Luận văn: Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương

doc
Số trang Luận văn: Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương 79 Cỡ tệp Luận văn: Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương 870 KB Lượt tải Luận văn: Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương 0 Lượt đọc Luận văn: Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương 15
Đánh giá Luận văn: Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty TNHH bảo hiểm Fubon chi nhánh tại tỉnh Bình Dương
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP – BỘ MÔN BẢO HIỂM Địa chỉ: Số 279 – Đường Nguyễn Tri Phương – Quận 10 – TP.HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM FUBON – CHI NHÁNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG”  Họ và tên sinh viên: Ngành: NGUYỄN QUỐC PHÁP MSSV: 31091023395 Tài Chính – Ngân hàng Chuyên ngành: Kinh doanh bảo hiểm Điện thoại: 0982.99 02 04 Email: bh35ueh.phapnq@gmail.com  GVHD khoa học: Ths. NGUYỄN TIẾN HÙNG – Trưởng Bộ môn Điện thoại: 0979.39 36 39 Email: hungbh@gmail.com  Đơn vị thực tập: CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM FUBON _ CHI NHÁNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG (FUBON BÌNH DƯƠNG). PHÒNG : Giám Định Bồi Thường. Lãnh đạo Ban: ÔNG : Chang Cheng Wen – Phó Giám Đốc Chi Nhánh  Chuyên viên hướng dẫn thực tế: Điện thoại: 0909.001.558 Ông : TĂNG VĂN NHÂN Email: vannhan.tang@fubon.com Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP  ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Trang ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN  ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… GVHD: Ths. Nguyễn Tiến Hùng Trang iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, dựa trên sự cố gắng của bản thân em nhưng không thể thiếu sự hỗ trợ của các thầy cô, các anh chị tại đơn vị thực tập. Em cũng xin được gửi lời cám ơn đến ông Chang Cheng Wen – Phó Giám Đốc Chi Nhánh Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon – Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương (Fubon Bình Dương), anh Tăng Văn Nhân – chuyên viên phòng Tái Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương, anh Nguyễn Quốc Hạo - chuyên viên phòng kinh doanh Bảo Hiểm Fubon Bình Dương và các anh chị trong Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương đã tạo điều kiện, hướng dẫn và giúp đỡ tận tình em trong quá trình thực tập tại công ty. Em cũng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Thạc sỹ Nguyễn Tiến Hùng – trưởng bộ môn Bảo Hiểm trường đại học Kinh Tế TP.HCM, đã dành thời gian quý báu hướng dẫn và chỉnh sửa để em hoàn thành bài khoá luận này. Một lần nữa em xin chân thành cám ơn! Trang iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Mục Lục ...........................................................1 CHƯƠNG 1:MỞ ĐẦU CHƯƠNG 2:TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI ............3 2.1. Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới...............................................................3 2.1.1. giới. Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ 3 2.1.1.1. Đặc điểm của xe cơ giới.........................................................................3 2.1.1.2. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ..................................................5 2.1.1.3. Sự cần thiết của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BH TNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3..................................................................................10 2.1.1.4. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới......................................10 2.1.2. Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới...........................................................11 2.1.2.1. Tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3.........11 2.1.2.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới..........................................12 2.1.3. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm...............................................................12 2.1.3.1. Đối với BH TNDS...............................................................................12 2.1.3.2. Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới...................................................13 2.1.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm.......................................................13 2.1.4.1. Giá trị bảo hiểm...................................................................................13 2.1.4.2. Số tiền bảo hiểm..................................................................................14 2.1.5. .1 2.1.6. Phí bảo hiểm............................................................................................14 Công tác giám định bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm...............15 Công tác giám định..................................................................................15 2.1.6.1. Khái niệm, mục đích công tác giám định.............................................15 SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng 2.1.6.2. Nguyên tắc công tác giám định............................................................15 2.1.6.3. Quy trình giám định.............................................................................16 2.1.6.4. Vai trò, nhiệm vụ của giám định viên bảo hiểm xe cơ giới..................17 2.1.7. Công tác bồi thường................................................................................18 2.1.7.1. Nguyên tắc bồi thường.........................................................................18 2.1.7.2. Xác định số tiền bồi thường.................................................................18 2.1.8. Quy trình giám định bồi thường..............................................................19 CHƯƠNG 3:THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM FUBON – CHI NHÁNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ( FUBON BÌNH DƯƠNG) GIAI ĐOẠN 2010 - 2012. ................................................................................21 2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH bảo hiểm Fubon và Fubon Bình Dương.....21 .1.1 Dương. Sự ra đời và phát triển của công ty TNHH bảo hiểm Fubon và Fubon Bình 21 3.1.1. Một số thông tin cơ bản...........................................................................21 3.2.2.5 Thiết lập đường dây nóng.................................................................................55 SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Fubon Bình Dương : Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn bảo hiểm FuBon (Việt Nam) – Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương. DNBH : Doanh nghiệp bảo hiểm BH : Bảo hiểm TNDS : Trách nhiệm dân sự BHPNT : Bảo hiểm phi nhân thọ TLBT : Tỷ lệ bồi thường SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng TNGT : Tai nạn giao thông TTATGT : Trật tự an toàn giao thông HĐBH : Hợp đồng bảo hiểm GT : Giao thông GPLX : Giấy phép lái xe DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Số lượng xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam trong những năm gần đây............................................................................................................5 Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường đường bộ ở Việt Nam, giai đoạn 20002011....................................................................................................................... 27 Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon giai đoạn 2010-2011.....................................................................................................29 Bảng 2.2: Doanh thu phí các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon giai đoạn 20102011....................................................................................................................... 35 Bảng 2.3: Tình hình chi bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương giai đoạn 2011-2012..................................................................................39 SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Bảng 2.4: Tình hình chi giám định – bồi thường tại Fubon giai đoạn 2012-2013. 41 Bảng 2.5: Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Fubon Bình Dương giai đoạn 2011-2012.....................................................................................................40 Bảng 2.6: Bảng phân tích SWOT Fubon Bình Dương..........................................41 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Bảo Hiểm Fubon Việt Nam........20 Hình 2.2: Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới ( Tổn thất vật chất xe)22 Hình 2.3: Sơ đồ quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage được ủy quyền) .............................................................................................................................. 23 Hình 2.4: Sơ đồ quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage không được ủy quyền).................................................................................................................... 23 Hình 2.5 : Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Tai nạn con người bên thứ ba)......................................................................................................................... 26 Hình 2.6 : Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Thiệt hại tài sản bên thứ ba) .............................................................................................................................. 28 SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng CHƯƠNG 1: ĐẦU MỞ Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế nước ta, trong những năm gần đây nhu cầu về vận chuyển hàng hóa, hành khách ngày càng gia tăng đã kéo theo sự gia tăng đáng kể về số lượng các phương tiện vận tải. Tuy nhiên, do điều kiện về cơ sở hạ tầng giao thông nước ta còn nhiều bất cập, trong khi đó ý thức chấp hành luật lệ an toàn giao thông của người dân chưa cao đã dẫn đến phát sinh nhiều hệ lụy, đặc biệt là vấn đề tai nạn giao thông đã trở thành vấn nạn của xã hội. Mặc dù chính phủ, các cấp, các ngành đã và đang thực hiện nhiều biện pháp tích cực nhưng tình trạng tai nạn giao thông không những không được kiềm chế mà còn diễn biến hết sức phức tạp. Hàng năm có đến hàng vạn người chết và bị thương, thiệt hại về vật chất là vô cùng to lớn và trở thành nỗi ám ảnh của mọi người, nhất là đối với chủ nhân có các phương tiện tham gia giao thông. Trước thực trạng đó, nhu cầu về bảo hiểm xe cơ giới ngày càng được các chủ xe quan tâm và xem đây là một trong những biện pháp tích cực để khắc phục những hậu quả khôn lường do tai nạn giao thông gây ra, qua đó giúp họ ổn định về mặt tài chính và an tâm hơn trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của mình khi đã chuyển giao rủi ro cho doanh nghiệp bảo hiểm. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (chủ yếu là bảo hiểm vật chất và bảo hiểm trách nhiệm dân sự (TNDS) của chủ xe cơ giới với người thứ ba) luôn là một nghiệp vụ mang lại doanh thu phí cao cho các công ty bảo hiểm. Cũng như các công ty bảo hiểm khác trên thị trường, Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương cũng triển khai nghiệp vụ này ngay khi mới thành lập. Và để cạnh tranh được trong thi trường ngày nay thì Công ty cũng đã rất chú trọng tới khâu giám định bồi thường – là khâu mà khách hang nhìn vào đó để đánh giá sản phẩm và lựa chon công ty bảo hiểm ký kết hợp đồng. Trong quá trình thực tập, nghiên cứu tại vị trí giám định bồi thường ở công ty TNHH bảo hiểm Fubon – chi nhánh tại tỉnh Bình Dương, em cảm thấy rất muốn tìm hiểu về những vấn đề trên, nên em quyết định chọn đề tài “Hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công Ty TNHH Bảo Hiểm Fubon – Chi nhánh tại tỉnh Bình Dương”. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Các mục tiêu cụ thể - Các câu hỏi nghiên cứu  Cơ sở lý luận chung về công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới.  Tổng quan công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại bảo hiểm thế giới và trong nước.  Thực trạng và kết quả thực hiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương.  Giải pháp và những kiến nghị để hoàn thiện công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp thu thập xử lý dữ liệu sơ cấp và thứ cấp; phương pháp phân tích SWOT; phương pháp nghiên cứu định tính. Phạm vi nghiên cứu và thu thập dữ liệu  Không gian nghiên cứu : Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương  Thời gian nghiên cứu : Giai đoạn năm 2010-2012.  Pham vi nội dung nghiên cứu : Giám định bồi thường.  