Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giảng dạy trong việc đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước và một số giải pháp

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giảng dạy trong việc đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước và một số giải pháp 98 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giảng dạy trong việc đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước và một số giải pháp 934 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giảng dạy trong việc đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước và một số giải pháp 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giảng dạy trong việc đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước và một số giải pháp 42
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý giảng dạy trong việc đào tạo giáo viên tiểu học ở trường Cao đẳng Sư phạm Bình Phước và một số giải pháp
4.3 ( 6 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 98 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH LÊ VĂN MẠNH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIẢNG DẠY TRONG VIỆC ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN TIỂU HỌC Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH PHƯỚC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2006 LỜI CẢM ƠN Để thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được những ủng hộ của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ - Sau Đại học trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã chấp nhận và tạo điều kiện cho tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin Trân trọng cảm ơn Dự án Phát triển Giáo viên Tiểu học đã chấp nhận và tạo điều kiện cho tôi được tham khóa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Bùi Ngọc Oánh, giảng viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin trân trọng cảm ơn Trường Cao Đẳng Sư phạm Bình Phước, cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên Nhà trường đã cung cấp tài liệu và có những ý kiến quý báu để tôi thực hiện luận văn. Cuối cùng, vì trình độ, năng lực còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong các đồng nghiệp, Hội đồng chấm luận văn góp ý, phê bình những thiếu sót trong luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn ! 1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 4 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài: ...........................................................................................................5 2. Mục đích nghiên cứu. .....................................................................................................6 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. .............................................................................6 4. Giả thuyết khoa học. .......................................................................................................7 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: ....................................................................................................7 6. Giới hạn của đề tài: ........................................................................................................7 7. Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................................7 CHƯƠNG 1: LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ................................................... 9 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .............................. 11 2.1. Những vấn đề lý luận dạy học có liên quan đến đề tài. ..........................................11 2.1.1. Những vấn đề chung của lý luận dạy học. ............................................................11 2.1.2. Mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học trong việc đào tạo GVTH trình độ cao đẳng. ............................................................................................................12 2.2. Những vấn đề lý luận quản lý có liên quan đến đề tài. ..........................................21 2.2.1. Những vấn đề cơ bản của lý luận quản lý.............................................................21 2.2.2. Những vấn đề quản lý hoạt động giảng dạy trong việc đào tạo GVTH trình độ cao đẳng. ................................................................................................................................26 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY Ở TRƯỜNG CĐSP BÌNH PHƯỚC TRONG VIỆC ĐÀO TẠO GVTH ................. 