Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Cần Thơ

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Cần Thơ 84 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Cần Thơ 715 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Cần Thơ 2 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Cần Thơ 6
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Thực trạng quản lý công tác đào tạo ở trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Cần Thơ
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 84 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HƯƠNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG TRUNG CẤP VĂN HÓA NGHỆ THUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS. NGUYỄN THỊ BÍCH HỒNG TP.HCM. 2010 LỜI CÁM ƠN Luận văn được hoàn thành với sự giúp đỡ của quý Thầy cô Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, đồng nghiệp và bạn bè gần xa. Đầu tiên, tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ tận tình của tất cả giảng viên Khoa Tâm lý Giáo dục đã trực tiếp giảng dạy tôi, sự quan tâm giúp đỡ của thầy cô Phòng Công nghệ - Sau đại học trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh trong suốt thời gian học tập vừa qua. Tôi cũng xin trân trọng cám ơn Ban Giám hiệu, lãnh đạo các Phòng, Khoa, Bộ môn, cùng tập thể cán bộ - giáo viên - công nhân viên trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng người đã tận tâm hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã nỗ lực, song chắc chắn luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định; rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy cô trong Hội đồng khoa học cùng các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Thành phồ Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2010 Nguyễn Thị Hương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - BM : Bộ môn - CB-GV : Cán bộ - giáo viên - CNV : Công nhân viên - CSVC : Cơ sở vật chất - DH : Dạy học - GD & ĐT : Giáo dục và Đào tạo - GV : Giáo viên - HS : Học sinh - HV : Học viên - NXB : Nhà xuất bản - QL : Quản lý - THCN : Trung học Chuyên nghiệp - THCS : Trung học Cơ sở - THPT : Trung học Phổ thông - TP : Thành phố - TC.VHNT : Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật - UBNDTP : Ủy ban Nhân dân Thành phố - VHNT : Văn hóa Nghệ thuật - VH, TT & DL : Văn hóa Thể thao và Du lịch MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Căn cứ Nghị quyết Số 45-/NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 17/02/2005 “Về xây dựng và phát triển Thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” có nêu rõ “ phải xây dựng Thành phố Cần Thơ thành đô thị loại I cấp quốc gia trước năm 2010, Thành phố Cần Thơ là cửa ngỏ của vùng hạ lưu sông Mêkông, là trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, du lịch, trung tâm giáo dục – đào tạo và khoa học công nghệ, trung tâm y tế và văn hóa”. Căn cứ Nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XI của Thành ủy Thành phố Cần Thơ từ 2006-2010. Căn cứ Thông tư Số 15/TT-LB ngày 21/8/1996 của liên bộ Văn hóa Thông tin – Giáo dục và Đào tạo về việc đào tạo đội ngũ giáo viên Nhạc – Họa cho các cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở tại các trường Văn hóa Nghệ thuật địa phương. Cần Thơ là thành phố trung tâm của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối giao thông thủy bộ quan trọng, nơi trung chuyển và điều tiết hàng hóa trong khu vực. Diện tích tự nhiên: 1.401km2 . Dân số 1.159.008 ngườivới 03 dân tộc cùng chung sống: Việt – Hoa – Kh’mer. Mật độ dân số 827người/ km2 gồm 05 quận và 04 huyện. Ngày nay, nhu cầu hưởng thụ văn hóa, sáng tạo nghệ thuật và du lịch của các đối tượng trong công chúng Thành phố hết sức phong phú và đa dạng. Các hoạt