Dữ liệu nghiên cứu : Tài liệu, số liệu liên quan đến công tác giám định bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới: từ phòng Giám định bồi thường và các phòng nghiệp vụ của công ty. Kết cấu của chuyên đề Ngoài phần mở đầu, kết luận, khóa luận được trình bày trong 3 chương:  Chương 1: Tổng quan về nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới và công tác giám định bồi thường bảo hiểm xe cơ giới  Chương 2: Thực trạng công tác giám định, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương giai đoạn 2010 - 2012.  Chương 3: Kiến nghị và giảm pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám định, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại công ty Bảo hiểm Fubon Bình Dương. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng CHƯƠNG 2: TỔN G QUAN VỀ NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI VÀ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI 2.1. Khái quát chung về bảo hiểm xe cơ giới. 2.1.1. Tai nạn giao thông đường bộ và sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. 2.1.1.1. Đặc điểm của xe cơ giới. Giao thông vận tải là ngành kinh tế có vị trí quan trọng, ảnh hưởng mạnh mẽ đến tất cả các ngành kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng. Giao thông vận tải cũng chính là bộ phận chủ yếu của cơ sở hạ tầng, là thước đo cho sự phát triển của một quốc gia. Nước ta có một mạng lưới giao thông khá dày đặc và phong phú với các hình thức như vận tải đường bộ, vận tải đường sắt và vận tải đường hang không, trong đó thì giao thông vận tải đường bộ bằng xe cơ giới là hình thức chủ yếu, phổ biến nhất. Theo quy định hiện hành thì xe cơ giới được hiểu là tât cả các loại xe tham gia giao thông trên đường bộ bằng chính động cơ của mình, trừ xe đạp máy và được phép lưu hành trên lãnh thổ của mỗi quốc gia. Nó không chỉ là phương tiện vận tải mà còn là một tài sản có giá trị lớn đối với cá nhân, gia đình, các tổ chức và các doanh nghiệp. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm: xe ôtô, máy kéo, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy và các loại xe tương tự kể cả xe cơ giới dành cho người tàn tật. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp có tham gia giao thông đường bộ. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Trong quá trình hoạt động xe cơ giới có một số đặc điểm sau liên quan đến quá trình bảo hiểm:  Số lượng đầu xe tham gia giao thông đường bộ ngày càng tăng, bên cạnh đó chính là sự gia tăng đáng kể của các vụ tai nạn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người dân. Năm 2004, số lượng xe ôtô là 735.000 chiếc, xe máy 12.859.000 chiếc. chỉ sau 5 năm đến năm 2009, số lượng ôtô đã là 1.597.069 chiếc, xe máy 28.131.061 chiếc. Như vậy chỉ trong 5 năm, số lượng ôtô đã tăng 2,17 lần; số lượng xe máy đã tăng 2,19 lần. Theo Bộ Giao thông vận tải, trong 10 tháng đầu năm 2011, toàn quốc đăng ký mới hơn 161.700 xe ô tô, hơn 2 triệu 488 nghìn xe mô tô, nâng tổng số phương tiện đăng ký trong toàn quốc lên hơn 35,5 triệu xe, trong đó có hơn 1 triệu 866 nghìn ô tô, hơn 33 triệu 643 nghìn mô tô. So với cùng kỳ năm 2010, xe ô tô đăng ký mới tăng 11,5%, mô tô tăng 10%. Sự gia tăng ngày càng nhiều phương tiện tham gia giao thông đòi hỏi cần phải nâng cao cơ sở vật chất, hệ thống cầu đường,… phục vụ sự đi lại cũng như phát triển của các phương tiện tham gia giao thông.  Xe cơ giới có tính cơ động cao, hoạt động trên nhiều loại địa hình và tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển. Do đó mà xác xuất xảy ra rủi ro là rất lớn.  Mạng lưới đường bộ quốc gia hiện có tổng chiều dài khoảng 280.000km, trong đó có gần 16.800km quốc lộ, trên 25.000km đường tỉnh, xấp xỉ 51.800km đường huyện, hơn 17.000km đường đô thị, trên 7.800km đường chuyên dùng và quãng 161.000km đường xã. Do hệ thống đường bộ được xây dựng qua nhiều thời kỳ nên có tiêu chuẩn và quy mô khác nhau; số lượng cầu yếu, cầu tải trọng thấp, chưa đồng bộ với cấp đường khá lớn; nhiều tuyến đường giao thông miền núi chưa đi lại được quanh năm. Theo tính toán, trên toàn bộ hệ thống đường bộ Việt Nam thì có đến 2/3 số đường cần bảo dưỡng ngay. Do những đặc điểm trên có tính đặc thù nên ở tất cả các nước khi đã có bảo hiểm thì bao giờ cũng triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Và ở Việt Nam, nghiệp vụ này cũng đã được triển khai phổ biến và rộng rãi. Tính tới hết quý II/2011, doanh thu phí bảo hiểm gốc của nghiệp vụ này đạt 3.101 tỉ đồng, chiếm tỉ trọng 31% trong cơ cấu nghiệp vụ BHPNT. Tuy nhiên, tỉ lệ bồi thường (TLBT) SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng nghiệp vụ này cũng thuộc vào dạng “topten” của thị trường. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2011 là 43%, chỉ xếp sau 2 nghiệp vụ bảo hiểm hàng không (50%) và bảo hiểm con người (44%)… Để biết cụ thể số lượng xe cơ giới tại Việt Nam hiện nay, có thể quan sát ở bảng sau: Bảng 1.1: Số lượng xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam trong những năm gần đây. Chỉ tiêu Tổng số ôtô + xe máy Số lượng Ôtô Tốc độ Số lượng tăng (%) Năm Xe máy Tốc độ Số lượng Tốc độ tăng (%) tăng (%) 2004 13.594.000 12,7 735.000 12,0 12.859.000 13,0 2005 16.549.980 21,7 862.000 17,3 15.687.980 22,0 2006 19.821.264 19,8 980,000 13,7 18.841.264 20,1 2007 23.369.691 17,9 1.127.000 15,0 22.232.691 18,0 2008 26.832.679 14,8 1.351.645 19,9 25.481.034 14,6 2009 29.728.130 10,8 1.579.069 18,2 28.131.061 10,4 2010 32.849.729 10,5 1.694.575 7,3 31.155.154 10,8 2011 35.589.000 - 1.733.000 - 33.856.000 - Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông quốc gia. 2.1.1.2. Tình hình tai nạn giao thông đường bộ. Tai nạn giao thông là mối quan tâm hàng đầu của đất nước ta. Đảng và Chính phủ đã đang và cố gắng để giảm thiểu một cách tối đa số lượng tai nạn giao thông. Và nó đang là bài toán không có lời giải đối với toàn xã hội đòi hỏi tất cả mọi người phải cùng nhau tham gia giải quyết. Khi tai nạn giao thông xảy ra thường để lại hậu quả rất nặng nề cả về tinh thần và vật chất cho người bị nạn. Qua số liệu thống kê cho thấy, tình hình tai nạn giao thông ngày một tăng về số lượng lẫn tính nghiêm trọng. Đòi hỏi tất cả các cấp, ban ngành liên quan phải sớm vào cuộc tìm ra lời giải cho bài toán này vì tai nạn giao SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng thông không những làm mất đi của cải xã hội, gây mất ổn định xã hội mà còn nghiêm trọng hơn ở hậu quả mà nó để lại. Cụ thể trong những năm qua: - Trong giai đoạn từ năm 2000-2002, năm 2000 xảy ra 22.486 vụ và đến năm 2002 con số này đạt là 27.134 (tăng gấp 1,21 lần so với năm 2000). Năm 2000, số người chết do tai nạn giao thông là 7.500; Cuối năm 2000, Bộ giao thông thống kê được toàn quốc một ngày có 20 người chết vì tai nạn giao thông, nhưng chỉ hết quí một năm 2003 số người chết đã tăng lên 35 người và số người bị thương là 70 người. - Giai đoạn từ năm 2003-2008, năm 2003 xảy ra 19.852 vụ đến năm 2004 con số này đã gấp 1,6 lần (số người chết do tai nạn giao thông năm 2004 là 12.000 người, số người bị thương do tai nạn giao thông là 21.728). Điều đáng mừng là đến năm 2008 đã giảm còn 10.518 vụ. Đặc biệt trong năm 2008, tốc độ gia tăng tai nạn giao thông mang dấu âm (-28%), đây là dấu hiệu đáng mừng. Đây chính là thành quả của những nỗ lực phòng tránh tai nạn giao thông của các cơ quan chức năng có liên quan đã đưa ra các biện pháp như: giải tỏa chỗ lấn chiếm lòng đường vỉa hè, họp chợ trái phép… cho tới những biện pháp mạnh tay như: bắn tốc độ, kiểm tra nồng độ cồn… cũng trong năm này rất nhiều dự án an toàn giao thông đã được đưa vào hoạt động và có tác động tích cực. - Ông Thân Văn Thanh - chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia - cho biết năm 2010 cả nước xảy ra gần 15.000 vụ tai nạn giao thông (TNGT), làm chết trên 11.000 người, bị thương hơn 10.500 người. So với năm 2009 tăng 1.788 vụ, giảm 47 người chết và tăng khoảng 2.500 người bị thương. Trong đó đường bộ xảy ra nhiều TNGT nhất. Nếu tính trung bình thì số người thiệt mạng mỗi ngày do TNGT là hơn 31 người. Riêng TP.HCM năm 2010 có 785 người chết, giảm 74 người; Hà Nội có 735 người chết, giảm 89 người. - Theo báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cả nước năm 2012 xảy ra 36,376 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9,838 người, bị thương 38,060 người. So với cùng kỳ năm 2011, giảm 7,446 vụ (16,99%), giảm 1,614 người chết (14,09%), giảm 9,529 người bị thương (20,02%). Có 40 tỉnh, thành phố giảm trên 10% số người chết và tai nạn giao thông; 10 tỉnh, thành phố có số người chết vì tai SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng nạn giao thông giảm từ 5 - dưới 10%; có 11 tỉnh, thành phố có số người chết vì tai nạn giao thông giảm từ 1 đến dưới 5%, trong đó có tỉnh Bình Dương; 02 tỉnh có số người chết vì tai nạn giao thông tăng là Bắc Kạn, Đồng Nai; có 24 tỉnh, thành giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương và 04 tỉnh giảm cả 3 tiêu chí về số vụ, số người chết và số người bị thương trên 30%: Vĩnh Phúc, Cần Thơ, Kiên Giang, Hà Tĩnh; Tai nạn giao thông để lại rất nhiều những hậu quả nghiêm trọng cho tất cả mọi người, có những nạn nhân phải lìa xa cuộc sống này, cũng có những người bị bệnh nặng phải nằm một chỗ sống dựa vào thu nhập và khả năng chăm sóc của người khác, cũng có những nạn nhân bị hoảng loạn tinh thần sau khi xảy ra tai nạn,… có rất nhiều những điều đáng tiếc xảy ra sau một vụ tai nạn giao thông, đằng sau nó chính là những giọt nước mắt đau buồn tiếc nuối cho những vụ tai nạn giao thông. Để biết cụ thể tình hình tai nạn giao thông đường bộ ở Việt Nam qua các năm, quan sát bảng sau: Bảng 1.2: Tình hình tai nạn giao thông đường đường bộ ở Việt Nam, giai đoạn 2000-2011 Chỉ tiêu \ Năm Số vụ tai nạn Số vụ Số người chết Tốc độ tăng Số người Tốc độ (%) tăng (%) 2000 22.486 17,2 7.500 19,3 2001 25.040 11,4 9.510 26,8 2002 27.134 8,4 12.800 34,6 2003 19.852 -26,4 11.319 -11,6 2004 17.530 -11,7 12.000 6,0 2005 14.141 -19,3 11.184 -6,8 2006 14.533 2,8 12.609 12,7 2007 14.624 0,6 13.150 4,3 2008 10.518 -28,0 10.477 -20,3 2009 11.798 12,2 11.091 5,9 SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng 2010 13.713 16,2 11.060 0,3 2011 12.133 - 10.129 - Nguồn: Ủy ban an toàn giao thông quốc gia. Tình hình tai nạn giao thông tăng một cách đáng lo ngại như vậy bởi các nguyên nhân sau:  Nguyên nhân chủ quan: - Vì xe cơ giới có tính cơ động cao và tham gia triệt để vào quá trình vận chuyển, vì vậy mà xác suất rủi ro lớn hơn các loại hình giao thông vận tải khác. - Nước ta nằm trong vùng địa lý khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, thường xuyên gặp phải hạn hán, lũ lụt, địa hình hiểm trở, 3/4 diện tích là đồi núi gây khó khăn cho việc đi lại vận chuyển.  Nguyên nhân khách quan: - Sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện xe cơ giới trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng kịp làm cho mật độ phương tiện tham gia giao thông càng tăng, điều này cũng đồng nghĩa với việc tăng xác suất gây tai nạn giao thông. - Cơ sở hạ tầng phục vụ giao thông đường bộ trong những năm qua đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng của xe cơ giới, nhất là tại các thành phố lơn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.  Nguyên nhân trực tiếp: - Nhận thức pháp luật còn yếu kém của người tham gia GT; nhiều vi phạm dẫn đến TNGT mà nguyên nhân là do không chấp hành nghiêm chỉnh Luật GT, quy tắc GT như sử dụng rượu bia, chạy quá tốc độ, đi không đúng làn đường, điều khiển phương tiện khi không đủ tuổi hoặc không có GPLX, chở quá số người quy định, tái diễn tình trạng không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy hoặc đội MBH không đảm bảo chất lượng để đối phó. Thống kê trong nhiều năm qua cho thấy từ 70-80% các vụ tai nạn giao thông là do người tham gia giao thông không chấp hành đúng các quy định về trật tự an toàn giao thông (vi phạm tốc độ chiếm 30%; tránh, vượt sai quy định chiếm 21%; say bia rượu chiếm 7,3%...). SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng - Ý thức nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông của người dân Việt Nam còn kém. Hiện tượng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi buôn bán, kinh doanh, họp chợ…còn xảy ra phổ biến; hiện tượng coi đường quốc lộ là sân phơi, nơi tập kết vật liệu xây dựng, nơi chơi thể thao… tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến mất an toàn giao thông. - Tình trạng học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật về TTATGT ngày càng nghiêm trọng như không đủ tuổi hoặc không có GPLX vẫn điều khiển mô tô, thậm chí còn chở người vượt quá quy định, lạng lách đánh võng trên đường; đi xe đạp dàn hàng ngang và đùa nghịch gây cản trở GT,... Nguyên nhân là do nhà trường thiếu các biện pháp giáo dục hiệu quả hoặc chưa quan tâm đúng mức, lực lượng chức năng xử phạt chưa mạnh tay và chưa thường xuyên thông tin về đối tượng vi phạm gửi về cơ quan, đơn vị, nhà trường để kiểm điểm giáo dục. - Trên địa bàn tỉnh, nhiều người đi bộ trên đường sắt, và người điều khiển phương tiện thiếu chú ý quan sát khi qua nơi giao nhau giữa đường bộ với đường sắt không có người gác. Có thể nói công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT tuy đã được chú trọng, hình thức tuyên truyền được đổi mới phong phú hơn và từng bước phát huy hiệu quả nâng cao ý thức của người dân, tạo sự đồng thuận cao của mọi tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm TTATGT, nhưng chưa được thường xuyên liên tục, chỉ chú trọng đẩy mạnh ở khu vực nội thành nội thị, chưa phổ biến rộng đến cộng đồng xã hội, nhất là đối tượng thanh thiếu niên, người lao động, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nên các đối tượng này còn vi phạm chiếm tỷ lệ cao. 2.1.1.3. Sự cần thiết của Bảo hiểm trách nhiệm dân sự (BH TNDS) của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Tính mạng của con người luôn luôn được đề cao trong bất kì tình huống nào. Nó không thể tính toán bằng tiền cụ thể, cũng khó có thể đánh giá được thiệt hại về sức khoẻ một cách chính xác. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Tai nạn giao thông là mối đe doạ từng ngày từng giờ đối với các chủ phương tiện, những người trực tiếp tham gia giao thông. Khi tai nạn xảy ra thì việc giải quyết hậu quả thường phức tạp, kéo dài, cho dù nhà nước có quy định rõ chủ phương tiện phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng và tài sản do việc lưu hành xe của mình gây ra theo nguyên tắc “gây thiệt hại bao nhiêu thì phải bồi thường bấy nhiêu”. Nhưng vẫn không có cơ sở để định ra một mức bồi thường nào cả. Phần lớn các vụ tai nạn xảy ra đều bồi thường theo thoả thuận giữa chủ phương tiện và người bị hại, nên cũng không hẳn là thiệt hại bao nhiêu thì bồi thường bấy nhiêu. BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba ra đời nhằm đảm bảo lợi ích cho người bị hại và giảm bớt gánh nặng cho chủ xe cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu của xã hội. Chính phủ đã ban hành NĐ30/HĐBT và bây giờ được thay bằng NĐ 115/CP/1997 “về chế độ thực hiện bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới”. Như vậy càng khẳng định quyết tâm của Chính phủ thực hiện triệt để loại hình bảo hiểm này. Đây là cơ sở pháp lý nhất để các công ty bảo hiểm đẩy mạnh công tác bảo hiểm cho chủ xe cơ giới tại Việt Nam. 2.1.1.4. Sự cần thiết của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Ai ai cũng có nguy cơ, rủi ro bất ngờ xảy ra trong khi mình đang tham gia giao thông dù cho chủ phương tiện luôn luôn có ý thức ngăn ngừa và đề phòng tai nạn nhưng họ vẫn có thể gặp phải những rủi ro bất ngờ xảy ra. Những rủi ro này có thể do chính họ vì một phút sơ ý và cũng có thể do các tác nhân từ bên ngoài, do các đối tượng khác cùng tham gia giao thông. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước thì số lượng xe cơ giới nói chung và số lượng ôtô, xe gắn máy nói riêng cũng không ngừng tăng lên. Hàng năm trên cả nước lượng ôtô xe máy, ôtô tăng 20% -24%. Theo ước tính của cơ quan quản lý giao thông thì tốc độ này sẽ còn tăng cao hơn nữa. Điều này làm cho các nhà quản lý và nhân dân hết sức lo ngại vì lưu lượng tham gia giao thông đường bộ ngày một quá tải làm cho xác suất xảy ra tai nạn ngày càng tăng cao hơn. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Như vậy, tình trạng giao thông ngày một gia tăng, gây thiệt hại rất lớn về tính mạng, sức khoẻ và tài sản… của con người. Bảo hiểm vật chất xe cơ giới ra đời nhằm giúp giảm bớt sự lo lắng của người dân khi tham gia giao thông, đồng thời làm giảm thiểu tai nạn giao thông, góp phần vào việc đề phòng và hạn chế tổn thất xảy ra. 2.1.2. Tác dụng của bảo hiểm xe cơ giới. 2.1.2.1. Tác dụng của BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3. Sau mỗi vụ tai nạn, công ty bảo hiểm sẽ giám định, bồi thường, thống kê các tai nạn đó và nguyên nhân gây ra tai nạn, từ đó đề ra biện pháp phòng ngừa và hạn chế tối đa những hậu quả do tai nạn giao thông gây ra, giảm bớt thiệt hại cho xã hội. BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ra đời không những làm giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách nhà nước mà cò tăng thu ngân sách thông qua thuế. BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 còn góp phần xoa dịu căng thẳng giữa 2 bên trong vụ tai nạn, mục đích cao cả của nghiệp vụ này là nó thể hiện vai trò làm trung gian hoà giải có tính chất pháp lý của công ty bảo hiểm. Với tư cách pháp lý là một nghiệp vụ BH, BHTNDS của chủ xe cơ giới với người thứ 3 vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Một lần nữa BH TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 khẳng định sự cần thiết khách quan cũng như tính bắt buộc của mình. 2.1.2.2. Tác dụng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới. - Bồi thường kịp thời, góp phần ổn định sản xuất kinh doanh - Tạo tâm lý thoải mái, yên tâm cho người điểu khiển phương tiện khi tham gia giao thông - Góp phần đề phòng và hạn chế tổn thất SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng - Góp phần tăng doanh thu cho ngân sách nhà nước thông qua thuế, để từ đó có điều kiện đầu tư xây dựng mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. - Góp phần phát huy quyền tự chủ tài chính của các đơn vị bằng việc nâng cao hiệu quả sử dụng xe. Ngày nay, các chủ xe đã ý thức được tầm quan trọng của bảo hiểm vật chất xe cơ giới, nên số chủ xe tự động đến tìm nhà bảo hiểm ngày càng nhiều và với xu hướng này thì chắc chắn bảo hiểm vật chất xe cơ giới sẽ ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn. 2.1.3. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm. 2.1.3.1. Đối với BH TNDS. - Đối tượng. Doanh nghiệp bảo hiểm, chủ xe cơ giới kể cả chủ xe là người nước ngoài sử dụng xe cơ giới trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới. - Phạm vi: Chế độ bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong BH TNDS gồm:  Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra thiệt hại về người và tài sản đối với người thứ 3.  Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với thiệt hại về thân thể và tính mạng của khách hàng theo hợp đồng vận chuyển hành khách. 2.1.3.2. Đối với bảo hiểm vật chất xe cơ giới. - Đối tượng Bảo Hiểm. Đối tượng Bảo Hiểm vật chất xe cơ giới là tất cả các loại xe tham gia giao thông đường bộ bằng động cơ của chính chiếc xe đó ( bao gồm mô tô, ôtô, xe máy ) còn giá trị và được phép lưu hành trên lãnh thổ nước ta. Cụ thể.  Đối với xe mô tô các loại người ta tiến hành bảo hiểm vật chất thường xuyên. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 12 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng  Đối với xe ôtô các loại có thể tiến hành toàn bộ vật chất thân xe hoặc từng bộ phận chiếc xe. - Phạm vi Bảo Hiểm. Là việc xác định những rủi ro bảo hiểm làm căn cứ xét bồi thường. Các rủi ro được bảo hiểm thông thường bao gồm. - Tai nạn do đâm va, lật đổ. - Cháy, nổ, bão, lũ lụt, sét đánh, động đất, mưa đá. - Mất cắp toàn bộ xe ( đối với xe môtô chỉ bảo hiểm khi có thoả thuận riêng ). - Tai nạn rủi ro bất ngờ khác gây lên. Ngoài việc bồi thường những thiệt hại vật chất cho xe được bảo hiểm trên, các công ty còn thành toán những chi phí cần thiết và hợp lý nhằm: - Ngăn ngừa, hạn chế tổn thất phát sinh thêm khi xe bị thiệt hại do các nguyên nhân trên - Chi phí bảo vệ và kéo xe thiệt hại tới nơi sữa chữa gần nhất. - Giám định tổn thất nếu thuộc trách nhiệm của bảo hiểm 2.1.4. Giá trị bảo hiểm và số tiền bảo hiểm. 2.1.4.1. Giá trị bảo hiểm. Là giá trị thực thế trên thị trường của xe tại thời điểm mà người tham gia bảo hiểm mua bao hiểm. Việc xác định đúng, chính xác giá trị bảo hiểm chính là cơ sở để bồi thường chính xác thiệt hại thực tế cho chủ xe tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, việc xác định giá trị của xe ngày nay cũng gây không ít khó khăn vì giá xe trên thị trường luôn luôn biến động và có thêm nhiều chủng loại xe mới, có nhiều loại xe đã sử dụng lâu hay mới cần phải khấu trừ,…. Trên thực tế các công ty bao hiểm thường dựa trên các yếu tố để xác định giá trị xe là : loại xe, năm sản xuất , mức độ mới cũ của xe, thể tích làm việc của xi lanh. Các công ty bảo hiểm cũng có thể xác định giá trị bảo hiểm theo giá trị còn lại: Giá trị bảo hiểm = Giá trị ban đầu – Khấu hao. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 13 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Tuỳ đặc điểm, thời kỳ kinh doanh của từng công ty mà có phương pháp tính tích hợp. 2.1.4.2. Số tiền bảo hiểm. Số tiền Bảo Hiểm là số tiền được ghi rõ trên đơn bảo hiểm, là giới hạn bồi thường tối đa của công ty bảo hiểm. Giá trị bảo hiểm của xe được xác định theo cách nói trên sẽ là căn cứ để hai bên thoả thuận số tiền bảo hiểm trong hợp đồng. Về nguyên tắc số tiền bảo hiểm không vượt quá giá trị của xe. Khi tham gia bảo hiểm chủ xe phải chú ý một số vấn đề sau: - Bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần trượt giá của xe. - Bảo hiểm không chịu trách nhiệm phần hao mòn của xe, tức là phải tính đến khấu hao làm trong theo tháng. - Nếu xe bị tai nạn, bị thiệt hại toàn bộ hoặc một phần nào đó hay bị mất cắp toàn bộ thì phải tính khấu hao. - Nếu chủ xe mua bảo hiểm sau đó chuyển quyền sở hữu cho người khác thì chủ xe mới vẫn được hưởng quyền lợi cho đến khi hết hạn hợp đồng. 2.1.5. Phí bảo hiểm. Phí bảo hiểm là một khoản tiền mà chủ xe phải nộp cho công ty bảo hiểm để hình thành nên một quỹ tiền tệ tập trung đủ lớn để bồi thường thiệt hại xảy ra trong năm nghiệp vụ theo phạm vi bảo hiểm. Có thể coi phí bảo hiểm là giá cả của của sản phẩm bảo hiểm nên nó có thể tăng giảm như các sản phẩm khác. Biểu phí nghiệp vụ BHTNDS do Bộ Tài Chính quy định ngoài ra doanh nghiệp có thể thoả thuận với chủ xe cơ giới để đảm bảo biểu phí cao hơn hoặc phạm vi bảo hiểm rủi ro bảo hiểm rộng hơn theo quy tắc bảo hiểm. Phí bảo hiểm tính cho mỗi đầu phương tiện đối với mỗi loại phương tiện (thường tính theo năm) là: P=f+d Trong đó : P – Phí bảo hiểm / đầu phương tiện f – Phí thuần d - Phụ phí SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 14 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng 2.2. Công tác giám định bồi thường trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm. 2.2.1. Công tác giám định. 2.2.1.1. Khái niệm, mục đích công tác giám định. Khái niệm: Giám định là công việc được tiến hành sau khi phát hiện sự cố tai nạn nhằm xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. Mục đích: - Xác định nguyên nhân, bản chất tai nạn sự cố (có được bảo hiểm hay không? Bảo hiểm như thế nào? ). - Xác định mức độ thiệt hại. - Đề xuất các giải pháp đề phòng, giảm thiểu tổn thất một cách tốt nhất. - Xác minh điều tra những vụ việc có dấu hiệu nghi vấn gian lận trục lợi bảo hiểm nhằm hưởng lợi từ bảo hiểm. Thu thập chứng cứ pháp lý ( ảnh chụp, lời khai, nhân chứng, tài liệu, chứng từ,...) để tiến hành đòi người thứ ba. 2.2.1.2. Nguyên tắc công tác giám định. Do đặc điểm của hoạt động kinh doanh mà đòi hỏi công tác giám định phải tuân thủ theo bốn nguyên tắc cơ bản dưới đây: Thứ nhất, công tác giám định phải được tiến hành sớm nhất ngay sau khi nhận được thông báo về vụ tai nạn đối với xe được bảo hiểm. Nguyên tắc này giúp nhà bảo hiểm tránh được hiện tượng trục lợi bảo hiểm cũng như nắm bắt công việc được chính xác giúp khách hàng thu thập hồ sơ nhanh chóng. Thứ hai, quá trình giám định phải được tiến hành bởi giám định viên. Giám định viên có thể là nhân viên của công ty bảo hiểm đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn mà công ty quy định hoặc do công ty bảo hiểm thuê. Nguyên tắc này bảo vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức bảo hiểm cũng như đảm bảo yêu cầu của công tác giám định là nhanh chóng, chính xác. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 15 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Thứ ba, Khi tiến hành giám định phải có mặt của chủ xe, lái xe hoặc đại diện ủy quyền hợp pháp của chủ xe để đảm bảo cho tính hợp lệ, hợp pháp của biên bản giám định. Và phải có chữ ký của các bên nhằm tránh những trường hợp khiếu nại, khiếu kiện có thể xảy ra. Thứ tư, biên bản giám định cuối cùng chỉ cung cấp cho người yêu cầu giám định, không lộ nội dung giám định cho cơ quan khác, trừ trường hợp đã được tổ chức bảo hiểm cho phép. 2.2.1.3. Quy trình giám định. Giám định bảo hiểm chỉ chấp nhận yêu cầu giám định trong những trường hợp xảy ra tai nạn, có tổn thất thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm. Tuỳ từng nghiệp vụ bảo hiểm mà tổ chức công tác giám định cụ thể tổn thất cho phù hợp. Có thể khái quát quy trình giám định theo các bước sau: Bước 1: Chuẩn bị giám định. Trước khi tiến hành giám định phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ cần thiết liên quan đến đối tượng bảo hiểm như: đơn bảo hiểm hoặc giấy yêu cầu bảo hiểm, bảng kê khai chi tiết các loại sản phẩm được bảo hiểm, giấy ra viện, các chứng từ, hoá đơn sửa chữa, thay thế... Ngoài ra, nếu cần thiết còn phải chuẩn bị hiện trường giám định, thống nhất thời gian và địa điểm giám định, tổ chức mời các bên có liên quan trong khi giám định (công an, chính quyền địa phương, y bác sĩ, các nhà chuyên môn...) Bước 2: Tiến hành giám định. Công việc giám định phải được tiến hành khẩn trương, ý kiến của chuyên viên giám định đưa ra phải chuẩn xác, hợp lý và nhất quán. Với những trường hợp phải giám định dài ngày, chuyên viên giám định phải bám sát hiện trường để theo dõi, thu thập thông tin và đưa ra các phương án giải quyết phù hợp. Bước 3: Lập biên bản giám định. Đây là tài liệu chủ yếu để xét duyệt bồi thường. Vì vậy, nội dung văn bản này phải đảm bảo được tính trung thực, chính xác, rõ ràng, cụ thể. Các số liệu phải phù hợp với thực trạng và không được mâu thuẫn khi đối chiếu với các giấy tờ liên quan. Với những vụ tổn thất lớn, nghiêm trọng và phức tạp cần phải trưng cầu ý kiến tập thể của những người có liên quan và lãnh đạo doanh nghiệp bảo hiểm trước khi hoàn tất biên bản giám định. Thông thường biên bản giám định được hoàn thành tại chỗ ngay sau khi giám định SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 16 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng và có đầy đủ chữ ký của các bên có liên quan. Biên bản giám định chỉ cấp cho người có yêu cầu giám định, không được tiết lộ nội dung giám định cho những người khác khi chưa có yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm. Như vậy, mối quan hệ thông tin hai chiều giữa hai bộ phận này đều dựa trên cơ sở thông tin từ phía khách hàng mà họ muốn nắm bắt, gồm những thông tin ban đầu và những thông tin sau khi xảy ra rủi ro tổn thất. Cả hai loại thông tin này sẽ bổ sung, hỗ trợ cho nhau và giúp cho các bộ phận chức năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình 2.2.1.4. Vai trò, nhiệm vụ của giám định viên bảo hiểm xe cơ giới Vai trò của giám định viên. - Ghi nhận trung thực các thiệt hại. - Đề xuất những biện pháp bảo quản và hạn chế tổn thất. - Tiến hành khiếu kiện. - Thông tin cho các nhà bảo hiểm trong trường hợp là giám định viên chỉ định. Trong một số vụ tai nạn có sự không thống nhất về kết qủa giám định hoặc phạm vị giám đinh vượt quá trình độ giám định viên của công ty bảo hiểm, các bên có quyền chỉ định giám định viên trung gian. Nhiệm vụ của giám định viên. Nếu tai nạn xảy ra và công việc giám định có sự tham gia của cảnh sát thì giám định viên phải phối hợp với cơ quan điều tra và chủ xe, thu thập tài liệu cùng kết luận điều tra để xác định phạm vi và trách nhiệm bảo hiểm. Trường hợp không có cảnh sát đến giám định thì giám định viên phải giám định các thiệt hại liên quan đến tai nạn thuộc trách nhiệm của bảo hiểm, đây là cơ sở quan trọng nhất cho công tác bồi thường. Các công việc trong quá trình giám định thiệt hại cụ thể như sau: - Nhận thông tin - Hướng dẫn xử lý ban đầu - Tiến hành giám định - Lập biên bản giám đinh - Cùng chủ xe lựa chọn phương án khắc phục thiệt hại. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 17 Khóa luận tốt nghiệp - GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Hoàn chỉnh hồ sơ bồi thường 2.2.2. Công tác bồi thường. 2.2.2.1. Nguyên tắc bồi thường. - Giải quyết đúng chế độ bảo hiểm - Đủ căn cứ pháp lý để việc chứng minh được thuận lợi, kịp thời. - Trường hợp xe tham gia bảo hiểm bằng hoặc được giá trị thực tế: Số tiền bồi thường = Thiệt hại thực tế X SètiÒn b¶ ohiÓm Gi¸ trÞ b¶ ohiÓm cña xe - Nếu xe tham gia bảo hiểm trên giá trị thực tế: Theo nguyên tắc công ty bảo hiểm sẽ không chấp nhận trường hợp bảo hiểm trên giá trị thực tế. Nhưng nếu vì nguyên nhân nào đó từ phía người tham gia dù vô tình hay cố ý thì khi tổn thất xảy ra công ty bảo hiểm cũng chỉ bồi thường bằng thiệt hại thực tế và luôn luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe. 2.2.2.2. Xác định số tiền bồi thường. - Trường hợp tổn thất bộ phận. Về cơ bản khi tổn thất bộ phận xảy ra, công ty bảo hiểm cũng giải quyết bồi thường theo 2 nguyên tắc trên. Tuy nhiên, mức tối đa chỉ bằng cơ cấu giá trị của bộ phận đó trong bảng tỷ lệ tổng thành xe. - Trường hợp tổn thất toàn bộ: Tổn thất toàn bộ xảy ra khi xe bị mất cắp, thiệt hại nặng không thể phục hồi hoặc chi phí phục hồi bằng hoặc lớn hơn giá trị thực tế của xe, ở đây số tiền bồi thường sẽ được chi trả như sau: Nếu xe tham gia bảo hiểm nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thực tế của xe. Số tiền bồi thường = số tiền bảo hiểm – ( khấu hao + Tận thu ( nếu có )) SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 18 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Công ty bảo hiểm cũng quy định khi giá trị thiệt hại so với giá trị thực thế của xe bằng hoặc lớn hơn một tỷ lệ nhất định nào đó thì được xem là tổn thất toàn bộ ước tính, tuy nhiên lại bị giới hạn bằng bảng tỷ lệ cấu thành xe. Khi tiến hành bồi thường xong, công ty bảo hiểm phải thu hồi những bộ phận được thay mới hoặc đã được bồi thường toàn bộ giá trị. Nếu có liên quan đến trách nhiệm người thứ ba thì công ty bồi thường cho chủ xe và yếu cầu chủ xe bảo lưu quyền khiếu nại với người thứ ba kèm toàn bộ hồ sơ, chứng từ liên quan. 2.2.3. Quy trình giám định bồi thường. Sau khi nhận được kết quả giám định và các giấy tờ liên quan, bộ phận giải quyết bồi thường bảo hiểm tiến hành giải quyết thanh toán bồi thường cho khách hàng bảo hiểm theo trình tự các bước cơ bản sau: Bước 1: Mở hồ sơ khách hàng. Hồ sơ khách hàng phải được ghi lại theo thứ tự (Thường phù hợp với số hợp đồng) và thời gian. Sau đó, nhân viên giải quyết bồi thường kiểm tra, đối chiếu các thông tin với hợp đồng gốc. Tiếp theo, phải thông báo cho khách hàng là đã nhận được đầy đủ các giấy tờ liên quan, nếu thiếu loại giấy tờ nào thì phải thông báo để khách hàng nhanh chóng bổ sung hoàn thiện hồ sơ. Bước 2: Xác định số tiền bồi thường. Sau khi hoàn tất hồ sơ bồi thường của khách hàng bị tổn thất, bộ phận giải quyết bồi thường phải tính toán STBT trên cơ sở khiếu nại của người được bảo hiểm. STBT được xác định căn cứ vào: - Biên bản giám định tổn thất và bản kê khai tổn thất. - Điều khoản, điều kiện của HĐBH. - Bảng theo dõi số phí bảo hiểm đã nộp… Bước 3: Thông báo bồi thường. Sau khi STBT được xác định, DNBH sẽ thông báo chấp nhận bồi thường và đề xuất các hình thức bồi thường cho khách hàng. Bước 4: Truy đòi người thứ ba. Cuối cùng, bộ phận thanh toán bồi thường phải áp dụng các biện pháp để tiến hành truy đòi người thứ ba nếu họ có liên đới trách nhiệm trong trường hợp tổn thất xảy ra hoặc với các nhà bảo hiểm khác trên thị trường. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 19 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Quá trình thực hiện quy trình giám định và đặc biệt là quy trình bồi thường sẽ có sự giao tiếp thường xuyên với khách hàng bảo hiểm. Do đó, các nhân viên thực hiện giám định và bồi thường cần phải có thái độ phục vụ nhiệt tình, văn minh, lịch sự, có tinh thần hợp tác nhiệt tình, trung thực, có thái độ tôn trọng và biết cảm thông với những mất mát của khách hàng. Trong những trường hợp đơn giản, việc bồi thường cần được thực hiện ngay để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng. Hoạt động công tác giám định – bồi thường có thực hiện tốt hay không được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn như: Tỷ lệ hồ sơ đã giải quyết, tỷ lệ hồ sơ còn tồn đọng, số hồ sơ bồi thường sai… SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 20 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng CHƯƠNG 3: THỰ C TRẠNG CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY TNHH BẢO HIỂM FUBON – CHI NHÁNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG ( FUBON BÌNH DƯƠNG) GIAI ĐOẠN 2010 2012. 3.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH bảo hiểm Fubon và Fubon Bình Dương. 3.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty TNHH bảo hiểm Fubon và Fubon Bình Dương. 3.1.2. bản. Một số thông tin cơ  Tên gọi hiện nay : Công ty TNHH Bảo Hiểm Fubon (Việt Nam)  Địa chỉ: (Trụ sở chính ): Tầng 15 tòa nhà Ree, 09 Đoàn Văn Bơ, Quận 4, TP.HCM, Việt Nam.  Quy mô hoạt động: Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt Nam) thành lập vào tháng 12-2008 tại TPHCM, tháng 6-2009 thành lập chi nhánh Hà Nội, tháng 52010 thành lập chi nhánh Bình Dương, , tháng 8-2011 thành lập Văn phòng dịch vụ khách hàng Đồng Nai, tháng 3-2012 thành lập Văn phòng dịch vụ khách hàng Hải Phòng và tháng 6 năm 2012 thành lập chi nhánh Đà Nẵng. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 21 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng  Vốn chủ sở hữu cuối năm 2010, 2011 va 2012: 310,687,775,075 VNĐ, 313,463,215,898 VND và 313,546,153,741 VND, trong đó vốn đã góp là 300 tỷ VNĐ.  Các phương thức cung cấp dịch vụ : Bán hàng qua điện thoại và bán hàng qua đại lý.  Chi nhánh Bình Dương: Địa chỉ: Tầng 2, Minh Sáng Plaza, số 888, Đại lộ Bình Dương, Phường Thuận Giao, Thị xã Thuận An, Tỉnh Bình Dương. Là chi nhánh năm ngay tại khu công nghiệp Việt Nam – Singapo và nhiều khu công nghiệp khác. Thuận lợi cho việc khai thác bảo hiểm, đặc biệt là khách hang Đài Loan, mang lại tỷ trọng doanh thu lớn cho toàn công ty. 2.1.1.1Quá trình hình thành và phát triển – Các giải thưởng đã đạt được Công ty TNHH Bảo hiểm Fubon (Việt nam) thành lập tháng 7/2008, 100% vốn nước ngoài, vốn điều lệ 300 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Lần điều chỉnh gần đây nhất là giấy phép số 52/GPĐC3/KDBH ngày 3 tháng 8 năm 2012. Giấy phép hoạt động do Bộ tài chính cấp và có giá trị trong 50 năm, Fubon là thành viên của Tập đoàn Tài chính Fubon – Tập đoàn Tài chính toàn diện lớn nhất Đài Loan. Công ty Bảo hiểm Fubon (Đài Loan) luôn đứng đầu thị trường bảo hiểm phi nhân thọ tại Đài Loan trong 27 năm liên tiếp và đã hai lần đạt giải thưởng “Công ty bảo hiểm của năm” (năm 1999 & năm 2004) do Tạp chí Bảo hiểm châu Á bình chọn. Để thành lập được Công ty Bảo hiểm Fubon (Việt nam), Tập đoàn tài chính Fubon và Công ty Bảo hiểm Fubon (Đài Loan) đã có quá trình nghiên cứu và tiếp cận thị trường Việt Nam trong hơn 12 năm (từ năm 1996); tháng 7/2008, Công ty Bảo hiểm Fubon (Việt nam) chính thức được Bộ Tài Chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động. 2.1.1.2 Đặc điểm nhận dạng và triết lý kinh doanh của công ty Triết lý kinh doanh của tập đoàn Fubon là: chân thành, thân thiện, chuyên nghiệp và đổi mới. Đặc điểm nhận dạng là một trong những tài sản vô cùng quý giá của tập đoàn. Nó thể hiện triết lý kinh doanh của họ ở cả hình dạng, đường nét và màu sắc. Việc thiết kế logo của tập đoàn bắt nguồn từ "FB" - viết tắt của FUBON. Logo được SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 22 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng tạo thành bởi hai dòng dày, trong đó các đường cong mềm mại và nhẹ nhàng đại diện cho văn hóa công ty - phục vụ khách hàng với lòng tha thiết và ấm áp. Các đường thẳng thể hiện tính ổn định và an toàn đại diện cho triết lý kinh doanh - thúc đẩy việc kinh doanh với một thái độ vững chắc và luôn tuân thủ pháp luật. Phần trắng giữa hai dòng màu xanh da trời và màu xanh lá cây tượng trưng cho một kênh đáng tin cậy để khách hàng an tâm về hiệu quả sử dụng tiền khi đến với tập đoàn. Màu xanh của logo có nghĩa là "bầu trời xanh", và màu xanh lá cây nghĩa là "đất xanh". Cả hai màu sắc cho thấy tập đoàn Fubon muốn trở thành một nhà cung cấp dịch vụ tài chính quốc tế luôn đổi mới , sáng tạo và luôn hướng tầm nhìn về phía trước cao hơn và xa hơn. 2.1.1.3Mục tiêu hoạt động kinh doanh năm 2013.  Đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm cá nhân như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe,..  Đẩy mạnh phát triển nguồn khách hàng phi Đài Loan và khách hàng cá nhân.  Dự kiến đạt mức doanh thu phí bảo hiểm gốc là 160,5 tỷ đồng. 2.1.2 Bộ máy tổ chức. 2.1.2.1 Sơ đồ cấu trúc quản lý của công ty Bảo Hiểm Fubon Viet Nam có 94 cán bộ nhân viên (tính đến 31/12/2012), và nhiều đại lý và cộng tác viên tham gia công tác tại Trụ sở chính cũng như tại các đơn vị trực thuộc công ty. Sơ đồ tổ chức của bộ máy công ty được bố trí như sau: Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH Bảo Hiểm Fubon Việt Nam SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 23 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Nguồn: Phòng nhân sự - Đào tạo của Fubon 2.1.2.2 Chức năng cơ bản của từng phòng  General director: Tổ chức bộ máy và trực tiếp điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty để đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu phát triển theo phương hướng và kế hoạch do hội đồng quản trị tại công ty mẹ đề ra. Xét duyệt những vấn đề quan trọng. Xem xét, bổ nhiệm và bãi nhiệm các cấp quản lý.  