Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh 108 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh 10 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh 3 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh 7
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 108 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN NGHĨA DŨNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2006 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gởi lời tri ân chân thành và sâu sắc nhất đến TS. Hồ Văn Liên, người đã tận tình hướng dẫn và trực tiếp giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện, hoàn thành bản luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với toàn thể Giảng viên của trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học - Công nghệ và Sau đại học đã tận tình giảng dạy hướng dẫn, quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi xin gởi lời cảm ơn đến Ban quản lý Dự án Phát triển giáo viên tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tạo mọi điều kiện từ vật chất đến tinh thần hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập. Và tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Sở Giáo dục và Đào tạo Tp. Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục Tân Bình, các trường tiểu học, các giáo viên và các bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Tp. Hồ Chỉ Minh 11/2006 Tác giả luận văn 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ 3 MỤC LỤC ...................................................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 7 2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................... 8 4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................. 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 8 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 9 7. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC ............................... 11 1.1 . Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 11 1.2 . Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 13 1.2.1. Quản lý ......................................................................................................... 13 1.2.2. Quản lý giáo dục .......................................................................................... 20 1.2.3. Khái niệm dạy học ....................................................................................... 22 1.3. Quản lý trường tiểu học ...................................................................................... 23 1.3.1. Đặc điểm của trường tiểu học ...................................................................... 23 1.3.2. Vai trò của hiệu trưởng trong việc quản lý trường tiểu học ......................... 24 1.4 . Chương trình giáo dục tiểu học mới .................................................................. 27 1.4.1. Đổi mới chương trình giáo dục tiểu học ...................................................... 27 1.4.2. Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và phương tiện dạy học của chương trình tiểu học mới ........................................................................................ 28 1.5 . Quản lý thực hiện chương trình dạy học ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay....................................................................................................................................... 32 4 1.5.1. Quản lý việc phân công giảng dạy ............................................................... 34 1.5.2. Quản lý việc lập kế hoạch bài học của giáo viên tiểu học ........................... 35 1.5.3. Quản lý đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học của giáo viên tiểu học ................................................................................................................................... 36 1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất, môi trường học tập phục vụ việc thực hiện chương trình dạy học tiểu học ...................................................................................................... 38 1.5.5. Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học tiểu học ........... 39 1.5.6. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ giảng dạy cho giáo viên nhằm đáp ứng việc thực hiện chương trình dạy học mới ở trường tiểu học trong giai đoạn hiện nay40 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................... 42 2.1. Khái quát về giáo dục tiểu học ở Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh ............... 42 2.1.1. Một số nét về quận Tân Bình ....................................................................... 42 2.1.2. Những thành tựu về lĩnh vực giáo dục và đào tạo quận Tân Bình............... 44 2.1.3. Những mặt còn hạn chế ................................................................................ 45 2.2. Thực trạng việc thực hiện chương trình dạy học ở các trường tiểu học thuộc Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................... 46 2.2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh tiểu học trong năm .............. 46 2.2.2. Thực trạng về cơ sở vật chất thực hiện chương trình................................... 52 2.3. Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng ở các trường tiểu học thuộc quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh ......................................... 53 2.3.1. Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của giáo viên ...... 53 2.3.2. Thực trạng quản lý phân công giảng dạy cho giáo viên tiểu học................. 55 2.3.3. Thực trạng quản lý việc lập kế hoạch bài học của giáo viên ....................... 57 2.3.4. Thực trạng quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giáo viên ..... 59 2.3.5. Thực trạng quản lý phương tiện, điều kiện hỗ trợ hoạt động dạy học ......... 62 5 2.3.6. Thực trạng quản lý công tác bồi dưỡng giáo viên........................................ 64 2.3.7. Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình dạy học ................................................................................................................................... 66 2.3.8. Thực trạng các biện pháp quản lý việc thực hiện chương trình dạy học ..... 67 2.4. Đánh giá chung ................................................................................................... 70 2.4.1. Ưu điểm ........................................................................................................ 70 2.4.2. Hạn chế......................................................................................................... 71 2.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 72 Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI QUẬN TÂN BÌNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ................................................. 74 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất các biện pháp ........................................................... 74 3.2. Đề xuất các biện pháp ......................................................................................... 75 3.2.1. Nhóm các biện pháp tác động đến nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên. ................................................................................................................................. 75 3.2.2. Nhóm các biện pháp tổ chức ........................................................................ 76 3.2.3. Biện pháp phát triển cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động dạy học .......... 