Luận văn Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay

pdf
Số trang Luận văn Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 87 Cỡ tệp Luận văn Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 1 MB Lượt tải Luận văn Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 1 Lượt đọc Luận văn Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 2
Đánh giá Luận văn Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 87 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

1 Luận văn Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài An ninh quốc gia là vấn đề cơ bản, hệ trọng của mỗi quốc gia, là điều kiện hàng đầu để quốc gia tồn tại và phát triển. Bảo vệ an ninh quốc gia có vị trí đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân. ý thức được điều đó Đảng và Nhà nước ta luôn xác định "Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ là nhiệm vụ trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và của toàn dân trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt" [18]. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 6 cũng đã thông qua Luật An ninh quốc gia ngày 03 tháng 12 năm 2004; và chỉ rõ trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân. Cơ quan, tổ chức, công dân có trách nhiệm, nghĩa vụ bảo vệ an ninh quốc gia theo quy định của pháp luật (Điều 8). Nguyên tắc hoạt động bảo vệ an ninh quốc gia là "Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc, lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt" (Điều 5, tiết 2). Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia trong những năm qua đã đạt được những kết quả quan trọng, an ninh chính trị tiếp tục được giữ vững, ổn định, giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. Những thành quả đó đã tạo đà cho sự ổn định và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội chung của đất nước. 3 Tuy nhiên, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương, đa dạng hoá đang đặt ra những thách thức mới, phức tạp đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Nhiệm vụ đó đòi hỏi cần có sự nỗ lực phát huy cao độ vai trò nhân tố chủ quan của Đảng, Nhà nước, quần chúng nhân dân tiến bộ cùng với lực lượng nòng cốt là Quân đội nhân dân và Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. Bởi vậy, việc nghiên cứu vấn đề " Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay " có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề vai trò "nhân tố chủ quan" và "điều kiện khách quan" đã được nhiều nhà triết học quan tâm nghiên cứu. Ngay trong những tác phẩm kinh điển của các nhà triết học mác xít cũng đề cập đến vấn đề này. Cũng như ở Liên Xô (cũ) hay ở Việt Nam hiện nay có không ít những công trình nghiên cứu liên quan. Mỗi công trình nghiên cứu đề cập đến một góc độ riêng của việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan, cũng như đi sâu vào những lĩnh vực cụ thể của sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, như công trình nghiên cứu: - "Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xây dựng con người mới ở Việt Nam", Luận án PTS của Nguyễn Thế Kiệt, Hà Nội, 1988. - "Về nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn ở nước ta hiện nay", Luận án tiến sĩ của Phạm Ngọc Minh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2000. 4 - "Nhân tố chủ quan với việc bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa sự phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Ninh, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001. - "Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Phạm Thị Phương Thảo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2001. - "Phát huy nhân tố chủ quan trong việc xây dựng người nữ trí thức mới Việt Nam hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Trần Thị Hà Thái, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2002. - "Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong việc tổ chức thực hiện nghị quyết Đảng ở nước ta hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Vũ Hữu Phê, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2004. - "Phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong hoạt động của hệ thống chính trị cấp cơ sở ở Bà Rịa - Vũng Tầu hiện nay", Luận án tiến sĩ của Nguyễn Hồng