Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam 156 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam 2 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam 9
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn: Đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao cổ truyền Việt Nam
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 156 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH TRẦN THANH VÂN ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG CA DAO CỔ TRUYỀN VIỆT NAM LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ : 5. 04. 33 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TSKH BÙI MẠNH NHỊ - TP. HỒ CHÍ MINH 12/2002 - MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................ 3 T 1 T 1 DẪN LUẬN .......................................................................................................... 6 T 1 T 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: ................................................................................................... 6 T 1 T 1 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ : ......................................................................................................... 6 T 1 T 1 3.NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN ......................................................................................... 8 T 1 T 1 4. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ............................................................ 9 T 1 T 1 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN: ....................................................................................... 11 T 1 T 1 CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC VỀ BẢN CHẤT TRỮ TÌNH, NHÂN VẬT TRỮ T 1 TÌNH VÀ NHÂN VẬT TRONG CA DAO TRỮ TÌNH ................................ 12 T 1 CHƯƠNG 2: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI CA VỀ TÌNH YÊU T 1 LỨA ĐÔI ........................................................................................................... 28 T 1 2.1.MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG ................................................................................... 28 T 1 T 1 2.2. TÊN GỌI VÀ CHÂN DUNG CỦA NHÂN VẬT CHÀNG TRAI VÀ CÔ GÁI ........ 29 T 1 T 1 2.3.BỐI CẢNH GẶP GỠ. THỂ HIỂN TÌNH CẢM CỦA CÁC CÔ GÁI VÀ CHÀNG T 1 TRAI ................................................................................................................................... 32 T 1 2.4. CÁC HÌNH THỨC CA HÁT THỂ HIỆN THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA CÁC T 1 CHÀNG TRAI, CÔ GÁI..................................................................................................... 37 T 1 2.5. THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA CÁC CÔ GÁI CHÀNG TRAI ..................................... 41 T 1 T 1 2.5.1. Các mẫu đề và hình ảnh truyền thống .................................................................. 41 T 1 T 1 2.5.2. Những nỗi niềm trái ngang của ánh yêu đôi lứa................................................... 49 T 1 T 1 2.5.3. Tính chất lành mạnh và tiến bộ của tình yêu trong ca đao ................................... 53 T 1 T 1 CHƯƠNG 3: NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI CA VỀ TÌNH CẢM T 1 GIA ĐÌNH .......................................................................................................... 59 T 1 3.1. NHẬN XÉT CHUNG NHỮNG BÀI CA VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH ...................... 59 T 1 T 1 3.2. