Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu vực tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

docx
Số trang Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu vực tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 120 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu vực tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu vực tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 1 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu vực tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội 22
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu vực tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------------------- Lê Thị Thu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------------------- Lê Thị Thu NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đất đai Mã số: 60 85 01 03 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học : GS. TS. Nguyễn Cao Huần Hà Nội - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ những nội dung và số liệu trong luận văn này do tôi tự nghiên cứu, khảo sát và thực hiện không trùng với bất kỳ luận văn, đề tài nào đã công bố. Nếu có gì sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 12 năm 2015 Học viên Lê Thị Thu i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành chương trình sau đại học và viết luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong khoa Địa lý trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đãcung cấp các kiến thức quý báu, hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình và tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện luận văn này. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Cao Huần người đã dành rất nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của lãnh đạo UBND, các đồng chí công chức địa chính, các đồng chí chủ nhiệm HTXNN 9 xã nghiên cứu; Các đồng chí của xí nghiệp đầu tư và phát triển thủy lợi huyện Chương My, các đồng chí phòng Kinh Tế, phòng Quản lý đô thị, phòng Tài nguyên và Môi trường, Chi cục thống kê huyện Chương Mỹ đã tạo rất nhiều điều kiện giúp đỡ để tôi có đầy đủ dữ liệu, số liệu nghiên cứu. Cảm ơn sự động viên nhiệt tình, ủng hộ của gia đình, bạn bè trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Mặc dù đã rất cố gắng để có thể hoàn thiện luận văn bằng tất cả khả năng của mình nhưng vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của các thầy cô và các bạn. Hà Nội, tháng 12năm2015 Học viên Lê Thị Thu ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................i LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................ii MỤC LỤC............................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU..................................................................................vii DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ MINH HỌA............................................ix MỞ ĐẦU..................................................................................................................1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI.............................5 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan...................................5 1.2. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hệ thống sử dụng đất đai....................9 1.2.1. Hệ thống sử dụng đất đai.........................................................................9 1.2.2. Cơ sở khoa học của sử dụng đất nông nghiệp bền vững........................11 1.2.3. Đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO.................................................12 1.3. Xác lập về hệ mô hình kinh tế sinh thái....................................................17 1.3.1. Khái niệm chung về kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái. .17 1.3.2. Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái........19 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG MỸ PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ - SINH THÁI........................................................................................24 2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...........................................24 2.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................24 2.1.2. Địa chất - địa hình.................................................................................25 2.1.3. Khí hậu..................................................................................................25 2.1.4. Thuỷ văn...............................................................................................26 2.1.5. Các nguồn tài nguyên............................................................................26 2.1.6 Thực trạng môi trường...........................................................................32 2.1.7. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...........33 iii 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội...........................................................................34 2.2.1. Dân số và lao động................................................................................34 2.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn...........................35 2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội..............................36 2.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế................................................37 2.2.5. Tăng trưởng kinh tế...............................................................................41 2.2.6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế...................................................................42 2.2.7. Việc làm và thu nhập.............................................................................43 2.2.8. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.....44 2.3. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực..............................................................46 2.3.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất..............................................46 2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp biến động sử dụng đất nông nghiệp ........................................................................................................................ 48 2.3.3.Tình hình quản lý đất nông nghiệp:........................................................53 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU56 3.1. Hệ thống các đơn vị đất đai khu vực nghiên cứu.....................................56 3.1.1. Lựa chọn và chỉ tiêu phân cấp các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai................................................................................................................... 56 3.1.2. Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai............................................................59 3.2. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp khu vực nghiên cứu..................66 3.2.1 Khái quát các loại hình sử dụng đất khu vực nghiên cứu.......................66 3.2.2. Đặc điểm một số loại hình sử dụng đất.................................................67 3.3. Các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn...............................70 3.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp.72 3.4.1. Đánh giá tính thích hợp của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp......72 3.4.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp......................................................................................76 3.4.3. Đánh giá chung về hiệu quả của các hệ thống sử dụng đất....................85 iv 3.5. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ quản lý đất đai khu vực nghiên cứu đến năm 2020.................................................................................87 3.5.1. Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp...............87 3.5.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho giai đoạn 2015-2020...........88 3.5.3. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp của khu vực đến năm 2020..........89 3.5.4. Đề xuất một số nội dung điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020..................................................................................................90 3.6 Xác lập mô hình hệ kinh tế sinh thái trên địa bàn....................................91 3.6.1 Một số mô hình kinh tế sinh thái điển hình............................................91 3.6.2. Nhận xét và xác lập mô hình kinh tế sinh thái trong khu vực................95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................98 KẾT LUẬN........................................................................................................98 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................100 PHỤ LỤC.............................................................................................................103 v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT FAO Tổ chức lương thực thế giới HTSDĐ Hệ thống sử dụng đất đai KT Kinh tế GTGT Giá trị gia tăng LUT Loại hình sử dụng đất LMU Đơn vị bản đồ đất đai MT Môi trường QĐ Quyết định UBND Ủy ban Nhân dân XH Xã hội vi DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực Tây Nam...................34 Bảng 2.2: Tình hình lao động trên địa bàn......................................................35 Bảng 2.3: Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi của khu vực nghiên cứu. 38 giai đoạn 2010 - 2014......................................................................................38 Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 – 2014.........................42 Bảng 2.5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010 2014.................................................................................................................43 Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 khu vực nghiên cứu..................47 Bảng 2.7: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 của khu vực.........49 Bảng 2.8: Tình hình biến động đất nông nghiệp tại khu vực giai đoạn 2010 – 2014.................................................................................................................50 Bảng 2.9: Xu hướng biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2014........52 Bảng 3.1: Phân cấp đất theo thành phần cơ giới khu vực nghiên cứu............57 Bảng 3.2: Phân cấp chế độ tưới nước khu vực tây nam huyện Chương Mỹ...57 Bảng 3.3: Phân cấp chế độ tiêu nước nông khu vực nghiên cứu....................58 Bảng 3.4: Phân cấp địa hình tương đối khu vực tây nam huyện Chương Mỹ 58 Bảng 3.5: Các yếu tố chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ,thành phố Hà Nội................................59 Bảng 3.6: Phân loại đất khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ.................60 Bảng 3.7: Diện tích phân theo thành phần cơ giới đất khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ...........................................................................................61 Bảng 3.8: Diện tích đất phân theo chế độ tưới nước nông nghiệp khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ.............................................................................61 Bảng 3.9: Diện tích đất phân theo chế độ tiêu nước nông nghiệp khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ.............................................................................62 Bảng 3.10: Diện tích đất phân theo địa hình tương đối của khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ...................................................................................63 vii Bảng 3.11: Đặc tính và tính chất đất đai của các đơn vị bản đồ đất đai..........64 Bảng 3.12: Tổng hợp các loại hình sử dụng đất, kiểu sử dụng đất nông nghiệp phổ biến tại khu vực Tây Nam huyện Chương Mỹ.........................................67 Bảng 3.13: Đặc điểm các đơn vị đất đai khu vực nghiên cứu.........................70 Bảng 3.14: Chú giải các hệ thống sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.........72 Bảng 3.15: Đánh giá tính thích nghi của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp trồng lúa nước:.................................................................................................74 Bảng 3.16: Đánh giá tính thích nghi của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm.............................................................................74 Bảng 3.17: Đánh giá tính thích nghi của các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp trồng cây lâu năm................................................................................75 Bảng 3.18: Năng suất một số cây trồng, vật nuôi chính năm 2014.................76 Bảng 3.19: Hiệu quả kinh tế một số cây trồng, vật nuôi chính tại khu vực....77 Bảng 3.20: Hiệu quả kinh tế hệ thống sử dụng đất tại khu vực......................77 Bảng 3.21: Hiệu quả xã hội của các hệ thống sử dụng đất..............................79 Bảng 3.22: Tổng hợp mức độ bón phân của một số cây trồng chính..............82 Bảng 3.23: So sánh lượng thuốc bảo vệ thực vật cho các hệ thống sử dụng đất...84 Bảng 3.24: Tổng hợp kết quả đánh giá của các hệ thống sử dụng đất............86 viii DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ MINH HỌA Hình 1.1:Các bước đánh giá, phân hạng đất đai [3]........................................13 Hình 1.2: Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong hệ kinh tế sinh thái [14]..................................................................................................................18 Hình 1.3: Tổng quát các bước đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái[6]...........19 Hình 2. 