Luận văn Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco

pdf
Số trang Luận văn Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco 68 Cỡ tệp Luận văn Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco 2 MB Lượt tải Luận văn Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco 3 Lượt đọc Luận văn Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco 21
Đánh giá Luận văn Quản trị kinh doanh: Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 68 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

MỤC LỤC Trang CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1 1.1 Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung..............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..............................................................................................2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3 1.3.1 Địa bàn nghiên cứu........................................................................................3 1.3.2 Thời gian nghiên cứu.....................................................................................3 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..4 2.1 Phương pháp luận .................................................................................................4 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường ....................................................................................................4 2.1.2 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh doanh .................................................4 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu………. ....9 2.1.4 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh .........................................16 2.2 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................17 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO ...........18 3.1 Sự hình thành và hoạt đông của Công ty cổ phần Docimexco...........................18 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...............................................................18 3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty ..........................................................20 3.2 Hệ thống tổ chức, quản lý của Công ty cổ phần ................................................22 3.2.1 Cơ cấu bộ máy của Công ty ........................................................................22 3.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ................................................22 3.3 Kế hoạch, hướng phát triển của công ty .............................................................23 vi CHƯƠNG 4: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO..................................................................26 4.1 Ngành, hàng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty ........................................26 4.1.1 Xuất khẩu ....................................................................................................26 4.1.2 Nhập khẩu....................................................................................................31 4.2 Thị trường kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty ...........................................32 4.2.1 Thị trường xuất khẩu ...................................................................................32 4.2.2 Thị trường nhập khẩu ..................................................................................39 4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty trong thời gian qua .......................................................................................................39 4.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu..........................................................................39 4.3.2 Doanh thu và lợi nhuận…. ..........................................................................42 4.3.3 Phân tích các chỉ tiêu sinh lời…..................................................................44 4.3.4 So sánh kết quả hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với kết quả chung của công ty.................................................................................................46 4.4 Những thành tựu và hạn chế trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco .....................................................................................47 4.4.1 Những thành tựu..........................................................................................47 4.4.2 Những hạn chế.............................................................................................49 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DOCIMEXCO… 51 5.1 Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường ….. .................................................................51 5.1.1 Đối với thị trường xuất khẩu…… ...............................................................51 5.1.2 Đối với thị trường bán trong nước…… ......................................................52 5.2 Tạo mối quan hệ tốt với các ngân hàng…… ......................................................53 5.3 Tăng cường liên kết liên doanh trong hoạt động xuất nhập khẩu…… ..............54 vii 5.4 Giải pháp tín dụng thanh toán trong kinh doanh xuất nhập khẩu.......................55 5.5 Tổ chức các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu............................................55 5.5.1 Công tác giao dịch đàm phán và ký kết hợp đồng ......................................55 5.5.2 Thực hiện hợp đồng xuất nhập khẩu ...........................................................57 5.6 Hoàn thiện tốt hệ thống thug on nguồn hàng......................................................57 5.7 Giải pháp về tổ chức cán bộ................................................................................59 CHƯƠNG 6: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN ........................................................60 6.1. Kiến nghị............................................................................................................60 6.1.1 một số kiến nghị đối với Nhà nước .............................................................60 6.1.2 Đối với Công ty ...........................................................................................62 6.2. Kết