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH - NGƯỜI VỢ, TRONG BÀI CA VỀ TÌNH CẢM GIA T 1 ĐÌNH ................................................................................................................................... 61 T 1 3.2.1. Người vợ trong hạnh phúc gia đình ...................................................................... 62 T 1 T 1 3.2.2.Nhân vật người vợ trong nỗi bất hạnh của cuộc sống vợ chồng ........................... 69 T 1 T 1 3.2.2.1. Nỗi ngang trái vì hôn nhân bị ép gả .............................................................. 69 T 1 T 1 3.2.2.2. Nỗi ngang trái bất hạnh trong cảnh làm lẽ:................................................... 73 T 1 T 1 3.2.2.3. Nỗi bất hạnh của người vợ trong quan hệ mẹ chồng - nàng dâu: ................. 76 T 1 T 1 3.3. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH - NGƯỜI CON ................................................................... 78 T 1 T 1 3.3.1.Một số nhận xét chung .......................................................................................... 78 T 1 T 1 3.3.2.Tiếng hát yêu thương tình nghĩa của người con .................................................... 79 T 1 T 1 3.3.3. Tiếng hát than trách cha mẹ của người con .......................................................... 85 T 1 T 1 CHƯƠNG 4: MỘT SỐ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG BÀI CA VỀ T 1 CÁC MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI ....................................................................... 90 T 1 4.1. MỘT SỐ NHẬN XÉT CHUNG .................................................................................. 90 T 1 T 1 4.2. THẾ GIỚI TÌNH CẢM CỦA NHÂN VẬT NGƯỜI NÔNG DÂN ............................ 92 T 1 T 1 4.2.1. Tình cảm của người nông dân trong lao động sản xuất ........................................ 92 T 1 T 1 4.2.2. Tình cảm của người nông dân trong quan hệ làng xóm, đất nước, con người ..... 95 T 1 T 1 4.2.3. Tình cảm của người nông dân trong quan hệ với những kẻ áp bức, thống trị ...... 98 T 1 T 1 4.2.4. Hình ảnh con cò - biểu tượng cho người nông dân trong ca dao ....................... 101 T 1 T 1 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 107 T 1 T 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 109 T 1 T 1 PHỤ LỤC THAM KHẢO .............................................................................. 117 T 1 T 1 I/ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG TÌNH YÊU ĐỐI LỨA ........................................... 117 T 1 T 1 1. Chân dung nhân vật .................................................................................................. 117 T 1 T 1 1.1.Chân dung "em" ................................................................................................. 117 T 1 T 1 1.2. Chân dung "anh - em"....................................................................................... 119 T 1 T 1 2. Bối cánh gặp gỡ ........................................................................................................ 120 T 1 T 1 3. Ước hẹn thề nguyền .................................................................................................. 123 T 1 T 1 4. Nỗi niềm xa cách ...................................................................................................... 131 T 1 T 1 II/ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH ......................................... 137 T 1 T 1 1. Quan hệ vợ chồng ..................................................................................................... 137 T 1 T 1 1.1.Hạnh phúc gia đình ............................................................................................ 