1: Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ- TP.Hà Nội.......................24 Hình 3.1: Mô hình lúa - cá - vịt của hộ gia đình ông Lê Văn Biên (Đồng Sảo, thôn Hạnh Côn, xã Nam Phương Tiến)...........................................................93 Hình 3.2: Mô hình vườn – ao – chuồng của hộ gia đình ông Trịnh Văn Vinh (Đồng Ké, xã Trần Phú)..................................................................................95 Hình 3.3: Mô hình vườn – chuồng của hộ gia đình ông Đỗ Hồng Phóng (thôn An Thuận, xã Hữu Văn)..................................................................................97 Hình 3.4: Ruộng trồng sắn của hộ bà Trịnh Thị Thịnh (thôn Đồi Chè, xã Thanh Bình......................................................................................................97 MỤC BẢNG, BIỂU DANH MỤC HÌNH ẢNH VÀ SƠ ĐỒ MINH HỌA ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt cũng là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác ở trên trái đất. Đất đai chính là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp, tạo ra lương thực thực phẩm giúp con người tồn tại. Ngày nay do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với sự bùng nổ về dân số, nạn ô nhiễm và suy thoái về môi trường….. đã ngày càng thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, vì vậy, việc nghiên cứu các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng đất để từ đó sử dụng và quản lý đất đai theo quan điểm nông nghiệp bền vững là vấn đề hết sức quan trọng đối với thế giới nói chung và nước ta nói riêng. Khu vực tây nam huyện Chương Mỹ nằm ở phía tây nam thủ đô Hà Nội, cách trung tâm 30 Km có tốc độ phát triển kinh tế cao với tỷ trọng sản xuất nông nghiệp chiếm 22% trong cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện. Cơ cấu kinh tế trong khu vực nông thôn đang có sự chuyển biến tích cực theo hướng tăng nhanh giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại, giảm dần giá trị sản xuất nông nghiệp. Bước đầu đã hình thành một số vùng chuyên canh về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản quy mô lớn, giá trị sản xuất nông nghiệp trên một héc-ta canh tác không ngừng được tăng cao. Tuy vậy, phương thức sản xuất mới chỉ chú trọng vào vào tăng trưởng số lượng đã dẫn đến mất cân bằng về sinh thái, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy, rà soát, đánh giá các nguồn lực tự nhiên, kinh tế và xã hội qua xây dựng hệ thống sử dụng đất đai có hiệu quả và đề xuất ra mô hình kinh tế sinh thái phù hợp với đặc điểm của các khu vực, chiến lược phát triển kinh tế và quy hoạch sử dụng đất đang là vấn đề bức thiết đặt ra cho 1 huyện Chương Mỹ. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi quyết định lựa chọn thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai phục vụ quản lý đất nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái khu vực tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu cho quy hoạch sử dụng đất trong nông nghiệp và xác lập mô hình kinh tế sinh thái phục vụ quản lý đất đai khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội. 3. Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai nông nghiệp và mô hình hệ kinh tế sinh thái - Nghiên cứu đánh giá kinh tế- sinh thái các hệ thống sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu tại khu vực. - Nghiên cứu đánh giá các mô hình kinh tế sinh thái tại khu vực nghiên cứu. - Đề xuất hướng điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất của khu vực theo hướng bền vững và xác lập một số mô hình hệ kinh tế sinh thái (nông hộ, nông trại) phục vụ quản lý đất đai phù hợp với tiềm năng của khu vực nghiên cứu. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: 9 xã khu vực tây nam huyện Chương Mỹ là Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc. Phạm vi khoa học: - Nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai. - Đánh giá một số mô hình kinh tế sinh thái chủ yếu. - Đề xuất không gian sử dụng hợp lý trong đất trong nông nghiệp. 2 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập thông tin số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội của luận văn đã được công bố ở các cấp, ngành; Thu thập thông tin từ các hộ nông dân đang trực tiếp sử dụng đất. Phương pháp điều tra, phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhằm thu thập các thông tin như số liệu về tinh hình đời sống, sản xuất cũng như các vấn đề liên quan như chính sách, đất đai, lao động, việc làm, khó khăn trong sản xuất, mô hình, phương hướng sử dụng đất hiện tại và trong tương lai của từng hộ điển hình nghiên cứu. Trong phạm vi nghiên cứu của khu vực, tác giả đã phỏng vấn trực tiếp cho 30 hộ gia đình cá nhân trên mỗi một xã. Tổng số phiếu phát ra trên toàn bộ khu vực nghiên cứu là 270 phiếu. Phương pháp xử lý, tổng hợp thông tin, số liệu: Sau khi thu thập, toàn bộ thông tin, số liệu được kiểm tra ở các khía cạnh đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin cậy; Sau đó xử lý tính toán phản ảnh thông qua các bảng thống kê, đồ thị để so sánh, đánh giá và rút ra kết luận cần thiết. Phương pháp bản đồ và GIS: Trên các cơ sở dữ liệu hiện có sử dụng các phần mềm bản đồ (phần mềmMicro Station đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất, quy hoạch sử dụng đất.., Autocad đối với bản đồ nông thôn mới, bản đồ quy hoạch chung; Map info đối với bản đồ thổ nhưỡng, arcgis để chồng xếp bản đồ đơn tính…) chồng xếp các lớp dữ liệu, biên tập bản đồ và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai phục vụ công tác đánh giá đất. 6. Cơ sở tài liệu để thực hiện luận văn - Luật đất đai năm 2003, 2013 và các văn bản dưới luật liên quan đến việc dồn điền đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. - Các tài liệu về mô hình kinh tế sinh thái và đánh giá cảnh quan. - Các công trình khoa học liên quan đến mô hình hệ kinh tế sinh thái. 3 - Các bản đồ: bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch nông thôn mới của 9 xã nghiên cứu; bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa hình huyện Chương Mỹ. - Các báo cáo kinh tế - xã hội, các báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 9 xã nghiên cứu. - Thu thập thông tin từ việc điều tra thực tế. - Thu thập thông tin trên internet. 7. Kết quả đạt được - Bản đồ đơn vị đất đai và bản đồ hệ thống sử dụng đất đánh giá các hệ thống sử dụng đất đai chủ yếu trên địa bàn. - Nghiên cứu và đánh giá các mô hình hệ kinh tế sinh thái hiện hữu tại khu vực nghiên cứu và từ đó xác lập mộ số mô hình kinh tế sinh thái (nông hộ, nông trại) phù hợp với tiềm năng của khu vực. - Đề xuất được các giải pháp quản lý sử dụng đất khu vực tây nam huyện Chương Mỹ. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài các mở đầu, kết luận luận văn được bố cục thành 3 chương chính như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận nghiên cứu đánh giá hệ thống sử dụng đất đai và mô hình hệ kinh tế sinh thái Chương 2: Phân tích các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực tây nam huyện Chương Mỹ phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và xác lâp mô hình hệ kinh tế sinh thái Chương 3: Đánh giá hệ thống sử dụng đất và định hướng sử dụng đất nông nghiệp phục vụ quản lý đất đai khu vực nghiên cứu 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI VÀ MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ SINH THÁI 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Một trong những nội dung quan trọng của phát triển bền vững là dựa trên các hệ kinh tế sinh thái hay nói cách khác cần có mô hình kinh tế sinh thái bền vững. Đã có nhiều học giả nước ngoài quan tâm nghiên cứu phát triển kinh tế sinh thái như George A. Maul (Mỹ), Lino Briguglion (Malta), Lewls E. Glberd (Mỹ), Jerome I.Mc Eroy (Mỹ), Roboin Grove - While (Anh), Juji C.S Wang (Đài Loan), Guy Engelen (Hà Lan). Những vấn đề được các học giả đặc biệt quan tâm là phát triển kinh tế sinh thái cho mục tiêu phát triển bền vững. Những thành tựu đạt được trong nghiên cứu cho thấy rõ: Phát triển bền vững là phát triển theo hướng kinh tế - sinh thái, du lịch và dịch vụ, do đó cách tiếp cận nghiên cứu phải là hệ sinh thái theo các nội dung cơ bản sau: a) cơ sở về tiềm năng tự nhiên; b) cơ sở về tiềm năng kinh tế, xã hội và nhân văn; c) cơ sở về tài nguyên; d) cơ sở đảm bảo về môi trường; e) dự đoán các tai biến thiên nhiên và kế hoạch phòng tránh. Đất đai, khí hậu và cây trồng là ba thành phần chủ yếu của hệ sinh thái. Mục đích của việc đánh giá đất là chọn các cây trồng thích hợp nhất với các vùng khí hậu và đất khác nhau. Việc nghiên cứu tài nguyên đất đai không chỉ dừng lại ở bước thống kê tài nguyên đất mà còn thực hiện việc đánh giá khả năng thích hợp của đất đai để đề xuất sử dụng đất hợp lý. Công tác đánh giá đất đai được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu đánh giá với các quan điểm khác nhau Đánh giá đất theo quan điểm của Mỹ Từ những thập niên 50 của thế kỷ XX, ở Mỹ đã tiến hành đánh giá khả năng sử dụng đất và nước xem như là bước nghiên cứu kế tiếp công tác nghiên cứu đặc điểm đất. Trong phân loại khả năng đất có tưới (Irrigation 5 land suitability classification) của Cục cải tạo đất đai – Bộ nông nghiệp Mỹ (USBR), đất được phân loại thành 6 lớp: từ lớp có thể trồng trọt được (Arable) đến lớp có thể trồng trọt được một cách có giới hạn (Limited arable) đến lớp không thể trồng trọt được (Non – arable). Đến năm 1961, Cơ quan bảo vệ đất – Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đề xuất nghiên cứu “Phân hạng khả năng đất đai” dựa trên những hạn chế của đất đai gây trở ngại đến sử dụng đất, những hạn chế khó khắc phục cần phải đầu tư vốn, lao động kỹ thuật… mới có thể khắc phục được. Hạn chế được chia thành hai mức: hạn chế tức thời và hạn chế lâu dài. Hệ thống đất đai được chia thành ba cấp: lớp, lớp phụ và đơn vị. Còn đất đai được chia thành tám lớp và hạn chế tăng dần từ lớp I đến lớp VIII, từ lớp I đến lớp VI có khả năng sử dụng cho nông – lâm nghiệp, lớp V đến VII chỉ có thể sử dụng lâm nghiệp, lớp VIII chỉ sử dụng cho các mục đích khác. Đây là một trong những cách tiếp cận trong đánh giá đất đai, có quan tâm đến các yếu tố hạn chế và hướng khắc phục các hạn chế, có xét đến vấn đề kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sử dụng đất. Đánh giá đất theo quan điểm của Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu Nội dung đánh giá đất ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu theo hai hướng bao gồm đánh giá chung về nông nghiệp của vùng và đánh giá riêng về đất canh tác của từng xí nghiệp nông nghiệp dựa trên hiệu xuất cây trồng là ngũ cốc và cây họ đậu. Đơn vị đánh giá đất là các chủng đất bao gồm: đất trồng cây nông nghiệp có tưới, đất nông nghiệp được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm và cây ăn quả, đất trồng cỏ và đồng cỏ chăn thả. Các chỉ tiêu dùng trong đánh giá đất bao gồm: + Tính chất thổ nhưỡng và nông hóa của đất; + Năng suất cây trồng nông nghiêp; + Sản lượng và tổng giá trị sản lượng; + Lợi nhuận thuần túy; 6 + Thu nhập chênh lệch; + Hoàn vốn chi phí; Quy trình đánh giá đất của Liên Xô được thực hiện theo 3 bước sau: - Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng theo các tính chất tự nhiên và được thể hiện bằng thang điểm - Đánh giá khả năng sản xuất kết hợp xem xét các yếu tố khí hậu, địa hình,… - Đánh giá kinh tế đất bằng các chỉ tiêu như năng suất, thu nhập thuần, chi phí hoàn vốn và thu nhập chênh lệch Quan điểm đánh giá đất của FAO Đến cuối thập niên 60, các quốc gia đã phát triển hệ thống đánh giá đất riêng cho mình làm cho việc trao đổi kết quả đánh giá đất gặp nhiều khó khăn. Nhằm thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá đất trên toàn thế giới thì đến năm 1976, phương pháp đánh giá đất của Tổ chức lương nông (FAO) ra đời. Các nguyên tắc đặt ra trong khung đánh