luận..............................................................................................................63 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................64 viii DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 3.1 dự kiến đầu tư năm 2009...........................................................................24 Bảng 3.1 chỉ tiêu kế hoạch trong năm 2009 .............................................................25 Bảng 4.1 sản lượng xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng ..............................................26 Bảng 4.2 giá trị xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng ....................................................28 Bảng 4.3 giá trị ủy thác xuất khẩu ............................................................................29 Bảng 4.4 sản lượng mặt hàng nhập khẩu..................................................................31 Bảng 4.5 thị trường xuất khẩu gạo............................................................................32 Bảng 4.6 thị trường xuất khẩu thủy sản....................................................................35 Bảng 4.7 thị trường nhập khẩu .................................................................................39 Bảng 4.8 kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty .....................................................40 Bảng 4.9 kết quả hoạt động kinh doanh ...................................................................42 Bảng 4.10 thể hiện các chỉ tiêu sinh lời....................................................................44 Bảng 4.11 so sánh kinh doanh xuất nhập khẩu với hoạt động kinh doanh khác......46 ix Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ khi đất nước chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta có nhiều khởi sắc, thu nhập quốc dân mỗi năm một tăng cao, thu nhập bình quân đầu người mỗi năm một gia tăng, đồng thời nền kinh tế cũng mang đầy tính cạnh tranh khốc liệt. Điều nay càng rõ hơn khi nước ta đã gia nhập WTO. Do đó muốn đứng vững trong nền kinh tế này là một điều hoàn toàn không hề đơn giản đối với một đơn vị kinh doanh. Có nhiều doanh nghiệp không trụ nổi bị phá sản nhưng cũng có không ít doanh nghiệp không chỉ đứng vững trong thị trường trong nước mà còn vươn ra cả thế giới. Hòa mình với xu thế toàn cầu hóa về hợp tác kinh tế. Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, với tính phụ thuộc lẫn nhau về nền kinh tế và thương mại của các quốc gia ngày càng sâu sắc. Việt Nam đã và đang không ngừng cố gắng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đưa nền kinh tế hòa nhập với khu vực và thế giới. Xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, còn nhiều hạn chế về trình độ khoa học kỹ thuật thì con đường nhanh nhất để tiến hành công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước là nhanh chóng tiếp cận những công nghệ và trình độ khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến. Để làm được điều này thì xuất nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhập khẩu cho phép phát huy tối đa nội lực trong nước đồng thời tranh thủ được các tiến bộ khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Xuất khẩu thúc đẩy tái sản xuất mở rộng liên tục, khuyến khích sản xuất phát triển. Trước bối cảnh đó đặt ra cho Công ty DOCIMEXCO những cở hội và thử thách lớn lao. Đó là làm thế nao để có được những công nghệ tốt nhất phục vụ cho sản xuất cũng như làm ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ cho xuất khẩu. Công ty DOCIMEXCO là Công ty cổ phần chuyên xuất khẩu gạo có chất lượng cao, các sản phẩm từ cá da trơn và nhập khẩu các sản phẩm vật tư nông GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 1 SVTH: Trần Duy Thông Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco nghiệp phục vụ cho nền sản xuất nông nghiệp trong nước. Muốn xuất nhập khẩu được ổn định và lâu dài thì Công ty luôn cố gắng khẳng định mình với nền kinh tế thị trường, với sự cạnh tranh của hàng loạt các Công ty khác để có được lợi nhuận cao, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên góp phần phát triển nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung. Do đó, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu của mình là “phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần DOCIMEXCO”. Đề tài này nhằm mục đích nghiên cứu những vấn đề liên quan đến quá trình xuất nhập khẩu và thực trạng về hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. Qua đó tìm hiểu những mặt mạnh cũng như hạn chế trong quá trình kinh doanh. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty cũng như mở rộng quy mô các ngành nghề kinh doanh sau này. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Cuối năm 2008 tình hình kinh tế thế giới lâm vào tình trạng khủng hoảng. Vì vậy, việc xuất khẩu hàng hóa sang các nước gặp nhiều khó khăn. Đề tài đặt ra mục tiêu là: 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu quá trình hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại Công ty cổ phần DOCIMEXCO. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1) Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 2) Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn hiện nay. 3) Nhận thức được thuận lợi và khó khăn trong việc kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 4) Đưa ra giải pháp giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của Công ty. 5) Làm tài liệu tham khảo cho Công ty cũng như các sinh viên khóa sau. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 2 SVTH: Trần Duy Thông Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Địa bàn nghiên cứu Thực tập thực tế tại Công ty cổ phần DOCIMEXCO Đồng Tháp. 1.3.2 Thời gian nghiên cứu Do thời gian thực tập tại Công ty có hạn từ tháng 2 năm 2009 đến cuối tháng 4 năm 2009 nên tôi chỉ phân tích số liệu thống kê của Công ty từ năm 2006 đến năm 2008. GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 3 SVTH: Trần Duy Thông Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm và đặc điểm về hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường Xuất nhập khẩu hàng hóa là hoạt động cở bản của buôn bán ngoại thương. Xuất nhập khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên toàn thế giới. Xuất nhập khẩu là một hệ thống các quan hệ buôn bán trong một nền kinh tế có tổ chức. Xuất nhập khẩu thể hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nền kinh tế của các quốc gia với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong tình hình thế giới hiện nay xu hướng liên kết toàn cầu và khu vực làm cho mức độ ảnh hưởng của từng quốc gia ngày một gia tăng Hoạt động xuất nhập khẩu là hoạt động buôn bán giữa các quốc gia, vì vậy nó phức tạp hơn mua bán trong nước: Mua bán trung gian chiếm tỷ trọng lớn hơn; đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, thường là ngoại tệ mạnh; hàng hóa phải chuyển qua biên giới, cửa khẩu của quốc gia khác; hoạt động mua bán phải tuân thủ theo tập quán, thông lệ quốc tế cũng như địa phương. Mục tiêu của hoạt động xuất nhập khẩu là có được hiệu quả cao từ việc nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình tái sản xuất mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm tiêu dùng trong nước, nâng cao đời sống trong nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục, nâng cao năng suất lao động, bảo vệ các ngành sản xuất trong nước, giải quyết sự khan hiếm ở thị trường nội địa. Mặt khác thông qua xuất khẩu đảm bảo sự phát triển ổn định những ngành nghề kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia, thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước, tạo việc làm cho người lao động, thu ngoại tệ về cho đất nước. Từ đó cân băng cán cân thanh toán quốc tế tạo tiền đề cho đất nước phát triển bền vững và lâu dài, khẳng định vị thế quốc gia trên thương trường quốc tế. 2.1.2 Khái niệm và bản chất hiệu quả kinh doanh GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 4 SVTH: Trần Duy Thông Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco 2.1.2.1 Khái niệm Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hiện nay để thực hiện tốt chế độ hoạch toán kinh tế, đảm bảo lấy thu bù chi và có lãi trong sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, là cơ sở để thị trường tồn tại và phát triển của mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Điều này đòi hỏi các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải có hiệu quả. Có nhiều cách khác nhau về khái niệm hiệu quả kinh doanh. Có quan điểm cho rằng: “hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng lượng của một lượng hàng hóa mà không cắt giảm sản lượng của một loại hàng hóa khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trong giới hạn khả năng sản xuất của nó”. Thực chất quan điểm này đã đề cập tới khía cạnh phân bổ có hiệu quả các nguồn lực của nền sản xuất xã hội. Trên góc độ này rõ ràng phân bổ các nguồn lực kinh tế sao cho đạt được việc sử dụng mọi nguồn lực trên đường giới hạn khả năng sản xuất làm cho nền kinh tế có hiệu quả và rõ ràng xét trên phương diện lý thuyết thì đây là hiệu quả cao nhất mà mỗi nền kinh tế có thể đạt được trên giới hạn năng lực sản xuất của doanh nghiệp. Một số nhà quản trị học lại quan niệm hiệu quả kinh doanh được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Tính hiệu quả được xác định bằng cách lấy kết quả tính theo đơn vị giá trị chia cho chi phí kinh doanh. Quan niệm khác lại cho rằng: Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuất hiện từ xã hội chiếm hữu nô lệ đến xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả kinh doanh thể hiện trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh theo mục đích nhất định. Trong những hình thái xã hội có quan hệ sản xuất khác nhau thì bản chất của phạm trù hiệu quả và những yếu tố hợp thành phạm trù hiệu quả vận động theo những khuynh hướng khác nhau. Trong xã hội tư bản, giai cấp tư sản nắm quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và do vậy quyền lợi về kinh tế, chính trị… đều dành cho nhà tư bản. Chính vì thế việc phấn đấu tăng hiệu quả kinh doanh thực chất là đem lại lợi nhuận nhiều hơn GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 5 SVTH: Trần Duy Thông Phân tích tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty cổ phần Docimexco nữa cho nhà tư bản nhằm năng cao thu nhập cho họ, trong khi thu nhập của người lao động lại thấp. Do vậy việc tăng chất lượng sản phẩm không phải là để phục vụ trực tiếp người tiêu dùng mà để thu hút khách hàng nhằm bán được ngày càng nhiều hơn và qua đó thu được lợi nhuận lớn hơn. Trong xã hội chủ nghĩa, phạm trù hiệu quả vốn tồn tại vì sản phẩm xã hội sản xuất ra vẫn là hàng hóa. Do các tài sản đều thuộc quyền sở hữu của nhà nước, toàn dân và tập thể, hơn nữa mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa cũng khác mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên trong xã hội nên bản chất của phạm trù hiệu quả cũng khác với tư bản chủ nghĩa. Xét trên bình diện các quan điểm kinh tế học khác nhau cũng có nhiều ý kiến khác nhau về hiểu như thế nào về hiệu quả kinh doanh. Nhà kinh tế học Adam Smith cho rằng: “Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hóa”. Như vậy, hiệu quả được đồng nghĩa với chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, có thể do tăng chi phí mở rộng sử dụng nguồn lực sản xuất. Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này doanh nghiệp cũng đạt được hiệu quả. Quan điểm nữa cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh tương đối giữa kết quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Ưu điểm của quan điểm này là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó đã gắn được hiệu quả với toàn bộ chi phí, coi việc kinh doanh là sự phản ánh trình dộ sử dụng các chi phí. Tuy nhiên chưa biểu hiện được sự tương quan giữa lượng và chất, chưa phản ánh được hết mức độ chặc chẽ của mối quan hệ này. Để phản ánh được tình hình sử dụng nguồn nhân lực thì cần phải cố định một trong hai yếu tố hoặc là kết quả hoặc là chi phí bỏ ra. Nhưng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì yếu tố này luôn biến động, vì vậy khi xem xét hiệu quả của một quá trình kinh tế nào đó phải xem xét ở trạng thái động. Quan điểm nữa lại cho rằng: “Hiệu quả kinh doamh là mức độ thỏa mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội” cho rằng quỹ tiêu dùng với ý nghĩa là chỉ tiêu đại diện cho mức sống của mọi người trong các doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này có ưu điểm là GVHD: Nguyễn Ngọc Lam 6 SVTH: Trần Duy Thông
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.