Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tìm hiểu và ứng dụng kiến trúc enterprise service bus nhằm tăng cường hiệu quả tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng nhà nước

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tìm hiểu và ứng dụng kiến trúc enterprise service bus nhằm tăng cường hiệu quả tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng nhà nước 49 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tìm hiểu và ứng dụng kiến trúc enterprise service bus nhằm tăng cường hiệu quả tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng nhà nước 3 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tìm hiểu và ứng dụng kiến trúc enterprise service bus nhằm tăng cường hiệu quả tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng nhà nước 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tìm hiểu và ứng dụng kiến trúc enterprise service bus nhằm tăng cường hiệu quả tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng nhà nước 71
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin: Tìm hiểu và ứng dụng kiến trúc enterprise service bus nhằm tăng cường hiệu quả tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng nhà nước
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 49 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN PHỤ THÁI DŨNG TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG KIẾN TRÚC ENTERPRISE SERVICE BUS NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ NGUYỄN PHỤ THÁI DŨNG TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG KIẾN TRÚC ENTERPRISE SERVICE BUS NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ TÍCH HỢP CÁC HỆ THỐNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC Ngành: Công nghệ thông tin Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin Mã số: LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN HÀ NAM HÀ NỘI - 2017 iii Lời cảm ơn Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hà Nam, người Thầy đã chỉ bảo và hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình học thạc sĩ và trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự dậy bảo, giúp đỡ, tạo điều kiện của các Thầy, Cô trong trường Đại học Công Nghệ, Đại học Quốc Gia Hà Nội trong suốt quá trình tôi học tập tại Trường. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè – những người luôn ở bên tôi trong lúc khó khăn, động viên, khuyến khích tôi trong cuộc sống và công việc. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả Nguyễn Phụ Thái Dũng i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn được hoàn thành trên cơ sở nghiên cứu, tổng hợp và thực nghiệm về bài toán ứng dụng trục tích hợp Enterprise Service Bus trong nâng cao hiệu quả tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin trong Ngân hàng nhà nước. Luận văn này là mới, các đề xuất trong luận văn do chính tôi thực hiện, qua quá trình nghiên cứu đưa ra và không sao chép nguyên bản từ bất kỳ một nguồn tài liệu nào khác. ii Mục lục Lời cảm ơn ....................................................................................................................... i Danh mục các hình vẽ ............................................................................................. v Danh mục từ viết tắt............................................................................................... vi Mở đầu ............................................................................................................................ 7 Chương 1: Khái quát bái toán tích hợp hệ thống thông tin tại Cục Công nghệ tin học - Ngân hàng Nhà nước............................................................................................ 8 1.1 Bài toán tích hợp hệ thống thông tin tại Cục Công nghệ tin học - Ngân hàng Nhà nước ................................................................................................................................. 8 1.2 Một số nghiên cứu về tích hợp hệ thống thông tin ................................................. 11 1.3 Kết luận ................................................................................................................... 22 Chương 2: Áp dụng ESB trong tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin .......... 23 2.1 Tổng quan về trục tích hợp ESB ............................................................................. 23 2.2 Một số nền tảng hỗ trợ tích hợp hệ thống theo ESB ............................................... 24 2.3 Kết luận ................................................................................................................... 