Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - Thành phố Cần Thơ

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - Thành phố Cần Thơ 119 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - Thành phố Cần Thơ 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - Thành phố Cần Thơ 8 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - Thành phố Cần Thơ 8
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - Thành phố Cần Thơ
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 119 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ------    ------ Lê Thanh Thái THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC CỦA TRƯỞNG PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN THỐT NỐT - THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành : Quản lý giáo dục Mã số : 60 14 05 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. HỒ VĂN LIÊN Thành phố Hồ Chí Minh - 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hồ Văn Liên. Các mẫu thu thập và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn của tôi hoàn toàn trung thực và chưa có ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả LỜI CÁM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu thực hiện luận văn này, tôi đã được sự giúp đỡ và ủng hộ của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin trân trọng cám ơn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Phòng Khoa học Công nghệ Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức giảng dạy, tạo điều kiện học tập và chấp nhận cho tôi thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng cám ơn TS. Hồ Văn Liên - Trưởng khoa Tâm lý giáo dục, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn. Tôi xin trân trọng cám ơn quý thầy, cô đã giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi xin trân trọng cám ơn Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Cần Thơ, Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ, Uỷ ban nhân dân huyện Thốt Nốt, Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt đã chấp thuận và tạo điều kiện cho tôi được tham gia khoá học này. Tôi xin trân trọng cám ơn lãnh đạo, cán bộ, giáo viên tiểu học của huyện Thốt Nốt, Vĩnh Thạnh, Phong Điền (thành phố Cần Thơ) đã cung cấp những ý kiến quý báu; các quý đồng nghiệp, bạn cùng khoá đã cung cấp những tài liệu, góp ý quý báu để tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, vì trình độ - năng lực còn có những hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tôi kính mong các bạn đồng nghiệp, quý thầy cô, Hội đồng chấm góp ý, phê bình. Tôi chân thành cám ơn ! MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã nêu rõ: "Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư cho tương lai. Đồng thời cũng xác định: phải coi vấn đề đổi mới công tác quản lý giáo dục là một nhiệm vụ trung tâm, bức xúc; phải nâng cao năng lực quản lý hệ thống giáo dục và đào tạo ở tất cả các cấp học, thông qua củng cố bộ máy quản lý, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, xây dựng hệ thống thông tin quản lý giáo dục và đào tạo". Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cũng khẳng định: “khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục là phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và tiêu chuẩn hóa đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ”. Để đảm bảo những "sản phẩm của giáo dục" có chất lượng thì sự lớn mạnh và chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục là yếu tố quan trọng. Từ đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trường tiểu học vươn lên ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn mới là một vấn đề vừa cấp bách, vừa có tình chiến lược. Vì tiểu học là bậc học nền tảng tạo nên cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách con người. Trong hệ thống của nền giáo dục quốc dân, bậc học tiểu học là bậc học nền tảng, bậc học có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đó là bậc học nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của con người; đặt nền móng vững chắc cho các bậc học tiếp theo và quyết định sự thành bại của của toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Năm 2004 huyện Thốt Nốt (cũ) được chia tách thành 2 huyện là Thốt Nốt và Vĩnh Thạnh; đội ngũ cán bộ quản lý bị san sẻ, chưa đồng bộ, ổn định. Nguồn để bổ sung cán bộ quản lý trường tiểu học nhìn chung còn thiếu, đa số từ những giáo viên có năng lực chuyên môn, đạo đức tốt; chưa qua bồi dưỡng, đào tạo quản lý; những yếu tố này đã tạo nên một ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động của ngành. Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ giáo dục ở địa phương thì công tác xây dựng đội ngũ nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học nói riêng là nhu cầu hết sức cần thiết. Đã có nhiều công trình được công bố thông qua các ấn phẩm báo chí, sách, tạp chí, trong các cuộc hội nghị, hội thảo về bậc học tiểu học; nêu lên công tác quản lý và xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý ở nhiều góc độ khác nhau. Song, thực tế việc quản lý đội ngũ cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý trường tiểu học nói riêng ở huyện Thốt Nốt – thành phố Cần Thơ chưa được xem xét và nghiên cứu một cách thấu đáo. Trước tình hình hiện nay, bản thân là cán bộ công tác tại phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt – thành phố Cần Thơ luôn trăn trở làm sao để quản lý và xây dựng được một đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học có năng lực thực hiện tốt các chức trách được giao và phải có trình độ ngang tầm với những nhiệm vụ đặt ra của ngành giáo dục, đáp ứng được yêu cầu mới trong thời đại công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Từ thực tế nêu trên, "Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ" là vấn đề được chọn để nghiên cứu trong luận văn này. 2. Mục đích nghiên cứu Từ kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ đề xuất các giải pháp nhằm phát triển đội ngũ này. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Thực trạng quản lý đội ngũ hiệu truởng trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ. 4. Giả thuyết khoa học - Đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học huyện Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý còn yếu; - Việc thực hiện các chức năng quản lý giáo dục của Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo Thốt Nốt còn hạn chế; - Nếu đánh giá được thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo Thốt Nốt thì có thể đề xuất được các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nói trên. 5. Giới hạn nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát thực trạng và đề xuất các giải pháp quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ kể từ năm học 2005-2006 đến năm học 2007-2008. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu . - Khảo sát thực trạng đội ngũ hiệu trưởng; công tác quản lý trường tiểu học của hiệu trưởng và thực trạng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt thành phố Cần Thơ. - Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng quản lý đội ngũ hiệu trưởng trường tiểu học ở huyện Thốt Nốt - thành phố Cần Thơ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các phương pháp phân tích - tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa thông tin, lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các loại sách, báo chí, các bài viết có liên quan đến đề tài; các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Giáo dục - Đào tạo, Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Cần Thơ, phòng Giáo dục - Đào tạo Thốt Nốt. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn * Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi - Phiếu hỏi về công tác quản lý của cán bộ quản lý trường tiểu học: các đối tượng được hỏi gồm cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Cần Thơ (10 phiếu); lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu học huyện Thốt Nốt (43 phiếu); lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh (35 phiếu); lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Phong Điền, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu học huyện Phong Điền (37 phiếu). - Phiếu hỏi về công tác quản lý cán bộ quản lý trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo: các đối tượng được hỏi gồm cán bộ Sở Giáo dục - Đào tạo thành phố Cần Thơ (10 phiếu); lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Thốt Nốt, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu học huyện Thốt Nốt (51 phiếu); lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Vĩnh Thạnh, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu học huyện Vĩnh Thạnh (35 phiếu); lãnh đạo, cán bộ phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Phong Điền, cán bộ quản lý trưởng tiểu học, giáo viên trường tiểu học huyện Phong Điền (36 phiếu). * Các phương pháp bổ trợ - Phương pháp phỏng vấn. - Phương pháp so sánh - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Sử dụng phần mềm thống kê (dự kiến SPSS) để xử lý số liệu thu thập được. 8. Kế hoạch nghiên cứu - Tháng 01, 03/2008: thu thập tài liệu, viết đề cương. - Tháng 04/2008: bảo vệ đề cương. - Tháng 05/2008: thu thập tài liệu, triển khai thử các phiếu điều tra. - Tháng 06/2008: triển khai và xử lý các phiếu điều tra. - Tháng 07/2008 đến 10/2008: Viết bản thảo luận văn. - Tháng 11/2008: Trình bản thảo giáo viên hướng dẫn. - Tháng 12/2008: Chỉnh sửa, hoàn thành luận văn, bản tóm tắt. - Tháng 4/2009: Bảo vệ Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Công tác quản lý đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học nói riêng đã được Đảng và Nhà nước xem là một công tác quan trọng và đã được quan tâm nhiều. Bên cạnh đó, nhiều cán bộ, giáo viên, nhà khoa học trong ngành giáo dục, bên ngoài ngành giáo dục nghiên cứu: - Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/06/2004 của Ban chấp hành Trung ương về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. - Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 do Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm ký; về việc phê duyệt đề án "Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong giai đoạn 2005-2010". - Điều 16, Luật Giáo dục (2005) khẳng định: "Cán bộ quản lý giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục". - Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX xác định phương hướng của giáo dục - đào tạo Việt Nam những năm đầu thập kỷ XXI: "… xác định rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm xã hội của giáo dục là con người, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục (chất lượng chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực và trình độ nghề nghiệp) …" - Nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Lê Vũ Hùng cũng khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục này không tự hình thành, mà phải trải qua một giai đoạn