Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì 37 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì 532 KB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì 1 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì 10
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội: Hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật tại Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 37 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------HỒ THỊ TUYẾT MAI HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRƢỜNG DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT HUYỆN THANH TRÌ Chuyện ngành: Công tác xã hội Mã số: 60 90 01 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà HÀ NỘI – 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................... 5 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ...................................................... 6 3. Ý nghĩa của nghiên cứu .............................................................. 13 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................. 14 5. Đối tượng và khách thể nghiên cứu............................................ 14 6. Phạm vi nghiên cứu .................................................................... 15 7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 15 8. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................ 15 9. Phương pháp nghiên cứu ............................................................ 16 9.1. Phương pháp luận .................................................................... 16 9.2. Phương pháp thu thập thông tin .............................................. 16 NỘI DUNG CHÍNH ............................................................................. 21 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY NGHỀ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT ..................................................................................... 21 1.1. Một số khái niệm cộng cụ ........................................................................ 21 1.2. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ............................. 23 1.2.1. Lý thuyết nhu cầu .................................................................. 23 1.2.2. Lý thuyết hệ thống ................................................................. 24 1.2.3. Lý thuyết vai trò..................................................................... 25 1.3. Cơ sở pháp lý của hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật ...... 26 1.4. Đặc điểm tâm lý thể chất của trẻ khuyết tật từ 14 -18 tuổi ..... 30 1.5. Khái quát về hoạt động dạy nghề cho trẻ khuyết tật hiện nay 33 1.6. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu (Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì) .......................................Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 1: ............................Error! Bookmark not defined. Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM, NHU CẦU HỌC NGHỀ CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT, ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CHO DẠY NGHỀ CỦA TRƢỜNG DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT HUYỆN THANH TRÌ. Error! Bookmark not defined. 2.1. Đặc điểm học sinh khuyết tật Trường dạy trẻ khuyết tật huyện Thanh Trì ........................................Error! Bookmark not defined. 2.2. Nhu cầu học nghề của trẻ khuyết tật nhà trườngError! Bookmark not defined. 2.3. Đội ngũ giáo viên ....................Error! Bookmark not defined. 2.4. Cơ sở vật chất của nhà trường .Error! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 2: ........................Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI TRƢỜNG DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT HUYỆN THANH TRÌ . Error! Bookmark not defined. 3.1 Hoạt động dạy nghề may ..........Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Mục đích hoạt động dạy nghề mayError! Bookmark not defined. 3.1.2. Đối tượng dạy nghề may ....... Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Nội dung giảng dạy ............... Error! Bookmark not defined. 3.1.4. Phương pháp giảng dạy ........ Error! Bookmark not defined. 3.1.5. Hoạt động tìm đầu ra cho sản phẩm học sinh trường nghề ......................................................... Error! Bookmark not defined. 3.1.