137 T 1 T 1 1.2. Những bất hạnh ngang trái................................................................................ 139 T 1 T 1 2. Quan hệ cha me, con cái ........................................................................................... 145 T 1 T 1 III. NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG LAO ĐỘNG ........................................................ 149 T 1 T 1 IV. NHẬN VẬT TRỮ TÌNH TRONG QUAN HỆ XÃ HỘI............................................ 154 T 1 T 1 DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Ca dao là thể loại tiêu biểu của văn học dân gian, nó có số lượng phong phú. Nó đúng là một kho tàng, một tòa lâu đài của vô vàn lời ca qua nhiều thế hệ của các vùng, miền khác nhau trên đất nước. Nguyễn Du tâm sự "thôn ca sơ học tang ma ngữ" (câu hát thôn dã giúp ta biết những tiếng nói trong nghề dâu gai). Còn nhà thơ Xuân Diệu thì nói ca dao là "thơ của vạn nhà". Ca dao có ý nghĩa và giá trị nhân văn rất lớn và sâu sắc. Nó là tấm gương soi của tâm hồn dân tộc, là "khí sắc dân tộc". Ca dao đã, đang và sẽ còn âm vang lay động lòng người Việt Nam. "ca dao tự vạch cho mình một lối đi, dẫu không hào nhoáng, song hết sức hiên ngang, hết sức độc lập. Phát sinh vì Dân Tộc, sống còn nhờ Dân Tộc, ca dao là kết tinh thuần tuy của tinh thần Dân Tộc" [ 82 ]. Đồng chí Lê Duẩn đã nói: "Nay mai, cho đến khi Chủ nghĩa cộng sản đã xây dựng thành công, thì câu ca dao Việt Nam vẫn rung động lòng người Việt Nam hơn hết" [ 18 - Tr. 67] Ca đao phản ánh tâm hồn, tình cảm con người, vì vậy vấn đề nhân vật trữ tình là vấn đề rất đặc trưng và nổi bật của thể loại này. Ca dao có những loại nhân vật nào? Những loại nhân vật này được thể hiện ra sao và có những tâm trạng tình cảm tiêu biểu gì ? hệ thống hình ảnh tương ứng với từng loại nhân vật là thế nào ? ... Đó là những vấn đề rất cơ bản của thể loại, thi pháp thể loại. Chúng ta đã quan tâm nhiều đến thể thơ, kết cấu, đến các hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng, dù rằng sự quan tâm ấy vẫn còn phải tiếp tục, nhưng có lẽ chúng ta chưa chú ý đúng mức đến các nhân vật trữ tình của ca dao. Vì vậy chọn nghiên cứu về các nhân vật trữ tình trong ca dao là điều rất cần thiết và có ý nghĩa cả về lý luận lẫn thực tiễn. Nó sẽ giúp ta thấy rõ hơn đặc trưng thể loại và từ đó soi sáng vào vấn đề nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm ca dao. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ : Trước Cách mạng Tháng 8, việc tìm hiểu ca dao tập trung chủ yếu vào công việc sưu tầm ca dao và miêu tả những hình thức sinh hoạt, ca hát của nhân dân. Trong mấy chục năm đầu thể kỷ XX, các nhà Nho (trong đó có người làm quan) tiếp tục truyền thống ghi chép, biên soạn văn học dân gian có từ các thế kỷ trước và chữ Nôm (là chủ yếu) được dùng để biên soạn ca dao. Các nhà Nho đã trân trọng và đánh giá cao thơ ca dân gian, nhưng những công trình của họ chi mới dừng ở mức độ là cung cấp những cứ liệu cho việc nghiên cứu lịch sử tục ngữ và thơ ca dân gian, chẳng hạn Thanh Hóa quan phong (Vương Duy Trinh soạn - 1903); Đại Nam quốc túy (Ngô Giáp Đậu soạn - 1908); Việt Nam phong sử (Nguyễn Văn Mại biên soạn -1914); Nam âm sự loại (Vũ Công Thành soạn - 1925).v.v... Vào đầu thế kỷ XX, ở nước ta đã xuất hiện những trí thức Tây học. Nhiều người trong số đó là những người yêu nước, đã góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu văn hoa, phong tục Việt Nam nói chung và ca dao nói riêng. Học giả Nguyễn Văn Huyên đã có những công trình rất sáng giá về mặt tư liệu cũng như phương pháp luận như Hát đối cửa nam nữ Thanh Niên ở Việt Nam (1934); Những khúc ca đám cưới Tày ở Lạng Sơn và Cao Bằng (1941). Cũng về lĩnh vực sưu tầm nghiên