Luận văn: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10

pdf
Số trang Luận văn: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 64 Cỡ tệp Luận văn: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 949 KB Lượt tải Luận văn: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 5 Lượt đọc Luận văn: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 34
Đánh giá Luận văn: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 64 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TIỂU LUẬN: Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 LỜI NÓI ĐẦU Sản xuất là một trong những chức năng quan trọng nhất của doanh nghiệp, là chức năng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, là khởi điểm của mọi hoạt động kinh tế. Do đó kế hoạch sản xuất là một yêu cầu tất yếu của mọi doanh nghiệp đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường nói chung và công ty cổ phần LILAMA 10 nói riêng nhằm tối ưu hóa việc sử dụng những yếu tố có sẵn để sản xuất một hay nhiểu sản phẩm đã định. Công ty cổ phần LILAMA 10 là công ty thành viên trực thuộc Tổng công ty lắp máy Việt Nam - một doanh nghiệp Nhà nước thành lập năm 1960 cho nhiệm vụ khôi phục nền công nghiệp của đất nước. Trên chặng đường hình thành và phát triển LILAMA 10 luôn khẳng định vị thế và vai trò của mình đã để lại dấu ấn trên hàng trăm công trình, hạng mục công trình công nghiệp, dân dụng quan trọng của quốc gia. Đạt được những thành công đó một phần lớn là do công ty rất coi trọng công tác lập kế hoạch sản xuất, coi đó là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đạt ra. Trong những năm gần đây, công tác kế hoạch hóa doanh nghiệp đặc biệt là công tác lập kế hoạch sản xuất ở nước ta nói chung và tại công ty cổ phần LILAMA 10 nói riêng đã có những thay đổi mạnh mẽ. Tuy nhiên sự đổi mới đó vẫn còn nhiều vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện trên nhiều phương diện từ việc lập kế hoạch sản xuất tổng thể đến kế hoạch chỉ đạo sản xuất, kế hoạch nhu cầu vật liệu, kế hoạch nhu cầu công xuất và việc thực hiện kế hoạch. Do vậy, trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần LILAMA 10 tôi đã tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu về công tác lập kế hoạch sản xuất để thực hiện đề tài: “ Hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 ” Kết cấu của chuyên đề bao gồm 3 chương như sau: Chương I: Lý luận về kế hoạch sản xuất trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 Chương III: Giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch sản xuất tại công ty cổ phần LILAMA 10 CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ KẾ HOẠCH SẢN XUẤT TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Tổng quan về kế hoạch trong doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm chung về kế hoạch trong doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm về kế hoạch Hiểu theo nghĩa chung nhất, kế hoạch là sự thể hiện mục đích, kết quả cũng như cách thức, giải pháp thực hiện cho một hoạt động tương lai. Cách hiểu tổng quát này đúng cho các loại kế hoạch, có thể là kế hoạch cho một hoạt động, một công việc hay một dự án sắp sửa làm gọi là kế hoạch hoạt động. Cũng có thể đó là kế hoạch cho sự phát triển trong tương lai của một cá nhân, gia đình hay của một tổ chức kinh tế, xã hội gọi là kế hoạch phát triển một đơn vị, một địa phương hay cả quốc gia. Nhưng dù là kế hoạch hoạt động hay kế hoạch phát triển thì bản chất của công tác này chính là sự hướng tới tương lai. Cụ thể hơn, kế hoạch là công việc xác định xem một quá trình phải làm gì? Làm như thế nào? Khi nào làm? Ai sẽ làm? Và sâu hơn nữa là làm như thế để làm gì?. Vì vậy để có kế hoạch cần phải tiến hành quá trình soạn lập. Tùy theo quy mô, mức độ và tính chất của hoạt động để tổ chức quá trình soạn lập với các mức độ khác nhau. Từ việc hình thành kế hoạch trong đầu óc, suy nghĩ, cũng có thể là một cuộc trao đổi tập thể đến