Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh 115 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh 1 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh 3 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh 50
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông lâm Thành phố Hồ Chí Minh
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 115 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ____________________ Hà Thị Ngọc Thương LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ____________________ Hà Thị Ngọc Thương Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN THỊ HƯƠNG Thành phố Hồ Chí Minh – 2012 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm trân trọng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám Hiệu, Phòng Sau đại học, Quý thầy cô tham gia giảng dạy lớp Cao học Quản lý giáo dục khóa 21 trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến TS. Trần Thị Hương – người hướng dẫn khoa học đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Chủ Nhiệm khoa Ngoại ngữ - Sư phạm và bạn bè đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè đồng môn đã có nhiều động viên, quan tâm, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Do thời gian và năng lực có hạn, luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 10 năm 2012 Tác giả HÀ THỊ NGỌC THƯƠNG MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục sơ đồ MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐẠI HỌC ...................................................................................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 7 1.1.1. Ngoài nước .......................................................................................... 7 1.1.2. Trong nước .......................................................................................... 8 1.2. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................... 10 1.2.1. Quản lý .............................................................................................. 10 1.2.2. Quản lý giáo dục ................................................................................ 12 1.2.3. Quản lý trường học ............................................................................ 15 1.2.4. Hoạt động dạy học ............................................................................. 17 1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học đại học ................................................... 19 1.3. Nội dung quản lý hoạt động giảng dạy đại học......................................... 19 1.3.1. Quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy........................................ 19 1.3.2. Quản lý phân công giảng dạy ............................................................ 21 1.3.3. Quản lý công tác chuẩn bị kế hoạch giảng dạy ................................. 22 1.3.4. Quản lý thực hiện kế hoạch giảng dạy .............................................. 23 1.3.5. Quản lý đổi mới phương pháp giảng dạy, sử dụng phương tiện giảng dạy của giảng viên ............................................................................ 26 1.3.6. Quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn cho GV ................................... 28 1.3.7. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV 30 Chương 2 : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................................... 32 2.1. Tổng quan về trường Đại học Nông Lâm TP. HCM ................................ 32 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..................................................... 32 2.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo ............................................................... 33 2.1.3. Quy mô đào tạo ................................................................................. 33 2.1.4. Cơ cấu tổ chức nhà trường ................................................................ 36 2.2. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh ........................................................................... 38 2.2.1. Giới thiệu mẫu nghiên cứu và cách thức xử lý số liệu ...................... 38 2.2.2. Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy tại trường NLU .......................................................................................................... 39 2.2.3. Thực trạng quản lý phân công giảng dạy tại trường NLU ................ 42 2.2.4. Thực trạng quản lý việc chuẩn bị kế hoạch dạy tại trường NLU ...... 46 2.2.5. Thực trạng quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV ....... 48 2.2.6. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy tại trường NLU ....................................................................................... 50 2.2.7. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV tại trường NLU .................................................................................................. 52 2.2.8. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV tại trường NLU ........................................................ 56 2.3. Nguyên nhân hạn chế thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường NLU.......................................................................................................... 59 Chương 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................................... 64 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp ............................................................. 64 3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống - cấu trúc ...................................................... 64 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn ...................................................................... 64 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả....................................................................... 65 3.2. Một số biện pháp được đề xuất ................................................................. 65 3.2.1. Nhóm biện pháp nâng cao trình độ cho CBQL ................................. 65 3.2.2. Nhóm biện pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động giảng dạy của GV .............................................................................................. 68 3.2.3. Phát triển đội ngũ GV ........................................................................ 72 3.3. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của biện pháp ............................... 