giá đất của FAO đã được mở rộng trong các tài liệu hướng dẫn đánh giá đất cho các đối tượng cụ thể và được công bố như: đánh giá đất cho nông nghiệp nhờ nước trời, FAO (1983); đánh giá đất cho nền nông nghiệp có tưới, FAO (1985); đánh giá đất cho phát triển nông thôn, FAO (1988); hướng dẫn đánh giá đất và phân tích hệ thống nông trại cho quy hoạch sử dụng đất, FAO (1989); đánh giá đất cho mục tiêu phát triển, FAO (1990); đánh giá đất đồng cỏ, FAO (1991); đánh giá đất và phân tích hệ thống canh tác phục vụ quy hoạch sử dụng đất, FAO (1995). Ở Việt Nam Các nhà khoa học trong các công trình của mình đề cập đến cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái là Phạm Quang Anh (1983) và Nguyễn Văn Trường đề cập đến cơ sở lý luận về mô hình hệ kinh tế sinh thái trong những tác 7 phẩm: Tiếp cận vấn đề kinh tế sinh thái ở Việt Nam, Vấn đề kinh tế sinh thái ở Việt Nam, Có những công trình đã vận dụng những cơ sở lý luận này trên những đơn vị lãnh thổ cụ thể như: - Viện Địa lý, 1995 - 1996, Mô hình tự nhiên kinh tế - xã hội vùng gò đồi Sáu Lán thuộc khu kinh tế mới Sen Bàng huyện Bố Trạch tỉnh Quảng Bình (Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Nhưng); - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 1998 - 2000, Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ thích hợp phát triển kinh tế - xã hội vùng gò đồi xã Gio Linh, Quảng Trị; Phòng Nông nghiệp huyện Triệu Phong. - Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, 1995 - 2000, Mô hình vườn đồi tại vùng kinh tế mới tây Đồng Hới; - Trương Quang Hải và nnk, 2004, Nghiên cứu và xây dựng mô hình hệ kinh tế sinh thái phục vụ phát triển bền vững cụm xã vùng cao Sa Pả - Tà Phìn, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Lê Đức Tố và nnk, 2005, Luận chứng khoa học về mô hình phát triển kinh tế - sinh thái trên một số đảo, cụm đảo lựa chọn thuộc vùng biển ven bờ Việt Nam (Chương trình KC.09, mã số KC.09.12. 2002-2003). - Đào Đình Bắc và nnk, 2005, Cơ sở khoa học về mô hình hệ kinh tế sinh thái đối với các cư dân miền núi tái định cư sau công trình thuỷ điện nhỏ Chu Linh, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. - Ngoài ra còn rất nhiều công trình khác như: mô hình hệ kinh tế sinh thái nông thôn bền vững của Đặng Trung Thuận, Trương Quang Hải (1999); xây dựng mô hình nông - lâm kết hợp tại xã Kỳ Hợp của Lê Trần Trấn, Phạm Văn Ngạc; Mô hình làng lâm nghiệp xã hội trên vùng cát Vĩnh Hòa, xã Triệu Vân, huyện Triệu Phong, Quảng Trị của Nguyễn Văn Trương (1995 - 2000)  Phương pháp đánh giá đất ở Việt Nam được tiến hành từ những 8 năm 1970, khởi đầu là nghiên cứu về phân hạng đất tại huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình của Bùi Quang Toản, tiếp theo là nghiên cứu đánh giá đất phục vụ tính thuế nông nghiệp năm 1981-1983 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn kết hợp với Tổng cục Quản lý Ruộng đất chỉ đạo. Nhìn chung, các nghiên cứu trước đây còn nặng về chủ quan, thiếu định lượng. Phương pháp nghiên cứu đánh giá đất theo FAO được áp dụng vào Việt Nam từ cuối những năm 1980. 1.2. Một số vấn đề lý luận về đánh giá hệ thống sử dụng đất đai 1.2.1. Hệ thống sử dụng đất đai a. Đơn vị bản đồ đất đai Khái niệm về đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit – LMU) Đơn vị bản đồ đất đai hay đơn vị đất đai là một khoanh/vạt đất được xác định cụ thể trên bản đồ đơn vị đất đai với những đặc tính và tính chất riêng biệt thích hợp đồng nhất cho từng loại hình sử dụng đất, có cùng một điều kiện quản lý đất và cùng một khả năng sản xuất, cải tạo đất. Mỗi đơn vị đất đai có chất lượng (đặc tính và tính chất) riêng và nó thích hợp với một loại hình sử dụng đất nhất định[5]. Đặc tính và tính chất đất đai Là các đặc thù của bản đồ đơn vị đất đai, là cơ sở xác định các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất trong đánh giá đất. Đặc tính đất đai Là các thuộc tính của đất tác động đặc biệt đến tính thích hợp của đất đó đối với loại hình sử dụng đất riêng biệt. Đặc tính đất đai của bản đồ đơn vị đất đai có thể thể hiện rõ rệt các điều kiện đất cho loại hình sử dụng đất. vì vậy nó chính là câu trả lời trực tiếp cho các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất. Các đặc tính đất đai như: chế độ nhiệt, chế độ ẩm, khả năng thoát nước, chế độ cung cấp dinh dưỡng, độ sâu của lớp đất,… 9 Tính chất đất đai Là các thuộc tính của đất có thể đo đếm hoặc ước tính như trung bình lượng mưa hằng năm, độ chua đất (pH), độ sâu lớp đất,… Tính chất của đất được dùng để phân biệt các đơn vị bản đồ đất đai với nhau và mô tả các đặc tính đất đai. Các tính chất đất đai có thể ảnh hưởng cùng lúc đến một vài đặc tính đất đai và từ đó ảnh hưởng đến tính thích hợp đất khác nhau. Ví dụ như thành phần cơ giới ảnh hưởng đến độ ẩm của đất,… b. Loại hình sử dụng đất (Land Use Type) Loại hình sử dụng đất là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất đối với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế - xã hội và kỹ thuật được xác định. Tùy theo mức độ nghiên cứu và yêu cầu đánh giá mà loại hình sử dụng đất phân loại thành: loại hình sử dụng đất chính và loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất chính (Major type of Land Use) Là sự phân nhỏ của sử dụng đất trong khu vực hoặc vùng nông lâm nghiệp, chủ yếu dựa trên cơ sở sản xuất các cây trồng hàng năm, lâu năm, lúa, đồng cỏ, rừng, khu giải trí nghỉ ngơi, động vật hoang dã và của công nghệ được dùng đến như tưới nước, cải thiện đồng cỏ. Loại hình sử dụng đất (Land Use Type – LUT) Là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định. Các thuộc tính đó bao gồm: quy trình sản xuất, các đặc tính về quản lý đất đai như sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ thuật,… và các đặc tính về kinh tế kỹ thuật như định hướng thị trường, vốn thâm canh,… c. Hệ thống sử dụng đất (Land Use System – LUS) Là sự kết hợp của đơn vị bản đồ đất đai và loại hình sử dụng đất (hiện tại hoặc tương lai). Như vậy mỗi một hệ thống sử dụng đất có một hợp phần đất đai và một hợp phần sử dụng đất. Hợp phần đất đai của hệ thống sử dụng đất là các đặc tính đất của đơn vị đất đai như thổ nhưỡng, độ dốc, thành phần 10 cơ giới… Hợp phần sử dụng đất đai của hệ thống sử dụng đất là sự mô tả loại hình sử dụng đất bởi các thuộc tính. Các đặc tính của đơn vị đất đai và các thuộc tính của loại hình sử dụng đất đều ảnh hưởng đến tính thích nghi của đất đai. 1.2.2. Cơ sở khoa học của sử dụng đất nông nghiệp bền vững Mục đích của hoạt động sản xuất nông nghiệp bền vững là kiến tạo một hệ thống nông nghiệp bền vững về mặt sinh thái, có tiềm lực về mặt kinh tế, có khả năng thoả mãn những nhu cầu ngày càng tăng của con người mà không làm suy thoái đất, không làm ô nhiễm môi trường trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên. Theo nhóm tư vấn về nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (1989)[20], cho rằng “Nông nghiệp bền vững là sự quản lý thành công nguồn nhân lực cho nông nghiệp, để thỏa mãn các nhu cầu thay đổi của con người, trong khi vẫn giữ vững hoặc nâng cao được chất lượng môi trường và bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên”. Theo FAO (1994)[19], định nghĩa “Phát triển bền vững trong lĩnh vực nông lâm ngư là bảo tồn đất đai, nguồn nước, các nguồn di truyền động thực vật, môi trường không suy thoái, kỹ thuật phù hợp, kinh tế phát triển và xã hội chấp nhận được”. Tại Việt Nam, theo ý kiến của Đào Châu Thu (1999)[9], (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 1995), việc sử dụng đất bền vững cũng dựa trên những nguyên tắc và được thể hiện trong 3 yêu cầu sau: - Bền vững về mặt kinh tế: Cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao và được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt môi trường: Loại hình sử dụng đất bảo vệ được đất đai, ngăn chặn sự thoái hoá đất, bảo vệ môi trường tự nhiên. - Bền vững về mặt xã hội: Thu hút được nhiều lao động, đảm bảo đời 11 sống người dân, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Tóm lại, hoạt động sản xuất nông nghiệp của con người diễn ra hết sức đa dạng trên nhiều vùng đất khác, vì vậy khái niệm sử dụng đất nông nghiệp bền vững thể hiện trong nhiều hoạt động sản xuất và quản lý đất đai trên từng vùng đất xác định theo nhu cầu và mục đích sử dụng của con người. Đất đai trong sản xuất nông nghiệp chỉ được gọi là sử dụng bền vững trên cơ sở duy trì các chức năng chính của đất là đảm bảo khả năng sản xuất của cây trồng một cách ổn định, không làm suy giảm về chất lượng tài nguyên đất theo thời gian và việc sử dụng đất không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của con người và sinh vật. 1.2.3. Đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO Khái niệm về đánh giá đất Theo Docutraev đã định nghĩa về đánh giá đất như sau: “Đánh giá đất là đánh giá khả năng sản xuất của đất dựa vào độ màu mỡ của đất”. Còn theo A. Yonng (Anh) cho rằng: “Đánh giá đất là quá trình đoán định tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất được đưa ra để lựa chọn”. FAO đã đề xuất định nghĩa về đánh giá đất như sau: “Đánh giá đất là một quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt/khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại yêu cầu sử dụng đất cần phải có. Kết hợp 3 quan điểm nêu trên, có thể định nghĩa đánh giá đất một cách đầy đủ hơn như sau: đánh giá đất đai là đánh giá tiềm năng của đất đai cho một hoặc một số loại hình sử dụng đất được lựa chọn dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu cần phải có. Các bước chính trong đánh giá đất đai 12 Việc lựa chọn, bố trí các LUT nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao và bền vững trên cơ sở kết quả đánh giá, phân hạng đất thích hợp theo FAO. Sơ đồ và nội dung các bước đánh giá, phân hạng đất dựa trên đánh giá, phân hạng đất của FAO như sau: (1) Xác địn h mụ c tiêu (3) Xác định loại hình SD Đ (2) Thu thập tài liệu (4) Xác định đơn vị đất đai (5) Đánh giá khả năng thích hợp của LUS đó (6) Xác định hiện trạng KT – XH và MT (7) Xác định các LUTs thích hợp nhất (8) Quy hoạch SDĐ (9) ứng dụng kết quả đánh giá đất đai Hình 1.1:Các bước đánh giá, phân hạng đất đai [3] Nội dung các bước thực hiện đánh giá, phân hạng đất đai theo FAO (1976) [17] Bước 1: Xác định mục tiêu Mục tiêu chủ yếu của đánh giá đất là lựa chọn điều kiện sử dụng đất hợp lý nhất cho mỗi đơn vị đất đai được xác định, có xem xét đến các tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường cho việc sử dụng đất ở hiện tại và tương lai Bước 2: Thu thập tài liệu 13 Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án mà tiến hành thu thập tham khảo những số liệu, tài liệu, bản đồ , các thông tin có sẵn liên quan đến vùng nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục đích đánh giá đất. Bước 3: Xác định loại hình sử dụng đất - Đánh giá quy mô, diễn biến và xu thế các loại hình sử dụng đất. - Lựa chọn và mô tả các loại hình sử dụng đất. - Xác định yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất. Bước 4: Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai - Nguyên tắc lựa chọn và chỉ tiêu phân cấp các yếu tố dùng trong xây dựng bản đồ đất đai + Nguyên tắc lựa chọn: Phù hợp với yêu cầu sử dụng đất; mang tính phổ biến cao nhất; xuất phát từ thực tế sản xuất; phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. + Các chỉ tiêu thường được lựa chọn: Các chỉ tiêu về khí hậu và thời tiết; các chỉ tiêu về đất; các chỉ tiêu về địa hình; các chỉ tiêu về chế độ nước. - Xây dựng các bản đồ đơn tính: Bản đồ đơn tính là bản đồ thể hiện đặc tính, tính chất riêng biệt của đất. - Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai: Các bản đồ đơn tính được chồng xếp các bẩn đồ chuyên đề cùng tỷ lệ và cùng lưới chiếu bằng công nghệ GIS để tạo thành bản đồ đơn vị đất đai. - Tổng hợp và mô tả đơn vị đất đai. Bước 5: Đánh giá mức độ thích hợp của đất đai Tiến trình phân loại đánh giá mức độ thích hợp đất đai dựa trên cơ sở so sánh, đối chiếu giữa các đặc tính, tính chất của đơn vị đất đai với các yêu cầu của LUT để xác định mức độ thích hợp. - Cấu trúc phân hạng thích hợp đất đai 14 Theo hướng dẫn của FAO (1976)[17], phân hạng thích hợp đất đai được phân thành 4 cấp: Loại, hạng, hạng phụ và đơn vị: Hạng Bộ (Order) Hạng (Class) S: Thích hợp Đơn vị (Unit) S1 S2t S2i-1 S2 S2i S2i-2 S3 S3 s N: Không thích hợp Hạng phụ (Subclass) S3 N1 N2 S3 N1g N1f + S1: Rất thích hợp N1: Không thích hợp hiện tại + S2: Thích hợp N2: Không thích hợp vĩnh viễn + S3: Kém thích hợp. Bước 6: Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của sử dụng đất Để đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của sử dụng đất dựa trên kết quả so sánh, phân tích, phân loại theo các mức thích hợp về kinh tế, xã hội và môi trường của từng loại hình sử dụng đất sẽ được dùng để lựa chọn các loại hình sử dụng đất