Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 134 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 4 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 2 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi 64
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 134 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Tú Anh BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Phan Tú Anh BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Chuyên ngành : Giáo dục học (Mầm non) Mã số : 60 14 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ KIM ANH Thành phố Hồ Chí Minh – 2013 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. HỌC VIÊN CAO HỌC PHAN TÚ ANH 1 LỜI CÁM ƠN Để có được kết quả này, tôi xin chân thành cám ơn sự giảng dạy tận tình, những kiến thức quý báu của quý Thầy Cô trong Chương trình Đào tạo Sau Đại học Chuyên ngành Giáo dục Mầm non. Tôi cũng xin cám ơn quý Thầy Cô khoa Giáo dục Mầm non và quý Thầy Cô thuộc Phòng Sau Đại học trường Đại học Sư Phạm Tp.HCM đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt khóa học. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến Sĩ Nguyễn Thị Kim Anh đã tận tâm hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn sự hỗ trợ tối đa của Ban Giám Hiệu và Giáo viên các trường Mầm non. Đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Hiệu và tập thể Giáo viên khối lớp Lá trường Mầm non 6, Quận 3 Tp.HCM. Cám ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp xa gần đã luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ để tôi đạt được những kết quả tốt nhất. Xin chân thành cám ơn! HỌC VIÊN CAO HỌC PHAN TÚ ANH 2 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ 1 LỜI CÁM ƠN .............................................................................................................. 2 MỤC LỤC .................................................................................................................... 3 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5 MỞ ĐẦU....................................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................................ 6 2. Mục đích nghiên cứu ...................................................................................................... 7 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 7 4. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................................... 8 5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................................... 8 6. Giới hạn đề tài ................................................................................................................ 8 7. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 8 8. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI .......................................................... 11 1.1. Lịch sử nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi .................................................................................................................................. 11 1.1.1. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trên thế giới ............................................................................................................. 11 1.1.2. Một số nghiên cứu về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở Việt Nam .............................................................................................................. 16 1.2. Lý luận về biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ...... 19 1.2.1. Khái niệm kỹ năng, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ ......................................... 19 1.2.2. Một số đặc điểm tâm lí của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi liên quan đến việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ .................................................................................................... 27 1.2.3. Một số đặc điểm về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi........................ 30 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON TẠI TPHCM ...................................................................... 43 2.1. Tổ chức nghiên cứu ................................................................................................... 43 2.1.1. Đôi nét về địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 43 2.1.2. Khái quát về quá trình tổ chức nghiên cứu thực trạng ......................................... 45 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp.HCM .................................. 46 3 2.2.1. Thực trạng nhận thức của BGH, GVMN về kỹ năng tự bảo vệ với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non, Tp.HCM ................................................................ 46 2.2.2. Thực trạng thực hiện các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường Mầm non, Tp.HCM ................................................................ 48 2.2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường Mầm non, Tp.HCM ................................................................ 51 2.2.4. Thực trạng về hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .. 62 2.2.5. Những khó khăn trong quá trình giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của BGH và GV các trường Mầm non, Tp.HCM ................................................... 63 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI ................................ 67 3.1. Đề xuất biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ........... 67 3.1.1. Cơ sở khoa học đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi .................................................................................................................... 67 3.1.2. Nguyên tắc xây dựng các biện pháp ..................................................................... 67 3.1.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ..... 68 3.2. Khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất trên BGH, giáo viên mầm non ............................................................................................................................................ 81 3.2.1. Quy ước tính hiệu quả của các biện pháp............................................................. 81 3.2.2. Kết quả khảo sát tính hiệu quả của các biện pháp ................................................ 82 3.3. Tổ chức thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....................................................................................................................... 