Luận văn: Hiệu quả hoạt động của kinh doanh của chi nhánh ngân hàngThanh Xuân

pdf
Số trang Luận văn: Hiệu quả hoạt động của kinh doanh của chi nhánh ngân hàngThanh Xuân 16 Cỡ tệp Luận văn: Hiệu quả hoạt động của kinh doanh của chi nhánh ngân hàngThanh Xuân 483 KB Lượt tải Luận văn: Hiệu quả hoạt động của kinh doanh của chi nhánh ngân hàngThanh Xuân 0 Lượt đọc Luận văn: Hiệu quả hoạt động của kinh doanh của chi nhánh ngân hàngThanh Xuân 11
Đánh giá Luận văn: Hiệu quả hoạt động của kinh doanh của chi nhánh ngân hàngThanh Xuân
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 16 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Báo cáo thực tập tổng hợp Luận văn Hiệu quả hoạt động của kinh doanh của chi nhánh ngân hàngThanh Xuân SV: Lê Thị Thanh Hòa 1 Lớp: Ngân hàng (BN) - K17 Báo cáo thực tập tổng hợp MỤC LỤC TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ . 3 1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng:.......... 3 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: .................................................. 3 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh: ..................................................... 4 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng: ........................................... 5 1.2 Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh Thanh Xuân: ................ 9 1.2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh: ......................................10 1.2.2 Tình hình huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế: ...........11 1.2.3 Tỷ trọng huy động vốn theo kỳ hạn: ............................................12 1.2.4 Tỷ trọng tăng trưởng tổng dư nợ:.................................................13 1.2.5 Hiệu quả hoạt động của kinh doanh của chi nhánh: .....................14 SV: Lê Thị Thanh Hòa 2 Lớp: Ngân hàng (BN) - K17 Báo cáo thực tập tổng hợp TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ 1.1 Lịch sử hình thành phát triển và cơ cấu tổ chức của ngân hàng: 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển: s VIB được thành lập dưới hình thức một công ty cổ phần nên có: - Tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam. - Tên đầy đủ là Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam. Ngân hàng được khai trương hoạt động vào ngày 18/09/1996 với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng Việt Nam và thời gian hoạt động là 99 năm. Sau hơn mười năm hoạt động cho đến 25/12/2007 thì vốn điều lệ của ngân hàng đã tăng lên 2000 tỷ đồng và tổng tài sản đã đạt trên 35000 tỷ đồng. Cổ đông sáng lập của VIB bao gồm các cá nhân, doanh nhân thành đạt tại Việt Nam và trên trường quốc tế cùng với hai hệ thống ngân hàng lớn là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (VCB) và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank). Chi nhánh Thanh Xuân được thành lập vào tháng 7/2005 có trụ sở tại 183 Trường Chinh. Chi nhánh Thanh Xuân có phòng giao dịch trực thuộc là PGD Chợ Mơ. Phòng giao dịch Chợ Mơ được mở theo quyết định mở số 420/2008/QĐ- HĐQT ngày 19/2/2008 của Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại quốc tế và chính thức đi vào hoạt động ngày 16/04/2008. Quyết định mở PGD nằm trong chiến lược mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng, hoạt động trên địa