Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu (khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019)

pdf
Số trang Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu (khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019) 133 Cỡ tệp Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu (khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019) 2 MB Lượt tải Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu (khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019) 0 Lượt đọc Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu (khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019) 2
Đánh giá Luận văn Thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu (khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019)
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 133 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- LÊ HẰNG MY VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN KHU VỰC NAM SÔNG HẬU (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Sóc Trăng năm 2019) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Cà Mau – 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --------------------------------------------- LÊ HẰNG MY VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN KHU VỰC NAM SÔNG HẬU (Khảo sát Báo Cà Mau, Báo Bạc Liêu, Báo Sóc Trăng năm 2019) Chuyên ngành: Báo chí định hƣớng ứng dụng Mã số: 8320101.01(UD) LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Chủ tịch Hội đồng chấm Người hướng dẫn khoa học luận văn thạc sĩ khoa học PGS.TS Vũ Quang Hào TS. Đỗ Anh Đức Cà Mau – 2020 LỜI CAM ĐOAN Luận văn này, là công trình nghiên cứu của tác giả luận văn dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Anh Đức. Các số liệu phân tích dẫn chứng cho luận điểm là số liệu có được trong quá trình thu thập, khảo sát, phỏng sâu các đơn vị, cơ quan báo chí được khảo sát. Luận văn chưa sử dụng, công bố bất kỳ một luận văn nào khác. Thông tin mang tính lý thuyết thực tiễn hoàn toàn trung thực, được trích dẫn trên cơ sở khoa học, dẫn nguồn cụ thể. Cà Mau, ngày 29 tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Lê Hằng My LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm tận tình của các thầy cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn. Tôi chân thành cảm ơn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ tận tình, trách nhiệm của TS. Đỗ Anh Đức, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi, định hướng các công đoạn làm luận văn, phương pháp nghiên cứu và tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp tôi hoàn thành tốt, đúng kế hoạch. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn PGS.TS Đặng Thị Thu Hương, cùng các thầy cô ở Viện Đào tạo Báo chí và truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội &Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt khóa học. Tôi chân thành cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình, giúp đỡ của Ban biên tập báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng trong suốt quá trình tôi nghiên cứu, khảo sát thực hiện luận văn. Mặc dù không thể trách khỏi những sai sót, hạn chế, tôi rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý quý báu của quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp. Cà Mau, ngày 29 tháng 10 Năm 2020 Tác giả luận văn Lê Hằng My MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 5 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 5 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................................... 6 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiêm cứu.............................................................. 10 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ................................................. 10 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ........................................................... 11 7. Kết cấu luận văn .......................................................................................... 12 PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 13 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN ĐỊA PHƢƠNG ......................................................................................... 13 1.1. Hệ thống khái niệm cơ bản của đề tài .................................................. 13 1.1.1. Khái niệm báo in ................................................................................... 13 1.1.2. Phiên bản điển tử của báo in ................................................................ 14 1.1.3. Kinh tế thủy sản ..................................................................................... 16 1.2. Những chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long ........................................................................... 18 1.2.1. Tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản ................................................... 18 1.2.2. Vai trò của báo chí địa phương trong phát triển kinh tế thủy sản ....... 23 1.3. Phiên bản điện tử của báo in với vấn đề phát triển kinh tế thủy sản 27 1.3.1. Tình hình chung của báo in hiện nay .................................................... 27 1.3.2. Vấn đề sử dụng phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu 35 Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 40 Chƣơng 2. KHẢO SÁT THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN TẠI KHU VỰC NAM SÔNG HẬU ..................................................................... 41 2.1. Khát quát sơ lƣợt về các tờ báo khảo sát ............................................. 41 1 2.2. Khảo sát hoạt động tuyên truyền về kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in (năm 2019) ...................................................................... 49 2.2.1. Thống kê lượng tin, bài về chủ đề phát triển kinh tế thủy sản .............. 49 2.2.2. Nội dung chuyển tải về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ................... 51 2.2.3. Hệ thống các thể loại và tần suất xuất hiện .......................................... 63 2.2.4. Vấn đề sử dụng các chất liệu đa phương tiện ....................................... 71 2.3. Đánh giá thành công và hạn chế của phiên bản điện tử của báo in với vấn đề phát triển kinh tế thủy sản khu vực Nam sông Hậu...................... 74 2.3.1. Thành công ............................................................................................ 74 2.3.2. Hạn chế ................................................................................................. 