việc thể chế hóa quá trình soạn lập với các bước khác nhau. Nhưng một kế hoạch ở bất kỳ quy mô, hình thức nào cũng hàm chứa hai nội dung cơ bản là mục tiêu và cách thức, giải pháp thực hiện. Đối tượng lập kế hoạch có thể là hoạt động của một cá nhân, gia đình, tập thể hay doanh nghiệp, địa phương hoặc phạm vi lớn nhất là toàn bộ nền kinh tế. Trên thực tế thường hay có sự nhầm lẫn giữa kế hoạch và kế hoạch hóa, thậm chí còn đồng nhất hai khái niệm này và cho rằng kế hoạch hóa là quá trình soạn lập kế hoạch, kết quả của quá trình kế hoạch hóa là tạo ra các văn bản dự thảo về những dự định và giải pháp thực hiện trong tương lai. Nhưng thực chất, kế hoạch và kế hoạch hóa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Kế hoạch hàm chứa những dự định về kết quả và giải pháp thực hiện trong tương lai, nhưng việc xây dựng kế hoạch không được coi là mục đích của kế hoạch hóa, nó chỉ được coi là bước đầu tiên của quy trình kế hoạch hóa. Mục đích của kế hoạch hóa là làm thế nào để thực hiện được các mục tiêu đặt ra trong kế hoạch, biến những giải pháp, chương trình hành động đặt ra trong kế hoạch thành thực tế. Điều đó có nghĩa là kế hoạch hóa còn nhấn mạnh đến các quá trình khác nữa, đó là quá trình tổ chức, triển khai các hoạt động trên thực tế theo kế hoạch. Trong cuốn “Giới thiệu về kế hoạch phát triển kinh tế trong thế giới thứ ba” của Diana Conyers và Peter Hills thì cho rằng: kế hoạch hóa là một quá trình liên tục bao gồm việc đưa ra các mục tiêu cần đạt tới trong tương lai; lựa chọn và quyết định các phương pháp khác nhau trong tổ chức, sử dụng hiệu quả nguồn lực sẵn có nhằm hướng tới việc thực hiện mục tiêu đặt ra cho tương lai. Theo quan điểm của OECD thì: “kế hoạch hóa được hiểu là các hoạt động nhằm tạo ra và thực thi kế hoạch, bao gồm thiết kế ra, vạch ra từ trước một kế hoạch để xây dựng và thực thi” (OECD, 1971) Theo PGS.TS Ngô Doãn Vịnh viện trưởng viện chiến lược phát triển (bộ KH&ĐT) cho rằng: “ Nói một cách đơn giản kế hoạch hóa chính là làm cho công việc diễn ra một cách có kế hoạch. Cụ thể hơn, nói kế hoạch hóa tức là nói đến lập kế hoạch và biến kế hoạch thành thực tế cuộc sống đối với một công việc cụ thể hay đối với một hệ thống nhất định”. Các nhận định trên đề phản ánh: (1) kế hoạch hóa chính là một phương thức quản lí nền kinh tế bằng mục tiêu; (2) Kế hoạch hóa kinh tế quốc dân bao gồm ba mặt công tác: công tác xây dựng kế hoạch; công tác lãnh đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, công tác theo dõi kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch. Trong từ điển bách khoa Việt Nam “kế hoạch hóa là phương thức quản lý vĩ mô nền kinh tế quốc dân của nhà nước theo mục tiêu, là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên, đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức quản lí các đơn vị kinh tế, các ngành, các lĩnh vực và toàn bộ nền kinh tế quốc dân theo những mục tiêu thống nhất, dự kiến trước phương hướng, cơ cấu, tốc độ phát triển và có những biện pháp tương ứng đảm bảo thực hiện, nhằm đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao”. (trang 469 từ điển Bách khoa Việt Nam 2 – NXB từ điển Bách khoa, Hà Nội 2002) Với khái niệm này kế hoạch hóa nền kinh tế được hiểu theo góc độ thực hiện, bao gồm các hoạt động: (1) soạn lập kế hoạch (xác định mục tiêu, chỉ tiêu phát triển và hệ thống giải pháp chính sách áp dụng trong thời kì kế hoạch); (2) tổ chức thực hiện kế hoạch (quá trình tổ chức phối hợp hoạt động của các bên, sử dụng các chính sách, giải pháp nhằm khai thác, huy động và sử dụng nguồn lực trong quá trình thực hiện mục tiêu kế hoạch); (3) theo dõi, kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch với nhứng yếu tố mới phát sinh trong môi trường kinh tế (quá trình theo dõi thường xuyên hoạt động của hệ thống kinh tế quốc dân, đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu kế hoạch và tác động của kế hoạch đến phát triển kinh tế xã