bàn tiềm năng của ngân hàng với trụ sở đặt tại số 496 Bạch Mai-quận Hai Bà Trưng – Hà Nội.Với đặc điểm địa bàn tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, các cá nhân buôn bán…nên luôn có nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên cùng tại khu vực này cũng có khá nhiều ngân SV: Lê Thị Thanh Hòa 3 Lớp: Ngân hàng (BN) - K17 Báo cáo thực tập tổng hợp hàng cùng hoạt động như Sacombank, Agribank, ngân hàng Phương Nam, ngân hàng Đại Dương do đó có sự cạnh tranh rất gay gắt, thị phần bị san sẻ nhiều tuy nhiên chi nhánh luôn tìm ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp đa dạng các dịch vụ nhằm giữ các khách hàng trung thành đồng thời thu hút, lôi kéo các khách hàng tiềm năng đến với chi nhánh. Tuy tuổi đời còn non trẻ nhưng VIB Thanh Xuân luôn vươn lên để khẳng định chính mình.Cơ sở vật chất của chi nhánh được trang bị hiện đại, đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ nhưng rất tận tụy với nghề với số lượng 25 người có trình độ đại học và trên đại học. Bên cạnh đó PGD được tách ra từ chi nhánh Thanh Xuân (PGD nằm trên địa điểm cũ của chi nhánh Thanh Xuân) nên PGD vẫn giữ chân được những khách hàng cũ đồng thời thu hút được thêm nhiều khách hàng mới. Định hướng phát triển của chi nhánh là tập trung vào khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân những hộ buôn bán nhỏ lẻ tại địa bàn hoạt động, do xác định được rõ đối tượng mà mình phục vụ nên Chi nhánh cũng như PGD luôn đưa ra những phương châm phục vụ cho phù hợp. 1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh: Chi nhánh Thanh Xuân có PGD trực thuộc là PGD Chợ Mơ, sơ đồ cơ cấu tổ chức như sau: SV: Lê Thị Thanh Hòa 4 Lớp: Ngân hàng (BN) - K17 Báo cáo thực tập tổng hợp Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Thanh Xuân Giám đốc chi nhánh Phòng Kinh doanh Phòng Dịch vụ khách hàng Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp Giao dịch tín dụng Phòng Giao dịch chợ Mơ 1.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng: Chi nhánh có 25 nhân viên, đứng đầu là Giám đốc chi nhánh- Nguyễn Anh Thơ là người có thẩm quyền cao nhất ra các quyết định về điều hành kinh doanh của chi nhánh, phòng giao dịch đứng đầu là trưởng phòng - Thái Thị Quỳnh Trang.Chi nhánh Thanh Xuân gồm hai phòng chính là phòng kinh doanh và phòng dịch vụ khách hàng. 1.1.3.1. Phòng kinh doanh: Gồm bộ phận: tín dụng cá nhân, tín dụng doanh nghiệp và Giao dịch tín dụng. * Tín dụng cá nhân có các trách nhiệm chính như sau:  Chuyên môn hóa theo sản phẩm: tín dụng cá nhân phải có hiểu biết sâu rộng về nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân khác nhau để có cơ sở quản lý rủi ro thuộc phạm vi danh mục sản phẩm mà họ phụ trách được tốt hơn cũng như không bỏ qua các cơ hội thúc đẩy doanh số bán hàng. SV: Lê Thị Thanh Hòa 5 Lớp: Ngân hàng (BN) - K17 Báo cáo thực tập tổng hợp  Phát triển kênh phân phối: - Phát triển mối quan hệ với các đối tác phân phối hàng hóa dịch vụ tiêu dùng (bảo hiểm, chứng khoán, các siêu thị…) để tránh tình trạng các khách hàng này bị các đối thủ cạnh tranh lôi kéo. - Thường xuyên đến thăm đối tác có tiềm năng để kịp thời nắm bắt được nhu cầu hợp tác của họ và xúc tiến liên kết với ngân hàng.  