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạyError! Bookmark not defined. 3.1.7. Hiệu quả của hoạt động dạy nghề mayError! Bookmark not defined. 3.2. Hoạt động dạy nghề thêu .........Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Mục đích của hoạt động dạy nghề thêuError! Bookmark not defined. 3.2.2. Đối tượng dạy nghề thêu ....... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Nội dung giảng dạy ............... Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Phương pháp giảng dạy ........ Error! Bookmark not defined. 3.2.5. Hoạt động tìm đầu ra cho sản phẩm học sinh trường nghề ........................................................... Error! Bookmark not defined. 3.2.6. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình giảng dạyError! Bookmark not defined. 3.2.7. Hiệu quả của hoạt động dạy nghề thêuError! Bookmark not defined. Tiểu kết chƣơng 3 .........................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ ..................... Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ....................................Error! Bookmark not defined. KHUYẾN NGHỊ ............................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 34 PHỤ LỤC ........................................................... Error! Bookmark not defined. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài TKT là một trong những nhóm đối tượng yếu thế trong xã hội. Từ lâu, TKT đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học. Trong y học, sức khỏe cộng đồng, thiết kế kỹ thuật... TKT được quan tâm dưới góc độ làm giảm bớt ảnh hưởng của dạng tật để cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của các em bớt khó khăn hơn. Đồng thời TKT còn đặc biệt được quan tâm, nghiên cứu trong ngành xã hội học, CTXH để hỗ trợ các em sớm hòa nhập với cộng đồng. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 7,2 triệu NKT từ 5 tuổi trở lên, chiếm 7,8% dân số; NKT đặc biệt nặng và nặng chiếm khoảng 28,9%; khoảng 58% NKT là nữ; 28,3% NKT là trẻ em; 10,2% NKT là người cao tuổi; khoảng 15% NKT thuộc hộ nghèo [4]. Theo thống kê, trong 5 năm từ 2010 đến 2015, có khoảng 120.000 người khuyết tật được hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm thông qua các chương trình hỗ trợ đào tạo nghề, cho vay vốn. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại một thực trạng là số người khuyết tật được học nghề hiện còn quá ít so với nhu cầu. Tỷ lệ người khuyết tật tìm được việc làm sau đào tạo nghề còn thấp, chủ yếu là tự tạo việc làm [3]. TKT chịu bao thiệt thòi về cơ hội học tập, giao lưu bạn bè, hòa nhập với cộng đồng. Các em cũng đang khao khát và cũng mong ước như bao đứa trẻ bình thường khác được cắp sách tới trường, được giao lưu với bạn bè, thầy cô, được đào tạo kỹ năng nghề nghiệp xua đi bao nỗi cay đắng bất hạnh trong cuộc sống. Hoạt động dạy nghề cho NKT nói chung, dạy nghề cho TKT nói riêng luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước ta trong suốt những năm qua. Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho TKT giúp các em có được những cơ hội việc làm trong tương lai, xóa đi những mặc cảm tự ti về bản thân để hòa nhập vào cộng đồng xã hội. Tuy 5 nhiên, hoạt động dạy nghề cho NKT chủ yếu tập trung vào người lớn khuyết tật mà chưa thật sự chú trọng tới hoạt động dạy nghề cho TKT. Không được quan tâm đào tạo và định hướng nghề nghiệp phù hợp khiến các em bỡ ngỡ, tự ti khi bước vào độ tuổi lao động. Không có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp vững chắc nên các em gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm cơ hội việc làm. Tại huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội, số lượng TKT từ 6 đến 18 tuổi là trên 520 người. Trong đó khuyết tật vận động là 170 người, khuyết tật nghe nói là 85 người, khuyết tật trí tuệ là 145 người, khuyết tật nhìn là 45 người [13]. Trong giai đoạn Thanh Trì cùng thủ đô đẩy mạnh công nghiệp hóa nền kinh tế và xã hội, vấn đề giáo dục, đào tạo, dạy nghề cho TKT là một vấn đề trọng yếu không chỉ tạo điều kiện cho TKT hòa nhập với cộng đồng, phát triển kinh tế bền vững mà còn giữ nhiệm vụ to lớn giúp huyện Thanh Trì giảm bớt gánh nặng an sinh xã hội, chung tay thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của thủ đô. Vấn đề đặt ra là thực trạng dạy, đào tạo nghề cho TKT trên địa bàn huyện Thanh Trì đang diễn ra như thế nào và cần làm gì để hoạt động đào tạo nghề cho TKT ở huyện Thanh Trì đạt hiệu quả tốt nhất, đề xuất khuyến nghị về giải pháp phù hợp với tình hình địa phương của huyện Thanh Trì, từ đó có thể nghiên cứu áp dụng trên phạm vi toàn thành phố. Xuất phát từ thực trạng trên tôi chọn đề tài: “Hoạt động dạy nghề cho TKT tại Trường dạy TKT huyện Thanh Trì” làm đề tài nghiên cứu của mình. Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung và các chính sách, quy định pháp luật hiện hành cho TKT, luận văn làm rõ hoạt động dạy nghề cho TKT tại Trường dạy TKT huyện Thanh Trì, từ đó phát huy được vai trò của NV CTXH trong nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề cho TKT. 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 6 Việc nghiên cứu về hoạt động dạy nghề cho NKT nói chung, dạy nghề cho TKT nói riêng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu khoa học xã hội và cũng được báo chí đặc biệt quan tâm. Có thể kể ra những nghiên cứu liên quan đến NKT nói chung và TKT nói riêng như: Trong khuôn khổ chương trình Hội thảo “An sinh xã hội cho người khuyết tật, kinh nghiệm quốc tế và phương pháp tiếp cận ở Việt Nam” (2015), Ts.Matthias Meissner - Giảng viên Đại học Bochum, Cộng hòa Liên bang Đức đã chia sẻ một số kinh nghiệm của Đức trong việc thực hiện các chính sách an sinh xã hội với NKT. Ông đã đề cập tới thực trạng về NKT tại Đức và những chính sách an sinh xã hội với NKT mà Đức đang triển khai. Một trong những chính sách hữu hiệu giúp NKT nói chung và TKT nói riêng hòa nhập với cộng đồng là việc triển khai những chính sách về giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm cho NKT tuy nhiên vẫn phải chú trọng tới quyền tự quyết của NKT. Đây thật sự là kinh nghiệm quan trọng trong thực hiện các chính sách với NKT mà Việt Nam nên học hỏi. Tuy nhiên nguồn ngân sách của Đức dành cho việc thực hiện các chính sách an sinh với NKT rất lớn nên Đức có nhiều điều kiện, nhiều cơ hội để trợ giúp cho NKT trong giáo dục, dạy nghề và tạo việc làm hơn so với Việt Nam. Việt Nam cần ứng dụng những kinh nghiệm này một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước để có thể thực hiện tốt nhất những chính sách về giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm cho NKT nói chung và TKT nói riêng [26]. Nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (A. Swedish Save the Children; Radda Barnen) chỉ ra rằng các hoạt động trợ giúp TKT hiệu quả nhất là giáo dục, dạy nghề và kết nối các cơ hội việc làm. Trên cơ sở thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em là một nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc này để đảm bảo cho tất cả các quyền khác mà trẻ em đều có quyền được hưởng. 7 Ngiên cứu khuyết tật hoà nhập xã hội ở Ieland, Brenda Gannon and Brian Nolan (2011), nghiên cứu đã xem xét NKT có hoàn cảnh khó khăn khi hoà nhập xã hội, bởi các yếu tố trình độ học vấn, kinh tế và tham gia xã hội…Đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra mặc cảm tự ti là một trong những yếu tố cản trở NKT tham gia hoà nhập xã hội và cuộc sống hàng ngày. Báo cáo còn chỉ ra sự khác biệt giữa NKT và người bình thường trong việc tham gia hoà nhập cộng đồng. Thông qua việc thống kê các số liệu thu thập được để đánh giá mức độ nghèo, sự tham gia vào giáo dục, y tế, việc làm… của NKT. Nghiên cứu còn nhấn mạnh tới yếu tố NKT ảnh hưởng tới đời sống của mình, thiết kế nơi làm việc không phù hợp, sự kỳ thị của cộng đồng, sự tiếp cận các phương tiện đi lại gây khó khăn cho NKT…[25]. Nghiên cứu của Bộ LĐTB & XH với đề tài: “Vai trò của tổ chức người tàn tật trong việc xây dựng các chính sách, chương trình quốc gia về dạy nghề và việc làm cho NKT của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (1993-75tr). Nghiên cứu này nói về việc xây dựng các chương trình, chính sách và thực hiện các chính sách cho NKT để NKT có thể tìm được việc làm cho chính mình. NKT sẽ được tư vấn hỗ trợ về dạy nghề, những nghề phù hợp với khả năng và sở thích của mình. Qua quá trình tư vấn NKT tìm được những nơi có thể nhận mình vào làm việc, để có thể tìm được một công việc phù hợp với bản thân mình. Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật Việt Nam (2007). Báo cáo đã chỉ ra rằng có nhiều chính sách của nhà nước đưa ra về đào tạo nghề và hỗ trợ việc làm cho NKT nói chung và TKT nói riêng nhưng quá trình triển khai còn nhiều hạn chế. Về đào tạo nghề còn thiếu và yếu về cơ sở vật chất và chương trình đào tạo riêng cho NKT, thực tế đào tạo nghề cho NKT chủ yếu tập trung ở các trung tâm, trường dạy TKT. Trong các trung tâm và trường dạy TKT thì cơ sở vật chất phục vụ cho dạy nghề còn hạn chế, đội ngũ giáo viên dạy nghề chưa đảm bảo được yêu cầu. Trong công tác tìm và tạo việc làm cho NKT còn khó khăn vì không phải trung tâm dạy nghề 8 nào cho NKT đều có thể sắp xếp được công việc cho họ. Những chính sách về nhận NKT tại các doanh nghiệp đã được đưa ra nhưng thực tế các doanh nghiệp lại không mặn mà với những chính sách đó, các doanh nghiệp thường từ chối nhận NKT. Một dự án với tài trợ của Bộ Lao động Mỹ do Bộ Lao đông - Thương binh - Xã hội và Chương trình hỗ trợ người tàn tật Việt Nam giai đoạn 2000-2003 thực hiện đã giúp cải tạo 10 trung tâm dịch vụ việc làm tại 8 tỉnh nhằm khuyến khích họ đưa NKT vào các chương trình đào tạo nghề và dịch vụ bố trí việc làm, tuy nhiên việc làm này không được ổn định và không được thực hiện một cách có hệ thống [2]. Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Người khuyết tật ở Việt Nam: sinh kế, việc làm và bảo trợ xã hội” diễn ra ngày 27/09/2007 do Trung tâm Nghiên cứu Châu Á – Thái Bình Dương (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc Gia Hà Nội) phối hợp với Trung tâm hợp tác Quốc Tế (Đại học Osaka và Đại học Ochanomizu, Nhật Bản) tổ chức tại Trung tâm thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn bao gồm nhiều tham luận liên quan đến NKT. 20 tham luận của các nhà khoa học, nhà hoạt động từ thiện, xã hội trong và ngoài nước được trình bày tại hội thảo đều hướng vào vấn đề tìm giải pháp hỗ trợ hiệu quả cho NKT hòa nhập cộng đồng, đào tạo việc làm và hỗ trợ việc làm ổn định đời sống có đóng góp cho xã hội, lý giải cho cách dùng khái niệm “NKT” thay thế cho khái niệm “người tàn tật”. Ngày 22 -23/9/2010 tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội và Dự án DANIA (Đan Mạch) đã phối hợp tổ chức Hội thảo ''Pháp luật và chính sách về việc làm". Tỷ lệ NKT có việc làm rất thấp, trong số 5.3 triệu NKT thì có 60% trong độ tuổi lao động, số còn khả năng lao động chiếm 40%, số đang tham gia lao động chỉ có 30%, khoảng 3% chưa đào tào nghề. Người có việc làm phù hợp và ổn định chỉ chiếm 15% là một con số quá ít. Hơn 80% NKT sống ở nông thôn, phần lớn họ sống cùng gia đình. Số có làm việc thì 9 đại bộ phận là lao động thủ công như: Làm tăm tre, chổi đót, đan lát, trồng trọt và chăn nuôi... Họ làm việc cùng nhau trong tổ, nhóm ở cùng một thôn, bản, làng, xóm nhưng cũng có thể làm việc theo đơn lẻ tại gia đình. Hiện cả nước có hơn 400 cơ sở này, với khoảng 20.000 lao động NKT đang làm việc với qui mô lớn, nhỏ khác nhau. Có nhiều nguyên nhân khiến NKT ít có cơ hội tìm được việc làm, trong đó, trước hết là do trình độ văn hóa thấp, không được đến trường vì nhiều lý do 41% NKT từ 6 tuổi trở lên không biết chữ, số còn lại thì chủ yếu dừng lại cấp 1, cấp 2. Trong khi đó, muốn có nghề, có việc làm thì phải có trình độ văn hóa nhất định. Để tăng cơ hội việc làm cho NKT cần chú trọng tới các hoạt động dạy văn hóa, dạy nghề cho NKT nói chung và cho TKT nói riêng. Tổ chức Lao động quốc tế (2010) “Báo cáo khảo sát về đào tạo nghề và việc làm cho NKT tại Việt Nam”. Báo cáo cung cấp một cách nhìn tổng thể về các tổ chức đại diện cho NKT và các dịch vụ đào tạo nghề, việc làm và phát triển doanh nghiệp cho NKT, đặc biệt tập trung vào các tổ chức của phụ nữ khuyết tật và các dịch vụ dành riêng cho phụ nữ khuyết tật. Báo cáo cũng phân tích kết quả khảo sát NKT ít được đào tạo nghề, hướng dẫn về việc làm cũng như phát triển doanh nghiệp. Rất nhiều tổ chức trong và ngoài nước cũng nhận thấy việc đào tạo nghề và các dịch vụ bố trí việc làm cho NKT là rất quan trọng [13]. Vì vậy, báo cáo đề xuất Chính phủ cần có những chính sách riêng khuyến khích các hoạt động đào tạo nghề cho NKT. Báo cáo cũng nêu lên thực trạng hiện nay cũng có một số trung tâm dạy nghề dành riêng cho NKT được thành lập, nhưng chỉ phục vụ các khu vực thành thị, các vùng nông thôn việc tiếp cận đào tạo nghề rất bị hạn chế. Các dịch vụ bố trí việc làm thường gắn liền với cơ sở đào tạo nghề. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp kiếm được việc làm sau đào tạo còn khá thấp và phần lớn những học viên tốt nghiệp chủ yếu tìm được việc làm tại các cơ sở dành riêng cho NKT chứ không phải các doanh nghiệp thông thường. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.