cứu ca dao thời kỳ này còn phải kể đến Nguyễn Văn Ngọc với Tục ngữ phong dao (1928 - hai tập); Nguyễn Can Mộng với Ngạn ngữ phong dao (1936). Như vậy, trước Cách mạng Tháng 8, có nhiều khuynh hướng sưu tầm, nghiên cứu văn hóa dân gian, nhưng thực sự chưa thể nói tới sự có mặt của khoa nghiên cứu văn hóa dân gian (Folklore học), chưa có công trình nào đề cập trực tiếp vấn đề nhân vật trữ tình của ca dao. Sau Cách mạng Tháng 8 và đặc biệt từ 1980 đến nay, việc nghiên cứu văn học dân gian, nghiên cứu ca dao đã có một bước tiến đáng kể. Người ta đã chú ý tới đặc trưng thể loại, đến những nội dung, hình thức, cấu tứ, hệ thống hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng. Nhiều công trình có giá trị về thi pháp ca dao đã ra đời như Tục ngữ ca dao - dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan (bản in lần thứ 8 - NXB KHXH, Hà nội 1978); Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật đồng chủ biên (NXB Văn hoá thông tin, Tp HCM, 2001)... Các nhà nghiên cứu cũng đã chú ý tới đặc điểm kết cấu, cấu tứ, hệ thống hình ảnh so sánh, ẩn dụ, biểu tượng, đặc điểm thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, đặc điểm ngôn ngữ của ca dao. Đó là các công trình của Cao Huy Đinh, Chu Xuân Diên, Vũ Ngọc Phan, Đặng Văn Lung, Nguyễn Xuân Kính, Bùi Mạnh Nhị, Phạm Thu Yến, Trương Thị Nhàn, Hà Công Tài, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, Trần Thị An, Nguyễn Bích Hà, v.v... Mỗi công trình ấy đi vào một vấn đề hoặc một nhóm vấn đề của thi pháp ca dao, góp phần gián tiếp tìm hiểu so sánh đặc điểm nhân vật trữ tình của thể loại. Cũng như công trình nghiên cứu về bài ca dao cụ thể và ở đó có nhắc đến nhân vật trữ tình cụ thể trong bài ca dao đó. Nhưng nhìn chung chúng ta chưa có một chuyên luận nào, bài báo nào dành riêng cho vấn đề nhân vật trữ tình trong ca dao. Trong Kho tàng ca dao người Việt, ở bảng tra cứu tên các tài liệu, từ trang 2965 đến 3065, các tác giả đẫn ra 885 tài liệu sưu tầm, nghiên cứu, nhưng không có tài liệu nào đề cập trực tiếp đến nhân vật trữ tình của ca dao. Tuy nhiên đã có những công trình nghiên cứu gợi ý cho chúng tôi những vấn đề rất quan trọng về nội dung, về phương pháp luận và phương pháp cụ thể. Chẳng hạn những công trình nghiên cứu quan tâm đến vấn đề lý luận và phương pháp luận: phương pháp nghiên cứu liên ngành của GS. Chu Xuân Diên; phương pháp nghiên cứu theo típ và môtíp của Nguyễn Tấn Đắc, vấn đề công thức truyền thống và đặc trưng cấu trúc ca dao của Bùi Mạnh Nhị; phương pháp nghiên cứu theo hệ thống của Đỗ Bình Trị (Xem thư mục của luận văn)... đã giúp chúng tôi đi tìm hiểu về đề tài này . Những công trình này tuy không trực tiếp nghiến cứu nhân vật trữ tình nhưng đó là những gợi ý về nội dung, hướng nghiên cứu để người viết bước đầu tìm hiểu đề tài. 3.NHIỆM VỤ CỦA LUẬN VĂN Luận văn của chúng tôi hướng tới những nhiệm vụ sau: 3.1.Xác định đặc điểm trữ tình trong ca dao và đặc điểm nhân vật trữ tình trong ca dao. Đây là vấn đề có ý nghĩa cơ sở. Nhiệm vụ này được thể hiện ở chương 1. Ở chương này chúng tôi sẽ xác định một số vấn đề thuộc về bản chất trữ tình của thể loại và tập trung trình bày những vấn đề riêng trong bản chất trữ tình của ca dao cũng như khái niệm nhân vật trữ tình trong ca dao. Ở đây chúng tôi cũng sẽ cố gắng so sánh nhân vật trữ tình trong ca dao và nhân vật trữ tình trong văn học viết. 3.2.Luận văn bước đầu mô tả một số loại nhân vật trữ tình trong các bài ca. Chúng tôi sẽ phân loại và miêu tả các nhân vật theo các nhóm bài ca thuộc các chủ đề khác nhau. A. M. Nôvicôva đã nhận xét khi phân loại dân ca Nga: "Theo chúng tôi quan niệm thì nguyên tắc quyết định sự phân loại chi có