Phát triển cơ sở khách hàng tiềm năng: - Tổ chức thu nhập, mua hoặc hợp tác chia sẻ danh sách khách hàng tiềm năng để phân đoạn chào bán phù hợp với từng sản phẩm dịch vụ khách hàng cá nhân. - Tổ chức bán chéo sản phẩm dịch vụ ngân hàng cá nhân trong các khách hàng doanh nghiệp và định chế của ngân hàng.  Lập kế hoạch khai thác khách hàng: - Kế hoạch khai thác khách hàng theo từng khu vực, địa bàn chi nhánh được phân công trên cơ sở chỉ tiêu định hướng của Trưởng phòng. - Kế hoạch khai thác khách hàng chi tiết cụ thể đến số khách hàng và doanh số ước cho từng sản phẩm.  Đề xuất: - Áp dụng cách KHCN nhìn nhận giá trị của các sản phẩm/ dịch vụ mà ngân hàng cung cấp (bộ phận Marketing có trách nhiệm tìm hiểu và cung cấp nhận thức của KHCN cho các chuyên viên bán hàng). - Kiến nghị về giá cho từng loại sản phẩm dịch vụ sau khi đã cân nhắc giữa rủi ro và lợi nhuận. - Đảm bảo khi gặp gỡ khách hàng, đối tác, các chuyên viên bán hàng làm việc theo đúng tiêu chuẩn đề cao tính chuyên nghiệp của ngân hàng.  Hướng dẫn hồ sơ và thẩm định khách hàng: SV: Lê Thị Thanh Hòa 6 Lớp: Ngân hàng (BN) - K17 Báo cáo thực tập tổng hợp - Thực hiện hướng dẫn khách hàng hồ sơ vay vốn và tiến hành thẩm định khách hàng theo quy định và hướng dẫn của VIB theo các thức chuyên nghiệp, khách quan, trung thực và đảm bảo tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp.  Kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng.  Ghi nhật ký công việc hàng ngày.  Phát triển cá nhân  Tuân thủ: - Luôn đảm bảo các hoạt động kinh doanh hoàn toàn tuân thủ các quy định của luật, NHNN và các cơ quan pháp luật khác. - Luôn đảm bảo các hoạt động kinh doanh hoàn toàn tuân thủ các quy tắc hành vi ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của ngân hàng. Chỉ tiêu công việc được giao: Về tài chính:  Doanh thu  Tăng trưởng dư nợ  Ngân sách dành cho chi phí bán hàng. Về phi tài chính;  Số lượng khách hàng mới ( đối với cho vay tiêu dung)  Chất lượng tín dụng  Tuân thủ  Bán chéo. * Tín dụng doanh nghiệp: các trách nhiệm chính cũng tương tự như tín dụng cá nhân tuy nhiên đối tượng khách hàng của họ là các doanh nghiệp. * Giao dịch tín dụng có các trách nhiệm chính như sau: SV: Lê Thị Thanh Hòa 7 Lớp: Ngân hàng (BN) - K17 Báo cáo thực tập tổng hợp  Kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng trên báo cáo thẩm định của tín dụng.  Thông báo cho khách hàng khoản vay đã được chấp nhận, từ chối.  Đảm bảo về điều kiện cũng như các thủ tục để hoàn tất hợp đồng vay.  Hoàn thiện hợp đồng đảm bảo tiền vay  Lưu trữ hồ sơ đảm bảo tiền vay  Định giá tài sản  Giám sát ngày đáo hạn của hợp đồng bảo hiểm, bảo lãnh và các giấy tờ khác.  Giám sát việc xuất trình đúng hạn các tài liệu của người vay theo cam kết  Tính điểm mức độ tín nhiệm của khách hàng.  Theo dõi, xây dựng cơ sở dữ liệu về khách hàng vay.  Xử lý khoản vay  Giám sát và báo cáo kịp thời các khoản vay đã được phê duyệt nhưng chưa rút vốn.  Giám sát các điều kiện, điều khoản vay trong hợp đồng vay.  Lưu giữ hồ sơ tín dụng, báo cáo thống kê và đầu mối văn thư của khối.  Ghi nhật ký công việc hàng ngày  Cải thiện quy trình  Tuân thủ tuyệt đối các quy định chính sách của nhà nước và VIB  Vấn đề khác: do trưởng phòng giao. Chỉ tiêu công việc được giao: - Thời gian xử lý công việc - Mức độ chính xác trong lập hồ sơ hợp đồng SV: Lê Thị Thanh Hòa 8 Lớp: Ngân hàng (BN) - K17 Báo cáo thực tập tổng hợp - Giám sát khoản vay - Mức độ hài lòng của khách hàng sau khi phê duyệt. 