Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An

doc
Số trang Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An 89 Cỡ tệp Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An 989 KB Lượt tải Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An 0 Lượt đọc Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An 32
Đánh giá Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

1 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của chuyên đề 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Yêu cầu 2 CHƯƠNG I 3 TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 3 1.1.2. Khái niệm về Quyền sử dụng đất 5 1.1.3. Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 5 1.1.4. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 6 1.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 10 1.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 10 1.2.2. Quy định chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 12 1.3. Cơ sở thực tiễn công tác cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 23 1.3.1. Tình hình công tác cấp GCN ở Việt Nam 23 1.3.2. Tình hình công tác cấp GCN ở thị xã Thái Hòa 24 CHƯƠNG II 26 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 2.1. Đối tượng nghiên cứu 26 2.2. Phạm vi nghiên cứu 26 2.3. Nội dung nghiên cứu26 2.4. Phương pháp nghiên cứu 26 2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu 26 2.4.2. Phuơng pháp kế thừa 26 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 26 2.4.4. Phương pháp so sánh 27 2.4.5. Phương pháp đánh giá 27 2 CHƯƠNG III 28 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28 3.1. Điều kiện tự nhiên xã Nghĩa Thuận 28 3.1.1. Vị trí địa lý 28 3.1.2. Đặc điểm địa hình 28 3.1.3. Đặc điểm khí hậu 28 3.1.4. Thuỷ văn 29 3.1.5. Các nguồn tài nguyên 30 3.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 31 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Nghĩa Thuận 31 3.2.1. Dân số 31 3.2.2. Lao động 32 3.2.3. Cơ cấu kinh tế 33 3.2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 37 3.3. Hiện trạng sử dụng đất 46 3.3.1. Cơ cấu loại đất và số lượng thửa đất 46 3.3.3. Đánh giá tình hình biến động đất đai xã Nghĩa Thuận năm 2011 – 2013 51 3.4. Hiện trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Nghĩa Thuận. 54 3.4.1. Trình tự, thủ tục công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận. 54 3.4.2. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Nghĩa Thuận. 59 3.5. Đánh giá chung về công tác cấp GCN trên địa bàn xã Nghĩa Thuận. 69 3.5.1. Kết quả đạt được 69 3.5.2. Thuận lợi 69 3.5.3. Khó khăn, vướng mắc 69 3.6. Một số giải pháp nhằm đẩy nhanh công tác cấp GCN trên địa bàn xã Nghĩa Thuận. 71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 1. Kết luận 73 2. Kiến nghị 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 3 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt GCN Chữ viết đầy đủ Giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất BTNMT Bộ Tài nguyên Môi trường CT Chỉ thị CP Chính phủ CV Công Văn NĐ Nghị định QĐ Quyết định TCĐC Tổng Cục Địa Chính TT Thông tư TTg Thủ tướng chính phủ TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân VPĐKQSDĐ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa HĐND Hội đồng nhân dân UBMTTQ Uỷ ban mặt trận tôt quốc ĐKĐĐ Đăng kí đất đai 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Hiện trạng dân số xã Nghĩa Thuận năm 2013 Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng kinh tế năm 2013 Bảng 3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính năm 2013 Bảng 3.4. Một số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã Bảng 3.5. Nhà văn hóa các xóm trên địa bàn xã Bảng 3.6. Sân thể thao các thôn xóm Bảng 3.7. Hệ thống kênh mương trên địa bàn xã Nghĩa Thuận Bảng 3.8. Hệ thống trạm điện trên địa bàn xã Nghĩa Thuận Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất xã Nghĩa Thuận năm 2013 Bảng 3.10 Thống kê số thửa đất xã Nghĩa Thuận Bảng 3.11. Biến động diện tích theo mục đích sự dụng năm 2013 so với năm 2012 và năm 2011 Bảng 3.12 Kết quả cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân đối với các loại đất chính trên địa xã Nghĩa Thuận đến ngày 31/12/2013 Bảng 3.13 Thống kê tình hình cấp GCN sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân tính đến ngày 31/12/2013 Bảng 3.14 Thống kê tình hình cấp GCN lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân tính đến ngày 31/12/2013 Bảng 3.15 Thống kê kết quả cấp GCN ở cho hộ gia đình cá nhân đến ngày 31/12/2013 Bảng 3.16 Thống kê các trường hợp tồn đọng, chưa cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân đến ngày 31/12 2013 5 Bảng 3.17 Kết quả cấp giấy GCN cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã Nghĩa Thuận qua 3 năm 2011-2013 Bảng 3.18 Kết quả cấp GCN cho tổ chức đối với các loại đất trên địa xã Nghĩa Thuận đến ngày 31/12/2013 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế xã Nghĩa Thuận năm 2013 Biểu đồ 3.2. Cơ cấu sự dụng đất xã Nghĩa Thuận Sơ đồ 1.1 trình tự, thủ tục cấp GCN Sơ đồ 3.1 trình tự, thủ tục cấp GCN đất xã Nghĩa Thuận 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của chuyên đề Đất đai là tài nguyên vô giá của mỗi quốc gia, đó không chỉ đơn thuần là nơi sinh sống, sản xuất của con người mà nó còn là nơi diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, trao đổi thông tin, làm phong phú cuộc sống của con người, tạo nên nét văn hóa riêng của từng quốc gia, từng dân tộc. Đất đai là nguồn gốc của mọi tài sản vật chất của con người. Qua quá trình sản xuất, khai thác từ nguồn lợi của đất, con người đã tạo ra lương thực, thực phẩm, trang phục, nơi làm việc… Tuy nhiên, quỹ đất có hạn nó không thể sinh ra thêm do đó cần phải quản lý tốt quỹ đất hiện có. Vấn đề quản lý việc sử dụng đất đai ngày càng trở lên quan trọng trong bối cảnh bùng nổ dân số, hiện đại hóa, công nghiệp hóa, tài nguyên ngày càng cạn kiệt như ngày nay. Vì vậy công tác quản lý đất đai ngày càng được chính phủ chú trọng quan tâm để quản lý chặt chẽ những biến động cả về chủ sử dụng và bản thân đất đai thì Nhà nước phải thực hiện công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và lập hồ sơ địa chính. Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng để quản lý chặt chẽ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai từ Nhà nước đã ban hành một loạt các văn bản pháp luật về đất đai. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 1992 quy định :” đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý ” Các Luật Đất đai năm 1988, 1993, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 1998, 2001, Luật Đất đai 2003, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai năm 2009 cùng với các văn bản pháp luật có liên quan đang từng bước đi vào thực tế. Luật đất đai năm 2003 sửa đổi bổ sung 2009 đã quy định 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai trong đó trong đó có công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng 7 nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, lập hồ sơ địa chính. Đây thực chất là một thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản lý, nắm chặt toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật. Thông qua việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng là cơ sở đảm bảo chế độ quản lý Nhà nước về đất đai, đảm bảo sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và khoa học. Nghĩa Thuận thuộc xã cửa ngõ phía Đông Nam Thị xã Thái Hòa, Tỉnh Nghệ An, có tổng diện tích là 3.095,28 ha. Xã Nghĩa Thuận được đánh giá là địa phương có điều kiện thuận lợi trong việc phát trển kinh tế xã hội trong giai đoạn hội nhập và phái triển hiển nay. Để đảm bảo quản lý Nhà nước về đất đai một cách hợp lý, hiệu quả đến từng thửa đất, từng đối tượng sử dụng, xã Nghĩa Thuận đã xác định đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là nội dung quan trọng để nâng cao trách nhiệm quản lý và bảo vệ quyền lợi cho người sử dụng. Thực tế thời gian xã đã chú trọng công tác tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện để người dân thực hiện các thủ tục hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữa nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vẫn còn nhiều tồn tại và gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế cũng như nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyến sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cùng với sự nhận thức ở trên, được sự phân công của Khoa Quản lý đất đai - Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Th.S Nguyễn Ngọc Hồng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận - thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An 8 giai đoạn 2011 - 2013”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền trên đất. - Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Đề xuất phương pháp giải quyết khó khăn trong công tác cấp GCN trên địa bàn xã Nghĩa Thuận. 