thể là nguyên tắc chủ đề, đồng thời có tính đến đặc điểm thể loại đặc biệt của từng nhóm" [ 2]. Do vậy chúng tôi sẽ miêu tả những bài ca nhân vật trữ tình theo các nhóm chủ đề. Cụ thể là nhân vật trữ tình trong ba nhóm bài ca: - Nhóm bài ca về tình yêu lứa đôi - Nhóm bài ca về tình cảm gia đình - Nhóm bài ca về các quan hệ xã hội khác Ở mỗi nhóm bài ca đó, chúng tôi chi tập trung miêu tả một số nhân vật chính với những nét tiêu biểu nhất của nó. Cụ thể, ở bài ca tình yêu lứa đôi, chúng tôi miêu tả, nhận xét về hai nhân vật trung tâm của nó; đó là nhân vật chàng trai và cô gái. Đối với bài ca về sinh hoạt gia đình, chúng tôi chi tập trung miêu tả, nhận xét về nhân vật người vợ, người con, người mẹ. ở bài ca về những mối quan hệ xã hội khác, nhân vật được luận văn tập trung đề cập là nhân vật người nông dân. Việc miêu tả, nhận xét về từng nhân vật trữ tình như đã nói trong ca dao trữ tình không thể giống nhau vì mỗi nhân vật như vậy xuất hiện trong những nhóm bài ca khác nhau, có những mối quan hệ khác nhau với những nhân vật khác và thế giới tình cảm, phương thức thể hiện tình cảm của nó cũng khác nhau. Cũng cần nói thêm rằng, đề tài luận văn là đề tài rộng, lại là đề tài khố vì trước nay chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp dành riêng cho các nhân vật trữ tình trong ca dao. Vì vậy, do thời gian có hạn, do khả năng còn hạn chế, luận văn thiên về mục đích bước đầu gợi hướng tìm hiểu các nhânvật hơn là miêu tả kỹ càng về các nhân vật đó. Nhiệm vụ nói trên của luận văn sẽ được thể hiện ở chươngII, III, IV. 4. TƯ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 4.1.Tư liệu: Tư liệu tác phẩm để nghiên cứu đề tài gồm các tập sưu tầm ca dao sau đây: - Kho tàng ca dao người Việt, Nguyễn Xuân Kính, Phan Đăng Nhật (chủ biên) NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2001 - Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (In lần thứ 8), Vũ Ngọc Phan, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978 - Dân ca Bình Trị Thiên, Trần Việt Ngữ - Thành Duy - NXB Văn học, Hà Nội, 1967 - Ca dao - Dân ca Nam Bộ, Bảo Định Giang - Nguyễn Tấn Phát, Trần Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn, NXB Tp Hồ Chí Minh, 1984 Ngoài các tư liệu đó là những tư liệu về mĩ học, lý luận văn học, lịch sử, văn hoa học, văn học dân gian, v.v... là cơ sở, làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến luận văn. Chẳng hạn, công trình Mĩ học của Hêghen, các công trình lý luận văn học của một số tác giả trong ngoài nước, từ điển thuật ngữ văn học, các giáo trình đại học cao đẳng về lịch sử và về văn hóa học và văn hóa dân gian. 4.2.Phương pháp: - Dùng phương pháp nghiên cứu liên ngành. Cụ thể chúng tôi sẽ vận dụng những tri thức, thành tựu của các ngành khoa học như : Văn học; ngôn ngữ học, xã hội học, văn hóa học, văn hóa dân gian, lịch sử học ... để tìm hiểu những vấn đề liên quan tới đề tài. - Phương pháp hệ thống. Cụ thể là tìm hiểu các nhân vật trong quan hệ với đặc trưng thể loại, với các yếu tố tạo thành đặc trưng hệ thống nhân vật. ở đây chúng tôi đặc biệt chú ý những truyền thống lịch sử - xã hội, văn hóa và truyền thống của ca dao. Truyền thống chi phối và thể hiện ở nhiều phương diện khác nhau: đề tài, nhân vật, hình ảnh, ngôn ngữ. Chứng tôi sẽ bước đầu cố gắng đặt nhân vật trong những hệ thống như vậy để xem xét. - Phương pháp phân tích tổng hợp. Phương pháp này giúp cho việc phân tích cụ thể và khái quát nhữhg đặc điểm của nhân vật. - Phương pháp so sánh. So sánh cái riêng của ca dao với thơ, so sánh các nhóm nhân vật với nhau và giữa các thể loại văn học dân gian với nhau.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.