84 3.2.4. Biện pháp tạo động lực ................................................................................ 86 3.3. Quan hệ của các biện pháp ................................................................................. 87 3.4. Trưng cầu ý kiến về tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất .......................... 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 92 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 98 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, Đảng và Nhà nước rất coi trọng vai trò của Giáo dục và Đào tạo. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã ghi "Giáo dục là quốc sách hàng đầu." Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định "Phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước." Mới đây, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam lại tiếp tục khẳng định: "Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước." Do đó, để thực hiện được nhiệm vụ chiến lược này chúng ta phải "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung phương pháp dạy và học; thực hiện chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam" [14, tr.95]. Đó là sự quan tâm lớn nhất của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục, các mục tiêu cụ thể nêu trong Nghị quyết liên quan đến giáo dục và đào tạo, trong đó có liên quan đến các trường tiểu học. Trẻ em nói chung và trẻ em đang học tiểu học nói riêng, ngày nay đã bước sang đầu thế kỷ XXI, có những sự chuyển biến lớn về nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Từ những tác động giáo dục của nhà trường, gia đình và xã hội, các em được thụ hưởng nhiều hơn so với trẻ em ở các thế hệ trước, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Giáo dục đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và phát triển con người của thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay. Có thể nói, xã hội càng phát triển thì vai trò của giáo dục càng trở nên quan trọng. Với tư cách là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học nhằm mục tiêu "hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học tiếp trung học cơ sở" [25, tr.28]. Chất lượng dạy học phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó không thể thiếu việc quản lý của hiệu trưởng. Hoạt động quản lý của hiệu trưởng chủ yếu tập trung vào việc quản lý việc 7 thực hiện chương trình dạy học của giáo viên, thông qua việc dạy của thầy để quản lý việc học của trò, đồng thời thông qua việc học của trò để quản lý việc dạy của thầy. Ngày 9 tháng 1 1 năm 2001 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký quyết định số 43/2001/QĐ-BGD-ĐT ban hành chương trình tiểu học áp dụng thống nhấtt trong cả nước. Như vậy là sau 10 năm nghiên cứu, chuẩn bị, soạn thảo, thử nghiệm nhiều vòng ở diện rộng, trưng cầu ý kiến nhiều lượt, điều chỉnh, hoàn thiện và được thẩm định ở cấp quốc gia, chương trình tiểu học năm 2000 đã trở thành chương tình giáo dục quốc gia của bậc tiểu học, được triển khai vào đầu những năm 2000. Tôi đã công tác ở trường tiểu học hơn 20 năm, là giáo viên, quản lý chuyên môn, chuyên viên phòng giáo dục và hiện nay đang làm công tác quản lý trường tiểu học. Do đó, tôi thấy cần thiết phải nghiên cứu vấn đề "Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học ở quận Tân Bình, thành phố Hồ Chi Minh" nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học của các trường tiểu học. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý thực hiện chương trình của đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học, đề xuất các biện pháp quản lý, nhằm nâng cao chất lượng dạy học tiểu học trên địa bàn quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học. 4. Giả thuyết khoa học Việc quản lý thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường Tiểu học tại Quận Tân Bình còn một số hạn chế. Nếu đánh giá được thực trạng quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học ở Quận Tân Bình thì có thể đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học. 8 5.2 Khảo sát thực trạng công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 5.3 Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học tại quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1 Giới hạn: Luận văn nghiên cứu việc quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng, không nghiên cứu sâu quản lý hoạt động học tập của học sinh. 6.2 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài của tác giả được nghiên cứu tại 9 trường tiểu học ở Quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh (bằng 1/4 số trường tiểu học trong quận). 7. Phương pháp nghiên cứu 7. 1. Phương pháp luận • Tiếp cận hệ thống – cấu trúc: Là cách thức nghiên cứu đối tượng như một hệ thống toàn vẹn, phát triển động, tự hình thành và phát triển thông qua việc giải quyết mâu thuẫn nội tại do sự tương tác hợp quy luật của các thành tố tạo ra. Qua đó phát hiện các yếu số sinh thành, yếu tố bản chất, tất yếu và lôgic phát triển của đối tượng trở thành hệ toàn vẹn, tích hợp mang chất lượng mới. • Tiếp cận quan điểm lịch sử: Khi xem xét sự vật hay một hiện tượng, chúng ta thường xem xét quá trình lịch sử của nó. Từ đó thấy được mối quan hệ giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của đối tượng nghiên cứu. • Tiếp cận quan điểm thực tiễn: Việc đề ra các biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học cần phải dựa trên việc khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện chương tình dạy học của hiệu trưởng. Qua khảo sát, phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu, những nguyên nhân hạn chế, từ đó đề ra các biện pháp mang tính khả thi hơn . 7.2 .Các phương pháp nghiên cứu • Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nhằm tìm hiểu và phân tích cơ sở lý luận, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích-tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa.... trong quá trình nghiên cứu tài liệu hữu quan gồm: 9 - Các tác phẩm kinh điển chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh có liên quan đến đề tài. - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục và đào tạo. - Các tác phẩm về Quản lý giáo dục, Tâm lý học, Tâm lý học quản lý, Giáo dục học, Kinh tế học giáo dục... - Các tạp chí, tập san nghiên cứu khoa học giáo dục, nghiên cứu phát triển giáo dục và các mục tiêu giáo dục tiểu học... - Các công trình nghiên cứu khoa học của Dự án phát triển Giáo viên tiểu học thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. • Phương pháp nghiên cứu thực tiễn : - Quan sát hoạt động dạy học ở trường tiểu học. - Trò chuyện với khối trưởng chuyên môn, giáo viên, các chuyên viên phòng giáo dục về vai trò quản lý việc thực hiện chương trình dạy học của hiệu trưởng các trường tiểu học. - Sử dụng bảng câu hỏi để trưng cầu ý kiến các cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường với tổng số phiếu phát ra là 25 phiếu cho cán bộ quản lý (thu về 21 phiếu) và 367 phiếu cho giáo viên tiểu học ở 9 trường thuộc quận Tân Bình (thu về 348 phiếu). - Phương pháp chuyên gia: Một số vấn đề cụ thể được sự tham gia góp ý của đồng nghiệp là lãnh đạo, chuyên viên phòng Giáo dục Tân bình, chuyên viên sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự hướng dẫn của các thầy, cô là giảng viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. • Phương pháp toán thống kê: Sử dụng phương pháp này để xử lý số liệu ở các bảng câu hỏi sau khi đã khảo sát tại các trường. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.