thích hợp. - Hiệu quả kinh tế: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được vầ mặt kinh tế và chi phí sản xuất bỏ, có khả năng lượng hóa và tính toán tương đối chính xác biểu hiện bằng các hệ thống chỉ tiêu + Giá trị sản xuất (GTSX): GTSX = giá nông sản * sản lượng 15 + Chi phi trung gian (CPTG): là tổng các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất (không tính công lao động gia đình). + Thu nhập hỗn hợp (TNHH): TNHH= GTSX - CPTG + Giá trị ngày công lao động (GTNC): GTNC= TNHH/ số công lao động + Hiệu quả sử dụng đồng vốn (HQĐV): HQĐV= TNHH/CPTG - Đánh giá hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là mối tương quan giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra, chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân. - Đánh giá hiệu quả môi trường: Đánh giá tác động của các hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường. Các hoạt động này không có những tác động xấu đến môi trường đất, nước, không khí, không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học. Bước 7: Xác định loại sử dụng đất thích hợp nhất Từ kết quả phân hạng thích hợp và đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, lựa chọn những LUT thích hợp, đáp ứng các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường và đề xuất các hệ thống sử dụng đất tối ưu phục vụ quy hoạch sử dụng đất và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên đất của vùng. Như vậy, đánh giá đất dựa trên cơ sở so sánh các dữ liệu tài nguyên đất với các yêu cầu sử dụng đất của loại hình sử dụng đất. Nó cung cấp thông tin về sự thích hợp đất đai cho việc sử dụng đất. Kết quả đánh giá đất cho phép xác định tiềm năng sản xuất của đất, là cơ sở cho việc xây 16 dựng các dự án đầu tư sản xuất và đề xuất các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa phương. Phục vụ cho việc định hướng sử dụng đất, chống xói mòn, thoái hóa đất và bảo vệ môi trường. Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất Bước 9: Ứng dụng của việc đánh giá đất 1.3. Xác lập về hệ mô hình kinh tế sinh thái 1.3.1. Khái niệm chung về kinh tế sinh thái và mô hình hệ kinh tế sinh thái Hệ kinh tế sinh thái Khái niệm hệ kinh tế sinh thái được xem xét từ những năm 70 của thế kỷ XX dưới nhiều góc độ và trên các quan điểm khác nhau của các nhà khoa học, trước hết khía cạnh về tính thích nghi sinh thái (Mukina, 1973), hiệu quả kinh tế (Zvorưvkin K.B, 1968), ảnh hưởng môi trường (Leopold, 1972). Việc nghiên cứu một cách tổng hợp và toàn diện từ tự nhiên đến môi trường, kinh tế và xã hội được đề cập các công trình từ năm 1980 đến nay, trong đó hệ kinh tế sinh thái được quan niệm là một hệ thống cấu trúc và chức năng nằm trong tác động tương hỗ giữa sinh vật và môi trường dưới sự điều khiển của con người để đạt được mục đích phát triển lâu bền, là hệ thống vừa đảm bảo chức năng cung cấp (kinh tế) vừa đảm bảo chức năng bảo vệ (sinh thái) và bố trí hợp lý trên lãnh thổ[10]. Ngoài ra, theo như quan niệm của Phạm Quang Anh (1983) [13]: “Hệ kinh tế sinh thái là một hệ thống cấu trúc, chức năng có quan hệ biện chứng và nhất quán giữa tự nhiên, kinh tế - xã hội trên một đơn vị lãnh thổ nhất dịnh đang diễn ra mối tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người trên cả ba mặt: khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ đó, tạo nên chu trình vận hành và bù hoàn vật chất – năng lượng – tiền tệ để biến nó thành một bậc thực lực vê kinh tế và môi trường nhằm thỏa mãn cho bản thân mình về mặt vật chất và nơi sống. 17 Hình1.2: Cấu trúc và mối liên hệ giữa các hợp phần trong hệ kinh tế sinh thái [14] Mô hình hệ kinh tế sinh thái Mô hình hệ kinh tế sinh thái là một hệ kinh tế sinh thái cụ thể được thiết kế và xây dựng trong một vùng sinh thái xác định nơi diễn ra hoạt động sinh hoạt, sản xuất, khai thác, sử dụng tài nguyên của con người[10]. Hệ kinh tế sinh thái nông nghiệp Hệ sinh thái nông nghiệp là các vùng sản xuất nông nghiệp, cũng có thể là một cơ sở sản xuất nông nghiệp: nông trường, hợp tác xã, nông trại [11]. Hệ sinh thái do con người tạo ra với mục đích thỏa mãn nhu cầu trên nhiều mặt và ngày càng tăng của mình. Hệ sinh thái nông nghiệp duy trì trên cơ sở quy luật khách quan của nó, tương đối đơn giản về thành phần và đồng nhất về cấu trúc Hệ sinh thái nông nghiệp được duy trì dưới sự tác động thường xuyên của con người, nếu ngừng tác động nó sẽ quay về hệ sinh thái tự nhiên[13]. 18 1.3.2. Nguyên tắc nghiên cứu và phân loại hệ mô hình kinh tế sinh thái a) Nguyên tắc nghiên cứu mô hình hệ kinh tế sinh thái Các mô hình hệ kinh tế sinh thái được xây dựng trên cơ sở: (1) Kiểm kê, đánh giá hiện trạng môi trường, tài nguyên và tiềm năng sinh học, bao gồm công tác điều tra tự nhiên, điều tra kinh tế xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật và tổ chức sản xuất xã hội; (2) Phân tích chính sách và chiến lược sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường ; (3) Hoàn thiện các cơ chế kinh tế (theo chu trình sản xuất năng lượng) và cơ chế sinh học (theo chu trình sinh - địa - hoá). [3] Nội dung các bước đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái được khái quát hóa trên hình 1.1,dựa theo các bước đánh giá kinh tế sinh thái các cảnh quan bao gồm đánh giá thích nghi sinh thái, đánh giá ảnh hưởng môi trường, đánh giá hiệu quả kinh tế, đánh giá tính bền vững xã hội và đánh giá tổng hợp. Đánh giá thích nghi sinh thái là xác định mức độ phù hợp của các đơn vị đất đai đối với đối tượng phát triển.[6]. 19 Hình1.3:Tổng quát các bước đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái[6]. Theo một số tác giả, một mô hình hệ KTST được xác lập theo 4 nguyên tắc chung: (1) Địa điểm xây dựng mô hình phải mang tính đặc trưng cho toàn vùng để sau khi hoàn tất, mô hình cũng sẽ được áp dụng hiệu quả cho các vùng khác có điều kiện tương tự;(2) Mô hình phải có tính khả thi, mang hiệu quả cao về kinh tế và môi trường; (3) Quy mô của mô hình phù hợp với cơ chế quản lý mới trong nền kinh tế thị trường; (4) Mô hình phải ổn định và có năng suất lao động cao, cải thiện môi trường, đảm bảo khả năng tự điều chỉnh, tự phát triển của toàn bộ hệ thống[4]. Việc xây dựng mô hình giúp con người đảm bảo sử dụng đúng mức, ổn định, dự báo và tránh được những ảnh hưởng tiêu cực tới tài nguyên thiên nhiên, môi trường và xã hội. Một mô hình chỉ có thể tồn tại khi nó thực sự mang lại hiệu quả kinh tế, có nghĩa là nó được người dân chấp nhận và đi vào cuộ sống. Do đó, xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hợp lý cho từng địa bàn là cần thiết. Là cơ sở của việc xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hợp lý, đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững. b) Phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái Xuất phát từ bản chất của hệ kinh tế sinh thái, phương pháp nghiên cứu mô hình kinh tế sinh thái phải dựa trên cơ sở khái quát hoá các phương pháp từ các khoa học bộ phận có liên quan. - Nhóm phương pháp nghiên cứu và điều tra cơ bản ở thực địa, nhóm này thuộc giai đoạn điều tra cơ bản. - Nhóm phương pháp phân tích, đánh giá tiềm năng và hiện trạng sử dụng tài nguyên, nhóm này thuộc giai đoạn đánh giá hệ thống. - Nhóm phương pháp dự báo hoạt động của hệ, mô hình hoá. Nhóm này là giai đoạn tối ưu hoá hệ thống. Đối với các quy mô địa bàn nhỏ, có thể sử dụng các phương pháp như sau: 20 - Tiếp cận theo phương diện chủ thể sản xuất - Tiếp cận theo phương diện kinh tế - xã hội và lịch sử - Tiếp cận theo phương diện sinh thái và môi trường. c) Cơ sở phân loại và chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái Mô hình hệ kinh tế sinh thái có thể được phân loại theo các tiêu chí khác nhau theo mục đích sử dụng. - Phân loại theo cơ cấu sản xuất: tính phức tạp hay đơn giản của mô hình tùy thuộc vào vị trí, đặc điểm tự nhiên: địa chất - địa hình, khí hậu - thủy văn  và các điều kiện kinh tế - xã hội: vốn, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật, tập quán canh tác của mỗi dân tộc. - Phân loại theo quy mô sản xuất: tùy thuộc vào diện tích canh tác, hướng sản xuất chuyên môn hóa, trình độ sản xuất, trình độ quản lý  mà ta có thể có mô hình kinh tế hộ gia đình hay mô hình kinh tế trang trại  - Phân loại theo mức thu nhập: mỗi mô hình có hiệu quả khác nhau tùy thuộc vào cơ cấu sản xuất, phương thức canh tác Theo quy định chung của nhà nước có 5 kiểu mô hình hệ kinh tế sinh thái với quy mô hộ gia đình: kiểu mô hình có mức thu nhập cao, khá, trung bình, thấp, rất thấp. Các chỉ tiêu đánh giá mô hình hệ kinh tế sinh thái: Để đánh giá tính bền vững của một mô hình kinh tế sinh thái cần xem xét tổng hợp theo các chỉ tiêu sau: - Chỉ tiêu thích nghi sinh thái: tính thích nghi sinh thái thường đuợc đánh giá thông qua mức độ phù hợp của cây trồng, vật nuôi, các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như các hoạt động sản xuất phi nông nghiệp với các điều kiện tự nhiên của khu vực. - Chỉ tiêu về kinh tế: thường được đánh giá hiệu quả kinh tế trên cơ sở phân tích các chi phí về lợi ích. 21 - Chỉ tiêu về mặt xã hội: được đánh giá ở mức sống của người lao động thông qua thu nhập, mức đầu tư lao động và hiệu quả kinh tế bình quân trên một công lao động. Chỉ tiêu này góp phần nâng cao mức sống của người dân còn gián tiếp tác động tới nâng cao học vấn, ý thức, sở thích … của người dân. Chỉ tiêu xã hội được đánh giá từ nhiều góc độ như sau: + Mức độ thu hút lao động, giải quyết việc làm cho nông dân của các kiểu sử dụng đất. + Giá trị ngày công lao động của các loại hình sử dụng đất. + Vấn đề về đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời phát triển sản xuất hàng hóa. + Mức độ phù hợp với năng lực sản xuất của nông hộ, việc nâng cao trình độ và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất. - Chỉ tiêu bền vững môi trường: mô hình hệ kinh tế sinh thái không chỉ với mục đích đạt hiệu quả kinh tế cao mà còn phải đạt mục tiêu phát triển bền vững, bảo vệ môi trường. Tình bền vững của môi trường được đánh giá từ nhiều góc độ nhưng có thể được đánh giá ở các khía cạnh: + Khả năng chống lại các hiện tượng tự nhiên cực đoan: xói mòn, ngập lụt ... + Nguy cơ suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường (đất, nước, không khí) do hoạt động của con người. + Trong khía cạnh tích cực hơn còn thể hiện ở việc cải tạo môi trường, sức khỏe con người được đảm bảo  - Chỉ tiêu bền vững xã hội: chỉ tiêu này được đánh giá thông qua tập quán, truyền thống, phương thức canh tác, khả năng tiếp thu khoa học ký thuật, khả năng chấp nhận mô hình của người dân, thời gian tồn tại của mô hình, khả năng đầu tư sản xuất 22 Ngoài ra nó còn được đánh giá thông quá mức độ đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu về mặt vật chất và tinh thần của con người ở mức độ nào; mức tăng trưởng kinh tế có đáp ứng được mức tăng dân số hay không;  Một mô hình hệ kinh tế sinh thái bền vững khi đảm bảo được các chỉ tiêu trên, một trong các chỉ tiêu không đảm bảo thì mô hình trở nên kém bền vững. 23 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI KHU VỰC TÂY NAM HUYỆN CHƯƠNG MỸ PHỤC VỤ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP VÀ XÁC LẬP MÔ HÌNH HỆ KINH TẾ -SINH THÁI 2.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 2.1.1. Vị trí địa lý Khu vực tây nam của huyện Chương Mỹ là khu vực rộng gồm có 09 xã với tổng diện tích tự nhiên là 9509,29 ha, chiếm tỷ lệ 40,06 % của huyện; khu vực nghiên cứu có vị trí nằm về phía tây nam và cách cách trung tâm Hà Nội 30 km theo Quốc lộ 6. Hình 2. 