1.1.3.2 Phòng dịch vụ khách hàng: Phòng dịch vụ khách hàng gồm 10 người, hoạt động chính của phòng dịch vụ khách hàng là:  Nhận tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.  Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước  Các hoạt động liên quan đến thẻ ATM  Kiều hối  Các hoạt động khác 1.2 Khái quát tình hình hoạt động của Chi nhánh Thanh Xuân: Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, năm 2007 là năm chứng kiến nhiều biến động của nền tài chính tiền tệ thế giới. Suy thoái của thị trường bất động sản kéo theo khủng hoảng tín dụng tại Mỹ nhanh chóng lan ra nhiều nước trong khu vực, những rối loạn chao đảo trên thị trường chứng khoán làm cho giá vàng và giá dầu thô tăng và biến động liên tục. Tuy bối cảnh tình hình kinh tế xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp nhưng nhìn chung kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng và có những bước chuyển biến tích cực. Tăng trưởng của Việt Nam vẫn đứng thứ 3 Châu Á, thu nhập quốc dân tính bình quân đầu người đạt 835 trên đà đi lên, quy mô hóa thị trường chứng khoán tập trung đạt trên 43% so với GDP. Năm 2007 cũng đánh dấu một năm nữa khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng trưởng ngoạn mục, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt hơn. Nhiều ngân hàng đã xây dựng được hệ thống mạng lưới chi nhánh, công nghệ, dịch vụ có nhiều tiến bộ nên kết quả hoạt động kinh doanh của khối ngân hàng đã có bước tăng trưởng mạnh so với các năm trước SV: Lê Thị Thanh Hòa 9 Lớp: Ngân hàng (BN) - K17 Báo cáo thực tập tổng hợp Với phương châm hoạt động kinh doanh là”Luôn gia tăng giá trị cho bạn”, hệ thống ngân hàng quốc tế nói chung và Chi nhánh Thanh Xuân nói riêng đã xây dựng, hoạt động dựa trên chất lượng dịch vụ tiêu chuẩn cao nhất, hoạt động an toàn và bền vững để không ngừng mang lại lợi ích gia tăng cho khách hàng, đối tác, cán bộ nhân viên trong hệ thống. Chi nhánh đã không ngừng tăng cường đầu tư công nghệ cũng như đội ngũ nhân viên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, làm hài lòng khách hàng ở mức cao nhất. 1.2.1 Tình hình huy động vốn của Chi nhánh: Trong vài năm gần đây tuy điều kiện huy động vốn có nhiều yếu tố không thuận lợi như tỷ lệ lạm phát ở mức cao hơn 12% gây nhiều tâm lý không muốn gửi tiền vào ngân hàng của dân cư cộng với năm qua ngân hàng nhà nước quyết định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc của hệ thống ngân hàng thương mại từ 5% lên 10% do đó kéo theo chi phí huy động vốn của ngân hàng tăng lên. Bên cạnh đó thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán, thị trường vàng ngày càng phát triển thu hút một lượng vốn đáng kể đổ vào làm giảm lượng tiền huy động của các ngân hàng xuống. Nhiều ngân hàng khát VNĐ do đó phải đi vay trong hệ thống liên ngân hàng với lãi suất rất cao, có những dịp cao điểm như Tết nguyên đán thì lãi suất cho vay liên ngân hàng đã có lúc vượt qua con số 30%/năm, tuy vậy những ngân hàng thiếu nguồn bắt buộc phải đi vay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên với nhiều hình thức huy động vốn đa dạng nên hoạt động huy động vốn của Chi nhánh vẫn tăng trưởng ở mức độ ổn định. SV: Lê Thị Thanh Hòa 10 Lớp: Ngân hàng (BN) - K17
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.