3. Yêu cầu - Nghiên cứu, nắm vững chính sách pháp luật đất đai, chính sách cấp GCN. - Nguồn số liệu, tài liệu điều tra thu thập được phảu có độ tin cậy, chính xác, phản ánh đúng quá trình thực hiện chính sách cấp GCN trên địa bàn xã . - Nắm vững các kiến thức cơ bản đã học để phân tích, đánh giá được các số liệu đã thu thập dược một cách chính xác, trung thực và khách quan. - Tiếp thu được toàn bộ công việc, trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tiếp cận với thực tế công việc để học hỏi và rèn luyện. - Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi, phù hợp với điều kiện của địa phương liên quan đến công tác cấp GCN 9 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Quy mô đất đai của Thế giới và của mỗi quốc gia một số hữu hạn. Tài nguyên đất là nguồn có giới hạn về số lượng, được phân bố cố định trong không gian, không thể di chuyển theo ý chí chủ quan của con người. Trong quá trình phát triển của xã hội, con người luôn gắn chặt với đất đai, luôn tìm cách sử dụng đất đai có hiệu quả cao phục vụ cho cuộc sống của mình và bảo vệ tốt nhất nguồn tài nguyên đất. Trong quá trình sử dụng, đất đai luôn biến động để đáp ứng nhu cầu sử dụng đất của con người và phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Vì thế, quản lý nhà nước về đất đai là công việc hết sức quan trọng và cần thiết đối vói mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ, mỗi thời đại. Quản lý Nhà nước về đất đai thực chất là quản lý mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sử dụng đất, trong đó một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai là đăng ký đất đai, cấp GCN, lập và quản lý hồ sơ địa chính. Cho nên, Nhà nước muốn tồn tại và phát triển được thì phải nắm chắc, quản lý chặt nguồn tài nguyên đất đai theo quy hoạch và pháp luật để hướng đất đai phục vụ yêu cầu phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như bảo vệ an ninh quốc phòng của quốc gia đó. Trước đây, do nền kinh tế xã hội chia phát triển nên công tác quản lý đất đai chưa thực sự được quan tâm. Ngày nay, do công cuộc đổi mới kinh tế cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường đã gây sức ép không nhỏ đến quỹ đất vốn có hạn của chúng ta. Sự đa dạng của nền kinh tế làm cho mối quan hệ đất đai ngày càng phức tạp hơn. Từ thực tế đó, đòi hỏi nhà nước cần thực hiện việc đăng ký đất đai, cấp GCN, để giải quyết các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng đất, để việc sử dụng đất trở nên hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm. 10 1.1.1. Đăng ký đất đai 1.1.1.1. Khái niệm đăng ký đất đai Đăng ký đất đai là một thủ tục hành chính thiết lập hồ sơ địa chính đầy đủ và cấp giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hợp pháp nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng đất. 1.1.1.2. Vai trò của công tác đăng ký đất đai - Đăng ký đất đai là công cụ của Nhà nước đảm bảo lợi ích Nhà nước, cộng đồng công dân như quản lý nguồn thuế, Nhà nước với vai trò trung gian tiến hành cân bằng lợi ích giữa các chủ thể, bố trí cho mục đích sử dụng tố nhất. Nhà nước biết được chác để quản lý chung qua việc dung công cụ đăng ký đất đai để quản lý. Lợi ích của công dân có thể thấy được như Nhà nước bảo vệ quyền và bảo vệ người công dân khi có các tranh chấp, khuyến khích dầu tư cá nhân, hỗ trợ các giao dịch về đất đai, giảm khả năng tranh chấp đất đai. - Là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, thực chất là sở hữu Nhà nước Nhà nước chia cho dân sử dụng trên bề mặt, không được khai thác trong lòng đất và trên không, nếu được phải có sự cho phép của Nhà nước. Bảo vệ hợp pháp và giám sát nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để đảm bảo lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy đăng ký đất đai với vai trò thiết lập hệ thống thông tin về đất đai sẽ là công cụ giúp Nhà nước quản lý. - Đăng ký đất đai để Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên đất. Biết mục đích sử dụng, từ đó điều chỉnh hợp lý các thông tin hồ sơ địa chính, hồ sơ địa chính cung cấp tên chủ sử dụng, diện tích, vị trí, hình thể, góc cạnh, thời hạn sử dụng đất, mục đích sử dụng, những ràng buộc thay đổi trong quá trình sử dụng và quản lý của những thay đổi này. 1.1.2.3. Hình thức đăng ký đất đai Có hai hình thức đăng ký là đăng ký tự nguyện và đăng ký bắt buộc. Theo quy mô và mức độ phức tạp của công việc về đăng ký trong từng thời kỳ đăng ký đất 11 được chia thành 2 giai đoạn: - Giai đoạn 1 : đăng ký đất ban đầu được tổ chức thực hiện lần đầu trên phạm vi cả nước để thiết lập hồ sơ địa chính ban đầu cho toàn bộ đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho tất cả các chủ sử dụng đủ điều kiện. - Giai đoạn 2 : đăng ký biến động đất đai thực hiện ở những địa phương đã hoàn thành đăng ký ban đầu cho mọi trường hợp có nhu cầu thay đổi nội dung của hồ sơ địa chính đã thiết lập 1.1.2. Khái niệm về Quyền sử dụng đất Chúng ta đều biết quyền sở hữu bao gồm các quyền sau: - Quyền chiếm hữu: là quyền năm giữ một tài sản nào đó và là quyền loại trừ người khác tham gia sử dụng tài sản đó. - Quyền sử dụng: là quyền được lợi dụng các tính năng của tài sản để phục vụ cho các lợi ích kinh tế và đời sống của con người. - Quyền định đoạt: là quyền quyết định số phận pháp lý của tài sản. Như vậy, quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất đai là quyền sở hữu và quyền sử dụng được áp dụng trực tiếp với khách thể đặc biệt là đất đai. Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thông nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ôn định; quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Như vậy, Nhà nước là chủ thể đặc biệt của quyền sở hữu đất đai, còn các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình chỉ có quyền sử dụng đất đai chứ không có quyền định đoạt đất đai. 1.1.3. Khái niệm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận (GCN ) là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất để họ yên tâm đâu 12 tư, cải lạo nâng cao hiệu quả sử dụng đất và thực hiện các quyền, nghĩa vụ sử dụng đất theo pháp luật. Do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất để bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, GCN chính là cơ sở pháp lý đê Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sử dụng đất của chủ sử dụng. GCN có vai trò rất quan trọng, nó là các căn cứ để xây dựng các quy định về đăng ký, theo dõi biến động đất đai, kiểm soát giao dịch dân sự về đất đai, các thấm quyền và trình tự giải quyết các tranh chấp đất đai, xác định nghĩa vụ về tài chính của người sử dụng đất, đền bù thiệt hại về đất đai, xử lý vi phạm về đất đai. 1.1.4. Sự cần thiết phải cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Đối với nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao cho các tố chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài và mọi người sử dụng đất đều phải tiến hành đăng ký quyền sử dụng đất. Đây là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện đối với mọi đối tượng sử dụng đất trong các trường họp như: đang sử dụng đất chưa đăng ký, mới được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, thay đổi mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc thay đổi những nội dung quyền sử dụng đất đã đăng ký. Chúng ta phải thực hiện việc đăng ký và cấp GCN bởi vì: - GCN là cơ sở để bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai Bảo vệ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai thực chất là bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời giám sát họ thực hiện các nghĩa vụ khi sử dụng đất đúng theo pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng giữa các lợi ích trong việc sử dụng đất. Thông qua việc đăng ký và cấp GCN, cho phép xác lập một sự ràng buộc về trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan Nhà nước và những người sử dụng đát đai trong việc châp hành luật đát đai. Đông thời, việc đăng ký và cáp GCN sẽ cung cáp thông tin đây đủ nhát và làm cơ sở pháp lý đê Nhà nước xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được Nhà nước bảo vệ khi xảy ra tranh chấp, xâm phạm ... đất đai. 13 - GCN là điền kiện bảo đảm Nhà nước quản ly chặt chẽ toàn bộ quỹ đất trong phạm vi lãnh thô. đảm bảo cho đất đai được sử dụng đầy đủ, hợp lý,tiếtt kiệm và có hiệu quả cao nhất. Đối tượng của quản lý Nhà nước về đất đai là toàn bộ diện tích trong phạm vi lãnh thổ các cấp hành chính. Nhà nước muốn quản lý chặt chẽ đối với toàn bộ đất đai, thì trước hết phải nắm vững toàn bộ các thông tin về đất đai theo yêu cầu của quản lý. Các thông tin cần thiết cho quản lý Nhà nước về đất đai bao gồm: Đối với đất đai Nhà nước đã giao quyền sử dụng, cần có các thông tin sau: tên chủ sử dụng đất, vị trí, hình thể, kích thước (góc, cạnh), diện tích, hạng đất, mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, những ràng buộc về quyền sử dụng, những thay đổi trong quá trình sử dụng và cơ sở pháp lý. Đối với đất chưa giao quyền sử dụng, các thông tin cần có là: vị trí, hình thể, diện tích, loại đất. Tất cả các thông tin trên phải được thế hiện chi tiết tới từng thửa đất. Thửa đất chính là đơn vị nhỏ nhất mang các thông tin về tình hình tự nhiên, kinh tế, xã hội và pháp lý của đất đai theo yêu cầu quản lý Nhà nước về đất đai. - GCN đảm bảo cơ sở pháp lý trong quá trình giao dịch trên thị trường, góp phần hình thành và mở rộng thị trường bất động sản Từ trước đến nay, ở nước ta thị trường bất động sản vẫn chỉ phát triển một cách tự phát (chủ yếu là thị trường ngầm). Sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường này hầu như chưa tương xứng. Việc quản lý thị trường này còn nhiều khó khăn do thiếu thông tin. Vì vậy, việc kê khai đăng ký, cấp GCN sẽ tạo ra một hệ thống hồ sơ hoàn chỉnh cho phép Nhà nước quản lý các giao dịch diễn ra trên thị trường, đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa các lợi ích. Từ đó góp phần mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của thị trường này. - Cấp GCN là một nội dung quan trọng có quan hệ hữu cơ với các nội dung, nhiệm vụ khác của quản lý Nhà nước về đất đai. 14 Việc xây dựng các văn bản pháp quy về quản lý, sử dụng đất phải dựa trên thực tế của các hoạt động quản lý sử dụng đất, trong đó việc cấp GCN là một cơ sở quan trọng. Ngược lại, các văn bản pháp quy lại là cơ sở pháp lý cho việc cấp GCN đúng thủ tục, đúng đối tượng, đúng quyền và nghĩa vụ sử dụng đất. Đối với công tác điều tra đo đạc: Kết quả điều tra đo đạc là cơ sở khoa học cho việc xác định vị trí, hình thế, kích thước, diện tích, loại đất và tên chủ sử dụng thực tế để phục vụ yêu cầu tổ chức cấp GCN. Đối với công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất: Trước hết kết quả của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tác động gián tiếp đến công tác cấp GCN thông qua việc giao đất. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất chính là căn cứ cho việc giao đất, mặt khác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến việc cấp GCN vì nó cung cấp thông tin cho việc xác minh những mảnh đất có nguồn gốc không rõ ràng. Công tác giao đất, cho thuê đất: Quyết định giao đất cho thuê đất của Chính phủ hoặc UBND các cấp có thẩm quyền là cơ sở pháp lý cao nhất để xác định quyên họp pháp của người sử dụng đát khi đăng ký. Công tác phân hạng đất và định giá đất: Dựa trên két quả phân hạng và định giá đất để xác định trách nhiệm tài chính của người sử dụng đát trước và sau khi đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời nó là cơ sở xác định trách nhiệm của người sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất của họ. Đối với công tác thanh tra, giải quyết tranh chấp đất: Nó giúp việc xác định đúng đối tượng được đăng ký, xử lý triệt để những tồn tại do lịch sử để lại, tránh được tình trạng sử dụng đất ngoài sự quản lý của Nhà nước. Như vậy, việc đăng ký và cấp GCN nằm trong nội dung chi phối của quản lý Nhà nước về đất đai. Thực hiện tốt việc cấp GCN sẽ giúp cho việc thực hiện tốt các nội dung khác của quản lý Nhà nước về đất đai. 15 1.2. Cơ sở pháp lý của công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1.2.1. Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất - Luật đất đai 2003 sửa đổi, bổ sung năm 2009. - Chỉ thị số 299/1980/TTg-CP ngày 10/11/1980 của Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký ruộng đất; - Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993, quy định về giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích nông nghiệp; - Nghị định 02/CP ngày 5/01/1994 của Chính phủ quy định về giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất lâm nghiệp; - Nghị định số 61/CP ngày 05/7/1994 của Chính Phủ về việc mua bán kinh doanh nhà thuộc sở hữu Nhà nước; - Nghị định 88/CP ngày 7/8/1994 của Chính phủ quy định về quản lý sử dụng đất đô thị; - Chỉ thị số 10/1998/TTg-CP ngày 20/2/1998 của Chính phủ về việc đẩy mạnh và hoàn thành việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Nghị định 17/1999/NĐ-CP ngày 29/3/1999 của Chính phủ quy định về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất; - Chỉ thị số 05/2004/TTg-CP ngày 9/2/2004 của Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật đất đai 2003, trong đó có chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh để hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong năm 2005; - Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai 16 - Thông tư số 29/2004/TT-BTN&MT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; - Quyết định số 24/2004/QĐ-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi bổ sung Thông tư số 117/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 198/2004/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất; - Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/7/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Thông tư số 08/2007/TT-BTNMT ngày 8/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất; - Thông tư số 09/2007/TT-BTNMT ngày 8/02/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính; - Nghị định 84/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai; - Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 2/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 84/NĐ-CP; - Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2009 về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư số 20/2010/TT-BTNMT ngày 22/10/2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định bổ sung về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.