1: Bản đồ hành chính huyện Chương Mỹ- TP.Hà Nội (Nguồn: Phòng Tài nguyên và MT huyện Chương Mỹ) 24 - Phía đông giáp vùng Tả Bùi (là các xã vùng đồng bằng); - Phía nam giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình; - Phía tây giáp huyện Lương Sơn tỉnh Hoà Bình; - Phía bắc giáp các xã miền sáu (Quốc lộ 6). Khu vực nghiên cứu có một phần nằm trong Dự án quy hoạch chuỗi đô thị khu đô thị vệ tinh Xuân Mai (4 xã: Thủy Xuân Tiên, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Tân Tiến) và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía tây. Trên địa bàn khu vực có tuyến đường Quốc lộ 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua nối liền khu vực với tỉnh Hoà Bình, thủ đô Hà Nội và các khu vực khác trong huyện và các huyện, tỉnh lân cận. 2.1.2. Địa chất - địa hình Khu vực nghiên cứu có các loại đá mẹ đặc trưng của vùng đồi gò là đá phiến sét tập trung ở các dạng địa hình đồi, đá phù sa cổ trên địa hình gò và alovi trên địa hình vàn. Địa hình khu vực nghiên cứu có đặc trưng là đồi xen gò, thuộc vùng bán sơn địa. Địa hình khu vực thoải dần từ tây sang đông với đặc điểm chính là địa hình bị chia cắt bởi đồi gò và ruộng trũng. Đồi gò ở đây chủ yếu là đồi thấp với độ dốc trung bình từ 50 đến 200. Địa hình có xu hướng thấp dần từ dãy núi Lương Sơn thấp về phía sông Bùi. 2.1.3. Khí hậu a, Nhiệt độ: Khu vực tây nam huyện Chương Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng đồng bằng Bắc Bộ, là vùng khí hậu chuyển tiếp giữa vùng núi Tây Bắc với vùng đồng bằng. Nhiệt độ trung bình từ tháng 11 đến tháng 4 khoảng 200C, tháng 1 và đầu tháng 2 nhiều ngày có nhiệt độ thấp từ 8 - 120C, từ tháng 5 đến tháng 10 có nhiệt độ trung bình là 27,40 0C, tháng 6 - 7 nhiệt độ cao nhất là 380C, mùa hè có mưa nhiều, mùa đông mưa ít và đôi khi có sương muối. 25 b, Lượng mưa: Lượng mưa trên địa bàn khu vực bình quân 1500 - 1700 mm/năm. Bình quân đạt 129,0 mm/tháng. Lượng mưa tập trung cao độ vào mùa hè đạt trung bình 1300 mm, chiếm 84% tổng lượng mưa cả năm. Mùa đông lượng mưa đạt khoảng 400 mm. Mùa mưa ở khu vực thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Mưa nhiều thường tập trung vào các tháng 6, 7 và 8. Độ ẩm trung bình trong 3 tháng là 89% - 91%, từ tháng 10 - 12 độ ẩm trung bình là 81% - 82%. Độ ẩm trung bình cả năm là 82% - 86%. c, Chế độ gió: Mùa đông có nhiều đợt gió mùa Đông Bắc, mùa hè có gió Đông Nam (mát và ẩm). Song trên địa bàn khu vực mỗi mùa thường có 4 - 5 đợt gió Tây Nam (nóng và khô) thổi qua. Đối với khu vực khi có gió Tây Nam thường làm cho mặt đất bị nóng và gây ra các ảnh hưởng đối với cây trồng hàng năm và các loại cây có bộ rễ chùm. 2.1.4. Thuỷ văn Trên địa bàn khu vực tây nam có sông Bùi chảy qua: bắt đầu từ Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình với diện tích lưu vực 195 km 2.Đoạn chảy qua khu vực tây nam khoảng là 10 km từ Xuân Mai nhập vào sông Đáy tại Ba Thá, xã Hoà Chính. Khu vực tây nam do địa hình chia cắt nên tập trung các hồ nhân tạo lớn của huyện là hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn và hồ Miễu, đây là nguồn tưới chủ động cho các diện tích nông nghiệp của cho khu vực. 2.1.5. Các nguồn tài nguyên a, Đất và tài nguyên đất Theo số liệu thống kê, kiểm kê đất đai năm 2014 cho thấy tổng diện tích tự nhiên của khu vực tây nam huyện Chương Mỹ là 9509,29ha. Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng của Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp xây dựng năm 1998, tổng diện tích đất đã điều tra trên toàn địa bàn huyện là 16290,21 ha (không điều tra đất ở, đất chuyên dùng, sông suối núi 26 đá), trong đó khu vực tây nam huyện Chương Mỹ được chia thành Đất khu vực nghiên cứu được chia thành 4 nhóm đất chính và chia thành 7 đơn vị phụ đất. * Đất phù sa: Đây là nhóm đất có quy mô thứ haitrong khu vực với diện tích là2911,74 ha, chiếm 30.62% diện tích tự nhiên toàn khu vực. Đất phù sa được hình thành do kết quả của quá trình lắng đọng phù sa của hệ thống sông Hồng, phân bố trên nhiều dạng địa hình. Dựa vào kết quả nghiên cứu , nhóm đất phù sa của khu vực phía tây nam huyện Chương Mỹ được chia thành 2 loại: đất phù sa không được bồi, chua và đất phù sa glây. - Đất phù sa không được bồi, chua - Dystric Fluvisols (Pe) + Diện tích có 1177.25 ha, chiếm 12.38 % tổng điện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Đồng Lạc, Trần Phú, Mỹ Lương, Hữu Văn và Hoàng Văn Thụ. Đất có nguồn gốc hình thành do lắng đọng phù sa sông, nhưng do phân bố ở xa sông hoặc ở địa hình cao, nên rất ít được bồi đắp phù sa. Hình thái phẫu diện đã có sự phân hóa, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến sét. Đất có phản ứng chua; hàm lượng mùn từ trung bình - hơi nghèo (0,9 - 1,5%), đạm tổng số trung bình (0,08 - 0,1%), lân tổng số khá (0,1 - 0,12%), lân dễ tiêu trung bình, độ no bazơ thấp - trung bình (40 - 55%). + Như vậy, đất có độ phì tự nhiên khá, thành phần cơ giới nhẹ, đất tơi xốp, tầng đất dày, thoát nước tốt, nên có thể bố trí nhiều công thức luân canh cây trồng khác nhau và có thể cho năng suất khá - Đất phù sa glây (Pg): + Diện tích có 1734,49 ha,chiếm 18.24% tổng điện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Nam Phương Tiến (Khu A), Tân Tiến và Hoàng Văn Thụ.Đất được hình thành do quá trình lắng đọng phù sa, nhưng phân bố ở địa hình thấp, khó thoát nước. Đất có thành phần cơ giới nặng, tỷ lệ sét vật lý cao, chặt, bí, trong đất các quá trình khử xảy ra mãnh 27 liệt, hình thái phẫu diện thường có màu xanh ánh thép nguội, dính dẻo, glây trong toàn phẫu diện, màu xám xanh có xen lẫn những vệt vàng. Đất có phản ứng chua vừa (pHKCl dao động từ 4,4 – 4,8), mùn ở tầng mặt khá cao (2 – 3%), đạm, lân tổng số và cation trao đổi đều thuộc loại khá. + Như vậy, đất có độ phì tự nhiên khá, thành phần cơ giới nặng, đất tơi xốp, hàm lượng mùn cao, tầng đất dày, nên phù hợp với trồng lúa có khả năng cho năng suất cao, tuy nhiên cần bón vôi khử chua cho đất và tìm cách giảm quá trình khử để hạn chế quá trình glây làm xấu tính chất của đất. * Đầm lầy và than bùn Nhóm đất này có một loại đất: đất lầy với diện tích 24,72 ha,chiếm 0.26% tổng điện tích tự nhiên, phân bố ở xã Thủy Xuân Tiên. Đất được hình thành ở những địa hình thấp, trũng, quanh năm đọng nước. Quá trình glây xảy ra trong đất lâu ngày, kết cấu bị phá hủy, phản ứng đất chua đến rất chua, pHKCl < 5.00, hàm lượng chất hữu cơ rất giàu (OC > 2.5%), đạm giàu (N tổng số > 0.20%), lân tổng số trung bình (0.09 – 0.13%), nhưng lân dễ tiêu nghèo (< 10 mg/100 g đất), trong đất chứa nhiều chất độc có hại cho cây trồng. Do những đặc tính và tính chất của đất nên phù hợp để nuôi trồng thủy sản và có thể đầu tư khoanh vùng vượt đất thành bờ bao để trồng cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy sản. * Đất xám và xám bạc Nhóm đất này có một loại đất: đất xám bạc màu trên phù sa cổ với diện tích 38,94 ha, chiếm 4,06% tổng điện tích tự nhiên,phân bố ở xã Thanh Bình và Đồng Lạc. Đất có màu xám nhạt, nhiều cát, thành phần cơ giới nhẹ, hạt thô. Tầng đất dày mỏng không đều, nhiều nơi rất mỏng, sâu nhất chỉ đạt 1 – 2m. Đất nói chung chua, nghèo mùn, đạm, lân, kali, nghèo sét, nghèo Ca, đất rời rạc dễ bị dí dẽ. Đất có tỷ trọng 2.6 – 2.65, độ xốp dưới 40%, giữ nước kém, có độ thoáng khí cao, kết cấu đất kém, mâu thuẫn chế độ nước và không 28 khí thường xảy ra. Vi sinh vật trong đất hoạt động kém, nhất là các loại cố định đạm. Do những đặc tính và tính chất của đất nên cần thực hiện chế độ luân canh cây trồng hợp lý, tăng vụ, rải vụ cây trồng nhằm tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên cần cải tạo đất, bón vôi giảm tính chua trong đất trong quá trình sử dụng. * Nhóm đất đỏ vàng: Đây là nhóm đất có quy mô lớn nhất với diện tích là 4874,46 ha, chiếm 51.26 % diện tích tự nhiên toàn khu vực. Nhóm đất này phân bố ở vùng địa hình dốc, gò đồi được hình thành trên các loại đá mẹ, mẫu chất khác nhau do tác động của quá trình feralit nên đất có màu đỏ vàng. Nhóm đất này được chia làm ba loại: đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất nâu vàng trên phù sa cổ và đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước - Đất đỏ vàng trên đá phiến sét - Ferralic Acrisols (Fs) + Diện tích có 1627,04 ha,chiếm 17.11% tổng điện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến và Nam Phương Tiến (Khu B). Loại đất này thường có màu đỏ vàng hoặc nâu vàng, vàng đỏ. Đất có phản ứng chua (pH < 5.00 ở tầng mặt). Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số tầng mặt ở mức trung bình, giảm nhanh theo chiều sâu phẫu diện. Lân tổng số giàu ở tầng mặt, giảm thấp ở các tầng đất dưới, nghèo lân dễ tiêu (< 10 mg/100 g đất). Kali tổng số dễ tiêu ở mức trung bình. CEC và bazơ trao đổi thấp của đất thấp. Tầng đất mỏng, trọng đất có lẫn nhiều đá (5 – 20%), càng xuống sâu tỷ lệ đá lẫn càng cao. Đất có thành phần cơ giới thịt trung bình. + Đất có độ phì nhiêu không cao, tầng đất không dầy, lẫn nhiều đá nên phù hợp với trồng cây lâu năm hơn. - Đất nâu vàng trên phù sa cổ - Ferralic Acrisols (Fp) + Diện tích có 2795,73 ha,chiếm 29.40% tổng điện tích tự nhiên, phân bố ở các xã Đồng Lạc, Trần Phú, Mỹ Lương, Hữu Văn, Hoàng Văn Thụ, Tân 29 Tiến, Nam Phương Tiến (Khu B), Thủy Xuân Tiên. Loại đất này thường có ở các bậc thềm tiếp giáp giữa đồng bằng và đồi núi, có đại địa hình dốc thoải về phía đồng bằng. Tuy nó hình thành trên nền phù sa cổ, nhưng tính chất phù sa đã thay đổi hẳn do địa hình khá cao, quá trình feralit diễn ra làm cho đất đã mang tính chất của đất feralit, tuy mức độ feralit yếu. Ở những vùng khác nhau, cấu tạo phẫu diện có những nét khác nhau khá rõ. Nhìn chung nó vẫn mang tính chất của đất phù sa, tầng đất khá dày (0,8 - 1m). Đất đã được trồng trọt lâu đời, tầng đất mặt bị rửa trôi nhiều các chất dinh dưỡng. Đất có thành phần cơ giới nhẹ, hàm lượng cấp hạt sét ở tầng dưới cao hơn tầng mặt. Đất có phản ứng chua, độ no bazơ thường nhỏ hơn 50%. Hàm lượng mùn ở mức trung bình - khá, lân tổng số, lân dễ tiêu và kali trao đổi đều nghèo. Mức độ kết von và đá ong hóa xảy ra khá mạnh. Những nơi có mạch nước ngầm dâng cao thì tỷ lệ kết von và đá ong rất lớn, thậm chí có nơi đá ong xuất hiện ở cả tầng mặt, làm cho đất mất sức sản xuất. + Trên đất này có thể trồng được nhiều loại cây trồng khác nhau, như: chè, cà phê, dứa, cam, quýt, ngô, khoai, đậu đỗ,... Ưu điểm của nó là địa hình khá bằng phẳng, tầng đất dày, tơi xốp, gần nguồn nước. Nhưng chú ý chống xói mòn, áp dụng các biện pháp hạn chế kết von và đá ong hóa xảy ra, đồng thời đầu tư phân hữu cơ và các loại phân vô cơ khác, vì đất nghèo dinh dưỡng. - Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước - Plinthic Acrisols (Fl) + Diện tích có 451,69ha, chiếm 4.75% tổng điện tích tự nhiên, phân bố ở xã Tân Tiến. Loại đất này được hình thành trên nhiều loại đá mẹ khác nhau hoặc mẫu chất phù sa cổ được con người san phẳng thành ruộng bậc thang để trồng lúa nước. Quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình feralit, nhưng tính chất đất đã bị biến đổi đó chịu ảnh hưởng của quá trình ngập nước, làm cho nó khác hẳn với đất feralit; sự rửa trôi mùn và cấp hạt sét xảy ra mạnh ở tầng 30 đất mặt, kết cấu đất bị phân tán, có quá trình glây xuất hiện ở tầng dưới. Nếu đất đã được trồng lúa lâu ngày thì tầng đất mặt đã trở nên bạc màu, đặc biệt đối với những nơi trồng cả 2 vụ lúa trong năm. Đất có phản ứng chua đến trung tính tùy thuộc vào chế độ canh tác. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số ở tầng mặt mức khá tới giàu và giảm dần theo chiều sâu phẫu diện. Lân tổng số khá giàu, lân dễ tiêu nghèo và kali tổng số và dễ tiêu trung bình. + Do những đặc tính và tính chất đất nên ở nơi chủ động được nước tưới vụ xuân có thể trồng hai vụ lúa, còn những nơi không chủ động được nước nên sử dụng công thức luân canh lúa màu. b, Tài nguyên nước * Nguồn nước mặt: Chủ yếu có ở các hồ và sông qua các xã: sông Bùi chảy từ phía tây về phía đông qua cả 9 xã thuộc vùng đồi gò. Ngoài ra còn có một kênh cấp I dẫn nước từ hồ Đồng Mô (huyện Thạch Thất) phục vụ tưới cho các xứ đồng vùng bằng. Khu vực Tây Nam Huyện Chương Mỹ có ba hồ lớn là : - Hồ Đồng Sương rộng 260 ha, diện tích tưới 1050 ha. - Hồ Miễu rộng 75 ha, diện tích tưới của hồ là 250 ha. - Hồ Văn Sơn rộng 175 ha, diện tích tưới của hồ là 650 ha. Các hồ này vừa để chắn lũ từ các khu rừng của huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình chảy ra, đồng thời còn giữ lại lượng nước tưới cho 7 xã vùng đồi gò phân bố dọc theo đường Hồ Chí Minh là Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc. Ngoài 3 hồ lớn trên huyện còn có các hồ chứa nước vừa và các đầm nhỏ nằm rải rác ở các xã Trần Phú, Tân Tiến. *Nguồn nước ngầm: Tầng nước ngầm ở các xã nghiên cứu có độ sâu dao động trong khoảng từ 5 đến 55 m, nước ngầm sạch có ở độ sâu từ 15 – 55 31 m qua các tầng cát trắng, cát vàng, sỏi cuội là có thể khai thác tốt nhất. Nguồn nước đảm bảo chất lượng và có thể khai thác lâu dài. c. Tài nguyên khoáng sản Chương Mỹ là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản, khu vực Tây Nam của huyện là khu vực có đồi gò, nên khoáng sản chủ yếu có nguồn đá núi để sản xuất vật liệu xây dựng, nung vôi xây nhà, đá trải đường, đá Perit để xây nhà. Các tài nguyên này có ở khu vực Miếu Môn, Tân Tiến, Nam Phương Tiến (đá lát hoa để trang trí cho các công trình xây dựng, xuất khẩu), hàng năm sản xuất được 9.300 m 2. Ngoài ra còn có một ít vàng sa khoáng tại khu vực Núi Bé, xã Nam Phương Tiến, tuy nhiên trữ lượng rất ít và nhỏ lẻ. 2.1.6 Thực trạng môi trường Khu vực tây nam Huyện Chương Mỹ là khu vực đồi gò với địa hình không được bằng phẳng có vị trí nằm cách xa các khu đô thị, các trung tâm phát triển kinh tế,môi trường tương đối trong lành, có tỷ lệ che phủ cao, cảnh quan nông thôn tương đối đẹp. Vì là khu vực thuần nông nên ở đây có các làng nghề, rác thải sinh hoạt đã gây ô nhiễm trong một số khu dân cư và làng nghề, có ảnh hưởng đến sức khoẻ của nhân dân. Để kịp thời giải quyết những bức xúc trong nhân dân về ô nhiễm môi trường trong thời gian qua do khối lượng rác lớn tồn đọng trên địa bàn huyện lâu ngày không được xử lý làm mất cảnh quan và gây ô nhiễm môi trường; được sự nhất trí của UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Chương Mỹ đã xây dựng kế hoạch và giao cho UBND 32 xã, thị trấn căn cứ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lựa chọn vị trí phù hợp để tạm thời tập kết và xử lý rác đảm bảo vệ sinh môi trường đến khi bãi rác núi Thoong hoạt động trở lại; trong đó 9 xã đã ký hợp đồng với công ty Môi trường đô thị Xuân Mai vận chuyển được khoảng 6000 tấn rác thải mỗi năm về khu xử lý rác thải Xuân Sơn – Sơn Tây và Nam Sơn – Sóc Sơn. 32 2.1.7. Đánh giá chung về đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên a. Những lợi thế Khu vực tây nam huyện Chương Mỹ nhờ vị thế là vùng đồi gò, đất đai rộng lớn, người dân thuần nông chăm chỉ nên chính là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm (như ngô, khoai sắn, hoa quả, thịt, cá ...) cho các chợ đầu mối vào khu vực nội thành Hà Nội. - Đặc điểm khí hậu cho phép nuôi trồng được nhiều loại động thực vật có điều kiện phát triển nền kinh tế nông nghiệp đa dạng trên địa bàn khu vực. - Nguồn nước của khu vực tương đối dồi dào, các nguồn nước có trữ lượng tương đối lớn cơ bản đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và nước sinh hoạt Với cơ chế mới vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của huyện vừa khai thác tốt các yếu tố tích cực từ bên ngoài, khu vực phía Tây Nam của huyện đang trở thành nơi thu hút các nguồn lực từ trong và ngoài địa phương để phát triển toàn diện ngành nông nghiệp – một thế mạnh của khu vực từ trước đến nay. b. Khó khăn Do địa hình không bằng phẳng vẫn còn một số diện tích chưa chủ động tưới và tiêu. Đặc biệt là các xã Trần Phú, Hoàng Văn Thụ… Việc xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, thuỷ lợi vừa khó khăn vừa tốn kém. Một khó khăn nữa của khu vực là hiện tượng lũ rừng ngang từ phía Lương Sơn Hoà Bình đổ về sau những trận mưa lớn, gây thiệt hại nhiều cho sản xuất nông nghiệp ở các xã vùng đồng trũng dọc sông Bùi. Thông thường những trận mưa lớn xảy ra các khu vực hay bị ngập lụt ở vùng trũng. Khí hậu vài năm gần đây biến đổi thất thường, nhiều năm bị úng lụt, nóng ẩm mưa nhiều tạo điều kiện cho sâu bệnh phá hoại mùa màng ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Lượng mưa hàng năm không ổn định có thể gây hạn cho vụ đông xuân, đôi khi cả vụ mùa. Những năm mưa lớn và tập 33 trung có thể gây ngập úng nặng cho vụ mùa và vụ đông. Nguồn nước ngầm chưa được khảo sát kỹ và chưa được khai thác cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.2.1. Dân số và lao động Theo số liệu điều tra, đến năm 2014 dân số toàn khu vực là là 86.555 người, với tổng số hộ là 21205 hộ. Tỷ suất tăng tự nhiên là 13.4%. Mật độ dân số trung bình toàn khu vực là 910 người/km2. Tình hình dân số, mật độ dân số được thể hiện qua bảng 2.1 và bảng 2.2. Theo số liệu thống kê, dân số của khu vực trong những năm gần đây tương đối ổn định, số lao động trong độ tuổi là 51.035 người. Nhìn chung chính quyền và nhân dân địa phương đã thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hoá gia đình của Đảng và Chính phủ. Bảng 2.1: Diện tích, dân số và mật độ dân số khu vực Tây Nam Diện tích Xã (ha) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2) Tổng số 9,509.29 86555 910 Thanh Bình 530.62 6605 1244 Thủy xuân tiên 1,373.12 16654 1213 Tân Tiến 1,311.54 10450 797 Nam Phương Tiến 1,609.74 9798 608 Hoàng Văn Thụ 1,286.91 12648 982 Hữu Văn 560.66 8829 1574 Mỹ Lương 712.48 8148 1143 Trần Phú 1,613.06 8413 521 Đồng Lạc 511.15 5010 980 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chương Mỹ 2014) Bảng 2.2: Tình hình lao động trên địa bàn Xã Số nam Số nữ 34 Số hộ Lao động Tỷ suất tăng Tổng số Thanh Bình Thủy xuân tiên Tân Tiến Nam Phương Tiến Hoàng Văn Thụ Hữu Văn Mỹ Lương Trần Phú Đồng Lạc (người) 42822 3492 7568 5417 5023 5927 4396 4219 4214 2566 (người) 43733 3113 9086 5033 4775 6721 4433 3929 4199 2444 (hộ) 21205 1775 3974 2314 2050 3342 1924 1994 2540 1292 (người) 51035 3680 10600 5899 5525 6900 5949 4583 4769 3130 tự nhiên (%) 13.4 12.8 11.1 14.6 11.2 10.7 16.8 15.9 16.1 11.5 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chương Mỹ 2014) 2.2.2. Thực trạng phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn a. Thực trạng phát triển đô thị Khu vực tây nam huyện Chương Mỹ có hơn một nửa diện tích nằm trong khu quy hoạch đô thị vệ tinh Xuân Mai đã được Thành phố phê duyệt. Do đó, trong những năm sắp tới khu vực sẽ được đầu tư hạ tầng để phát triển mạnh mẽ, là khu trung tâm đô thị phía Tây của Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh miền núi phía bắc. b.Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2014, diện tích đất khu dân cư nông thôn của huyện là 9509,29 ha. Trong đó đất ở là 441.8 ha, các loại đất phi nông nghiệp khác là 2200,76 ha. Bao gồm đất xây dựng nhà ở của nhân dân, các công trình công cộng trong khu dân cư và diện tích đất sản xuất nông nghiệp nằm trong khu dân cư. Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm…) của huyện đang trong thời kỳ đầu tư phát triển, hình thành các trung tâm cụm xã với chức năng là trung tâm kinh tế - văn hoá - xã hội của một số xã, là hạt nhân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các tiểu vùng. 2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội a. Giao thông * Quốc lộ 35 - Quốc lộ 6: Toàn tuyến bắt đầu từ xã Thanh Bình đến hết Thủy Xuân Tiên dài 5 km. Bề rộng nền là 12 m, bề rộng mặt đường 7 m. - Quốc lộ Hồ Chí Minh qua khu vực dài 11 km, bắt đầu từ Thủy Xuân Tiên đến Cầu Cời. Bề rộng nền là 12 m, bề rộng mặt đường 7 m. * Đường huyện: - Đường Nguyễn Văn Trỗi đi qua khu vực có chiều dài 10 km. - Đường Hạ Dục – Miếu Môn tổng chiều dài 8 km. * Đường liên xã Đường liên xã có tổng chiều dài 90km. Trong đó: Đường nhựa có chiều dài 50 km, đường cấp phối có chiều dài 32,7 km, còn lại là đường đất. * Đường xã, liên thôn: Đường trục xã và liên thôn có tổng chiều dài 100km, trong đó bê tông được 12 km, rải cấp phối 85 km, đường đất 15 km. Đường thôn xóm có tổng chiều dài 150,76 km, trong đó bê tông hoặc lát gạch 55,02 km, cấp phối 74,24 km, đường đất 21,5 km. Nhìn chung đường do xã quản lý còn yếu kém, phần lớn là đường rải cấp phối và đường đất, rất dễ hư hỏng khi bị ngập nước, lầy thụt vào mùa mưa. * Đường sông và cầu cống: Đường sông có khoảng 10 km. Tổng số cầu của khu vực hiện nay có 7 chiếc. Tổng số cống trên 200 cái. Nhìn chung, chất lượng cầu còn hạn chế, còn hẹp, chất lượng thấp. Hầu hết các tuyến đường đều thiết kế với xe có trọng tải nhỏ, phổ biến là mặt đường hẹp, chiều rộng phổ biến từ 3,5 – 4,2 m, không đảm bảo lưu thông, đặc biệt là xe có trọng tải lớn. 36 b. Thủy lợi *Về tiêu: Toàn khu vực có 11 trạm bơm tiêu với 40 máy bơm các loại, công suất từ 1000 – 4000 m3/h. Tổng công suất các trạm bơm là 375.300 m3/h. b,Về tưới: Nguồn nước tưới bao gồm: - Nguồn nước hồ: 3 hồ lớn, 4 hồ vừa tưới cho các xã trung du, trữ lượng 17,3 triệu m3. - Toàn huyện có 23 trạm bơm tưới với công suất 84.800 m3/h. - Nguồn nước Đồng Mô - Ngải Sơn tưới cho 330 ha. * Hệ thống kênh mương: Tổng chiều dài hệ thống kênh mương là 81 km. Trong đó: - Kênh tưới cấp 1: 13,6 km. - Kênh tiêu cấp 1: 20 km. - Kênh tiêu cấp 2: 29 km. - Kênh tưới cấp 2: 18,4 km. * Đê điều: Toàn khu vực có 25 km đê điều. Hệ thống đê điều hàng năm được đầu tư tu bổ, song do vốn hạn chế nên chưa được gia cố vững chắc. Nhiều chỗ chân đê còn bị lấn chiếm làm lò gạch, các công trình phụ khác. Một số đoạn mặt đê bị xuống cấp nghiêm trọng vừa không đáp ứng được yêu cầu khi phân lũ, vừa không đáp ứng được nhu cầu giao thông đi lại của nhân dân. Nhiều cống qua đê đã được sử dụng mấy chục năm nay bị hư hỏng, ngắn hụt so với mặt đê cần phải được sửa chữa. 2.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Khu vực kinh tế nông nghiệp * Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu Tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản tăng giảm không đều: Năm 2010: 4%, năm 2014 đạt 5,5%. Tỷ trọng ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm dần: Năm 2010: 29,8%, và đến năm 2014 còn 23,7%. Đối với khu vực kinh tế nông nghiệp của khu vực thường xuyên áp 37 dụng các tiến bộ kỹ thuật về giống, kỹ thuật thâm canh, chuyển đổi cơ cấu nên trong nội ngành luôn có bước chuyển biến tích cực. * Phát triển các ngành và sản phẩm chủ lực - Ngành trồng trọt Về cơ cấu cây trồng toàn khu vực thì cây lương thực vẫn là chủ yếu chiếm 85% diện tích và giá trị của ngành trồng trọt, cây công nghiệp chiếm 6 - 8% diện tích gieo trồng, cây thực phẩm 5,5 - 6%. - Ngành chăn nuôi Ngành chăn nuôi của khu vực những năm gần đây phát triển nhanh, đảm bảo cung cấp thực phẩm cho nhu cầu nội huyện và dành một phần cho thị trường bên ngoài. Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi thể hiện qua bảng 2.3. Bảng 2.3: Tình hình sản xuất của ngành chăn nuôi của khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2014 Chỉ tiêu Đvt 1. Đàn trâu 2. Đàn bò 3. Đàn lợn 4. Gia cầm Con Con Con Con Số lượng Tăng (+) giảm (-) Năm 2010 Năm 2014 2010/2014 785 505 - 280 8463 8124 - 339 36679 44314 + 7635 1045526 1024134 - 21392 (Nguồn: Phòng Kinh tế huyện Chương Mỹ) Qua bảng 2.3 nhận thấy: Năm 2014 toàn khu vực có 505 con trâu, 8124 con bò, 44.314 con lợn và 1.024.134 gia cầm các loại. So với năm 2010 đàn trâu giảm 280 con, đàn bò giảm 339 con, đàn lợn tăng 7635 con và gia cầm giảm 21392 con. Ngoài những vật nuôi chính trên địa bàn còn có một số loại vật nuôi khác như ngựa, dê…. Cơ cấu giá trị sản lượng của ngành chăn nuôi trong khu vực có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng chăn nuôi trâu (vì cày kéo ngày càng được cơ giới hoá nên đàn trâu hàng năm sẽ giảm dần), giảm tỷ trọng chăn nuôi đàn bò, gia cầm và tăng tỷ lệ chăn nuôi lợn. Số lượng đàn lợn tăng do 38 khu vực gần với Công ty cồ phần chăn nuôi thức ăn CP nên các hộ dân có xu hướng chăn nuôi gia công. Nhìn chung toàn khu vực chăn nuôi quy mô nhỏ vẫn là chủ yếu do thiếu vốn đầu tư để nuôi công nghiệp. - Ngành lâm nghiệp Ngành lâm nghiệp chiếm 0,3% giá trị sản xuất trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, năm 2014 có 254.08 ha đất lâm nghiệp có rừng, hàng triệu cây phân tán, hàng trăm ngàn khóm song, mây, tre, nứa… Qua số liệu điều tra cho thấy: Cây lâm nghiệp chủ yếu là rừng trồng, giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp là 113,86 tỷ đồng, chiếm 0,3% tổng giá trị sản xuất toàn ngành. - Ngành nuôi trồng thuỷ sản Ngành nuôi trồng thuỷ sản chiếm 7,4% giá trị sản xuất trong cơ cấu ngành nông - lâm – ngư nghiệp của khu vực. Hiện tại diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 585.15 ha, đó là chưa kể các hồ vừa làm chức năng thuỷ lợi vừa nuôi trồng thuỷ sản. b. Khu vực Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Xây dựng cơ bản - Tăng trưởng và cơ cấu Giá trị sản xuất của khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng nhanh qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp - xây dựng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 đạt 39,1%/năm. Năm 2010, tỷ trọng CN - XD chiếm 42%, năm 2014 tỷ trọng CN - XD chiếm 41,6% trong cơ cấu kinh tế. - Cơ cấu thành phần kinh tế: Công nghiệp ngoài quốc doanh và các liên doanh là chủ yếu chiếm 76,9% giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn. Cơ cấu thành phần kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, khu vực quốc doanh được sắp xếp lại và giảm đầu mối, khu vực ngoài quốc doanh phát triển nhanh đã huy động vào sản xuất và giải quyết công ăn việc làm. 39 - Cơ cấu phát triển ngành công nghiệp theo vùng: khu vực tây nam chính là vùng phát triển công nghiệp mạnh nhất trên địa bàn huyện Chương Mỹ - Hiện trạng ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã từng bước thích ứng với cơ chế thị trường. Nhiều doanh nghiệp tập thể và tư nhân được thành lập, ổn định sản xuất và đã mạnh dạn đầu tư trang thiết bị công nghệ, máy móc mới như các ngành cơ khí, gia công gỗ, hoá chất phân bón, chế biến thực phẩm. Quy mô đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tăng khá nhanh. Cơ sở vật chất hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống được xây dựng mới và nâng cấp. Hệ thống đường dây điện, trạm biến thế, công trình thủy lợi được đầu tư ngày càng mạnh. Trường lớp học được nâng cấp. Đến nay đã có rất nhiều dự án nhà văn hóa thôn xóm được thực hiện. Các trạm xá trên địa bàn được nâng cấp. Các công trình công cộng, phúc lợi khác: Trụ sở, công trình văn hoá, đài tưởng niệm, chợ… cũng được đầu tư thay đổi nhiều so với trước. Xây dựng công trình của hộ gia đình (Nhà ở, công trình chăn nuôi …) trong những năm qua ngày càng tăng, đã góp phần chỉnh trang, thay đổi lớn bộ mặt nông thôn. c. Khu vực kinh tế Dịch vụ - Thương mại – Du lịch * Tăng trưởng và cơ cấu Giá trị sản xuất của khu vực kinh tế dịch vụ - thương mại tăng nhanh qua các năm. Ngành dịch vụ - thương mại tăng trưởng mạnh trong những năm qua. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ - thương mại giai đoạn 2010 2014 đạt 34,06%/năm. Năm 2010, tỷ trọng dịch vụ - thương mại chiếm 36%, năm 2014 đạt 34,7% trong cơ cấu kinh tế. * Thực trạng phát triển một số ngành chủ yếu - Thương mại: Trong những năm qua hoạt động dịch vụ ở các xã, các 40 thôn, xóm được phát triển mạnh. Bên cạnh việc cung ứng vật tư phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện một bộ phận lao động dịch vụ đã hướng vào phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống của thị trường nội thành Hà Nội và các vùng lân cận. Các trung tâm thương mại, dịch vụ các chợ đã được hình thành ở các tụ điểm dân cư, các thôn đều có trung tâm trao đổi hàng hoá phục vụ sản xuất và đời sống của nhân dân. - Dịch vụ bưu chính, viễn thông: Dịch vụ bưu chính, viễn thông tiếp tục mở rộng và phát triển. Doanh thu bưu điện và viễn thông đạt hàng nghìn tỷ đồng. Trên địa bàn, có 7 mạng viễn thông hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc. Mạng Internet băng thông rộng hoạt động hiệu quả, có xu hướng phát triển tốt. - Dịch vụ tài chính, ngân hàng: Các tổ chức tín dụng đóng trên địa bàn huyện gồm ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ngân hàng chính sách; Các hợp tác xã tín dụng. Hoạt động của các tổ chức tín dụng trải rộng trên địa bàn, đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư cho các doanh nghiệp và dân cư. -Du lịch: Khu vực tây nam huyện Chương Mỹ có nhiều tiềm năng để phát triển dịch vụ về văn hoá, vui chơi, giải trí. Khu vực cũng là một điểm phụ cận trong trung tâm du lịch của thành phố cần được đầu tư khai thác trước mắt và lâu dài. Các điểm có thể khai thác kinh tế du lịch là 3 hồ lớn: Hồ Đồng Sương, hồ Văn Sơn, hồ Miễu, các hồ này đều có các ao hồ uốn lượn và đồi cao bao quanh rất phù hợp với du lịch sinh thái, thể thao dưới nước, câu cá. Các hồ đều nằm trên trục đường Hồ Chí Minh. 2.2.5. Tăng trưởng kinh tế Trong những năm qua nền kinh tế của huyện (trong đó có khu vực tây nam) đã vượt qua nhiều khó khăn và có những bước phát triển mới, đã tạo được sự tăng trưởng khá, tạo tiền đề cho phát triển tương lai. Bảng 2.4: Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2010 – 2014 41 Chỉ tiêu ĐVT Tăng trưởng chung % Công nghiệp, xây dựng % Dịch vụ - Thương mại % Nông, lâm, thuỷ sản % Thu nhập BQ trên đầu Trđ/người/ Giai đoạn 2010 - 2014 2010 2011 2012 2013 2014 13,3 15,00 16,90 5,50 14,2 17,4 15,6 6,1 7,3 11,2 13 4,40 11,5 12,1 13,1 18,2 5,3 13,1 19,7 2,6 19,7 11,00 15,6 17,2 22,4 năm (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Chương Mỹ năm 2010 – 2014) người Trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm trở lại đây của khu vực đạt 14,6% (năm 2010 - 2014). Trong đó công nghiệp – xây dựng chiếm 47 %; thương mại - dịch vụ chiếm 30%; nông – lâm – thủy sản chiếm tỷ trọng 23%. Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng tạo ra những sản phẩm hàng hoá đa dạng, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hoá và đời sống. Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân của khu vực không đồng đều giữa ba khu vực kinh tế. Trong đó tăng nhanh nhất là khu vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, chậm nhất là khu vực nông - lâm - thuỷ sản. Thu nhập bình quân đầu người được nâng cao, tăng từ 11,00 triệu đồng năm 2010 lên 22,4 triệu đồng năm 2014 (giá thực tế). Tình hình tăng trưởng kinh tế của khu vực được thể hiện qua bảng 2.4. 2.2.6. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch đúng hướng, nhóm ngành nông lâm - thuỷ sản tăng từ 22% năm 2010 lên 23,70% năm 2014; công nghiệp và xây dựng cơ bản giảm nhẹ từ 42% năm 2010 xuống 41,60% năm 2014; thương mại và dịch vụ giảm từ 36% năm 2010 xuống còn 34,70% năm 2014. Bảng 2.5: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nghiên cứu giai đoạn 2010 - 2014 Đơn vị tính:% Chỉ tiêu Năm Năm 42 Năm Năm Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Nông lâm - thuỷ sản 22,00 32,60 29,40 26,50 23,70 Công nghiệp - XD 42,00 34,50 37,40 40,00 41,60 Thương mại - dịch vụ 36,00 32,90 33,20 33,50 34,70 (Nguồn: Báo cáo kết quả phát triển kinh tế xã hội – ANQP năm 2010 – 2014) Như vậy, ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ đã giảm nhanh trong giai đoạn 2010 - 2014, trong khi đó nông lâm – thủy sản cơ bản đã có bước tiến rất nhanh. Tốc độ tăng trưởng GDP của huyện năm 2010 là 13,3%, năm 2014 đạt 12,1%. (Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực được thể hiện qua bảng 2.5). Như vậy, đến năm 2014, tỷ trọng các ngành kinh tế trên địa bàn khu vực là không đồng đều, trong đó: nông nghiệp là 23,70%; công nghiệp - xây dựng là 41,60%; thương mại - dịch vụ là 34,70%. 2.2.7. Việc làm và thu nhập Số người trong độ tuổi lao động của khu vực đến năm 2014 là 51.035 người, chiếm 57% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 47,70%, lao động công nghiệp - xây dựng chiếm 27,50%, lao động thương mại, du lịch và dịch vụ chiếm 24,80% tổng số lao động của khu vực. Tình hình lao động, việc làm của khu vực nghiên cứu năm 2014 như sau: - Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị 3,4%. - Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn 87,8%. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo 28,6%, trong đó lao động qua đào tạo nghề 21,0%. Từ tình hình lao động và việc làm như trên, khu vực tây nam và các khu vực còn lại trong huyện Chương Mỹ đã được huyện đã đề ra các giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong huyện như sau: - Phát triển sản xuất mở rộng ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động nhằm làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông, lâm nghiệp, công 43 nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ. - Thu nhập bình quân đầu người của huyện đang dần từng bước nâng lên qua các năm. Tăng từ 11,0 triệu đồng/năm 2010 lên 22,4 triệu đồng/năm 2014 và mục tiêu thu nhập bình quân năm 2015 là 25,3triệu đồng/năm Trong những năm tới, cần đặc biệt chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, nhằm nâng cao đời sống của nhân dân và ổn định chính trị, xã hội trên địa bàn. Để thực hiện được các nhiệm vụ đề ra cho thời kỳ quy hoạch của thành phố đã được phê duyệt, thời gian tới những đức tính cần cù, truyền thống hiếu học cần phải phát huy mạnh để chất lượng nguồn nhân lực cần được nâng lên. Thể lực và trí lực của nguồn nhân lực phải có những bước tiến nhanh nhằm có đủ năng lực thực hiện thành công chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 2.2.8. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của khu vực a. Những lợi thế - Do có đường Hồ Chí Minh và đường Quốc lộ 6 chạy qua và nằm trong vùng quy hoạch phát triển hành lang của thủ đô Hà Nội về phía Tây nên rất thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước đặt cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Đồng thời tạo điều kiện cho khu vực này tiếp xúc và tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, trình độ quản lý tiên tiến. - Tình hình kinh tế tại khu vực đã có sự phát triển đồng đều trên toàn bộ các xã nghiên cứu; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ trung bình của cả nước, giá trị tăng thêm bình quân tăng 10%. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng với xu thế chung của đất nước: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Những năm trở lại đây, ngànhcông nghiệp và dịch vụ có bước khởi sắc góp phần tích cực tăng việc làm và thu nhập cho người lao động. - Cơ sở hạ tầng được đầu tư mạnh và đồng bộ trong mấy năm trở lại đây nên có có sự thay đổi đáng kể, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn thay đổi rõ nét. 44 - Với cơ chế mới vừa phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế của huyện vừa khai thác tốt các yếu tố tích cực từ bên ngoài, khu vực phía Tây Nam của huyện đang trở thành nơi thu hút các nguồn lực từ trong và ngoài địa phương để phát triển toàn diện ngành nông nghiệp – một thế mạnh của khu vực từ trước đến nay. b. Những khó khăn - Tuy kết cấu hạ tầng nông thôn, nhất là hạ tầng phục vụ cho sản xuất và đời sống đã được nâng lên, song với yêu cầu phát triển kinh tế nông thôn trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn còn yếu nên chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tiễn. Hệ thống tưới tiêu phục vụ cho nông nghiệp được xây dựng quá lâu, công nghệ lạc hậu. Đường trục huyện, hệ thống điện dùng cho sinh hoạt còn chắp vá, thiếu đồng bộ. Nước dùng cho sinh hoạt ở tại khu vực còn nhiều khó khăn. - Tỷ lệ lao động thất nghiệp, tỷ lệ tăng dân số còn cao, trong khi đó đất đai dành cho sản xuất ngày càng ít đi do lấy vào các khu đô thị, khu công nghiệp; lao động nhàn rỗi nhiều nhưng chưa được đào tạo nghề và chủ yếu là làm thủ công nên năng suất lao động thấp, do đó đã tạo một sức ép rất lớn đối với xã hội về giải quyết việc làm. - Nguồn lao động của khu vực dồi dào nhưng trình độ văn hoá thấp, lao động có tay nghề ít, đặc biệt thiếu lao động có quản lý, có kinh nghiệm và trình độ cao, lao động làm kinh tế giỏi. Hàng năm số lao động không có việc làm khoảng 5%, thiếu việc làm khoảng 30% tập trung vào khu vực sản xuất nông nghiệp. Lao động thủ công tập trung vào một số nghề như mây tre đan xuất khẩu, thủ công mỹ nghệ, nghề mộc v.v… Như vậy về lao động thủ công thì khu vực đủ sức đáp ứng nhưng lao động kỹ thuật cần có kế hoạch đào tạo lâu dài. - Việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn chưa nhanh, chưa nhiều, có nhiều nơi còn bảo thủ. Sản phẩm làm ra chất lượng vẫn thấp, sức cạnh tranh trên thị trường kém trong khi đó thiếu vốn đầu tư. Đó là những mâu thuẫn cần được giải quyết. - Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở một số xã tuy có chuyển biến tốt 45 nhưng còn chậm và chưa vững chắc, hầu như các xã trong vùng chuyển hướng cơ cấu kinh tế còn thiếu quy hoạch, manh mún mang tính chất tự phát, chưa khai thác hết tiềm năng lao động. chưa khôi phục được các ngành nghề truyền thống, chưa có sản phẩm hàng hoá chủ lực của địa phương. - Đời sống dân trí dần được tăng lên song do mặt trái của cơ chế thị trường tác động, các tệ nạn xã hội như mê tín dị đoan, cờ bạc… còn tồn tại ảnh hưởng đến đời sống dân sinh, an ninh xã hội. - Đội ngũ cán bộ, kể cả cán bộ chủ chốt có năng lực quản lý và trình độchuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nếu không đổi mới thì việc điều hành cơ chế quản lý mới sẽ rất khó khăn và bị cản trở. 2.3. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất nông nghiệp tại khu vực 2.3.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất Theo số liệu điều tra, tổng diện tích tự nhiên khu vực tây nam huyện Chương Mỹ là 9509,29 ha, bình quân diện tích tự nhiêu trên đầu người 1098,6 m2/ đầu người. Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 được thể hiện qua bảng 2.6 + Đất nông nghiệp có diện tích lớn nhất là 6430,04 ha, chiếm 67,6% diện tích tự nhiên; + Đất phi nông nghiệp có diện tích 2.642,60 ha chiếm 27,79% diện tích tự nhiên; + Đất chưa sử dụng có diện tích 436.64 ha chiếm 4.59% diện tích tự nhiên Trên địa bàn khu vực phân ra các nhóm đối tượng sử dụng đất chính là: Hộ gia đình, cá nhân, UBND xã, các tổ chức kinh tế, các tổ chức nước ngoài và liên doanh, các tổ chức khác và cộng đồng dân cư. 46 Bảng 2.6: Hiện trạng sử dụng đất năm 2014 khu vực nghiên cứu STT Chỉ tiêu Tổng diện tích tự nhiên 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.2 Đất lâm nghiệp 1.2.1 Đất rừng sản xuất 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 1.4 Đất làm muối 1.5 Đất nông nghiệp khác 2 ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP 2.1 Đất ở 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 2.1.2 Đất ở tại đô thị 2.2 Đất chuyên dùng 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 2.2.2 Đất quốc phòng 2.2.3 Đất an ninh 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 2.2.6 Đất có mục đích công cộng 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang 2.5 lễ, NHT 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 3 ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 3.3 Núi đá không có rừng cây Mã đất NNP SXN CHN LUA HNK CLN LNP RSX RPH RDD NTS LMU NKH PNN OCT ONT ODT CDG TSC CQP CAN DSN CSK CCC TON TIN Diện tích (ha) 9,509.29 6,430.04 5,422.45 3,667.45 3,079.97 587.49 1,754.99 254.08 36.92 217.16 0.00 585.15 0.00 168.36 2,642.60 441.84 441.84 0.00 1,525.95 4.68 351.63 7.90 241.18 103.30 817.26 14.78 11.53 Tỷ lệ (%) 100.00 67.62 57.02 38.57 32.39 6.18 18.46 3.95 0.57 3.38 0.00 6.15 0.00 1.77 27.79 6.87 6.87 0.00 23.73 0.05 3.70 0.08 2.54 1.09 8.59 0.16 0.12 NTD 76.46 0.80 SON MNC PNK CSD BCS DCS NCS 156.77 415.27 0.00 436.64 7.40 242.32 186.92 1.65 4.37 0.00 4.59 0.08 2.55 1.97 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ) 2.3.