hội, bổ sung và điều chỉnh kế hoạch trong kỳ hoặc kỳ kế hoạch sau). Như vậy, kế hoạch và kế hoạch hóa là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Các đối tượng liên quan đến công tác lập kế hoạch cần phải hiểu rõ vấn đề này để tránh cho công tác kế hoạch kết thúc bằng sự ra đời của một bản kế hoạch trên giấy, còn các mục tiêu kế hoạch thì không thực hiện được. 1.1.1.2. Khái niệm về kế hoạch cấp doanh nghiệp Kế hoạch là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật xã hội và tự nhiên đặc biệt là các quy luật kinh tế để tổ chức, quản lý các đơn vị kinh tế – kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hay toàn bộ nền sản xuất xã hội theo mục tiêu thống nhất. Kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục tiêu, nó bao gồm toàn bộ các hành vi can thiệp một cách có chủ định của các nhà lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị mình nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. Như vậy, Kế hoạch trong doanh nghiệp là thể hiện kỹ năng tiên đoán mục tiêu phát triển và tổ chức quá trình thực hiện mục tiêu đề ra. 1.1.1.3. Nguyên tắc, chức năng của kế hoạch doanh nghiệp. a. Chức năng của kế hoạch doanh nghiệp Kế hoạch doanh nghiệp là một công cụ ra quyết định nên nó luôn giữ một vị trí quan trọng trong hệ thống quản lý ở tầm vĩ mô, vị trí của nó được thể hiện trong các chức năng tiềm ẩn sau: Thứ nhất, là chức năng ra quyết định. Kế hoạch cho phép xây dựng quy trình ra quyết định và phối hợp các quyết định. Kế hoạch tạo nên một khuôn khổ hợp lý cho việc ra quyết định, chức năng này là một trong những điểm mạnh của hệ thống kế hoạch hoá trong doanh nghiệp. Thứ hai là chức năng giao tiếp: Kế hoạch tạo điều kiện cho việc giao tiếp giữa các thành viên của ban lãnh đạo, cho phép lãnh đạo các bộ phận khác nhau phối hợp xử lý các vấn đề dài hạn, bộ phận kế hoạch cũng thu lượm được từ các bộ phận nghiệp vụ các triển vọng trung hạn và chuyển tới các bộ phận khác. Thứ ba là chức năng quyền lực: Việc công bố một quy trình kế hoạch hợp lý và kế hoạch là một trong những phương tiện để khẳng định tính đúng đắn của các định hướng chiến lược đã chọn, quy trình kế hoạch có thể được xem là một trong những phương tiện mà người lãnh đạo nắm giữ để định hướng tương lai của doanh nghiệp và thực hiện sự “thống trị” của họ. b. Các nguyên tắc kế hoạch doanh nghiệp. Nguyên tắc kế hoạch xác định tính chất và nội dung hoạt động kế hoạch của đơn vị kinh doanh tuân thủ đúng các nguyên tắc của kế hoạch tạo ra điều kiện tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tiêu cực có thể có trong hoạt động của doanh nghiệp. Các nguyên tắc cơ bản của kế hoạch doanh nghiệp: Thứ nhất là nguyên tắc thống nhất: Nguyên tắc thống nhất yêu cầu bảo đảm sự phân chia và phối hợp chặt chẽ trong quá trình xây dựng, triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch giữa các cấp, các phòng ban trong một doanh nghiệp thống nhất. Thứ hai là nguyên tắc tham gia: Đây là nguyên tắc có quan hệ mật thiết với nguyên tắc thống nhất. Nguyên tắc này có nghĩa là mỗi thành viên của doanh nghiệp đều tham gia những hoạt động cụ thể trong công tác kế hoạch hoá, không phụ thuộc vào nhiệm vụ và chức năng của họ. Công tác kế hoạch có sự tham gia của mọi thành phần trong doanh nghiệp sẽ mang lại những lợi ích sau: - Mỗi thành viên của doanh nghiệp có hiểu biết sâu sắc hơn về doanh nghiệp của mình vì vậy nếu tham gia trong công tác kế hoạch họ sẽ nhận được thông tin một cách chủ động hơn và việc trao đổi thông tin sẽ dễ dàng hơn. - Sự tham gia sẽ dẫn đến việc kế hoạch của doanh nghiệp trở thành kế hoạch của chính người lao động. Người lao động tham gia vào việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch chính là đem lại sự thoả mãn nhu cầu này cho chính bản thân họ. - Cho phép người trực tiếp tham gia vào công việc kế hoạch phát huy tính chủ động của mình với hoạt động của doanh nghiệp. Thứ ba là kế hoạch phải mang tính linh hoạt. Do nhiều bất định trong tương lai và sai lầm có thể có ngay cả trong các dự báo thông thái nhất. Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện - Cần có nhiều phương án kế hoạch. - Ngoài kế hoạch chính cần xây dựng những kế hoạch dự phòng, kế hoạch phụ để có thể tạo dựng trong kế hoạch một khả năng thay đổi phương hướng khi những sự kiện không lường trước được có thể xảy ra. - Cần phải xem xét lại các kế hoạch một cách thường xuyên để giúp kế hoạch không xa dời hiện tại. 1.1.1.4. Quy trình kế hoạch hóa trong doanh nghiệp Quy trình kế hoạch có thể hiểu là quy trình bao gồm các bước tuần tự, cho phép vạch ra các mục tiêu tại những thời điểm khác nhau trong tương lai, dự tính các phương tiện cần thiết và tổ chức triển khai sử dụng các phương tiện nhằm đạt các mục tiêu. Một trong những quy trình được áp dụng rộng rãi ở các nước kinh tế thị trường phát triển có tên là quy trình quy trình P.D.C.A Điều chỉnh(ACT) Lập kế hoạch(Plan) Thực hiện các điều chỉnh cần thiết Xác định mục tiêu và quy trình cần thiết để thực hiện mục tiêu Đánh giá và phân tích quá trình thực hiện Tổ chức thực hiện qui trình đã dự định Kiểm tra(check) Thực hiện(Do) Theo sơ đồ này, quy trình kế hoạch trong doanh nghiệp bao gồm các bước: Bước 1: Soạn lập kế hoạch Soạn lập kế hoạch là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình kế hoạch hóa. Với nội dung chủ yếu là xác định các nhiệm vụ, các mục tiêu chiến lược, các chương trình cũng như các chính sách, biện pháp áp dụng trong thời kỳ kế hoạch của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Trong điều kiện kinh tế thị trường, soạn lập kế hoạch thường phải là quá trình xây dựng nhiều phương án khác nhau, trên cơ sở đó đưa ra các lựa chọn chiến lược và các chương trình hành động, nhằm mục đích đảm bảo thực hiện các lựa chọn này Bước 2: Triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch Nôi dung của quá trình này bao gồm việc thiết lập và tổ chức các yếu tố nguồn lực cần thiết, sử dụng các chính sách, các biện pháp cũng như đòn bẩy quan trọng tác động trực tiếp đến các cấp thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đảm bảo các yêu cầu tiến độ đặt ra trong các kế hoạch tác nghiệp cụ thể kể cả thời gian, quy mô, chất lượng công việc. Kết quả hoạt động của quá trình này được thể hiện bằng những chỉ tiêu thực tế của hoạt động doanh nghiệp. Bước 3: Tổ chức công tác theo dõi, giám sát, thực hiện kế hoạch Nhiệm vụ của quá trình này là thúc đẩy thực hiện các mục tiêu đặt ra và theo dõi phát hiện những phát sinh không phù hợp với mục tiêu. Khi phát hiện những phát sinh không phù hợp, điều quan trọng là phải tìm được các nguyên nhân dẫn đến vấn đề đó. Đó có thể là những nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài, cũng có thể là những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía các nhà lãnh đạo. Bước 4: Điều chỉnh thực hiện kế hoạch Từ những phân tích về hiện tượng không phù hợp với mục tiêu, các nhà kế hoạch đưa ra các quyết định điều chỉnh cần thiết và kịp thời. Có thể là thay đổi nội dung của hệ thống tổ chức, thực hiện sự thay đổi một số mục tiêu bộ phận trong hệ thống mục tiêu đặt ra ban đầu , và khi mà những điều chỉnh này vẫn không đạt hiệu quả thì quyết định cuối cùng sẽ là chuyển hướng sản xuất kinh doanh. Quy trình kế hoạch hóa nêu trên không phải là trình tự tác nghiệp tuần tự đơn giản mà phải được thực hiện đan xen, hỗ trợ nhau trong tất cả các khâu. Quá trình này đòi hỏi tính linh hoạt và nghệ thuật quản lý rất lớn. 1.1.2. Vai trò kế hoạch doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung nền kinh tế dựa trên cơ sở chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và sự thống trị của nhà nước chuyên chính vô sản, kế hoạch được thể hiện là những quyết định mang tính mệnh lệnh phát ra từ trung ương. Các chỉ tiêu kế hoạch của doanh nghiệp chính là các chỉ tiêu pháp
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.