Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp 100 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp 3 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp 59 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp 25
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Địa lí học: Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu - hiện trạng và giải pháp
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 100 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Xuân Quyến PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Xuân Quyến PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 60 31 05 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÍ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN VĂN THÔNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn LÊ XUÂN QUYẾN 1 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập và hoàn thành luận văn này, Tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình và những lời động viên của gia đình, quý thầy cô và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: Ban Giám Hiệu, Phòng đào tạo sau đại học, khoa Địa Lí của Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Tiến sĩ Trần Văn Thông, người thầy kính mến đã hết lòng giúp đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn. Toàn bộ thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu, nền tảng vững chắc để thực hiện luận văn này. Các anh, chị ở sở Văn hóa, Thể thao du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã cung cấp cho Tôi những tư liệu quý giá để hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Tác giả luận văn Lê Xuân Quyến 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - AFT : Diễn đàn Du lịch ASEAN - ASEAN : Hiệp hội các nước Đông Nam Á - BTTT : Bảo tồn thiên nhiên - ĐNB : Đông Nam Bộ - FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài - GDP : Tổng sản phẩm trong nước - KDL : Khu du lịch - ITE : Hội chợ du lịch châu Á - MATKA : Hội chợ du lịch quốc tế - MICE : Loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác - TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh - UBND : Ủy ban nhân dân - UNWTO : Tổ chức Du lịch Thế giới - VHTTDL : Văn hóa thể thao du lịch - VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam - VQG : Vườn quốc gia - WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới 3 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................1 Tác giả luận văn ....................................................................................................................1 LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................3 MỤC LỤC ..............................................................................................................................4 PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................6 1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................................. 6 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 7 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................................... 7 4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................................ 7 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài ............................................................................................... 7 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. ..................................................................... 8 7. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................... 9 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH ...11 1.1. Các lí luận cơ bản về du lịch ..................................................................................... 11 1.1.1. Định nghĩa về du lịch ............................................................................................ 11 1.1.2. Định nghĩa một số hình thức du lịch đặc thù ........................................................ 12 1.1.3. Tài nguyên du lịch ................................................................................................ 12 1.1.4. Các loại hình du lịch ............................................................................................. 13 1.1.5. Sản phẩm du lịch................................................................................................... 15 1.1.6. Chức năng của du lịch........................................................................................... 16 1.1.7. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển du lịch .............................................. 17 1.1.8. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật ............................................................... 26 1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch............................................................................................ 29 1.2.1. Điểm du lịch.......................................................................................................... 29 1.2.2. Khu du lịch ............................................................................................................ 30 1.2.3. Cụm du lịch ........................................................................................................... 30 1.2.4. Trung tâm du lịch .................................................................................................. 30 1.2.5.Tuyến du lịch ......................................................................................................... 