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp biến động sử dụng đất nông nghiệp a. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp Theo số liệu kiểm kê đất đai đầu năm 2015, hiện trạng sử dụng đất 47 nông nghiệp được phân bổ như ở bảng 2.7. Qua bảng 2.7, nhận thấy: - Tổng diện tích khu vực nghiên cứu có diện tích tự nhiên là 9509,29 ha; Đất nông nghiệp có diện tích 6430,04 ha, chiếm 67,6% diện tích tự nhiên, còn lại là đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất sản xuất nông nghiệp là 5,422.45 ha, chiếm 57,02 % diện tích tự nhiên; đất lâm nghiệp 254.08 ha, chiếm 2,67 % diện tích tự nhiên; đất nuôi trồng thuỷ sản 585.15 ha, chiếm 6,15% diện tích tự nhiên; đất nông nghiệp khác chỉ có 168.36ha, chiếm 1,77 % diện tích tự nhiên. Trong đất sản xuất nông nghiệp: + Diện tích đất trồng lúa chiếm 47,90 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 57,04 ha + Diện tích đất trồng cây hàng năm khác chiếm 9.14% so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 587,49 ha + Diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm 27,29 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 1754,99 ha + Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 3,95 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 254.08 ha + Diện tích đất nuôi trồng thủy sản chiếm 9,10 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp, tương đương với 585,15 ha + Diện tích đất trồng nông nghiệp khác chiếm 2,62 % so với tổng diện tích đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp tại khu vực đang được tổ chức sử dụng khá triệt để với việc đa dạng hóa các loại cây trồng. Tuy nhiên quy mô phổ biến trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn nhỏ lẻ, phân tán, sản xuất hàng hóa phát triển với tốc đô chậm, năng suất và nông sản chưa cao, sức cạnh tran còn thấp. Trong khi đó phát triển công nghiệp và xây dựng đồ thị đang gây sức ép 48 lớn về giải quyết việc làm, đảm bảo thu nhập và ổn định đời sống cho nông dân. Chính những điều này đã tác động rất lớn đến việc sử dụng đất cũng như xu hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn. Bảng 2.7: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 của khu vực TT Loại đất Mã đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP NNP 6,430.04 100 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 5,422.45 84.33 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 3,667.45 57.04 Đất trồng lúa LUA 3,079.97 47.90 HNK 587.49 9.14 1.1.1. 1 1.1.1. Đất trồng cây hàng năm 2 khác 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 1,754.99 27.29 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 254.08 3.95 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 36.92 0.57 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 217.16 3.38 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 0.00 0.00 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 585.15 9.10 1.4 Đất làm muối LMU 0.00 0.00 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 168.36 2.62 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường) b. Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 -2014 * Tình hình biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2010 - 2014 Từ số liệu báo cáo thuyết minh thống kê, kiểm kê đất đai huyện Chương Mỹ năm 2010 và năm 2014, trong giai đoạn năm 2010 – 2014, trên địa bàn khu vực Tây Nam huyện Chương Mỹ, tổng diện tích tự nhiên tăng 143.77 ha, nguyên nhân tăng khi kiểm kê giữa năm 2010 và năm 2014 là do sai số đo đạc, trước kia đo bằng tay, sau khi dồn điền đổi thửa được đo lại 49 bằng máy nên tổng diện tích tự nhiên tăng lên. Do đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp cũng tăng 1029,51 ha. Tình hình biến động đất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 2.8 Bảng 2.8: Tình hình biến động đất nông nghiệp tại khu vực giai đoạn 2010 – 2014 TT Loại đất Mã đất Tổng diện tích đất tự nhiên 1 1.1 1.1.1 1.1.1. 1 1.1.1. 2 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.3 1.4 1.5 ĐẤT NÔNG NGHIỆP Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất làm muối Đất nông nghiệp khác NNP SXN CHN LUA HNK Diện tích Diện tích Tăng năm 2010 năm 2014 (+) giảm (-) (ha) (ha) 9365.52 9,509.29 143.77 5400.53 4932.95 3590.84 6,430.04 1,029.51 5,422.45 489.50 3,667.45 76.61 3203.56 3,079.97 -123.59 387.28 587.49 200.21 CLN 1342.11 1,754.99 412.88 LNP 229.84 254.08 24.24 RSX 91.02 36.92 -54.10 RPH 138.82 217.16 78.34 RDD 0 0.00 0 NTS 216.12 585.15 369.03 LMU 0 0.00 0 NKH 21.62 168.36 146.74 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường) Biến động giữa các nhóm đất nông nghiệp khá đồng đều: tăng diện tích nhiều nhất là đất sản xuất nông nghiệp, trong đó tăng diện tích đất trồng cây hàng năm khác, còn diện tích trồng lúa giảm mạnh; đất lâm nghiệp có tăng nhưng tăng ít; diện tích đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác tăng mạnh (bảng 2.8). Cụ thể: 50 Đối với đất trồng cây hàng năm tăng 76,61 ha, trong đó: + Diện tích đất lúa giảm 123,59 ha + Diện tích đất trồng cây hàng năm khác tăng 200.21 ha + Diện tích trồng cây lâu năm: tăng 412,88 ha + Đất lâm nghiệp tăng 24,24 ha + Đất nuôi trồng thủy sản tăng 369,03 ha + Đất nông nghiệp khác tăng 146,74 ha * Xu hướng biến động đất nông nghiệp Từ năm 2010 đến năm 2014, tổng diện tích đất nông nghiệp khu vực có xu hướng tăng (tăng chủ yếu là đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản), bình quân mỗi năm tăng 205.9 ha, tuy nhiên diện tích tăng là do sai số đo đạc, còn thực tế diện tích đất nông nghiệp đang dần bị thu hẹp và giảm mạnh trong các năm gần đây do chuyển sang đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất công cộng và đất kinh doanh phi nông nghiệp 51 Bảng 2.9: Xu hướng biến động đất nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2014 Mã Tăng (+) Tăng (+) giảm (-) đất NNP SXN CHN LUA giảm (-) 1,029.51 489.5 76.61 -123.59 trung bình năm 205.9 97.9 15.32 -24.72 1.1.1.2 Đất trồng cây hàn HN khác HNK 200.21 40.04 TT Loại đất 1 ĐẤT NÔNG NGHIỆP 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 1.1.1.1 Đất trồng lúa 1.1.2 1.2 1.2.1 1.2.2 1.2.3 1.3 1.4 1.5 Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thuỷ sản Đất làm muối Đất nông nghiệp khác CLN 412.88 82.58 LNP 24.24 4.85 RSX -54.1 -10.82 RPH 78.34 15.67 RDD 0 0 NTS 369.03 73.81 LMU 0 0 NKH 146.74 29.35 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường) Trong giai đoạn vừa qua, diện tích đất lúa đã giảm bình quân mỗi năm là 24,72 ha. Phần lớn diện tích đất lúa giảm do chuyển đổi sang đất cụm công nghiệp, một phần do chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Đối với khu vực tây nam huyện Chương Mỹ với đặc thù là vùng đồi gò nên có xu hướng chuyển đổi sang các mô hình chuyên canh rau, hoa, cây cảnh, nuôi trồng thủy sản, trồng cây ăn quả có giá trị cao. Từ năm 2012 cho đến nay việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong khu vực đã đạt được ha sang các mô hình chăn nuôi, trồng hoa, cây cảnh, sản xuất rau an toàn, trang trại tổng hợp… Do đặc thù về địa hình là khu đồi gò nên việc sản xuất lúa không đem lại hiệu quả kinh tế, mặt khác khu vực cũng là nơi cung cấp lương thực thực phẩm chủ yếu cho khu vực nội thành Hà Nội, vì vậy trong giai đoạn 2010 đến hết năm 2014 diện tích trồng cây hàng năm tăng. Cây hàng năm sản xuất chủ 52 yếu là rau an toàn, ngô, khoai tây, khoai lang, đậu tương, lạc, sắn……Trong những năm gần đây diện tích trồng hoa và cây cảnh có xu hướng tăng nhanh. Diện tích đất trồng cây lâu năm tăng trung bình năm là 82,58 ha. Đây là xu thế chung cho sản xuất nông nghiệp tại các vùng đồi gò. Tại khu vực đã dần hình thành nên những vùng cây ăn quả tập trung. Các loại cây ăn quả được người dân trồng chủ yếu và đem lại hiệu quả kinh tế là: Bưởi Diễn, chanh đào, cam Canh… Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng mạnh mẽ trong những năm gần đây, bình quân mỗi năm tăng 73,81 ha. Trên địa bàn cũng hình thành các mô hình sản xuất điển hình như Lúa – cá – vịt (xuất hiện nhiều ở xã Nam Phương Tiến và Hoàng Văn Thụ) tại các vùng đất trũng, mô hình lúa – cá hoặc ao – chuồng. 2.3.3.Tình hình quản lý đất nông nghiệp: Nhìn chung, trong giai đoạn 2010 -2014, đất nông nghiệp tại khu vực Tây Nam bị giảm sút do chuyển sang mục đích như đất ở, đất cụm công nghiệp, đất giao thông. Hầu hết diện tích đất nông nghiệp có năng suất cao, thuận tiện đi lại bị chuyển sang đất phi nông nghiệp. Số liệu về diện tích đất sản xuất nông nghiệp từ năm 2010 đến năm 2014 có tăng thực chất chỉ là do sai số đo đạc. Đất nông nghiệp tại khu vực đang có xu hướng suy giảm diện tích đất lúa do chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng chuyên canh các loại rau màu, trồng hoa, cây cảnh, trồng cây ăn quả và phát triển mô hình trang trại tổng hợp (vườn – ao – chuồng) đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi và hình thành các mô hình sản xuất nông nghiệp đang trở thành xu thế trên cả nước nói chung và trên địa bàn nói riêng. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cần phải được quan tâm sát sao của các cấp chính quyền nhằm đảm bảo một nền nông nghiệp bền vững và hiệu quả. 53 * Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn khu vực nghiên cứu: - Những thành tựu đạt được: + Thực hiện chính sách của Đảng, chủ trương của Nhà nước và các quy định của thành phố Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân, UBND huyện Chương Mỹ nói chung và khu vực nghiên cứu nói riêng đã tiến hành công tác dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp. Tính đến nay khu vực tây nam đã cơ bản dồn điền đổi thửa cho các hộ gia đình đạt 96,7 %, chỉ còn một số thôn thuộc xã Thanh Bình, Hoàng Văn Thụ vẫn chưa dồn điền đổi thửa xong. Thành công của công tác dồn điền đổi thửa khắc phục manh mún từ bình quân 7-9 thửa nay còn phần lớn từ 1 đến 2 thửa. Sau khi dồn điền đổi thửa đã gần như cơ bản trên địa bàn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn. + Việc thành công trong công tác dồn điền đổi thửa tạo được các vùng canh tác chuyên canh trong nông nghiệp tạo điều kiện cho các hộ nông dân tập trung sản xuất thâm canh theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất lao động tăng đều, năm sau cao hơn năm trước, bình quân cả năm 2014 đạt 64,7 tạ/ha; từng bước nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân. - Những nguyên nhân tồn tại trong quá trình quản lý, sử dụng đất nông nghiệp đặc biệt là công tác dồn điền đổi thửa gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn ghiên cứu + Công tác quản lý đất đai của một số xã còn buông lỏng, chưa kiên quyết xử lý các đối tượng tự ý chuyển đổi khi chưa được phê duyệt, + Một số tiểu ban thiếu dân chủ, công khai quy hoạch các khu chuyển đổi, tự ý nhận hoặc chỉ đạo người thân nhận diện tích vào các khu chuyển đổi 54 gây thắc mắc, khiếu kiện trong nhân dân. + Do trình độ quản lý của Ban quản trị các HTX nông nghiệp còn hạn chế, dẫn đến việc chia ruộng còn nhiều khúc mắc dẫn đến các hộ dân nhận diện tích tăng hoặc giảm nhiều so với diện tích được giao theo Nghị định 64/ CP và các xã có hệ số K+ và K- vẫn còn đang lúng túng với số diện tích được giao mới. + Do trình độ nhận thức của người dân còn hạn chế, nên việc lập phương án chuyển đổi trở lên rất khó khăn, do đó việc phê duyệt phương án cho các hộ còn chậm. Người dân thiếu hiểu biết trong pháp luật và hiểu nhầm về việc thực hiện trong công tác chuyển đổi, các hộ đã tự ý chuyển đổi mà không xin phép. + Sau khi dồn điền đổi thửa, việc cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho các hộ trên địa bàn chưa thực hiện dẫn đến người dân gặp khó khăn trong công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. + Luật đất đai năm 2013 ra đời với các văn bản dưới luật đi vào đời sống đã thay đổi một số nội dung về chuyển đổi nội bộ đất nông nghiệp.Tuy nhiên việc nắm bắt và tiếp cận với văn bản mới để tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân vẫn chưa triệt để dẫn đến việc áp dụng các cơ chế chính sách thúc đẩy phát triển nông nghiệp cho người dân còn hạn chế, gây khó khăn cho quá trình sản xuất cũng như quản lý khiến người dân vốn đã không mặn mà với sản xuất nông nghiệp. 55 CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ĐỊNH HƯỚNG SỬ DỤNG ĐẤT PHỤC VỤ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Hệ thống các đơn vị đất đai khu vực nghiên cứu 3.1.1. Lựa chọn và chỉ tiêu phân cấp các yếu tố để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 1. Các chỉ tiêu về số lượng và chất lượng đất Từ thực tế các bản đồ đất đai tại địa phương, kết hợp với điều tra khảo sát và đánh giá chất lượng đất, đã xác định được các chỉ tiêu cơ bản thành lập bản đồ thổ nhưỡng: - Đơn vị phụ đất (G): Đơn vị phụ đất trong đánh giá đất theo tiêu chuẩn FAO-UNESCO đã phản ánh đầy đủ ...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.