Marketing & sales division: Chịu trách nhiệm tìm hiểu khách hàng, đưa ra các chính sách thu hút khách hàng, cung cấp các thông tin cho khách hàng về sản phẩm của công ty, làm việc trực tiếp với khách hàng về việc ký hợp đồng, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới…  Product & service division: SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 24 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng + Underwriting department: Nhận thông tin về sản phẩm khách hàng cần mua và các thỏa thuận với khách hàng, phần hành này sẽ lập bảng dự kê giá cho khách hàng, thẩm duyệt một hợp đồng trước khi đến tay khách hàng. + Claim department: Chịu trách nhiệm giám định tổn thất và bồi thường cho khách hàng.  Common Resource division: + IT department: Giải quyết các vấn đề về máy tính và phần mềm Premia, xây dựng hệ thống phần mềm mới đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty, đưa ra các giải pháp để hệ thống thông tin của công ty ngày càng hoàn thiện. + HR-GA department: Chịu trách nhiệm tìm kiếm nhân sự cho công ty, đảm bảo nguồn lực về con người để công ty hoạt động tốt; lập bảng lương cho nhân viên trong công ty.  Finance & Accountaing Deputy Director: + Legal of compliance dept: Theo dõi và nghiên cứu các vấn đề về pháp luật liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, góp phần xây dựng các điều khoản trong hợp đồng với khách hàng. + Financial department: Đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của công ty: lập kế hoạch và đưa ra các chiến lược sử dụng vốn, quản lý tiền mặt. + Accounting department: Cung cấp những thông tin kinh tế tài chính chủ yếu để đánh giá tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thực trạng tài chính của công ty trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc kiểm tra, giám sát tình hình tài chính và khả năng thanh toán, tình hình sử dụng vốn và huy động nguồn vốn vào kinh doanh của công ty. Căn cứ vào những thông tin này, các nhà quản lý đưa ra các quyết định, các phương án kinh doanh tối ưu để đạt được những mục tiêu đã để ra. 2.1.3 Những nghiệp vụ đã triển khai. Bảo hiểm Fubon cam kết sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm bảo hiểm tiện ích, cung cách phục vụ chuyên nghiệp, giải quyết bồi thường nhanh chóng SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 25 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng và thỏa đáng nhất. Với nhiều sản phẩm ở mọi lĩnh vực, bảo hiểm Fubon sẽ giúp khách hàng bảo toàn nguồn vốn đầu tư và yên tâm trong sản xuất kinh doanh nhằm phát triển và đóng góp vào sự thịnh vượng chung của xã hội. Các sản phẩm bảo hiểm công ty cung cấp: Công ty cung cấp các sản phẩm bảo hiểm phi nhân thọ, bao gồm bảo hiểm sức khỏe; bảo hiểm tai nạn con người; bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại; bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt; bảo hiểm xe cơ giới; bảo hiểm cháy nổ; bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm của chủ tài; bảo hiểm trách nhiệm chung; bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; bảo hiểm thiệt hại kinh doanh… Ngoài ra Fubon Việt Nam cũng thực hiện các dịch vụ tái bảo hiểm, quản lý quỹ, đầu tư vốn và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật. 2.2 Tình hình triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương trong những năm qua. 2.3.1 Công tác triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương. Tuy Fubon Việt Nam mới triển khai nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới từ tháng 01/2010, và Fubon Bình Dương mới thành lập tháng 5/2010, nhưng nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đang từng bước đứng vững và trở thành một trong những nghiệp vụ chủ đạo của công ty. Hiện nay Fubon đang triển khai tất cả các loại hình bảo hiểm xe cơ giới sau: - Bảo hiểm TNDS chủ xe cơ giới đối với người thứ ba, gồm: Bảo hiểm TNDS của chủ xe ôtô đối với người thứ ba và bảo hiểm TNDS của chủ xe máy đối với người thứ ba; - Bảo hiểm tự nguyện cho ôtô: + Vật chất xe + TNDS vượt mức bắt buộc + Tai nạn của lái xe và người ngồi trên xe - Bảo hiểm tự nguyện cho xe máy (mới triển khai đầu năm 2012): Tai nạn của lái xe và người ngồi trên xe. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 26 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Để biết cụ thể tình hình khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon, ta xem xét những mục tiêu cụ thể sau:  Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác: Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là một trong những sản phẩm truyền thống và có tính cạnh tranh cao, có thế mạnh tạo ra uy tín cho Fubon đồng thời là một trong những nghiệp vụ có doanh thu chủ đạo. Ta có thể quan sát bảng sau: Bảng 2.1: Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon giai đoạn 20102011 Chỉ tiêu Kế hoạch Năm (đồng) Thực hiện( đồng) Tốc độ tăng Mức đạt kế trưởng (%) hoạch (%) 2 2011 ,585,000,000 4,000, 3,011,426,531 3,932,9 - 16,50 2012 000,000 08,351 30.60 - 1.6 Nguồn: Phòng Underwriting Fubon Bình Dương Phân tích số liệu trên ta thấy: - Mặc dù mới thành lập, nhưng nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã đạt được những con số ấn tượng, năm 2011 vượt mức so với chỉ tiêu đề ra 16,5%. Tuy năm 2012 chi nhánh vẫn chưa đạt mức kế hoạch đặt ra, thiếu khoảng 1,6%. Nhưng doanh thu của nghiệp vụ này năm 2012 tăng 1,3 lần so với năm 2011; điều này có được là nhờ công ty luôn coi sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới là một trong những sản phẩm bảo hiểm chủ đạo. - Với chi nhánh mới thành lập mà có được tốc độ tăng trưởng hơn 30% nói lên sự nổ lực rất lớn của đội ngũ nhân viên của chi nhánh.  Tình hình khai thác từng nghiệp vụ cụ thể: Trong bảo hiểm xe cơ giới có rất nhiều nghiệp vụ, mà mỗi nghiệp vụ lại có tính đặc thì riêng, điều này giải thích tại sao đội ngũ nhân viên luôn cố gắng hoàn thiện để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng, nâng cao thu nhập cho cá nhân cũng như đem lại nguồn doanh thu cho công ty. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 27 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Để biết cụ thể tình hình khai thác của từng nghiệp vụ, ta có thể xem bảng sau: Bảng 2.2: Doanh thu phí các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon giai đoạn 2010-2011 (đv.tính: triệu đồng) STT Nghiệp vụ 1 TNDS ôtô 2 TNDS xe máy 3 Tai nạn đối với lái xe và người ngồi trên xe Vật chất xe ôtô & TNDS 4 vượt mức bắt buộc Tổng cộng 2011 267.723.000 5.160.000 2012 358.758.100 53.935.000 36.000 2.695.951 2.738.507.531 3.011.426.531 3.517.519.300 3.932.908.351 Nguồn: Phòng Underwriting Fubon Bình Dương. Hai nghiệp vụ bảo hiểm Vật chất xe ôtô và TNDS vượt mức bắt buộc là hai nghiệp vụ chủ đạo của chi nhánh. Tổng doanh thu phí của hai nghiệp vụ này luôn chiếm khoảng 90% tổng doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Điều này cho thấy, Fubon Bình Dương luôn xác định đây là hai nghiệp vụ hàng đầu và hết sức quan trọng trong nghiệp vụ xe cơ giới; Fubon luôn nổ lực xây dựng mối quan hệ bền chặt với những khách hàng truyền thống, cũng như luôn cố gắng để hoàn thiện quy trình, đem tới khách hàng những sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới với chất lượng tốt với thời gian ngắn nhất có thể. Đặc biệt, nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ô tô luôn được Fubon Bình Dương chú trọng, tập trung khai thác. Các chủ xe ngày nay luôn ý thức được đây là nghiệp vụ bảo hiểm cần thiết cho chiếc xe của mình. Bên cạnh nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô, TNDS vượt mức bắt buộc và nghiệp vụ bảo hiểm TNDS ôtô cũng là những nghiệp vụ quan trọng, đem lại doanh thu không nhỏ cho Fubon Bình Dương. Bảo hiểm TNDS xe máy và Tai nạn đối với lái xe và người ngồi trên xe với những con số không mấy ấn tượng, nhưng với sự bùng nổ của loại phương tiện phổ biến nhất trên thị trường này, hứa hẹn sẽ là một trong những nghiệp vụ phát triển mạnh trong thời gian tới đây. Doanh thu của các nghiệp vụ này trong năm 2012 gấp 10,5 lần so với năm 2011( Bảo hiểm TNDS xe máy) và doanh thu bảo hiểm tai nạn đối với lái xe và người ngồi trên xe cũng tăng trưởng rất nhanh. Điều này cho thấy SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 28 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng chi nhánh đang dầncải thiện và đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm và sự nổ lực không ngừng của các nhân viên khai thác. 2.4 Thực trạng công tác giám định, bồi thường bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương. 2.4.1 Quy định về giám định, bồi thường của công ty. 2.4.1.1 Trách nhiệm của chủ xe/lái xe.  Khi yêu cầu bảo hiểm, chủ xe/ lái xe cơ giới phải kê khai đầy đủ và trung thực những nội dung trong Giấy chứng nhận bảo hiểm, những loại hình bảo hiểm và các Công ty bảo hiểm khác đang bảo hiểm cho chiếc xe muốn tham gia bảo hiểm (nếu có).  Đóng phí bảo hiểm đầy đủ và đúng hạn, nếu không, Fubon sẽ không chi trả bất kỳ quyền lợi bảo hiểm nào cho chủ xe trừ trường hợp được gia hạn.  Khi tai nạn giao thông xảy ra, chủ xe / lái xe cơ giới phải có trách nhiệm: + Thông báo ngay cho Fubon để phối hợp giải quyết, tích cực cứu chữa, hạn chế thiệt hại về người và tài sản, bảo vệ hiện trường tai nạn; đồng thời thông báo cho cơ quan Công an hoặc chính quyền địa phương nơi gần nhất; trong vòng 05 ngày kể từ ngày xảy ra tai nạn phải thông báo chính thức bằng văn bản cho Fubon. + Không được di chuyển, tháo gỡ hoặc sửa chữa tài sản khi chưa có ý kiến chấp thuận của Fubon; trừ trường hợp cần thiết để đảm bảo an toàn, đề phòng hạn chế thiệt hại về người và tài sản hoặc phải thi hành theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; + Cung cấp các tài liệu trong Hồ sơ bồi thường theo quy định và tạo điều kiện thuận lợi cho Fubon trong quá trình xác minh các tài liệu đó.  Thông báo cho cơ quan công an gần nhất và chính quyền ngay sau khi phát hiện xe bị mất trộm, cướp, mất tích hoặc bị cưỡng đoạt và báo ngay cho Fubon bằng văn bản trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện xe bị mất. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 29 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng  Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và Fubon đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho Fubon kèm theo toàn bộ chứng từ cần thiết có liên quan trước khi nhận tiền bồi thường; phối hợp với Fubon trong giám định thiệt hại tài sản của người thứ ba do lỗi của chủ xe.  Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho Fubon, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì Fubon có quyền khấu trừ số tiền bồi thường 50-100% giá trị thiệt hại tuỳ theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm.  Trường hợp có sự thay đổi về mục đích sử dụng xe dẫn đến tăng hoặc giảm các rủi ro được bảo hiểm, chủ xe cơ giới phải kịp thời thông báo cho Fubon trong vòng 05 ngày để áp dụng mức phí bảo hiểm phù hợp cho thời gian còn lại của Hợp đồng bảo hiểm.  Và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật  Nếu chủ xe không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm qui định trên thì Fubon có thể từ chối một phần hoặc toàn bộ số tiền bồi thường tương ứng với thiệt hại do lỗi của chủ xe/lái xe gây ra. 2.4.1.2 Trách nhiệm của Fubon.  Cung cấp thông tin đầy đủ liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm và Giải thích cho Chủ xe về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm, quyền lợi và trách nhiệm của Chủ xe khi tham gia bảo hiểm;  Trả tiền bồi thường bảo hiểm trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ yêu cầu bồi thường đầy đủ, hợp lệ; không quá 30 ngày trong trường hợp phải tiến hành xác minh hồ sơ. Trong trường hợp Fubon không đủ thẩm quyền để xác minh hồ sơ thì trong vòng 15 ngày kể từ ngày có kết luận chính thức của cơ quan chức năng có thẩm quyền về nội dung cần xác minh của vụ tai nạn, Fubon sẽ trả tiền bồi thường theo phạm vi trách nhiệm bảo hiểm; SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 30 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng  Giải thích cho chủ xe bằng văn bản nếu từ chối bồi thường;  Phối hợp chặt chẽ với Chủ xe và cơ quan chức năng để giải quyết tai nạn/vụ việc;  Đối với những vụ tai nạn nghiêm trọng, Fubon sẽ phối hợp giải quyết với cơ quan có thẩm quyền ngay từ khi nhận được thông tin về tai nạn/ tổn thất và khi đã xác minh trách nhiệm thuộc phạm vi bảo hiểm có thể tạm ứng một phần những chi phí cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc khắc phục hậu quả. 2.4.1.3 Giám định tai nạn.  Khi xảy ra tai nạn và thuộc trách nhiệm bảo hiểm của Fubon, Fubon hoặc người được Fubon uỷ quyền sẽ phối hợp chặt chẽ với chủ xe cơ giới, bên thứ ba hoặc người đại diện hợp pháp của các bên liên quan thực hiện việc giám định tổn thất để xác định nguyên nhân và mức độ tổn thất. Kết quả giám định phải lập thành văn bản có chữ ký của các bên liên quan. Fubon chịu trách nhiệm về chi phí giám định.  