượng giáo viên giỏi nhiều những kết quả số học sinh tham dự các kì thi Học sinh giỏi thì thấp; trong việc đăng kí thi đua trong năm học có trường dựa vào chỉ tiêu kế hoạch 5 năm; có trường dựa vào kết quả thi tốt nghiệp ... về phía trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo thì có người giao việc quản lý chuyên môn Tiểu học cho chuyên viên Phòng Giáo dục phụ trách, Trưởng phòng Giáo dục là người "Chỉ đạo"... Bên cạnh đó cũng có người chủ động vạch ra mọi kế hoạch nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập của học sinh ở Quận mình. Rõ ràng "Cán bộ quản lý là đội ngũ sĩ quan của ngành, nếu được đào tạo, bồi dưỡng tốt sẽ tăng sức chiến đấu cho ngành ... Nơi nào có cán bộ quản lý tốt thì nơi đó làm ăn phát triển, ngược lại nơi nào có cán bộ quản lý kém thì làm ăn trì trệ, suy sụp" (Nguyễn Thị B1nh). Từ những lí do trên, chúng tôi thấy vấn đề Tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh là vấn đề cấp thiết ảnh hưởng tới công tác quản lý giáo dục, mà trong Nghị quyết TW2 khóa VIII cũng đã khẳng định "Đổi mới công tác quản lý giáo dục là giải pháp quan trọng để khắc phục các yếu kém của giáo dục" (tài liệu học tập nghị quyết TW2 khóa VIII, Tr.31-32). VÌ vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài "Thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh" làm luận văn tốt nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu của chúng tôi nhằm mục đích làm rõ thực trạng về công tác quản lý việc dạy và học ở trường Tiểu học của một số Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý của Phòng Giáo dục - Đào tạo. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu : 3.1. Đối tượng nghiên cứu : Thực trạng về việc quản lý dạy và học đối với trường Tiểu học. 3.2. Khách thể nghiên cứu : Phòng Giáo dục - Đào tạo ở một số Quận (Huyện) trong thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học : Việc quản lý dạy và học của Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học. Nói một cách cụ thể, nếu Phòng Giáo dục - Đào tạo Quận (Huyện) có những biện pháp quản lý phù hợp thì chất lượng dạy và học của trường Tiểu học sẽ được nâng lên. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.