động giao lưu, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm, hoạt động du lịch và các dịch vụ văn hóa – du lịch phát triển rất nhanh và phức tạp. Các quận, huyện đều có Nhà văn hóa, Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên, công viên văn hóa, khu du lịch sinh thái cùng hàng trăm thiết chế văn hóa khác hoạt động ngày càng rộng lớn … Tất cả đều đòi hỏi cần có một đội ngũ cán bộ có trình độ tay nghề chuyên môn cao, có năng lực tổ chức quản lý giỏi … Ngoài ra, việc đào tạo đội ngũ giáo viên Âm nhạc – Mỹ thuật, cán bộ chuyên trách Thư viện trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông cũng đang là một nhu cầu rất bức xúc. Đồng bằng sông Cửu Long có 07 trường trung cấp văn hóa nghệ thuật, 04 Trường nghiệp vụ Văn hóa Nghệ thuật, 01 tỉnh không có trường trung cấp lẫn nghiệp vụ Văn hóa Nghệ thuật, 01 tỉnh đào tạo Văn hóa Nghệ thuật bậc trung cấp lồng ghép vào 01 Khoa của Trường đại học. Trong đó, Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ là một trong số ít trường có uy tín trong vùng về việc đào tạo lĩnh vực Văn hóa Nghệ thuật. Có thể nói, đào tạo là xương sống của trường, là vấn đề “sống còn” của Trường. Từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đã có nhiều đóng góp trong việc đào tạo đội ngũ làm công tác Văn hóa Nghệ thuật thông tin cho Cần Thơ và các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long . Hiện nay Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ đang hoàn tất thủ tục chuyển thành Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ vào năm 2010. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng quản lý đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động này là vấn đề cấp thiết. 2. Mục đích nghiên cứu Xác định thực trạng công tác quản lý đào tạo của Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ và tìm ra một số giải pháp đổi mới công tác quản lý đào tạo của Trường trong thời gian tới. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý đào tạo Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ. 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ 4. Giả thuyết nghiên cứu Công tác quản lý đào tạo ở Trường TC.VHNT Cần Thơ đã mang lại một số hiệu quả bước đầu, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại ở khâu quản lý việc xây dựng và thực hiện chương trình đào tạo, quản lý hoạt động giảng dạy và cơ sở vật chất. Vì lẽ đó, nếu đánh giá đúng thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ thì sẽ nâng cao chất lượng đào tạo hơn nữa của trường trong thời gian tới. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu lý thuyết để xác định cơ sở lý luận liên quan đến đề tài - Tìm hiểu thực trạng về công tác quản lý đào tạo ở Trường Trung cấp Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơ - Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý đào tạo tại Trường TC.VHNT Cần Thơ 6. Phạm vi nghiên cứu Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng công tác quản lý đào tạo hệ Chính quy của Trường TC.VHNT Cần Thơ. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa lý thuyết. 7.2 Phương pháp nghiên cứu cụ thể: - Phương pháp điều tra bằng phiếu - Phương pháp phỏng vấn 7.3 Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO 1.1 Sơ lược về lịch sử nghiên cứu vấn đề Đã có khá nhiều công trình đề cập đến công tác quản lý đào tạo. Nhưng phần lớn các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia giáo dục, các luận văn Thạc sĩ Quản lý giáo dục tập trung nhiều vào các chiến lược quản lý công tác đào tạo ở các trường Cao đẳng, Đại học. Cụ thể, tác giả Lâm Quang Thiệp – nguyên vụ trưởng vụ đại học – Bộ Giáo dục và Đào tạo có bài: “ Một số giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng cho hệ thống giáo dục đại