31 1.3. Khái quát về thực tiễn phát triển du lịch ................................................................ 31 1.3.1. Ở Việt Nam ........................................................................................................... 31 1.3.2. Ở Đông Nam bộ .................................................................................................... 34 4 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2002 – 2012 .........................................................................................36 2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................................. 36 2.2. Các nguồn lực phát triển du lịch .............................................................................. 36 2.2.1. Tài nguyên du lịch ................................................................................................ 36 2.2.2. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch..................................... 45 2.2.3. Lao động du lịch (số lượng và chất lượng) ........................................................... 50 2.2.4. Khả năng đầu tư phát triển du lịch ........................................................................ 52 2.3. Thực trạng phát triển du lịch tỉnh BR - VT giai đoạn 2002 – 2012 ...................... 54 2.3.1. Phát triển du lịch theo ngành ................................................................................ 54 2.3.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ ............................................................................. 61 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH BÀ RỊA – VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2020 ...........................................................................................68 3.1. Định hướng phát triển du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020 ....................... 68 3.1.1. Cơ sở để xây dựng định hướng ............................................................................. 68 3.1.2. Các chỉ tiêu dự báo ............................................................................................... 70 3.1.3. Các định hướng phát triển du lịch chủ yếu ........................................................... 73 3.2. Các giải pháp thực hiện............................................................................................. 79 3.2.1. Giải pháp về vốn - đầu tư cho phát triển du lịch................................................... 79 3.2.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch........................................................ 79 3.2.3. Giải pháp sản phẩm du lịch................................................................................... 80 3.2.4. Giải pháp xúc tiến quảng bá, mở rộng thị trường du lịch ..................................... 82 3.2.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách du lịch cho phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch83 3.2.6. Giải pháp quy hoạch ............................................................................................. 83 3.2.7. Giải pháp liên kết với các tỉnh và cả nước............................................................ 84 3.2.8. Giải pháp phát triển du lịch bền vững................................................................... 84 3.3. Kiến nghị..................................................................................................................... 85 3.3.1. Kiến nghị đối với Trung ương .............................................................................. 85 3.3.2. Kiến nghị đối với địa phương ............................................................................... 85 KẾT LUẬN ..........................................................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................89 PHỤ LỤC .............................................................................................................................91 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thế giới ngày nay có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển; xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu; nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển; đời sống của người dân không ngừng được nâng cao... Trong bối cảnh đó, nhu cầu đi du lịch của người dân là nhu cầu khách quan và tăng trưởng nhanh. Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành một trong năm ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới, năm 2012 trên thế giới có trên 1 tỷ người đi du lịch, ngành du lịch chiếm 9% đối với GDP toàn cầu, thu hút 8,3% tổng số lao động của thế giới. Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của mình để phát triển du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ, tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất trong nước, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội. Du lịch Việt Nam đã vươn lên, tham gia chủ động trong hội nhập du lịch quốc tế; thiết lập và mở rộng quan hệ hợp tác du lịch nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước trong khu vực và thế giới. Du lịch nước ta là thành viên của tổ chức Du lịch thế giới, còn hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), của Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á (ASEANTA). Du lịch đươc xem như là ngành “công nghiệp không khói” sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hoạt động du lịch mang lại những bước tăng trưởng quan trọng vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tạo việc làm cho xã hội, góp phần đảm bảo an sinh xã hội. BR – VT là địa phương có ngành du lịch được khai thác sớm ở nước ta. Tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển du lịch, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch như: biển, rừng, núi, suối nước nóng, đặc biệt là biển với các bãi cát dài thoai thoải, nước trong xanh quanh năm. BR – VT có cảnh quan thiên nhiên độc đáo và khí hậu trong lành, tương lai vẫn là nơi lý tưởng để mọi người tìm đến để đắm mình trước biển. Bên cạnh đó, Tỉnh có vị trí địa lý rất thuận lợi nằm trong vùng KTTĐPN, là cửa ngõ thông ra biển của các tỉnh Đông Nam Bộ, có hệ thống đường biển, đường sông và đường hàng không rất thuận tiện. Với những lợi thế trên lượng khách đến với BR – VT ngày càng đông, là một trong những địa phương có lượng khách nội địa nhiều nhất nước ta. Và cũng chính vì tài nguyên 6 du lịch được khai thác sớm, không có sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch nên chưa thu hút được nhiều du khách quốc tế cũng như thời gian lưu trú khách khách nội địa thấp. Ngành du lịch BR – VT chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có từ lợi thế của Địa phương. Đó là lí do Tôi chọn đề tài “ Phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Hiện trạng và giải pháp” làm luận văn thạc sỹ, với mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong sự phát triển ngành Du lịch Tỉnh nhà. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đúc kết lý luận và thực tiễn phát triển du lịch để phân tích hiện trạng phát triển du lịch tỉnh BR– VT; trên cở sở đó để xây dựng các định hướng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh BR – VT đến năm 2020. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan và đúc kết cơ sở lý luận lí luận về phát triển du lịch. Khảo sát, kiểm kê nhằm thu thập tư liệu về các nguồn lực phát triển du lịch của tỉnh BR – VT. Phân tích thực trạng phát triển du lịch tỉnh BR – VT giai đoạn 2002 – 2012. - Xây dựng các định hướng và đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển du lịch tỉnh BR – VT trong giai đoạn 2013 -2020. 4. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch. Không gian: Trên địa bàn tỉnh BR – VT. Thời gian: Phân tích hiện trạng giai đoạn 2002 – 2012 và định hướng đến 2020. 5. Lịch sử nghiên cứu đề tài Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 ( 2005) Viện quy hoạch Đô Thị Nông Thôn – Bộ Xây Dựng; Nghiên cứu phát triển loại hình du lịch Mice tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2008), Trường trung học nghiệp vụ Du lịch Vũng Tàu – chủ nhiệm đề tài Phùng Đức Vinh; Đánh giá tiềm năng và xây dựng định hướng phát triển bền vững khu du lịch sinh thái Bình Châu - Phước Bửu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, ( 2009) Nguyễn Thị Hồng; Nghiên cứu phát triển du lịch bền vững huyện Côn Đảo ( 2009) Lê Thị Lợi; Tài nguyên du lịch Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, thực trạng 7 và giải pháp khai thác để phát triển các loại hình du lịch (2011), Biền Thị Hoàng Anh Trường cao đẳng Sư Phạm Bà Rịa – Vũng Tàu. 6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu. 6.1. Các quan điểm nghiên cứu. 6.1.1. Quan điểm hệ thống Hệ thống lãnh thổ du lịch là một hệ thống được hình thành từ nhiều phân hệ: phân hệ du khách, phân hệ tài nguyên du lịch, phân hệ công trình kỹ thuật, phân hệ cán bộ nhân viên du lịch và phân hệ điều hành. Quan điểm hệ thống giúp chúng ta nắm bắt và điều khiển được hoạt động của mỗi phân hệ nói riêng và toàn bộ hệ thống du lịch nói chung. 6.1.2. Quan điểm lãnh thổ Quan điểm lãnh thổ cho rằng các đối tượng địa lý được phân bố trong một lãnh thổ nhất định sẽ có những đặc điểm riêng. Xem xét hoạt động du lịch trong mối quan hệ với đặc điểm của lãnh thổ nhằm khái quát được đặc trưng của du lịch trên từng địa bàn nghiên cứu. Để mang lại hiệu quả cao trong phát triển du lịch cần tìm ra được sự khác biệt trong từng đơn vị lãnh thổ, từ đó đưa ra được các hướng phát triển du lịch phù hợp, tạo ra được các sản phẩm du lịch đặc trưng cho lãnh thổ, khai thác những thế mạnh và khắc phục những hạn chế. 6.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Mỗi sự kiện, mỗi hiện tượng địa lý kinh tế - xã hội diễn ra đều có mối quan hệ chặt chẽ với lịch sử phát sinh và phát triển của chúng. Sự phát triển của du lịch BR – VT cũng không nằm ngoài quy luật ấy. Vì thế, cần quán triệt quan điểm lịch sử - viễn cảnh để phân tích và lí giải thấu đáo bản chất của sự phát triển du lịch địa phương trong mỗi giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. 6.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Đây là quan điểm bao trùm và có tính định hướng trong nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội nói chung và du lịch nói riêng. Quan điểm phát triển bền vững đòi hỏi khi phân tích, đánh giá và đề xuất phát triển du lịch phải chú ý đảm bảo hài hòa đồng thời cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường. 6.1.5. Quan điểm tổng hợp Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, liên quan đến nhiều ngành và nhiều lĩnh vực khác nhau. Hiệu quả phát triển du lịch liên quan đến hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và sự phát triển bền vững của các hệ sinh thái. Quan điểm tổng hợp cho phép nghiên cứu vấn 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.