Trường hợp chủ xe cơ giới không thống nhất về nguyên nhân và mức độ thiệt hại do doanh nghiệp bảo hiểm xác định, hai bên có thể thoả thuận chọn cơ quan giám định độc lập thực hiện việc giám định. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được việc trưng cầu giám định độc lập thì một trong các bên được yêu cầu Toà án nơi xảy ra tổn thất hoặc nơi cư trú của chủ xe cơ giới chỉ định giám định độc lập. Kết luận bằng văn bản của giám định độc lập có giá trị bắt buộc đối với các bên.  Trường hợp kết luận của giám định độc lập khác với kết luận giám định của Fubon, Fubon sẽ trả chi phí giám định độc lập. Trường hợp kết luận của giám định độc lập trùng với kết luận giám định của Fubon, chủ xe cơ giới phải trả chi phí giám định độc lập.  Trong trường hợp đặc biệt không thể thực hiện được việc giám định, thì Fubon được căn cứ vào các biên bản, kết luận của các cơ quan chức năng có thẩm quyền và các tài liệu liên quan để xác định nguyên nhân và mức độ thiệt hại. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 31 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng 2.4.1.4 Quy định về hồ sơ bồi thường. Hồ sơ bồi thường bao gồm các giấy tờ sau:  Thông báo tai nạn hoặc thông báo tổn thất; Giấy yêu cầu bồi thường (theo mẫu của Fubon) của chủ xe cơ giới có chi tiết số tiền đòi bồi thường.  Tài liệu liên quan đến xe, lái xe (Bản sao có xác nhận của Fubon sau khi đã đối chiếu với bản chính hoặc bản sao có chứng thực): - Giấy chứng nhận bảo hiểm. - Giấy phép lái xe (đối với loại xe cơ giới theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có). - Giấy chứng nhận đăng ký xe . - Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và môi trường còn hiệu lực (đối với xe theo quy định của pháp luật bắt buộc phải có).  Tài liệu chứng minh thiệt hại về người (Bản sao của các cơ sở y tế hoặc bản sao có xác nhận của Fubon), tùy theo mức độ thiệt hại về người có thể bao gồm một hoặc một số các tài liệu sau: - Giấy chứng thương; Giấy ra viện; Giấy chứng nhận phẫu thuật;Hồ sơ bệnh án; Giấy chứng tử (trong trường hợp nạn nhân tử vong). - Giấy phép đăng ký kinh doanh và hợp đồng vận chuyển hành khách trong trường hợp khiếu nại yêu cầu bồi thường đối với hành khách bị thiệt hại về tính mạng và sức khỏe (nếu có).  Tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản: - Hóa đơn, chứng từ hợp lệ về việc sửa chữa, thay mới tài sản bị thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra do chủ xe thực hiện tại các cơ sở do Fubon chỉ định hoặc được sự đồng ý của Fubon. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 32 Khóa luận tốt nghiệp - GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Các giấy tờ chứng minh chi phí cần thiết và hợp lý mà chủ xe đã chi ra để giảm thiểu tổn thất hay để thực hiện theo chỉ dẫn của Fubon. - Hợp đồng vận chuyển hàng hóa trong trường hợp khiếu nại đòi bồi thường cho thiệt hại đối với hàng hóa trên xe.  Bản kết luận điều tra tai nạn hoặc Biên bản liên quan đến tổn thất xe cơ giới do trộm, cướp, cưỡng đoạt hoặc mất tích trong thiên tai của Công an bao gồm: - Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn hoặc tổn thất; - Sơ đồ hiện trường, bản ảnh (nếu có); - Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến tai nạn hoặc tổn thất; - Thông báo sơ bộ kết quả điều tra ban đầu vụ tai nạn giao thông; - Biên bản giải quyết tai nạn hoặc quyết định của tòa án (nếu có); - Các tài liệu khác có liên quan đến vụ tai nạn (nếu có).  Biên bản giám định thiệt hại 2.4.1.5 Quy định về tai nạn, tổn thất liên quan tới trách nhiệm người thứ ba  Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm, Fubon đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hoàn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho Fubon.  Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho Fubon, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì Fubon có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tuỳ từ 50-100% giá trị thiệt hại tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm. 2.4.2 Quy trình giám định, bồi thường của công ty. 2.4.2.1 Quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Tổn thất vật chất xe). Hình 2.2 Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Tổn thất vật chất xe) SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 33 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Nguồn: Phòng giám định bồi thường Fubon Bình Dương. B2. Người được bảo hiểm chụp hình( hiện trường vụ tai nạn) :  Người được bảo hiểm có hai lựa chọn hoặc chụp hình ( kể cả chụp hình bằng điện thoại cũng được chấp nhận ) hoặc báo công an địa phương nơi xảy ra tai nạn.  Còn trong trường hợp người được BH không chụp hình được cũng như không báo công an vì những vết trầy , xước nhỏ , thì phải ngay lập tức thông báo cho Fubon biết để có những hướng dẫn cụ thể hoặc cho xe đến hệ thống garage của Fubon ( những garage đã ký hợp đồng với Fubon) để xem xét sửa chữa. Cách chụp hình hiện trường: Người được bảo hiểm nên chụp toàn bộ hiện trường vụ tai nạn kể cả chụp những dấu vết mà được cho là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. B3. Thông báo cho Fubon biết và chuẩn bị những giất tờ liên quan: Thông báo cho Fubon dưới bất kỳ hình thức nào ( phone, fax,email ….) Những giấy tờ cần chuẩn bị:  Báo cáo của công an( nếu có hoặc bảng tường trình vụ việc có người làm chứng)  Giấy chứng nhận bảo hiểm , hợp đồng bảo hiểm SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 34 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng  Giấy đăng ký xe ( bản sao)  Giấp phép lái xe ( bản sao nhưng mang theo bảnng chính để đối chiếu). B9. Xác nhận đã nhận tất cả những giấy tờ cần thiết: Sau khi người được bảo hiểm đã cung cấp những giấy tờ liên quan và ký tên vào thông báo chấp nhận bồi thường 2.4.2.2 Quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage được ủy quyền). Hình 2.3 Sơ đồ quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage được ủy quyền) Nguồn: Phòng giám định bồi thường Fubon Bình Dương. Những giấy tờ cần thiết mà garage chuẩn bị:  Giấy đăng ký xe SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 35 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng  GPLX của tài xế  Thông báo tai nạn  Hình chụp tổn thất, hư hại  Hình ảnh sau sửa chữa  Báo cáo của công an (nếu cần)  Bảng hòa giải (nếu cần)  Hóa đơn  Thông báo bồi thường (được ký bởi garage)  Biên bản nghiệm thu. 2.4.2.3 Quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage không được ủy quyền). Hình 2.4 Sơ đồ quy trình giải quyết của Garage Service (đối với garage không được ủy quyền). Nguồn: Phòng giám định bồi thường Fubon Bình Dương. 2.4.2.4 Quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Tai nạn con người bên thứ ba) Hình 2.5 Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Tai nạn con người bên thứ ba) SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 36 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Nguồn: Phòng giám định bồi thường Fubon Bình Dương. B2. Người được bảo hiểm chụp hình( hiện trường vụ tai nạn) :  Người được bảo hiểm có hai lựa chọn hoặc chụp hình ( kể cả chụp hình bằng điện thoại cũng được chấp nhận ) hoặc báo công an địa phương nơi xảy ra tai nạn.  Đối với những vụ đâm va với bên thứ ba thường thì báo công an là cách tốt nhất để hỗ trợ người được BH trong quá trình bồi thường Cách chụp hình hiện trường: Người được bảo hiểm nên chụp toàn bộ hiện trường vụ tai nạn kể cả chụp những dấu vết mà được cho là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. B4. Thông báo cho Fubon biết và chuẩn bị những giất tờ liên quan: Thông báo cho Fubon dưới bất kỳ hình thức nào ( phone, fax,email ….) Những giấy tờ cần chuẩn bị là gì:  Báo cáo của công an( nếu có hoặc bảng tường trình vụ việc có người làm chứng)  Giấy chứng nhận bảo hiểm , hợp đồng bảo hiểm  Giấy đăng ký xe ( bản sao)  Giấp phép lái xe ( bản sao nhưng mang theo bảnng chính để đối chiếu) B7. Tập hợp tất cả những biên nhận hoặc hóa đơn cần thiết Biên nhận viện phí , SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 37 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng hóa đơn tiền thuốc… 2.4.2.5 Quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Thiệt hại tài sản bên thứ ba) Hình 2.6 Sơ đồ quy trình giải quyết bồi thường xe cơ giới (Thiệt hại tài sản bên thứ ba) Nguồn: Phòng giám định bồi thường Fubon Bình Dương. B2. Người được bảo hiểm chụp hình( hiện trường vụ tai nạn) : SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 38 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng  Người được bảo hiểm có hai lựa chọn hoặc chụp hình ( kể cả chụp hình bằng điện thoại cũng được chấp nhận ) hoặc báo công an địa phương nơi xảy ra tai nạn.  Đối với những vụ đâm va với bên thứ ba thường thì báo công an là cách tốt nhất để hỗ trợ người được BH trong quá trình bồi thường.  Còn trong trường hợp người được BH không chụp hình được cũng như không báo công an vì những trầy , xước nhỏ , thì phải ngay lập tức thông báo cho Fubon biết để có những hướng dẫn cụ thể hoặc cho xe đến hệ thống garage của Fubon ( những garage đã ký hợp đồng với Fubon) để xem xét sửa chữa. Cách chụp hình hiện trường: Người được bảo hiểm nên chụp toàn bộ hiện trường vụ tai nạn kể cả chụp những dấu vết mà được cho là nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. B3. Thông báo cho Fubon biết và chuẩn bị những giất tờ liên quan: Thông báo cho Fubon dưới bất kỳ hình thức nào ( phone, fax,email ….) Những giấy tờ cần chuẩn bị là gì:  Báo cáo của công an( nếu có hoặc bảng tường trình vụ việc có người làm chứng)  Giấy chứng nhận bảo hiểm , hợp đồng bảo hiểm  Giấy đăng ký xe ( bản sao)  Giấp phép lái xe ( bản sao nhưng mang theo bảnng chính để đối chiếu) B9/ Xác nhận đã nhận tất cả những giấy tờ cần thiết: Sau khi người được bảo hiểm đã cung cấp những giấy tờ liên quan và ký tên vào thông báo chấp nhận bồi thường 2.4.3 Thực trạng công tác giám định, bồi thường của công ty. Công tác giám định- bồi thường là những công việc thuộc dịch vụ sau bán hàng, có tác động đến sự cạnh tranh và uy tín của Công ty. Do vậy Fubon Bình Dương rất chú trọng đến công tác này. Giám định tổn thất được thực hiện bởi các chuyên viên giám định. ở những nước pháp triển, chuyên viên giám định do doanh nghiệp bảo hiểm trực tiếp chỉ định và lựa chọn. Nhưng phần lớn các nước chuyên viên giám định lại chính là nhân viên SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 39 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng của bản thân các doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy chuyên viên giám định phải đảm bảo một số yêu cầu sau: - Ghi nhận thiệt hại phải đảm bảo chính xác, kịp thời, khách quan và trung thực. Ghi nhận thiệt hại tức là ghi lại thực trạng và xác định lại thiệt hại, mức độ trầm trọng và nguyên nhân gây thiệt hại. Công việc giám định chỉ được tiến hành khi bên tham gia bảo hiểm hay doanh nghiệp bảo hiểm yêu cầu. Để đảm bảo tính khách quan, một số nghiệp vụ bảo hiểm trong quá trình giám định phải có sự chứng kiến của các bên có liên quan. - Đề xuất các biện pháp bảo quản và phòng ngừa thiệt hại, phải kịp thời và đúng quyền hạn, khi rủi ro tổn thất xảy ra, chuyên viên giám định có nghĩa vụ can thiệp để giảm thiểu độ trầm trọng của tổn thất và tình trạng gia tăng thiệt hại. Nếu phát hiện tổn thất có tính hệ thống, chuyên viên giám định phải tìm hiểu nguyên nhân, cách giải quyết và thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm đã uỷ nhiệm mình làm người giám định. - Những thông tin mà chuyên viên giám định cung cấp cho doanh nghiệp bảo hiểm dù là tự nguyện, nhưng nội dung của nó là tất cả những chi tiết về những sự kiện đã xảy ra và các vấn đề liên qua như: Thực trạng hiện trường nơi xảy ra tai nạn, tình trạng mất cắp, các quy định của cơ quan công an và chính quyền địa phương… Những thông tin này sẽ không có giá trị nếu được cung cấp quá muộn, bởi vì nó không được đưa ra thảo luận và làm bằng chứng khi lập biên bản giám định tổn thất. Bồi thường là khâu cuối cùng của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới, là mốc đánh dấu chất lượng của dịch vụ bảo hiểm.Có tạo được lòng tin, sự tín nhiệm và mong muốn tái tục của khách hàng hay không, chủ yếu phụ thuộc vào khâu bồi thường. Bồi thương xe cơ giới bao gồm ca bồi thương về Trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba và bồi thường bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Bồi thường và chi trả bảo hiểm là vấn đề trọng tâm của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Bởi vì khi mua bảo hiểm, có nghĩa là khách hàng đã trả tiền cho các sản phẩm bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm cam kết bồi thường một cách nhanh chóng và đầy đủ nếu không may họ bị tổn thất. Chính vào thời điểm tổn thất xảy ra, phía khách hàng thường bị những “cú sốc” lớn về tinh thần, đặc biệt là trong những trường hợp SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 40 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng người được bảo hiểm bị tử vong hay thương tật toàn bộ vĩnh viễn. Vào lúc này thì năng lực, sự trung thực, tính hiệu quả, sự tế nhị và tính nhân đạo của doanh nghiệp bảo hiểm được thừa nhận qua cách xử sự của mình với các nạn nhân và sự kiện được bảo hiểm. Nếu giải quyết tốt thì đó là cách quảng cáo tốt nhất đối với một doanh nghiệp bảo hiểm. Do vậy, Fubon Bình Dương luôn quan niệm “Những cam kết được bảo đảm bằng vàng”. Cụ thể, ta có tình hình chi bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại công ty trong giai đoạn 2011-2012: Bảng 2.3: Tình hình chi bồi thường các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương giai đoạn 2011-2012 (đv.tính: triệu đồng) STT 1 2 3 4 5 Nghệp vụ TNDS ôtô TNDS xe máy Tai nạn đối với lái xe và người 2011 295 0 2012 503 1 ngồi trên xe Vật chất xe ôtô TNDS vượt mức bắt buộc Tổng cộng 0 1.342 11 1.776 19 1.970 14 2.507 Nguồn: Phòng giám định bồi thường Fubon Bình Dương. Phân tích bảng số liệu trên ta thấy:  Nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô có số tiền bồi thường cao nhất trong tất cả các nghiệp vụ, đây cũng là điều dễ hiểu vì nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô có doanh thu cao nhất trong tất cả các nghiệp vụ. Trong khi doanh thu phí của nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe ôtô tăng 1,28 lần thì con số này với chi bồi thường vật chất xe ôtô là 1,48 lần; điều này cho ta thấy được sự chênh lệch giữa tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng chi bồi thường của nghiệp vụ này. Đây là nghiệp vụ chủ đạo nhưng tình hình chi bồi thường lại không mấy khả quan, có xu hướng tăng về số vụ bồi thường lẫn quy mô của mỗi vụ. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 41 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng  Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS ô tô là nghiệp vụ có số chi bồi thường đứng thứ hai trong các nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Và số tiền bồi thường của nghiệp vụ này luôn lớn hơn tổng doanh thu phí của nó. Các con số trên cho ta thấy rằng hiệu quả kinh doanh của nghiệp vụ này là không cao.  Nghiệp vụ bảo hiểm TNDS xe máy, Tai nạn đối với lái xe và người ngồi trên xe, TNDS vượt mức bắt buộc có số tiền bồi thường khiêm tốn, do đặc điểm của nghiệp vụ là bắt buộc nên chủ xe chỉ mua để đối phó với cơ quan chức năng. Chỉ khi xảy ra tai nạn mới biết trong túi mình có bảo hiểm, do vậy, những vụ va chạm nhỏ các chủ xe thường tự thỏa thuận giải quyết và không thông báo cho công ty bảo hiểm biết, còn những vụ tai nạn nghiêm trọng thì công ty mới biết và tiến hành bồi thường. Do đó, trong thời gian tới, chúng ta phải tổ chức tuyên truyền cho mọi người dân hiểu: mua bảo hiểm không phải là bắt buộc mà còn mang nhiều ý nghĩa to lớn khác.  Nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn đối với lái xe và người ngồi trên xe, TNDS vượt mức bắt buộc có số tiền bồi thường không đáng kể. gần như Fubon Bình Dương chỉ phụ trách bồi thường Bảo hiểm vật chất xe và một số ít bảo hiểm TNDS ô tô, còn một số nghiệp vụ bảo hiểm khác thì chưa đáng kể. Ta tiếp tục xét nghiệp vụ bảo hiểm chủ đạo của công ty – bảo hiểm vật chất xe thông qua bảng sau: Bảng 2.4: Tình hình chi giám định – bồi thường tại Fubon giai đoạn 2012-2013 Năm 2012 01/01/2013 => 07/03/2013 891 628 Phí bảo hiểm (VND) 3.189.915.361 648.907.560 Số hồ sơ bồi thường 291 70 1.970.244.790 565.523.066 32,66 11,15 6.770.601 8.078.901 61,77 87,15 Số hợp đồng Số tiền bồi thương (VND) Frequency (%) Severity (VND) Direct Loss Ratio SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 42 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Nguồn: Phòng giám định bồi thường Fubon Bình Dương. Từ bảng số liệu trên, ta có thể thấy:  Năm 2012, Công ty có số 891 hơp đồng bảo hiểm vật chất xe và có 291 vụ tổn thất chiếm tỷ lệ 32,66%. Nhưng tỷ lệ số tiền bồi thường trên doanh thu lại chiếm tỷ lệ tới 61,77%. Điều này cho thấy những vụ tổn thất thường lớn, số tiền bảo hiểm nhiều. Và nhìn số liệu những tháng 1,2, của năm 2013 là những tháng gần tết Nguyên Đán nên số vụ bồi thương nhiều, số tiền bồi thường lớn. Đa số khách hàng đợt gần tết thường đi “rửa” xe. Vì vậy bộ phận giám định cần phải xem xét, giám định kỹ càng để tránh việc trục lợi bảo hiểm.  Tình hình giao thông ngày càng phức tạp, xác xuất để xảy ra tổn thất khi tham gia giao thông là rất lớn. Tai nạn giao thông xảy ra ngày càng nhiều với mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, điều đó giải thích cho lý do vì sao số tiền bồi thường thực tế lại cao đến vậy. Tóm lại, các khoản chi bồi thường của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới chủ yếu xuất phát từ hai nghiệp vụ: TNDS xe ôtô, vật chất xe ôtô. Chi bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tại Fubon Bình Dương có xu hướng tăng do tình hình tai nạn giao thông ngày một nghiêm trọng, bên cạnh đó, cũng phải xét đến yếu tố gian lận trong bảo hiểm. Hiện tượng gian lận, trục lợi trong bảo hiểm ngày càng trở nên phổ biến, nếu ngăn chặn được tình trạng gian lận bảo hiểm sẽ làm giảm thất thoát do bồi thường không hợp lý; qua đó là tăng hiệu quả kinh doanh của công ty nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới nói riêng. 2.4.4 Tình hình trục lợi bảo hiểm. Song song với sự phát triển của xã hội nói chung và các nghiệp vụ bảo hiểm nói riêng thì tình hình gian lận trong bảo hiểm (trục lợi bảo hiểm) cũng tăng lên theo với nhiều hình thức càng ngày càng tinh vi hơn. Cách thức gian lận thường là: - Hợp lý hoá ngày tai nạn với ngày có hiệu lực bảo hiểm: Hình thức này được thực hiện nhiều nhất, bởi phương thức thực hiện đơn giản. Tai nạn xảy ra khi hợp đồng hết hiệu lực. Chủ xe trục lợi bằng cách lùi ngày xảy ra tai nạn SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 43 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng trong thời hạn có hiệu lực của hợp đồng. Hình thức này thường được thực hiện với sự tiếp tay của cơ quan chức năng. - Lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần: Hình thức này được thực hiện khi chủ xe mua bảo hiểm ở nhiều công ty khác nhau mà không thông báo điều này khi họ gặp tai nạn để được bồi thường ở tất cả các công ty bảo hiểm. - Thay đổi tình tiết trong vụ tai nạn: Đây là trường hợp vi pham luật lệ giao thông, bằng lái hoặc giấy phép lưu hành hết hiệu lực hoặc không phù hợp với xe được lái, xe trở quá trọng tải, quá số lượng hành khách quy định...Khi xảy ra tai nạn đương nhiên các trường hợp này sẽ không nằm trong phạm vi bảo hiểm do đó sẽ không được bồi thường. Chủ xe có thể thay đổi các nguyên nhân xảy ra tai nạn để tai nạn nằm trong phạm vi được bảo hiểm. Cũng gống như trường hợp đầu loại hình trục lợi này có sự tiếp tay của nhân viên cơ quan có chức năng. Tuy nhiên ở hình thức này, cũng có thể là do chủ xe không hiểu hết quy tắc bảo hiểm. Do vậy cũng chưa thể kết luận là do chủ xe có hành vi trục lợi bảo hiểm hay không. Bởi họ cho rằng khi có tai nạn xảy ra thì sẽ được bồi thường mà không chú ý tới các điều khản loại trừ khác. - Tạo hiện trường giả: Trong trường hợp này thường đi liền với hình thức thay đổi biển số xe không bị tai nạn đã mua bảo hiểm vào xe bị tai nạn chưa mua bảo hiểm, hoặc đưa xe từ nơi tai nạn đến nơi khác để lập biên bản. Số tiền hòng trục lợi trong trường hợp này lớn, thủ đoạn tinh vi, chặt chẽ rất rễ dẫn đến bồi thường nhầm. - Khai tăng tổn thất: Khi bị tai nạn sẽ khai tổn thất lớn hơn thực tế mà xe gặp phải nhằm nhận được tiền bồi thường lớn hơn thực tế. Bảng 2.5: Tình hình trục lợi bảo hiểm vật chất xe cơ giới tại Fubon Bình Dương giai đoạn 2011-2012 STT Chỉ tiêu Số vụ đòi khiếu nại giải 1 quyết bồi thường 2 Số vụ nghi ngờ 3 Số vụ chấp nhận SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Đơn vị Vụ Vụ Vụ 2011 2012 205 35 11 291 52 24 Trang 44 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng 4 Số vụ phát hiện trục lợi Tổng số tiền từ chối bồi Vụ 5 thường do gian lận 6 Số tiền bồi thường thực tế Triệu đồng Triệu đồng 24 28 138 1.342 193 1.970 (Nguồn: Phòng giám định và bồi thường của Fubon Bình Dương) Qua bảng số liệu trên ta rút ra nhận xét sau: Càng ngày thủ đoạn trục lợi bảo hiểm càng diễn ra tinh vi hơn do đó mặc dù tỷ lệ số vụ gian lận bị phát hiện có giảm đi nhưng số tiền từ chối bồi thường của các vụ đó lại tăng lên, điều này cho thấy mức độ gian lận đã tăng theo mặt chất, vì vậy công ty cần phải tổ chức tốt việc đào tạo cán bộ giám định, giúp cho việc giám định một cách chặt chẽ, làm cho việc phát triển nghiệp vụ bảo hiểm vật chất xe cơ giới càng ngày càng hoàn thiện hơn. Tóm lại, tất cả những hình thức trục lợi từ phía khách hàng đều nhằm làm lợi một cách bất chính cho họ và điều này dã làm thiệt hại cho Công ty. Vấn đề này cần được nhìn nhận một cách nghiêm túc từ đó rút ra những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp trục lợi bảo hiểm. Bởi vì trục lợi bảo hiểm không những làm xấu đi tình hình tài chính của Công ty mà còn làm giảm khẳ năng cạnh tranh cũng nhue uy tín của công ty. 2.5 Phân tích SWOT Fubon Bình Dương SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 45 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng Bảng 2.6: Bảng phân tích SWOT FUBON Bình Dương. Opportunities Threats Strengths Weaknesses - Nền kinh tế có - Hội nhập nền - Chi nhánh bước vào năm - Năng lực của công dấu hiệu phục kinh tế, nhiều thứ 4 hoạt động kinh doanh ty còn thấp chưa thể hồi, tăng trưởng doanh nghiệp bảo đã tạo được uy tín trên thị cạnh tranh với các kinh tế tạo điều hiểm ra đời, sự trường và có cơ sở để đẩy công ty lớn như: Bảo kiện thuận lợi cạnh tranh gay gắt mạnh phát triển. Việt, cho thị trường giữa các công ty Bảo Minh, PVI… bảo hiểm phi bảo hiểm. nhân thọ phát triển. - Là công ty của Đài Loan, PJICO, BIC, Chi nhánh nằm ngay tại - Công tác khai thác - Cạnh tranh bằng khu công nghiệp Việt Nam gốc còn nhiều bất con đường hạ phí - Singapo và nhiều khu cập, mới thành lập - Nhận thức về ảnh hưởng xấu công nghiệp khác, có nhiều nên chưa tạo uy tín nhu cầu, dụng về tác đến uy tín thị khách hàng tiềm năng là trong ngành bảo hiểm bảo trường. hiểm của người dân, doanh nghiệp được nâng cao. công ty Đài Loan và Trung cao, đặc biệt là khách - Hoạt động tái Quốc. hàng Việt Nam. bảo hiểm không - Mô hình hoạt động gọn, - Chưa mở rộng được chỉ trong cạnh nước tranh nhẹ, luôn thích ứng, linh chi nhánh khắp các mà hoạt trước những biến tỉnh thành của cả - Việt Nam đã cạnh tranh trên động của thị trường. nước nên việc khai gia nhập WTO phạm vi quốc tế. thac còn gặp nhiều được 6 năm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp bảo hiểm trong nước trao đổi họp doanh tác với nghiệp SVTH: Nguyễn Quốc Pháp - Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động, phong cách làm hạn chế. việc chuyên nghiệp, thực - Mô hình giám định hiện tốt công tác kinh bồi thường liên kết doanh, cũng như giám định với garage, tuy nhiên bồi thường. nhiều garage thực hiện chưa chuyên Trang 46 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng nước ngoài. Đặc - Việc giám định bồi nghiệp trong việc giải biệt trong hoạt thường thông qua việc liên quyết bồi thường bảo động kết với Garage nên quy hiểm nên còn chậm tái bảo hiểm. trình thanh toán nhanh, tạo trễ. uy tín cho khách hàng. 2.6 Kết luận chương 2 Năm 2011, thị trường tài chính suy giảm đã làm cho các công ty bảo hiểm trên thế giới và trong nước gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, cùng với các tổn thất thiên tai mang tính chất thảm họa đã làm sói mòn nguồn vốn. Và những khó khăn trong lĩnh vực đầu tư của công ty bảo cũng mang lại không ít khó khăn. Thị trường bảo hiểm đang phải trải qua những giai đoạn khó khăn, điều đó sẽ tác động không nhỏ tới thị trường tái bảo hiểm Việt Nam nói chung và Fubon Việt Nam nói riêng. Bởi thực trạng cạnh tranh không lành mạnh bằng con đường hạ phí, khai thác mà yếu tố kỹ thuật không được đặt lên hàng đầu. Đặc biệt với một công ty mới bước chân vào thị trường bảo hiểm Việt Nam còn khó khăn hơn nhiều. Đặc biệt là việc khai thác khách hang phi Đài Loan và khách hàng cá nhân. Trong chương này đề cập quy trình giám định bồi thường đang được áp dụng với tình hình thực tế của Fubon Bình Dương, phản ánh chi tiết tình hình giám định và chi bồi thường của công ty. Vấn đề đặt ra là phải làm sao để nâng cao hơn nữa hiệu quả trong dịch vụ cung cấp sau bán hàng này để nâng cao uy tín, cách làm việc chuyên nghiệp. Như vậy Fubon Bình Dương mới có thể cạnh tranh với những công ty đang rất mạnh và lướn trong thị trường bảo hiểm Việt Nam. Chương tiếp theo sẽ làm rõ hơn vấn đề đặt ra này. SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 47 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢM PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIÁM ĐỊNH, BỒI THƯỜNG BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM FUBON – CHI NHÁNH TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG. 3.1 Mục tiêu của Fubon Bình Dương trong năm 2013. Đẩy mạnh phát triển dòng sản phẩm cá nhân như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe,.. Đầu năm 2013, Fubon Bình Dương đã bắt đầu triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe. Sản phẩm cũng ngày càng hoàn thiện về nhiều cũng như khả năng phù hợp với nhu cầu thị trường. Fubon Bình Dương đang cố gắng duy trì những sản phẩm truyền thống trước đây và những sản phẩm mới. Đẩy mạnh phát triển nguồn khách hàng phi Đài Loan và khách hàng cá nhân. Hiện tại khách hàng của Fubon Bình Dương đa số là nguồn khách hàng Đài Loan. Công ty đang dần cải thiện uy tín của mình để phát triển mạnh nguồn khách hàng phi Đài Loan và khách hàng cá nhân. Đẩy mạnh dịch vụ sau bán hàng – nghiệp vụ giám định bồi thường, nâng cao tầm uy tín của công ty trong mắt mọi khách hàng. Nâng cao chất lượng giám định bồi thường. Đẩy mạnh ký kết với nhiều garage trên khu vực Bình Dương, những garage uy tín, làm việc chuyên nghiệp để khâu giải quyết bồi thường được tiến hành nhanh chóng. 