học” trong đó có đề cập đến một số giải pháp về tổ chức, quản lý chất lượng giáo dục đại học chính quy và không chính quy. Giáo sư Trần Chí Đáo nguyên thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có bài “ Các hướng đổi mới quản lý đại học Việt Nam trước bối cảnh kinh tế xã hội hiện nay” đã đề cập đến một vài dự báo về thế kỷ 21. Những thay đổi lớn về hình thái kinh tế và sự phát triển kinh tế thế giới trước sự thay đổi lớn về khoa học công nghệ đòi hỏi phải thay đổi công tác quản lý giáo dục. Các hướng đổi mới cơ bản đó là sự vận dụng đường lối lãnh đạo của Đảng về giáo dục đào tạo, về sự đổi mới tư duy trong giáo dục và quản lý giáo dục, nêu cao vai trò và tính tự chủ của các cơ sở đào tạo trong quản lý. Tiến sĩ Nguyễn Phúc Châu – Trường cán bộ quản lý giáo dục Trung ương với bài “ Nhận diện những trụ cột của hoạt động quản lý và vận dụng chúng vào đổi mới quản lý nhà trường” đã xác định những trụ cột của hoạt động quản lý là: thể chế xã hội về lĩnh vực hoạt động của tổ chức, bộ máy tổ chức và nhân lực của tổ chức, tài lực và vật lực của tổ chức, môi trường hoạt động của tổ chức, thông tin về lĩnh vực hoạt động của tổ chức, … Tác giả Nguyễn Thị Hải – Viện chiến lược và chương trình giáo dục có bài “Về việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên cho giáo viên trung học chuyên nghiệp”. Theo tác giả, giáo dục trung học chuyên nghiệp là bộ phận quan trong trong hệ thống giáo dục quốc dân, trình độ của họ ngoài chuyên môn, sức khỏe, học vấn, đạo đức mà còn là khả năng thích ứng cao với thị trường lao động, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp. Việc tổ chức giảng dạy phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Vì thế cần xây dựng chương trình bồi dưỡng cho giáo viên là: bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học, bồi dưỡng sư phạm, … Luận văn Thạc sỹ chuyên ngành Quản lý giáo dục Huỳnh Lê Tuân “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp về công tác quản lý và cũng chỉ dừng lại ở một số gợi ý chung về: - Hoàn thiện tổ chức bộ máy ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Đổi mới cơ chế và phương thức quản lý trong hoạt động - Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Thạc sỹ Hoàng Lân – nguyên hiệu trưởng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội có bài viết “Một số giải pháp về tổ chức – quản lý đào tạo ở Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Hà Nội trong những năm đổi mới”. Tác giả cũng chỉ đưa ra một số gợi ý chung về: quản lý mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, người dạy, người học, cơ sở vật chất, tài chính, chế độ chính sách, tâm lý người học và người làm nghệ thuật, chú ý nghiên cứu tính chất lao động đặc thù của mỗi loại hình nghệ thuật và giá trị sản phẩm nghệ thuật. Gần đây, tháng 10 năm 2009 Bộ Văn hóa Thể thao và du lịch đã có Hội thảo về chế độ công tác giáo viên trung cấp Văn hóa Thể thao và Du lịch. Nhưng kết quả vẫn chưa thống nhất được chế độ công tác giáo viên giảng dạy văn hóa, thể thao và dụ lịch. Tháng 6 năm 2010 Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức Hội diễn Văn hóa Văn nghệ giữa các trường văn hóa nghệ thuật toàn quốc tại Đà Nẵng. Tất cả hoạt động trên đều nhằm định hướng về chế độ giáo viên và các vấn đề liên quan đến hoạt động của các trường văn hóa nghệ thuật. Do nhiều nguyên nhân, hội thảo, hội diễn văn hóa văn nghệ cũng chỉ đi vào từng mảng riêng lẻ của hoạt động quản lý đào tạo lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Thực tế rất nhiều tác giả đề cập tới công tác quản lý giáo dục đào tạo, quản lý nhà trường. Nhưng với lĩnh vực quản lý đào tạo tại trường Trung cấp chuyên nghiệp đặc thù về văn hóa nghệ thuật thì rất ít. Do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài này hy vọng tìm thấy cái chung cho công tác quản lý đào tạo cho trường Trung cấp chuyên nghiệp đặc thù. 1.2. Các khái niệm liên quan đến đến đề tài 1. 