28 Chương 3: Thực nghiệm và đánh giá kết quả .......................................................... 29 3.1 Áp dụng TIBCO ESB giải quyết bài toán tích hợp tại Cục CNTH ........................ 29 3.1.1 Kiến trúc tích hợp các hệ thống thông qua Tibco ESB ........................................ 29 3.1.2 Quy trình xây dựng các service tích hợp hệ thống thông qua Tibco ESB ........... 31 3.2 Xây dựng môi trường thực nghiệm ......................................................................... 33 3.2.1 Cài đặt hệ thống ứng dụng .................................................................................... 33 3.2.2 Quản trị tập trung các Service tích hợp ứng dụng ................................................ 34 3.3 Sử dụng ESB giải quyết các nghiệp vụ cần tích hợp các hệ thống ......................... 35 3.3.1 Nghiệp vụ chuyển giao dịch từ T24 sang BTĐT .................................................. 37 3.3.2 Nghiệp vụ chuyển giao dịch từ T24 sang CITAD-TTLNH ................................. 40 3.3.3 Giao dịch cập nhật hạn mức thấu chi từ CSD sang T24 đầu ngày và trong ngày 43 3.1 Kết luận ................................................................................................................... 44 Kết luận ........................................................................................................................ 46 Các kết quả đạt được trong luận văn ............................................................................. 46 Định hướng phát triển trong tương lai ........................................................................... 46 iii Tài liệu tham khảo ....................................................................................................... 47 iv Danh mục các hình vẽ Hình 1.1:1 Luồng trao đổi dữ liệu ........................................................................9 Hình 1.2:1 Kiến trúc đa tầng (tier) hệ thống thông tin .......................................12 Hình 1.2:2 Kiến trúc đa tầng (layer) hệ thống thông tin ....................................13 Hình 1.2:3 Kiến trúc đa tầng (tier-layer) hệ thống thông tin..............................14 Hình 1.2:4 Kiến trúc đa tầng (tier-layer) hệ thống thông tin..............................14 Hình 1.2:5 Kiến trúc 1-tier .................................................................................15 Hình 1.2:6 Kiến trúc 2-tier .................................................................................15 Hình 1.2:7 Kiến trúc Middleware.......................................................................17 Hình 1.2:8 Kiến trúc 3-tier .................................................................................18 Hình 1.2:9 Tích hợp hệ thống thông tin mức cơ sở dữ liệu ...............................20 Hình 1.2:10 Tích hợp hệ thống thông tin mức ứng dụng thông qua ESB..........20 Hình 1.2:11 Tích hợp hệ thống thông tin mức quy trình nghiệp vụ...................21 Hình 2.1:1 Chuyển đổi giải pháp Point to Point sang giải pháp ESB ................23 Hình 2.2:1 Oracle Service Bus ...........................................................................25 Hình 2.2:2 Mule ESB .........................................................................................25 Hình 2.2:3 Tibco ESB ........................................................................................26 Hình 2.2:4 Talend ESB ......................................................................................27 Hình 3.1.1:1 Mô hình logic tích hợp các hệ thống qua Tibco ESB ...................30 Hình 3.1.2:1 Quy trình xây dựng các service ESB tích hợp hệ thống ...............32 Hình 3.2.1:1 Mô hình cài đặt ESB .....................................................................33 Hình 3.2.2:1 Các máy chủ ứng dụng ..................................................................34 Hình 3.2.2:2 Các phần mềm cài đặt ...................................................................35 Hình 3.2.2:3 Các dịch vụ cài đặt ........................................................................35 Hình 3.3:13 Kiến trục hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng ..................36 Hình 3.3.1:1 Service BTTVIn ............................................................................38 Hình 3.3.1:2 Giao dịch chuyển tiền trên T24 .....................................................39 Hình 3.3.1:3 Giao dịch chuyển tiền trên BTĐT .................................................39 Hình 3.3.1:4 Log chuyển dữ liệu T24 sang BTĐT ............................................40 Hình 3.3.2:1 Service CITADOUT .....................................................................41 Hình 3.3.2:2 Giao dịch trên T24.........................................................................42 Hình 3.3.2:3 Giao dịch trên CITAD ...................................................................42 Hình 3.3.3:1 Service CASHPOSTING ..............................................................43 Hình 3.3.3:2 Hạn mức thấu chi trên CSD ..........................................................44 Hình 3.3.3:3 Hạn mức thấu chi trên T24 ............................................................44 v Danh mục từ viết tắt STT Từ/cụm từ Tên viết tắt 1 Enterprise Service Bus ESB 2 State Bank of VietNam SBV 3 Ngân hàng Nhà nước NHNN 4 Hệ thống thông tin HTTT 5 Cục Công nghệ tin học Cục CNTH vi Mở đầu Ngày này, nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin đã cho phép các hệ thống thông tin được xây dựng trên nền tảng các công nghệ khác nhau, sử dụng các hệ quản trị cơ sở dữ liệu đa dạng, triển khai trên nhiều nền tảng dẫn tới sự không đồng bộ trong các tổ chức. Lượng lớn thông tin được tạo ra nhưng không thể truy xuất, khai thác dẫn đến việc vừa thừa vừa thiếu dữ liệu hay tốn chi phí để phát triển lại những module đang hoạt động ổn định. Nhu cầu cấp thiết đặt ra cho các tổ chức nói chung và Ngân hàng Nhà nước nói riêng là tích hợp các hệ thống ”không đồng bộ” này thành ”hệ thống đồng nhất” nhằm tối ưu hóa về dữ liệu và chi phí. Bên cạnh đó, lựa chọn công nghệ và công cụ tích hợp nào cũng là một vấn đề cần nghiên cứu và đánh giá kỹ lưỡng. Vì vậy, tôi đã nghiên cứu, tìm hiểu các phương pháp và hệ thống tích hợp, ưu nhược điểm của các hệ thống, đồng thời đề xuất sử dụng trục tích hợp ESB nhằm nâng cao hiệu suất tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin trong ngân hàng nhà nước. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được tổ chức thành 4 chương như sau: Chương 1: Khái quát bài toán tích hợp hệ thống thông tin tại Cục Công nghệ tin học - Ngân hàng Nhà nước: Giới thiệu bài toán tích hợp hệ thống thông tin tại Cục Công nghệ tin học – NHNN. Một số nghiên cứu liên quan đến tích hợp hệ thống và định hướng sử dụng ESB để thực hiện Chương 2: Áp dụng ESB trong tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin : Giới thiệu tổng quan ESB, một số sản phẩm ESB cũng như đặc điểm của từng sản phẩm. Chương 3: Thực nghiệm và đánh giá kết quả : Trình bày quá trình triển khai và đánh giá kết quả đạt được khi sử dụng ESB để tích hợp các hệ thống công nghệ thông tin tại ngân hàng nhà nước. Chương 4: Kết luận: Trình bày kết quả đạt được trong luận văn và định hướng phát triển trong tương lai. 7 Chương 1: Khái quát bài toán tích hợp hệ thống thông tin tại Cục Công nghệ tin học - Ngân hàng Nhà nước Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cơ quan ngang bộ của Chính phủ, là Ngân hàng trung ương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối; thực hiện chức năng phát hành tiền, ngân hàng của các tổ chức tín dụng và cung ứng dịch vụ tiền tệ cho Chính phủ. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm sự an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Trong cơ cấu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Cục Công nghệ tin học là đơn vị thuộc cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước có chức năng tham mưu, giúp Thống đốc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành về lĩnh vực công nghệ tin học trong phạm vi toàn ngành Ngân hàng. 1.1 Bài toán tích hợp hệ thống thông tin tại Cục Công nghệ tin học - Ngân hàng Nhà nước Cục Công nghệ tin học xây dựng, duy trì và vận hành các hệ thống ứng dụng nhằm hỗ trợ điều hành các hoạt động ngân hàng. Song song với quá trình hoạt động của tổ chức, các hệ thống ứng dụng được phát triển theo các yêu cầu nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước. Các yêu cầu nghiệp vụ phát sinh trong các thời gian khác nhau, sử dụng các công nghệ và kiến trúc khác nhau, do các nhà thầu hoặc Cục CNTH tự phát triển. Điều này dẫn đến sự khác biệt giữa các hệ thống ứng dụng. Một số hệ thống ứng dụng STT Tên hệ thống ứng dụng Nền tảng triển khai 1 Hệ thống ngân hàng lõi (T24 Corebanking) Webbase 2 Hệ thống kế toán ( Oracle ERP) Webbase 3 Hệ thống quản lý lưu ký giấy tờ có giá (CSD) Webbase 4 Hệ thống đấu thầu (AOM) Webbase 5 Hệ thống cổng thông tin điện tử SharePoint 6 Hệ thống Kho dữ liệu phục vụ báo cáo NHNN Financial Report, Oracle (SG4) BI Publisher, Oracle Weblogic 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.