sàng lọc, thử thách và được đào tạo có hệ thống (tạp chí Giáo dục số 60 – tháng 06/2003). - Thạc sĩ Văn Thị Tường Oanh (Bạc Liêu) với đề tài nghiên cứu về thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học và đề xuất một số giải pháp để xây dựng đội ngũ này ở tỉnh Bạc Liêu. - Thạc sĩ Nguyễn Thị Nhị (Bình Phước) nghiên cứu thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học ở tỉnh Bình Phước và một số giải pháp. - Thạc sĩ Nguyễn Hiếu Liêm với đề tài nghiên cứu: "Một số biện pháp xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Cần Thơ thời gian sắp tới (2001-2010)". - Thạc sĩ Quang Văn Thọ nghiên cứu về: "Thực trạng công tác bồi dưỡng Hiệu trưởng trường tiểu học tỉnh Ninh Thuận từ năm 1994 đến nay". Mỗi nghiên cứu nêu trên đều đề cập đến những mặt khác nhau của công tác quản lý, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý trường học. Tuy nhiên, ở huyện Thốt Nốt – thành phố Cần Thơ chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề quản lý đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học của trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện; để từ đó có những đánh giá, những cái nhìn thấu đáo về thực trạng quản lý đội ngũ này, đưa ra những kiến nghị - đề xuất góp phần quản lý đội ngũ này đạt kết quả khả quan hơn trong thời gian tới. 1.2. Các khái niệm * Quản lý Khái niệm “quản lý” là khái niệm rất chung, tổng quát. Theo Đại Bách khoa toàn thư Liên Xô, 1977, quản lý là chức năng của những hệ thống có tổ chức với bản chất khác nhau (xã hội, sinh vật, kỹ thuật), nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ hoạt động, thực hiện những chương trình, mục đích hoạt động. Bên cạnh đó, cũng có một số quan niệm khác về quản lý: - Quản lý là những tác động có định hướng, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng bị quản lý trong tổ chức để vận hành tổ chức, nhằm đạt mục đích nhất định. - Quản lý là việc đảm bảo hoạt động của hệ thống trong điều kiện có sự biến đổi liên tục của hệ thống và môi trường, là chuyển động của hệ thống đến trạng thái mới thích ứng với hoàn cảnh mới. - Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực trong và ngoài tổ chức một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất. - Quản lý một hệ thống xã hội là tác động có mục đích đến tập thể người – thành viên của hệ - nhằm làm cho hệ vận hành thuận lợi và đạt tới mục đích dự kiến. - Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người để tổ chức và phối hợp hoạt động của họ trong quá trình lao động. Các khái niệm trên đây, tuy khác nhau, song chúng có chung những dấu hiệu chủ yếu sau đây: - Hoạt động quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay một nhóm xã hội. - Hoạt động quản lý là những tác động có tính hướng đích. - Hoạt động quản lý là những tác động phối hợp nỗ lực của các cá nhân nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức [16, tr6-9]. * Quản lý giáo dục: có rất nhiều khái niệm và khái niệm phụ thuộc vào tầm quản lý. . Cấp vĩ mô: quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất đến các cơ sở giáo dục là nhà trường) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục. Quản lý giáo dục là sự tác động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên hệ thống giáo dục nhằm tạo ra tính trồi của hệ thống; sử dụng một cách tối ưu các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống nhằm đưa hệ thống đến mục tiêu một cách tốt nhất trong điều kiện bảo đảm sự cân bằng với môi trường bên ngoài luôn luôn biến động. Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục là hoạt động tự giác của chủ thể quản lý nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát ..., một cách có hiệu quả các nguồn lực giáo dục phục vụ cho mục tiêu phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội [16, tr. 36-37]. . Cấp vi mô: quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường. Cũng có thể định nghĩa quản lý giáo dục thực chất là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh, với sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh theo mục tiêu đào tạo của nhà trường. [16, tr. 37-38]. * Quản lý trường học: khái niệm quản lý giáo dục ở cấp độ vi mô cũng chính là khái niệm quản lý trường học. Nói cách khác, quản lý trường học là là quản lý, lãnh đạo hoạt động dạy của giáo viên, hoạt động học của học sinh, hoạt động phục vụ việc dạy và học của cán bộ, nhân viên trong trường. Nhà trường là đơn vị cơ sở trực tiếp giáo dục – đào tạo, là cơ quan chuyên môn của ngành giáo dục – đào tạo, hoạt động của nhà trường rất đa dạng, phong phú và phức tạp, nên việc quản lý, lãnh đạo chặt chẽ, khoa học sẽ bảo đảm đoàn kết, thống nhất được mọi lực lượng, tạo nên sức mạnh đồng bộ nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục đích giáo dục [19, tr.36]. Dù ở cấp độ vĩ mô hay vi mô, quản lý giáo dục có 4 yếu tố: chủ thể quản lý, đối tượng bị quản lý (đối tượng quản lý), khách thể quản lý và mục tiêu quản lý. Bốn yếu tố này có mối quan hệ và tác động nhau theo sơ đồ sau: Chủ thể quản lý Đối tượng quản lý Mục tiêu quản lý Khách thể quản lý Sơ đồ 1.1. Các yếu tố của quá trình quản lý [16, tr. 38] * Cán bộ quản lý: là người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, giao giữ một công vụ thường xuyên và có trách nhiệm quản lý các nguồn lực và hoạt động trong phạm vi quyền hạn nhất định. * Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường tiểu học
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.