2.1 Quản lý Nhà triết học cổ đại Xôcrat (460-399 T.C.N) đã chỉ ra rằng trong hoạt động quản lý nếu biết sử dụng con người thì sẽ thành công, trái lại nếu không làm được điều đó sẽ sớm sai lầm và thất bại. Theo F. Taylor (1856 – 1915) là người đầu tiên biến các tư tưởng quản lý thành các nguyên tắc và kỹ thuật lao động cụ thể cho rằng “Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất, rẻ nhất” [12, tr.89]. Theo nhà lý luận quản lý người Pháp Henry Fayol (1841-1925) “Quản lý hành chính là dự đoán và lập kế hoạch, tổ chức, điều khiển, phối hợp và kiểm tra” [12, tr.108]. Giáo sư Hoàng Chúng nói rằng “Quản lý là tác động có mục đích đến tập thể những con người nhằm tổ chức và phối hợp hoạt động của họ, động viên khuyến khích họ trong quá trình lao động” [10]. Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Lê “Quản lý là một hệ thống xã hội, là khoa học, là nghệ thuật tác động vào hệ thống đó mà chủ yếu là vào những con người nhằm đạt hiểu quả tối ưu theo mục tiêu đã đề ra” [24]. Hoạt động quản lý bắt nguồn từ sự phân công hợp tác lao động. Chính sự phân công, hợp tác lao động nhằm đạt hiệu quả nhiều hơn trong công việc, đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý, … và phải có người đứng đầu như Các-Mác đã nói “ Một nghệ sĩ vĩ cầm thì tự điều khiển mình, còn dàn nhạc thì cần nhạc trưởng”. Theo tác giả, quản lý là cách thức tổ chức để đạt mục đích đề quản lý bằng chi phí thấp nhất trong khoảng thời gian ngắn nhất. Đặc điểm cơ bản của quản lý: - Quản lý là hoạt động có mục đích, được xác định cấu trúc của tổ chức để điều chỉnh các mối quan hệ. - Quản lý có những mối quan hệ của sự lựa chọn thành phần cụ thể tạo nên quá trình điều khiển như một tổng thể. Nó có những quy định về mối liên hệ trên, dưới, ngang, dọc, trong, ngoài. - Trong quá trình quản lý việc đưa ra quyết định và thực hiện quyết định được tiến hành tuần tự theo các bước nhất định. Các chức năng cơ bản của quản lý: Chức năng quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các thành viên trong tổ chức và của việc sử dụng tất cả các khả năng, cách thức tổ chức để đạt được mục tiêu và tổ chức đã đề ra. Có bốn chức năng cơ bản của quản lý: - Lập kế hoạch: Là việc đưa ra quyết định, gồm việc chọn lựa phương hướng, đường lối, hành động mà tổ chức nào đó và các bộ phận của nó phải tuân theo nhằm hoàn thành các mục tiêu của tổ chức. Lập kế hoạch là công việc liên quan đến việc thiết lập các mục tiêu cần thiết cho sự phấn đấu của tổ chức, là nền tảng của quản lý. - Tổ chức: Là việc xây dựng và duy trì cơ cấu nhất định về vai trò, nhiệm vụ và vị trí công tác trong tổ chức. Tổ chức bao gồm việc xác định một cơ cấu định trước. Tổ chức là hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu, là công cụ của quản lý. - Lãnh đạo, chỉ đạo: Là quá trình tác động đến con người, điều khiển họ, làm cho họ tự giác nỗ lực phấn đấu đạt được mục tiêu đề ra của tổ chức. - Kiểm tra: là việc đánh giá kết quả, là đo lường và điều chỉnh các họat động của việc thực hiện các mục tiêu nhằm tìm ra những ưu, nhược điểm để phát huy hoặc điều chỉnh việc lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo. Trong các chức năng thì chức năng tổ chức là quan trọng nhất. 1.2.2 Quản lý giáo dục Theo Trần Kiểm thì ở cấp độ vi mô “Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, tập thể học sinh, cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [21, tr 36]. Giáo sư, viện sĩ Phạm Minh Hạc: Quản lý giáo dục hay còn được hiểu là quản lý trường học, quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.