Lương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2005. "Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay", Luận văn thạc sĩ của Đinh Thị Hoa, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, 2006. Bên cạnh những công trình chuyên khảo về vấn đề này, trên các báo, tạp chí chuyên ngành cũng đăng tải rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan, vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia như: 5 - "Những yếu tố cơ bản làm tăng cường chất lượng của nhân tố chủ quan trong xây dựng chủ nghĩa xã hội" của Trần Bảo, Tạp chí Triết học số 3 tháng 9/1991. - "Xu hướng và các nhân tố bảo đảm định hướng XHCN của nền kinh tế nhiều thành phần" của Nguyễn Chí Mỳ, Tạp chí Cộng sản, số 10/5/1997. - "Một cách tiếp cận về cặp phạm trù "điều kiện khách quan" và "nhân tố chủ quan"", của Phạm Văn Nhuận, Tạp chí Triết học, số 6/1999. - "Quán triệt, thực hiện Luật an ninh quốc gia", Tạp chí Công an nhân dân, số chuyên đề tháng 1/2006. - "Nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình hiện nay" của Lê Hồng Anh, Tạp chí Công an nhân dân, số 5/2006. - "Tăng cường công tác đảm bảo an ninh quốc gia khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới" của Trần Minh Thư, Tạp chí Công an nhân dân, số 7/2006. - Xã luận "Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta", Tạp chí Công an nhân dân, số 9/2006... Kết quả nghiên cứu của các công trình trên đây rất có giá trị. Các tác giả đã đề cập đến nhiều góc độ khác nhau của điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong xã hội nói chung, cũng như làm rõ thêm nhiều khía cạnh của mối quan hệ này và vận dụng vào giải quyết những vấn đề cụ thể. 6 Các công trình trên cũng đề cập đến nhiệm vụ, trách nhiệm quyền hạn... trong bảo vệ an ninh quốc gia trên từng lĩnh vực cụ thể và chủ yếu liên quan đến công tác nghiệp vụ công an. Xong việc khai thác vẫn đề thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Quốc gia từ góc độ nhân tố chủ quan thì chưa được các đề cập. Vì vậy, tác giả mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh Quốc gia với mong muốn có những đóng góp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp chung bảo vệ an ninh quốc gia. 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, luận văn đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở Việt Nam hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ khái niệm "nhân tố chủ quan" và "điều kiện khách quan" trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia và vai trò của nó. - Khảo sát thực trạng việc phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia ở nước ta hiện nay. - Đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. 3.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung phân tích là vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay. Trong đó chủ yếu tập trung phân tích vấn đề phát huy vai trò nhân tố chủ quan của lực lượng công an nhân dân – lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia. 7 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận văn là dựa trên các nguyên lý, các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành và kế thừa chọn lọc những công trình có liên quan. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận chứng của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học như phân tích, tổng hợp, lôgíc và lịch sử... 5. Đóng góp về khoa học của luận văn. - Góp phần luận chứng về vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia hiện nay. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. 6. ý nghĩa lý luận thực tiễn của luận văn Kết quả nghiên cứu của luận văn trước hết nhằm nâng cao nhận thức cho tác giả. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy triết học trong các trường Công an nhân dân. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương, 5 tiết. 8 Chương 1 Nhân tố chủ quan và vai trò của nhân tố chủ quan trong sự nghiệp bảo vệ An ninh Quốc gia hiện nay 1.1. QUAN ĐIểM MáC -XíT Về NHÂN Tố CHủ QUAN 1.1.1. Khái niệm nhân tố chủ quan Mọi quá trình xã hội diễn ra thông qua sự tác động qua lại giữa “điều kiện khách quan” và “nhân tố chủ quan” đó là hình thức phổ biến của sự vận động và phát triển của xã hội. Cặp phạm trù “Điều kiện khách quan” và “Nhân tố chủ quan” được xác định trong hoạt động thực tiễn của con người và chính trong quá trình đó chủ thể hoạt động là những con người có ý thức. Khái niệm “nhân tố chủ quan” có mối quan hệ chặt chẽ với hệ thống các khái niệm “chủ thể”, “khách thể”, “ Khách quan”, “ chủ quan”, “điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan”….. và được hình thành phát triển trong quá trình nghiên cứu, hoạt động của con người. Vì vậy, để hiểu nhân tố chủ quan trước hết chúng ta cần nghiên cứu các khái niệm trên Trong lịch sử triết học, các nhà triết học trước Mác đã nghiên cứu vấn đề này dưới nhiều góc độ khác nhau, liên quan đến vấn đề cơ bản của triết học. Tuy nhiên họ chỉ dừng lại ở khuôn khổ nhất định, chưa đưa ra những khái niệm rõ ràng, khoa học. Hạn chế lớn nhất của các nhà triết học trước Mác là chỉ xem vấn đề chủ thể - khách thể, chủ quan - khách quan…trong khuôn khổ hoạt động nhận thức tách rời hoạt động thực tiến. 9 Theo quan điểm của C.Mác, để có cách nhình khoa học về các khái niệm trên và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chúng phải đứng trên lập trường duy vật triệt để, khoa học. Quan điểm Mác-xít về khách thể và chủ thể được thể hiện và phát triển trong một số tác phẩm như “ Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, “ Bút ký triết học” của V.I. Lênin. Theo V.I. Lênin, con người với tư cách là chủ thể, là con người thực tiễn, con người hành động sáng tạo nhằm cải tạo khách thể (tự nhiên, xã hội). Chỉ trong quá trình nhận thức và cải tạo thế giới con người mới bộc lộ mình với tư cách là chủ thể. “Đặc trưng chủ yếu nhất của con người với tư cách là chủ thể là năng lực hoạt động sáng tạo, là khuynh hướng tự mình thực hiện mình, tự cho mình, qua bản thân mình, một tính khách quan trong thế giới khách quan và tự hoàn thiện mình” [24, tr.228-229] Do đó, con người với tư cách là chủ thể có thể là một cá nhân, một nhóm người, một giai cấp hoặc một dân tộc….thực hiện việc nhận thức hoặc cải tạo một khách thể nhất định. Trong quá trình hoạt động, con người với tư cách là chủ thể tác động vào hiện thực khách quan như là đối tượng bên ngoài nhằm thoả mãn nhu cầu của mình. Bộ phận của hiện thực khách quan mà con người hướng tới nhận thức và cải tạo là khách thể. Như vậy, khách thể là tất cả nhứng gì mà chủ thể hướng vào nhận thức và cải tạo. Khách thể được xác định tuỳ thuộc vào chủ thể tương ứng vì vậy khách thể không phải là toàn bộ hiện thực khách quan, nó chỉ là một bộ phận của hiện thực khách quan chịu sự tác động của chủ thể xác định. V.I. Lênin viết: “Đối với Chủ nghĩa Duy vật thì 10 khách thể tồn tại độc lập với chủ thể và được phản ánh vào trong ý thức của chủ thể một cách chính xác nhiều hay ít” [45, tr.93]. Hiện thực khách quan vô cùng phong phú và khách thể với tư cách là bộ phận của nó cũng rất đa dạng. Khách thể có thể là những hiện tượng, quá trình thuộc giới tự nhiên cũng có thể là những hiện tượng quá trình thuộc về lĩnh vực đời sống xã hội như những quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị – xã hội, những quan hệ tư tưởng, những tổ chức xã hội hay những con người cụ thể. Tuy nhiên, khái niệm khách thể khác với khái niệm đối tượng. Đối tượng có thể là khách thể nhưng cũng có thể chỉ là một phần của khách thể mà chủ thể trực tiếp tác động đến. Khách thể và chủ thể có mối quan hệ biện chứng với nhau. Không thể xác định một khách thể cụ thể nếu chưa xác định rõ một chủ thể tương ứng và ngược lại. Khách thể và chủ thể luôn luôn gắn liền với nhau, không có chủ thể, khách thể trừu tượng. Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể luôn luôn tìm cách nhận thức và cải tạo khách thể theo mục đích của mình. Ngược lại, tuy chủ thể có vai trò nhận thức và cải tạo khách thể, nhưng khách thể lại quy định chủ thể. Khi chủ thể nhận thức đúng quy luật vận động của khách thể thì chủ thể có thể vận dụng quy luật đó một cách tích cực, sáng tạo, tác động vào khách thể. Trong quá trình đó, khách thể được cải tạo,được “nhận thức”, còn tư tưởng của chủ thể cũng được “khách thể hoá” Khi xem xét hoạt động cuả con người , người ta không chỉ nghiên cứu các khái niệm chủ thể, khách thể mà còn quan tâm đến các khái niệm “nhân tố chủ quan” “điều kiện khác quan”. Bởi lẽ những khái niệm này được dùng để chỉ những mỗi quan hệ giữa các yếu tố ý thức của con người và hoàn cảnh trong đó con người hoạt động.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.