86 3.3.1. Mục đích thử nghiệm ........................................................................................... 86 3.3.2. Nội dung thử nghiệm ............................................................................................ 86 3.3.3. Nhiệm vụ thử nghiệm ........................................................................................... 86 3.3.4. Tổ chức thử nghiệm.............................................................................................. 86 3.3.5. Kết quả thử nghiệm .............................................................................................. 89 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................... 94 1. Kết luận ......................................................................................................................... 94 2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 98 DANH MỤC PHỤ LỤC .......................................................................................... 102 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BGH : Ban giám hiệu GV : Giáo viên GVMN : Giáo viên mầm non ND : Nội dung Tp.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Học để cùng chung sống là một trong những vấn đề then chốt hiện nay của giáo dục. Xu hướng giáo dục thế giới đang quan tâm đến vấn đề giáo dục và trang bị cho thế hệ trẻ các kỹ năng sống, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử để giải quyết các vấn đề quan hệ xã hội, để tự bảo vệ mình, đồng thời hướng đến môi trường giáo dục sự hòa hợp, hợp tác thân thiện cho trẻ em trên cơ sở các giá trị sống. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEP) – là tổ chức có nhiều công trình nghiên cứu sâu về kỹ năng sống dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân đã phân loại kỹ năng sống thành ba nhóm cơ bản, và kỹ năng tự bảo vệ là một trong những kỹ năng thuộc nhóm một – gồm các kỹ năng tự nhận thức và sống với chính mình. Vì vậy, nếu xét dưới góc độ tồn tại và phát triển của cá nhân thì kỹ năng tự bảo vệ là kỹ năng rất cần thiết và quan trọng. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs). Ông nghiên cứu cấu trúc của Tháp nhu cầu có 5 tầng: Tầng thứ nhất: Các nhu cầu về căn bản nhất thuộc "thể lý" (physiological) - thức ăn, nước uống, nơi trú ngụ, tình dục, bài tiết, thở, nghỉ ngơi thì Tầng thứ hai: Nhu cầu an toàn (safety) - cần có cảm giác yên tâm về an toàn thân thể, việc làm, gia đình, sức khỏe, tài sản được đảm bảo. Qua đó cho thấy nhu cầu tự vệ và giữ an toàn cũng là một trong năm nhu cầu cơ bản nhất của tất cả mọi người đặc biệt là trẻ em [56]. Trong quá trình phát triển nhân cách, nếu trẻ sớm hình thành và tôn vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có nhân cách phát triển toàn diện, bền vững, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống. Mục tiêu của giáo dục Mầm non trong Chương trình Giáo dục mầm non ban hành kèm theo Thông tư số: 17/2009/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cũng đã xác định: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học suốt đời”. 6 Đặc biệt Chương trình Giáo dục mầm non 2009 đã đưa ra nội dung giáo dục an toàn cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Năm 2010 Bộ Giáo dục – Đào tạo Việt Nam đã ban hành Bộ Chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Trong đó, Chuẩn 6 đã đưa ra chỉ số đánh giá “Trẻ có hiểu biết và thực hành an toàn cá nhân”. Việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tự bảo vệ nói riêng đòi hỏi một quá trình rèn luyện, giáo dục lâu dài. Hơn nữa, lứa tuổi mầm non- đặc biệt là giai đoạn cuối tuổi mẫu giáo (5-6 tuổi) là giai đoạn học hỏi, tiếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển nhân cách và chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa trường phổ thông, do đó cần sớm giáo dục các kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ để trẻ có nhận thức đúng và có hành vi ứng xử phù hợp ngay từ độ tuổi mầm non góp phần giúp trẻ tự chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi những nguy hiểm. Trẻ có thể hòa nhập nhanh với cuộc sống xung quanh, phát triển các mối quan hệ với mọi người, với thiên nhiên từ đó học hỏi và làm giàu thêm vốn kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng của bản thân. Khi được trang bị kỹ năng tự bảo vệ phù hợp đứa trẻ được đảm bảo về nhu cầu an toàn, ổn định về mặt tâm lý có cơ hội để phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Nhưng thực tế hiện nay tình trạng trẻ em thụ động, không biết ứng phó trong những hoàn cảnh nguy cấp, không biết cách bảo vệ bản thân trước các tình huống nguy hiểm, tìm kiếm sự giúp đỡ... để lại những hậu quả thật thương tâm và đáng tiếc ngày càng nhiều trong xã hội. Thực tế này khiến cho xã hội, các nhà tâm lý giáo dục, đặc biệt là bậc học giáo dục mầm non phải suy nghĩ. Bên cạnh đó, thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các trường mầm non tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) chưa được khái quát thành bức tranh toàn cảnh và chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách hệ thống các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Xuất phát từ những lý do trên mà đề tài “Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi, từ đó đề xuất thử nghiệm một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 7 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi 3.1. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 4. Giả thuyết nghiên cứu Nếu có những biện pháp giáo dục hiệu quả thì sẽ nâng cao kỹ năng tự bảo vệ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận của đề tài. 5.2. Xác định thực trạng sử dụng biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại TpHCM. 5.3. Đề xuất và thử nghiệm một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 6. Giới hạn đề tài • Nội dung: Đề tài nghiên cứu một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ theo nội dung Chương trình giáo dục mầm non 2009, Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. • Địa bàn: + Khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở 10 trường mầm non thuộc các quận nội, ngoại thành Tp.HCM Ban Giám Hiệu : 10 người Giáo viên dạy lớp 5-6 tuổi: 70 người +Thử nghiệm ở trường mầm non 6, Quận 3-Tp.HCM Nhóm thử nghiệm: 25 trẻ Nhóm đối chứng: 25 trẻ 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu khác nhau có liên quan đến đề tài: sách, báo, luận án, tạp chí, trang web… 7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.