34 3.1. Khái quát chung về trường CĐSP Bình Phước. .....................................................34 3.2. Thực trạng quản lý giảng dạy ở trường CĐSP Bình Phước trong việc đào tạo GVTH trình độ cao đẳng. ................................................................................................36 3.2.1. Việc xác định các mục tiêu giảng dạy. .................................................................36 3.2.2. Việc xây dựng kế hoạch giảng dạy và các hoạt động giáo dục khác....................39 3.2.3. Việc phân công giáo viên làm công tác giảng dạy. ..............................................42 3.2.4. Việc xếp thời khóa biểu. .......................................................................................43 3.2.5. Việc tổ chức giáo viên thực hiện nội dung giảng dạy. .........................................45 3.2.6. Việc tổ chức giáo viên thực hiện phương pháp giảng dạy. ..................................46 3.2.7. Việc tổ chức thao giảng dự giờ, thi giáo viên giỏi................................................49 3.2.8. Việc tổ chức các sinh hoạt chuyên môn. ..............................................................50 2 3.2.9. Việc kiểm tra - đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên. ...............................54 3.3. Phân tích nguyên nhân của thực trạng. ...................................................................58 3.3.1. Nguyên nhân của việc xác định các mục tiêu giảng dạy. .....................................58 3.3.2. Nguyên nhân của việc xây dựng kế hoạch giảng dạy. ..........................................60 3.3.3. Nguyên nhân của việc phân công giáo viên làm công tác giảng dạy. ..................61 3.3.4. Nguyên nhân của việc xếp thời khóa biểu. ...........................................................61 3.3.5. Nguyên nhân của việc tổ chức giáo viên thực hiện nội dung giảng dạy. .............62 3.3.6. Nguyên nhân của việc tổ chức giáo viên thực hiện phương pháp giảng dạy. ......62 3.3.7. Nguyên nhân của việc tổ chức thao giảng, dự giờ, thi giáo viên giỏi. .................63 3.3.8. Nguyên nhân của việc tổ chức các sinh hoạt chuyên môn. ..................................64 3.3.9. Nguyên nhân của việc kiểm tra - đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên. ..64 3.4. Đề xuất một số giải pháp. ..........................................................................................66 3.4.1. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tư vấn nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ quản lý. ....................................................................................................................................66 3.4.2. Kiện toàn bộ máy quản lý của trường ...................................................................67 3.4.3. Sớm thực hiện cách quản lý giảng dạy theo mục tiêu. .........................................69 3.4.4. Nâng cao ý thức trách nhiệm nghề nghiệp của giáo viên. ....................................70 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 79 PHỤ LỤC ................................................................................................................... 81 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CĐSP: Cao đẳng sư phạm GVTH: Giáo viên tiểu học QLGD: Quản lý giáo dục Bộ GD&ĐT: Bộ Giáo dục và Đào tạo. ĐVHT: Đơn vị học trình PPDH: Phương pháp dạy học GDTH: Giáo dục tiểu học CTK: Chương trình khung TKB: Thời khóa biểu. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bác Hồ kính yêu vẫn dạy rằng: muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, phải có con người mới xã hội chủ nghĩa. Tham gia vào việc xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, giáo dục và đào tạo đóng vai trò rất quan trọng. Bởi thế, việc chấn hưng đất nước phải luôn gắn liền với chấn hưng giáo dục. Ngày này, thế giới đang đứng trước những đổi thay to lớn và nhanh chóng. Khoa học, kỹ thuật và công nghệ phát triển như vũ bão. Kinh tế tri thức ra đời và đang phát triển mạnh mẽ. Nền kinh tế xã hội hóa cao, vượt ra ngoài biên giới các quốc gia, hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hóa đang là xu thế phát triển tất yếu của thời đại. Những quốc gia nghèo nàn lạc hậu có thể có những bước phát triển bứt phá, vượt khỏi tình trạng chậm phát triển, nếu tranh thủ được những thời cơ, vượt qua được những thách thức, chủ động hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Hơn lúc nào hết, giáo dục và đào tạo ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với sự phát triển đất nước. Đường lối đổi mới của Đảng tiếp tục khẳng định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu: "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực thúc nay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững"[8, tr.l08-109]. Được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta quan tâm đúng mức, giáo dục Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, sự tăng nhanh về quy mô giáo dục, đã không đồng thời với tăng nhanh tương ứng về chất lượng giáo dục. Để sự phát triển giáo dục và đào tạo thực sự là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế - xã hội, đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục đang được đặt ra cấp thiết. Quán triệt đường lối đổi mới giáo dục của Đảng, năm 2001, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục đào tạo những năm 2001-2010. Trong hệ thống các giải pháp phát triển giáo dục được trình bày trong bản chiến lược, phát triển đội ngũ nhà giáo và đổi mới quản lý giáo dục, được coi là những giải pháp giữ vai trò quyết định. Củng cố mạng lưới các trường sư phạm trong cả nước được coi là nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục nước ta. Thuộc nhiệm vụ này, các trường sư phạm phải tích cực đổi mới quản lý toàn diện, trong đó coi trọng đổi mới quản lý hoạt động dạy học - mặt hoạt động cơ bản nhất của mọi nhà trường. Quản lý thầy dạy tốt, sinh viên học tốt, điều này quyết định chất lượng đào tạo tốt. 5 Năm 2003, trường CĐSP Bình Phước được nâng cấp từ trường Trung học sư phạm vốn cũng còn rất non trẻ. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên 1 vừa thiếu, vừa yếu, hoàn toàn chưa F 0 có kinh nghiệm quản lý và giảng dạy ở một trường cao đẳng. Cả hoạt động quản lý và hoạt động giảng dạy của trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý dạy học phải được coi là khâu đột phá, có tính chất quyết định đến việc nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Thực tế này, đã khiến tôi chọn đề tài "thực trạng quản lý giảng dạy trong việc đào tạo GVTH ở trường CĐSP Bình Phước và một số giải pháp " làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ ngành QLGD. 2. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy ở trường CĐSP Bình Phước trong việc đào tạo GVTH: Nêu ra những ưu điểm, những hạn chế và xác định rõ nguyên nhân của thực trạng đó. - Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động giảng dạy, thiết thực nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên tiểu học. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. + Khách thể nghiên cứu: - Hoạt động của bộ máy quản lý trong việc quản lý hoạt động giảng dạy của của giáo viên trường CĐSP Bình Phước. - Hoạt động giảng dạy của giáo viên cho sinh viên khoa tiểu học trường Cao đẳng sư phạm Bình Phước. - Hoạt động học của sinh viên khoa tiểu học. + Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc quản lý hoạt động giảng dạy của giáo viên trường CĐSP Bình Phước trong việc đào tạo GVTH. 1 . Trường CĐSP Bình Phước mới được nâng cấp từ trường THSP, đội ngũ cán bộ giảng dạy chưa có quyết định chuyển đổi sang ngạch giảng viên. Nên trong luận văn này tác giả không dùng từ giảng viên, mà dùng từ giáo viên chỉ những người đang làm công tác giảng dạy ở Trường. 6 4. Giả thuyết khoa học. Công tác quản lý việc giảng dạy của giáo viên ở trường CĐSP Bình Phước trong việc đào tạo GVTH đã được thực hiện tương đối tốt. Tuy nhiên, ở nhiều khâu, nhiều mặt của hoạt động quản lý giảng dạy còn nhiều bất cập, chưa thực sự quản lý được hoạt động giảng dạy của giáo viên. Nếu những hạn chế về mặt quản lý giảng dạy được khắc phục, hoạt động giảng dạy sẽ được quản lý tốt hơn, điều này sẽ thiết thực góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nghiên cứu những cơ sở lý luận của đề tài. - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý giảng dạy ở trường CĐSP Bình Phước trong việc đào tạo GVTH. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả việc quản lý giảng dạy ở trường CĐSP Bình Phước. 6. Giới hạn của đề tài: - Về thời gian: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý giảng dạy ở những năm học gần đây, chủ yếu nhất là năm học 2005 - 2006. - Về nội dung: đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng những hoạt động cơ bản nhất trong quản lý giảng dạy. 7. Phương pháp nghiên cứu: 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến những vấn đề lý luận của đề tài: lý luận quản lý, lý luận quản lý giáo dục, lý luận dạy học đại học, lý luận về đo lường kết quả học tập của học sinh. Nghiên cứu các văn bản pháp lý liên quan đến đề tài. Nghiên cứu các văn bản của các bộ phận quản lý của trường CĐSP Bình Phước trong quản lý hoạt động giảng dạy, các đề cương bài giảng, các đề thi và đáp án của giáo viên... 7 7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến. Phiếu trưng cầu ý kiến được xây dựng trên cơ sở lý luận, mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu và có tham khảo những đề tài có liên quan trước đây. Có hai loại phiếu trưng cầu ý kiến: - Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho giáo viên và cán bộ quản lý. Phiếu này gồm 25 câu hỏi, được soạn thảo theo trật tự thực hiện các chức năng quản lý giảng dạy: kế hoạch, tổ chức, tổ chức thực hiện và kiểm tra - đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên. Liên quan đến việc xác định mục tiêu giảng dạy: có l0 câu. Liên quan đến công tác tổ chức và tổ chức thực hiện: có 6 câu. Liên quan đến việc kiểm tra - đánh giá: có 9 câu. - Phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên, có 7 câu. Phiếu được soạn thảo theo trình tự: Sự nhận thức của sinh viên về mục tiêu, nội dung học tập, dưới sự tác động dạy của thầy. Phương pháp học tập của sinh viên. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên. 7.3. Phương pháp quan sát kết hợp với phỏng vấn. Phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý, sinh viên trong trường, và các chuyên gia, các thầy cô về những vấn đề có liên quan đến đề tài. 7.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu thu được từ các phiếu điều tra, các tài liệu. 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.