3.1. Những thuận lợi và khó khăn 3.1.1. Thuận lợi Là công ty mới đi vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, Fubon Bình Dương đã tận dụng triệt để lợi thế của một công ty đến sau. Fubon đang dần kiện toàn bộ máy tổ chức và dần hoàn thiện các hoạt động kinh doanh của mình mà không bỏ qua những bài học kinh nghiệm của các công ty vào thị trường trước. Fubon có một mạng lưới khách hàng rộng và khá chắc chắn thông qua các quan hệ tín dụng, ngân hàng, đặc biệt là khách hàng Đài Loan và tầm ảnh hưởng của Tập đoàn tài chính Fubon. Vì vậy giữa khách hàng và công ty bảo hiểm trước khi có SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 48 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng quan hệ bảo hiểm thường đã có một quan hệ tài chính nhất định, điều đó làm tăng độ tin cậy giữa các bên trong hợp đồng, điều đó khiến cho công tác giám định, bồi thường và đề phòng hạn chế tổn thất giảm bớt những khó khăn. Cùng với sự tăng trưởng nhanh về kinh tế, đời sống người dân được nâng cao, ý thức khách hàng của bảo hiểm cũng tăng lên, họ hiểu chính xác hơn ý nghĩa của bảo hiểm cùng nghĩa vụ và quyền lợi của mình, điều đó đã giúp cho công tác giám định, bồi thường được thuận lợi hơn. Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật dân sự và hình sự, đồng thời cũng chú trọng điều chỉnh kịp thời hệ thống luật bảo hiểm, điều này là cơ sở vững chắc cho cán bộ giám định và bồi thường thực hiện nhiệm vụ của mình, tránh được những chanh cãi không đáng có giữa nhà bảo hiểm và khách hàng, gây mất uy tín của công ty… Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cũng liên tục nghiên cứu để đưa ra các biện pháp nhằm giảm gánh nặng và nâng cao hiệu quả công tác giám định, bồi thường và hạn chế tổn thất ở các công ty bảo hiểm. Cụ thể: cho đến nay, bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 đã có quy trình giám định, bồi thường chung cho tất cả các công ty kinh doanh sản phẩm này. Hiệp hội mong muốn đưa ra quy trình giám định, bồi thường chung cho toàn ngành nhằm giảm rút ngắn các quy trình mà các công ty tự lên kế hoạch hoạt động, giảm bớt các chi phí liên quan, giảm các thủ tục hành chính rưởm rà…Đây là lợi thế không nhỏ đối với các công ty kinh doanh bảo hiểm xe cơ giới nói chung và Fubon Bình Dương nói riêng… 3.1.2 Khó khăn Kinh doanh bảo hiểm là kinh doanh lời hứa, lời cam kết, là một thỏa thuận dân sự, thực hiện giám định và bồi thường cho khách hàng khi có tổn thất được bảo hiểm xảy ra chính là công ty bảo hiểm thực hiện lời hứa của mình với khách hàng. Vì vậy, nó trở thành một công tác sau bán hàng vô cùng quan trọng. Đặc biệt hơn, nó đòi hỏi người thực hiện phải có trình độ chuyên môn cao, hiểu biết rộng, Fubon Bình Dương hoạt động đến nay được gần 3 năm, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 49 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng số lượng cán bộ có kỹ thuật chuyên môn cao còn thấp, điều đó khiến công ty không ngừng hoàn thiện bộ máy tổ chức và đưa ra các biện pháp nhằm thu hút nhân tài… Một khó khăn khách quan vô cùng lớn đối với tất cả các doanh nghiệp bảo hiểm nói chung và Fubon Bình Dương nói riêng là vấn đề trục lợi bảo hiểm. Trục lợi bảo hiểm diễn ra ở hầu hết các nghiệp vụ bảo hiểm, nhưng nhiều nhất vẫn là trục lợi bảo hiểm xe cơ giới. Cùng với tốc độ phát triển của thị trường bảo hiểm, mức độ và cách thức trục lợi cũng ngày càng tinh vi và đa dạng hơn, đòi hỏi giám định viên phải hết sức nhạy cảm và có nhiều kinh nghiệm. Tình trạng trục lợi bảo hiểm tại Việt Nam là khá phổ biến nhưng để phát hiện được lại rất khó khăn. Trong những trường hợp này, giải pháp duy nhất là công ty bảo hiểm huỷ hợp đồng và việc chấm dứt hợp đồng bảo hiểm là hợp pháp và được quy định trong Điều 23, Luật Kinh doanh bảo hiểm. Các hình thức trục lợi bảo hiểm xe cơ giới phổ biến ở Việt Nam phải kể tới như: hợp lý hóa ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm, thay đổi tình tiết vụ tai nạn, tạo hiện trường giả, khai tăng số tiền tổn thất, lập hồ sơ khiếu nại nhiều lần, cố ý gây tai nạn. 3.2 Các giải pháp. 3.2.1 Đối với công tác giám định. Trong nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới thì công tác giám địmh thiệt hại là công việc phức tạp, đòi hỏi người cán bộ giám định không những phải am hiểu về khoa học kỹ thuật mà còn phải am hiểu về pháp luật. Công ty cần trang bị thêm những thiết bị hiện đại phục vụ cho công tác giám định để mức độ giám định được chính xác hơn. Đồng thời nên quy định các chủ xe phải có giấy chứng nhận về số lượng hàng hoá chuyên chở, chất lượng, chủng loại hàng hoá để tránh tình trạng khi xẩy ra tai nạn chủ xe bốc dỡ số hàng quá tải. Đối với hợp đồng bảo hiểm thì công ty nên có những điều khoản về phạt hợp đồng nếu phát hiện thấy có sự gian lận trong bảo hiểm. Điều này có thể làm hạn chế những hành vi trục lợi bảo hiểm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giám định. Công ty nên sử dụng đội ngũ công tác viên, các cộng tác viên phải là những kỹ sư hoặc là các chuyên gia giỏi về kỹ thuật ôtô. Đối với các giám định viên thì cán bộ lãnh đạo công ty phải phân công cho họ thực hiện công tác giám định được nhanh chóng, cung cấp hồ sơ kịp thời và hoàn SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 50 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng chỉnh cho việc bồi thường được diễn ra một cách thuận lợi, khắc phục được hậu quả tai nạn. Đối với các chủ xe thì thì công ty nên cung cấp số điện thoại cho họ để họ có thể dễ dàng liên hệ với cán bộ giám định bất cứ lúc nào. Vì khi tham gia bảo hiểm, các chủ xe chỉ mong muốn được khắc phục thiệt hại một cách nhanh chóng khi có sự cố xẩy ra. Như vậy, khi có sự cố xẩy ra thì cán bộ giám định có mặt kip thời để thực hiện công việc của mình. Đồng thời cũng cần có những chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ gám định, để khuyến khích họ làm tốt hơn công việc của mình. 3.2.2 Đối với công tác bồi thường. 3.2.2.1 Nâng cao trình độ chuyên môn của giám định viên Công tác bồi thường của Công ty sẽ không thể đạt được hiệu quả cao nhất nếu có những yếu kém về mặt chuyên môn của giám định viên làm công tác giám định. Vì có giám định chính xác, kịp thời thiệt hại thì công tác bồi thường tổn thất mới nhanh chóng và chính xác được. Muốn vậy, Công ty cần phải quan tâm đến một số vấn đề sau. - Hành lang pháp luật chưa nhiều, các điều khoản, luật vẫn còn đang được hoàn thiện để từ đó có một bộ luật thống nhất, đầy đủ về bảo hiểm. Bộ luật quan trọng nhất được ban hành là luật kinh doanh bảo hiểm ( ngày 01 – 04 2001 ) tạo cơ sở cho sự phát triển của ngành bảo hiểm. Với những văn bản luật mới được áp dụng cần cho nhân viên nắm vững, để cho mọi hoạt động của Công ty luôn chấp hành đúng quy định của Nhà nước. - Thường xuyên gửi cán bộ đi học củng cố, nâng cao kiến thức ngòai chuyên môn như tin học, ngoại ngữ, công nghệ mới trong ngành...Tuyên truyền, nâng cao ý thức đạo đức cho giám định viên bởi quyết định của họ có ảnh hưởng lớn đến số tiền bồi thường. Đối với các trường hợp không đủ trình độ, Công ty cần xem xét bổ xung kiến thức, nếu không thể thì có thể thuyên chuyển sang làm công tác phù hợp hơn. - Có chế độ thi tuyển rộng rãi, thu hút người tài về Công ty. Bởi vì mỗi cá nhân trong công ty đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động của những người còn SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 51 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng lại. Thường Xuyên tổ chức tập huấn nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên để họ theo kịp yêu cầu công tác. 3.2.2.2 Các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất - Phối hợp với cảnh sát giao thông để tổ chức các chiến dịch phòng ngừa tai nạn thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. - Với những đoạn đướng nguy hiểm Công ty có thể cho xây dựng các công trình làm giảm độ nguy hiểm của đoạn đường như: đường lánh nạn, gương cầu, tường chắn... Để hạn chế tai nạn. Thành lập các trạm cấp cứu giao thông thường trực 24/24 tại các đoạn đường có mật độ xe cao. Để thực hiện biện pháp này, Công ty có thể phối hợp cung với Nhà nước thực hiện để giảm bớt chi phí. - Thực hiện các cuộc nghiên cứu, điều tra về nguyên nhân tai nạn. Mức độ thiệt hại trong từng trương hợp cụ thể, sau đó tư vấn cho khách hàng về những nguyên nhân của những tai nạn có thể xảy ra đối với xe của họ và các biện pháp phòng tránh thích hợp. Biện pháp này sẽ có tác dụng nâng cao tinh thần cảnh giác của lái xe, chủ xe, hạn chế đến mức thấp nhất các tai nạn có thể xảy ra. - áp dụng hệ thống ước tính chi phí sửa chữa bằng máy vi tính. Để giải quyết bồi thường hiệu quả và hợp lý hơn. Công ty có thể trang bị thêm các phần mềm cần thiết cho hệ thống máy vi tính. Việc ước tính chi phí sửa chữa có thể được tự động tính ngay sau khi những số liệu cần thiết được truy cập vào máy vi tính. 3.2.2.3 Bảo đảm chính xác và kịp thời cho người thụ hưởng trong bồi thường tổn thất. Khi tai nạn xảy ra, các chủ xe có mua bảo hiểm thường mong muốn Công ty nhanh chóng bồi thường cho họ, để họ có thể nhanh chóng ổn định và đi vào hoạt động sản xuất bình thường. Vì vậy, khi có hồ sơ khiếu nại, trong thời gian sớm nhất có thể, Công ty phải giải quyết cho khách hàng tránh để tồn đọng hồ sơ, từ đó sẽ tạo đựợc lòng tin nơi khách hàng. Muốn vậy, Công ty cần phải: - Hướng dẫn chi tiết và cụ thể các bước trong quá trình thu thập hồ sơ, chứng từ có liên quan đến vụ tai nạn để đảm bảo giải quyết bồi thương nhanh chóng, bởi một phần các vụ tồn đọng là do không đủ giấy tờ. - Các vụ nghi ngờ gian lận cũng cần được điều tra nhanh chóng để đưa ra các kết luận rõ ràng về việc có bồi thường hay không ( phải được thông báo SVTH: Nguyễn Quốc Pháp Trang 52 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Nguyễn Tiến Hùng rõ ràng bằng văn bản ), tránh ỷ lại vì có sự nghi ngờ nên tri trệ trong việc giải quyết hồ sơ. - Với các vụ tai nạn ở xa, cần phải có sự phối hợp kịp thời gữa Tổng công ty và các công ty bảo hiểm trực thuộc để nhanh chóng xét giải quyết bồi thường cho khách hàng. 3.2.2.4 Nhanh chóng phát hiện và sử lý những trường hợp trục lợi bảo hiểm Khi có nghi ngờ gian lận bảo hiểm trong đơn khiếu lại của khách hàng, Công ty phải tiến hành điều tra khẩn trương, giữ bí mật công tác điều tra, không cho chủ xe biết. Bởi nếu có sự rò rỉ thông tin sẽ đánh động cho chủ xe có phương án đối phó kịp thời. Nếu phát hiện có truc lợi phải có ngay các biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm minh như: Ngừng ngay viêc chi trả bồi thường, truy đòi người tham gia bảo hiểm những chi phí mà Công ty đã bỏ ra trong quá trình điều tra và huỷ bỏ hợp đồng, nếu quá nghiêm trọng có thể đưa ra truy tố trước pháp luật... Đối với từng trường hợp gian lận bảo hiểm cần phải có từng biện pháp xử lý riêng. Cụ thể là. - Nếu nghi ngờ có hiện tượng hợp lý hoá ngày tai nạn và hiệu lực bảo hiểm thì việc đầu tiên là kiểm tra lại giấy chứng nhận bảo hiểm xem có hợp lý không. Nếu đã thấy hợp lý thì việc giám định chủ yếu dựa vào việc xác minh tại hiện trường cùng lời khai của các nhân chứng để xác định đúng ngày xảy ra tai nạn. - Nếu có sự nghi ngờ về hiện tựợng lập hồ sơ khiếu lại nhiều lần. Để ngăn chặn hiện tượng này rất cần có sự phối hợp của các công ty bảo hiểm trên thị trường với nhau như: trao đổi thông tin có liên quan đến chiếc xe bị tai nạn... Điều này có thể thực hiện thông qua mạng Internet. - Nếu có nghi ngờ về sự tạo hiện trường giả thì qua điều tra các dấu vết còn xót lại trên hiện trường xem có phải là xe đã bị tai nạn ở đay hay không...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.