74 3.3.1. Tính cần thiết và khả thi của nhóm biện pháp nâng cao trình độ cho CBQL ................................................................................................ 74 3.3.2. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp kế hoạch hóa hoạt động giảng dạy của khoa ..................................................................................... 75 3.3.3. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý việc xây dựng chương trình môn học .................................................................................... 76 3.3.4. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học ............................................................... 78 3.3.5. Tính cần thiết và khả thi của biện pháp phát triển đội ngũ GV ........ 81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................... 83 1. KẾT LUẬN ................................................................................................. 83 2. KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 86 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 88 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NLU : Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh SV : Sinh viên GV : Giáo viên CBQL : Cán bộ quản lý QL : Quản lý HT : Hiệu trưởng PHT : phó hiệu trưởng HĐGD : Hoạt động giảng dạy PPGD : Phương pháp giảng dạy PPDH : Phương pháp dạy học TKB : Thời khóa biểu RTX : Rất thường xuyên TX : Thường xuyên KTX : Không thường xuyên CT : Cần thiết RCT : Rất cần thiết KCT : Không Cần thiết DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 : Tổng hợp quy mô đào tạo đại học, cao đẳng và trung cấp ......... 34 Bảng 2.2 : Tổng hợp quy mô đào tạo sau đại học (số lượng học viên/năm) .................................................................................... 35 Bảng 2.3 : Mẫu khảo sát ............................................................................... 38 Bảng 2.4 : Thực trạng quản lý kế hoạch, chương trình giảng dạy ............... 39 Bảng 2.5 : Thực trạng quản lý phân công giảng dạy.................................... 42 Bảng 2.6 : Thực trạng quản lý việc chuẩn bị kế hoạch dạy tại trường NLU ............................................................................................ 46 Bảng 2.7 : Thực trạng quản lý thực hiện kế hoạch giảng dạy của GV tại trường NLU................................................................................. 48 Bảng 2.8 : Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp, phương tiện giảng dạy ............................................................................................... 50 Bảng 2.9 : Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng chuyên môn của GV........... 52 Bảng 2.10: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của GV đối với SV ................................................................ 56 Bảng 2.11: Những nguyên nhân hạn chế thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ..................................................................................... 59 Bảng 3.1 : Nhóm biện pháp nâng cao trình độ ............................................. 74 Bảng 3.2 : Kế hoạch hóa hoạt động của khoa .............................................. 75 Bảng 3.3 : Các biện pháp quản lý xây dựng chương trình .......................... 76 Bảng 3.4 : Biện pháp quản lý việc thực hiện nội dung chương trình dạy học ............................................................................................... 79 Bảng 3.5 : Phát triển đội ngũ giảng viên ...................................................... 81 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhà trường ................................................. 37 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước ta đang trong giai đoạn đổi mới mạnh mẽ để trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Báo cáo nêu rõ: “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người yếu tố cơ bản của sự phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. Đại hội lần thứ IX của Đảng đã mở ra một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của đất nước. Trên cơ sở phân tích một cách sâu sắc những cơ hội và thách thức đối của đất nước, Đại hội lần thứ X của Đảng tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và là động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Giáo dục đại học góp phần to lớn trong việc xây dựng và phát triển nguồn lực con người có trình độ chuyên môn cao, yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế bền vững của một quốc gia. Giáo dục đại học nước ta hiện nay đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Phát triển giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng cần thiết phải phải phát huy đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bởi đây là lực lượng nồng cốt. Hoạt động giảng dạy là hoạt động vô cùng quan trọng trong quá trình dạy học. Hoạt động dạy học với bản chất là hoạt động nhận thức, qua đó người học sẽ lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội mà loài người tích lũy qua nhiều thế kỷ. Hoạt động dạy của người thầy luôn luôn hướng tới mục đích giúp người học phát triển nhân cách. Bởi vậy bản chất của hoạt động này còn là sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học. Quản lý hoạt động giảng dạy giúp cho hoạt động này càng chặt chẽ trong mối quan hệ với hoạt động học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. 2 Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là một trường trong hệ thống các trường nông lâm của cả nước, trong những năm qua đã chú trọng đến việc quản lý hoạt động chuyên môn của giảng viên. Hàng loạt các biện pháp quản lý đã đưa vào sử dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần được nghiên cứu, xem xét và cải tiến trong công tác giảng dạy như: công tác quản lý đào tạo ở cấp trường, khoa, bộ môn, quản lý chất lượng và hiệu quả giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy khi chuyển sang học chế tín chỉ... Nguyên nhân có thể do đối tượng quản lý hay chủ thể quản lý vẫn chưa được nghiên cứu sâu sắc. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận, khảo sát đánh giá thực trạng và đề xuất một số biện pháp cải tiến quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý hoạt động dạy học tại trường đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết khoa học Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh có thể đạt được một số ưu điểm trong việc
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.