77 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 82 Chƣơng 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG THÔNG TIN VỀ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỦY SẢN TRÊN PHIÊN BẢN ĐIỆN TỬ CỦA BÁO IN VÙNG NAM SÔNG HẬU .................................................................................................... 83 3.1. Những vấn đề đặt ra đối với thông tin về phát triển kinh tế thủy sản ...... 83 3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng thông tin trên phiên bản điện tử của báo in .............................................................................................................. 88 3.2.1. Cần có chủ trương, chiến lược thông tin về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in ..................................................... 88 3.2.2. Cần phối hợp giữa cơ quan báo chí địa phương với các ban ngành chức năng về vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ............................................. 89 3.2.3. Cần xây dựng chuyên mục riêng về kinh tế thủy sản ............................ 90 3.2.4. Phát huy, tận dụng ưu thế của phiên bản điện tử của báo in ............... 92 3.3. Một số đề xuất......................................................................................... 93 Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 97 PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 99 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 104 2 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ATGT : An toàn giao thông BHXH : Bảo hiểm xã hội BBT : Ban biên tập ĐBSCL : Đồng bằng Sông Cửu Long NXB : Nhà xuất bản NN&PT NT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn PGS.TS : Phó giáo sư tiến sĩ PTTTĐC : Phương tiện thông tin đại chúng TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TT&TT : Thông tin và truyền thông ThS : Thạc sĩ TS : Tiến sĩ 3 DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG Bảng 2.1: Thống kê số lượng tin bài đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ........................................................................................................... 50 Bảng 2.2: Tỷ lệ xuất hiện của các thể loại báo chí ......................................... 63 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ tin, bài đề cập đến vấn đề phát triển kinh tế thủy sản ở 3 báo trong năm 2019 ......................................................................................... 51 Bảng đồ 2.2: Tỷ lệ tin bài phân theo nội dung trên báo Cà Mau điện tử........ 52 Bảng đồ 2.3: Tỷ lệ tin bài phân theo nội dung trên Trang thông tin điện tử báo Bạc Liệu .......................................................................................................... 57 Bảng đồ 2.4: Tỷ lệ tin bài phân theo nội dung trên báo Sóc Trăng điện tử .... 61 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong xu thế phát triển công nghệ số như hiện nay báo chí có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế xã hội. Đời sống nâng cao từng ngày, nhu cầu của công chúng càng phát triển, đặc biệt là xu thế hội nhập thì những thông tin về kinh tế càng đem lại nhiều giá trị nhất định. Báo chí đang tạo nên một dấu ấn mạnh mẽ trong lòng độc giả, làm cầu nối để người dân, doanh nghiệp, ngành chuyên môn có được một diễn đàn chung trong bối cảnh hội nhập. Ở nước ta, thủy sản được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Với sự tăng trưởng nhanh, hiệu quả, thủy sản đã đóng góp tích cực trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, mang lại lợi ích thiết thực cho công cuộc xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao đời sống cho cộng đồng dân cư ở các nơi vùng nông thôn, ven biển, đồng bằng… đồng thời, góp một phần quan trọng trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển của Tổ Quốc. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê về tình hình kinh tế - xã hội 5 tháng đầu năm 2019, nhìn chung 5 tháng đầu năm, sản lượng thủy sản ước tính đạt 3.004,5 nghìn tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1.496,7 nghìn tấn, tăng 7%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 1.507,8 nghìn tấn, tăng 5,4% (sản lượng khai thác biển đạt 1.441,3 nghìn tấn, tăng 5,5%). Trong hoạch định chiến lược phát triển kinh tế cả nước, Chính phủ quan tâm và đã thực hiện nhiều đường lối, chủ trương trong sự phát triển kinh tế thủy sản. Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2010 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, chính là những quan tâm sâu xác cho vấn đề thủy sản. Hay 5 Nghị định 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản, cũng là một bước tiến mới cho sự quan tâm của ngành mũi nhọn thủy sản. Với trách nhiệm thông tin của mình, báo chí đảm nhận vai trò phản ánh khách quan, minh bạch, kịp thời đưa tin các vấn đề trong xã hội. Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản vùng Nam sông Hậu đã có nhiều cơ quan báo chí quan tâm thực hiện phản ảnh, trong đó có báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng. Vấn đề đặt ra làm thế nào để báo chí vùng Nam sông Hậu phát huy toàn diện thế mạnh, nguồn lực trong công tác tuyên truyền cho địa phương về lĩnh vực kinh tế. Bên cạnh đó, báo chí còn có nhiệm vụ phản ánh thực tế cuộc sống ở địa phương, phản ánh những khó khăn, vướng mắc trong quá trình sản xuất của người dân như thời tiết, dịch bệnh, thị trường, giá cả… Cùng với sự phát triển thông tin mạnh mẽ như hiện nay, báo chí vùng Nam sông Hậu đã và đang có những định hướng trong việc tiếp cận thông tin, xây dựng một nền tảng vững chắc trong thế chủ động về công tác tuyên truyền tại địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Vấn đề phát triển kinh tế thủy sản trên phiên bản điện tử của báo in khu vực Nam sông Hậu (khảo sát báo Cà Mau, báo Bạc Liêu, báo Sóc Trăng năm 2019)” nhằm tìm hiểu, đánh giá thực trạng các tác phẩm đăng tải trên phiên bản điện tử của báo in để từ đó có những kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng tác phẩm báo chí trên phiên bản điện tử của báo in ở mỗi địa phương khảo sát trong lĩnh vực phát triển kinh tế thủy sản. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong quá trình khảo sát nghiên cứu về đề tài, tác giả nhận thấy ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến công tác truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong đó, điển hình một số tài liệu như sau: 6
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.