ư 17 - Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 22 tháng 01 năm 2013, Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Quyết định số 05/2012/QĐ-UBND của UBND thị xã Thái Hòa ngày 09/10/2012, Quy định về công nhận lại quyền sử dụng đất, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thị xã Thái Hoà - Quy trình số 420/TNMT-ĐKTK của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An ngày 04/03/2008 về Quy trình tổ chức kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sự dụng đất sau chuyển đổi ruộng đất. 1.2.2. Quy định chung về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1.2.2.1. Một số nguyên tắc cấp GCN Cấp GCN là bước xác lập mối quan hệ pháp lý chặt chẽ, đầy đủ giữa Nhà nước và người sử dụng; đất, từ đó người sử dụng đất được thực hiện tốt nhất các quyền và lợi ích tối đa của mình được pháp luật cho phép. Cấp GCN lần đầu được thực hiện đối với đất đai trên phạm vi cả nước và được thực hiện từ cơ sở cấp xã, phường, thị trấn. Khi người sử dụng đất hoàn tất việc kê khai đăng ký đất đai ban đầu theo đúng trình tự thủ tục pháp luật và được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, người sử dụng đất sẽ được cấp Giây chứng nhận quyền sử dụng đất. UBND xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tổ chức việc đăng ký đất đai cho người sử dụng đất, xét duyệt và chuẩn bị hồ sơ trình UBND cấp có thẩm quyền cấp GCN đối với đất thuộc phạm vi quản lý của địa phương. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài Nguyên và Môi trường - là cơ quan dịch vụ công có chức năng tố chức thực hiện đăng ký sử 18 dụng đất và biến động về sử dụng đất, quản lý hồ sơ địa chính và thực hiện thủ tục hành chính về quản lý, sử dụng đất. Điều 3 Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ nêu rõ: 1. GCN được cấp cho người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp trông cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu câu thì được cấp một GCN chung cho các thửa đất đó. 2. Thửa đất có nhiều người sử dụng đất, nhiều chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì GCN được cấp cho từng người sử dụng đất, từng chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất. 3. GCN được cấp cho người đề nghị cấp giấy sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính liên quan đến cấp GCN, trừ trường hợp không phải nộp hoặc được miễn hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; trường hợp Nhà nước cho thuê đất thì GCN được cấp sau khi người sử dụng đất đã ký hợp đồng thuê đất và đã thực hiện nghĩa vụ tài chính theo hợp đông đã ký. 1.2.2.2. Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất GCN là chứng thư pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất nhằm mục đích bảo đảm quyền của người sử dụng đất hợp pháp và quản lý chặt chẽ được quỹ đất. Từ ngày 19/10/2009 theo quy định của Nghị định 88/2009/NĐ-CP được gọi là GCN, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất. Trình tự, thủ tục cấp GCN, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được quy định và hướng dãn cụ thể tại Nghị định 88/CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ. Tại Điều 6 - Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính Phủ quy định nội dung về cấp GCN, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, quy định như sau: 19 1. Quốc hiệu, Quốc huy, tên của Giấy chứng nhận "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liên với đất"; 2. Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 3. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 4. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 5. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận. Tổng cục Quản lý đất đai tổ chức việc in ấn, phát hành phôi GCNQSD đất cho Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường; Lập và quản lý sổ theo dõi việc phát hành phôi GCN; trường hợp phát hành cho Phòng Tài nguyên và Môi trường thì phải gửi thông báo số lượng phôi GCN và số sêri đã phát hành cho Sở Tài nguyên và Môi trường; Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng phôi GCN ở các địa phương. 1.2.2.3. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Theo quy định tại Điều 49 của Luật Đất đai 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây: 20 1. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, trừ trường hợp thuê đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn; 2. Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 3. Người đang sử dụng đất theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 của Luật này mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 4. Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; tổ chức sử dụng đất là pháp nhân mới được hình thành do các bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất; 5. Người được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; 6. Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất; 7. Người sử dụng đất quy định tại các điều 90, 91 và 92 của Luật này; 8. Người mua nhà ở gắn liền với đất ở; 9. Người được Nhà nước thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở. 10. Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ. 1.2.2.4. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Theo quy định tại Điều 50, Điều 51 của Luật Đất đai 2003 (sửa đổi, bổ sung năm 2009). Điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: * Điều 50. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất 21 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận không có tranh chấp mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất: a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất đai trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đất, sổ địa chính; c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa gắn liền với đất; d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993; đ) Giấy tờ về thanh lý, hoá giá nhà ở gắn liền với đất ở theo quy định của pháp luật; e) Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất. 2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 22 3. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn ở miền núi, hải đảo, nay được Uỷ ban nhân dân xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 4. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. 5. Hộ gia đình, cá nhân được sử dụng đất theo bản án hoặc quyết định của Toà án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án, quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. 6. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này nhưng đất đã được sử dụng từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành, nay được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt đối với nơi đã có quy hoạch sử dụng đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ. 7. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở 23 hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; trường hợp chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện theo quy định của pháp luật. 8. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có các công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có các điều kiện sau đây: a) Có đơn đề nghị xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; b) Được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng và không có tranh chấp. * Điều 51. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất 1. Tổ chức đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với phần diện tích đất sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả. 2. Phần diện tích đất mà tổ chức đang sử dụng nhưng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được giải quyết như sau: a) Nhà nước thu hồi phần diện tích đất không sử dụng, sử dụng không đúng mục đích, sử dụng không hiệu quả; b) Tổ chức phải bàn giao phần diện tích đã sử dụng làm đất ở cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để quản lý; trường hợp doanh nghiệp nhà nước sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối đã được Nhà nước giao đất mà doanh nghiệp đó cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng một phần quỹ đất làm đất ở thì phải bố trí lại diện tích đất ở thành khu dân cư trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất xét duyệt trước khi bàn giao cho địa phương quản lý. 3. Đối với tổ chức kinh tế lựa chọn hình thức thuê đất thì cơ quan quản lý đất đai của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương làm thủ tục ký hợp đồng thuê đất 24 trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. 4. Cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi có các điều kiện sau đây: a) Cơ sở tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động; b) Có đề nghị bằng văn bản của tổ chức tôn giáo có cơ sở tôn giáo đó; c) Có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất về nhu cầu sử dụng đất của cơ sở tôn giáo đó. 1.2.2.5. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Luật Đất đai quy định cấp nào có thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất thì cấp đó có thẩm quyền cấp GCN. Thẩm quyền cấp GCN theo quy định tại Điều 52 của Luật Đất đai 2003( sủa đổi,bổ sung năm 2009) và Điều 56 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP như sau: a) UBND cấp tỉnh cấp GCN đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài tổ chức, cá nhân nước ngoài. b) UBND cấp huyện cấp GCN cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở. c) UBND cấp tỉnh uy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường cấp GCN cho tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài trong các trường hợp sau: - Cấp GCN cho người sử dụng đất đã có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chưa được cấp GCN; có quyết định giao lại đất hoặc hợp đồng thuê đất của Ban quản lý khu công nghệ cao, Ban quản lý khu kinh tế, có văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật, có kết quả hóa giải tranh chấp đất đai được UBND cấp 25 tỉnh công nhận, có quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc chia tích hoặc sáp nhập tổ chức kinh tế phù hợp với pháp luật, có thỏa thuận về xử lý quyền sử dụng đất đã thế chấp, bảo lãnh để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật; có quyết định hành chính về việc giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, có bản án hoặc quyết định của Toa án nhân dân, quyết định của cơ quan thi hành án đã được thi hành; - Cấp GCN cho người sử dụng đất thực hiện đăng ký biến động về sử dụng đất khi hợp thửa, tách thửa mà thửa đất trước khi hợp thửa, tách thửa đã được cấp GCN; - Cấp đổi GCN đã bị ố, nhòe, rách, hư hại hoặc cấp lại GCN do bị mất; - Cấp đổi GCN đối với các loại GCN đã cấp theo pháp luật về đất đai trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 1.2.2.6. Trình tự, thủ tục công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Trình tự, thủ tục cấp GCN theo điều 135 nghị định 181/2004/NĐ-CP, ngày 29/10/2004. 1. Hộ gia đình, cá nhân nộp tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất một (01) bộ hồ sơ gồm có: a) Đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; b) Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai (nếu có); c) Văn bản uỷ quyền xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (nếu có). 2. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau: a) Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất; trường hợp người đang sử dụng đất không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 5 Điều 50 của Luật Đất đai thì thẩm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp đất đai đối với thửa đất, 26 sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được xét duyệt; công bố công khai danh sách các trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, thị trấn trong thời gian mười lăm (15) ngày; xem xét các ý kiến đóng góp đối với các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường; b) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện; trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì làm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với nơi chưa có bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính; gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; gửi hồ sơ những trường hợp đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất kèm theo trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính đến Phòng Tài nguyên và Môi trường; c) Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp được Nhà nước cho thuê đất; d) Thời gian thực hiện các công việc quy định tại các điểm a, b và c khoản này không quá năm mươi lăm (55) ngày làm việc (không kể thời gian công bố công khai danh sách các trường hợp xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thời gian người sử dụng đất thực 27 Người sử dụng đất Kho bạc Thông báo nộp tiền Trao GCN Trả hồ sơ Số liệu địa chính Cơ quan thuế Hồ sơ xin cấp GCN Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện Loại, mức nghĩa vụ Thẩm tra, x/định ĐK cấp GCN Công khai hồ sơ Trích lục, trích đo Trao GCN Trả hồ sơ Văn phòng ĐKQSDĐ cấp tỉnh UBND xã Phòng Tài nguyên và Môi trường Kiểm tra hồ sơ Làm tờ trình Thông báo lập hồ sơ UBND cấp huyện Sơ đồ 1.1 trình tự, thủ tục cấp GCN Ký GCN 28 1.3. Cơ sở thực tiễn công tác cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất 1.3.1. Tình hình công tác cấp GCN ở Việt Nam 1.3.1.1. Tình hình công tác cấp GCN trước khi có Luật đất đai năm 2003 Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của đất đai đối với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước ta đã xây dựng một hệ thống chính sách đất đai chặt chẽ nhằm tăng cường công tác quản lý và sử dụng đất trên phạm vi cả nước. Thông qua Luật đất đai, quyền sở hữu Nhà nước về đất đai được xác định là duy nhất và thống nhất, đảm bảo đúng mục tiêu "Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật". Chính sách đầu tiên mà Đảng và Nhà nước thực hiện đó là: "Chính sách cải cách ruộng đất" ra đời ngày 4/12/1953. Chính sách này đã đánh đổ hoàn toàn chế độ sở hữu của bọn thực dân Pháp và bè lũ tay sai cũng như bọn địa chủ phong kiến. Thực hiện chế độ sở hữu ruộng đất của nhân dân lao động. Sau khi thực hiện chế độ cải cách ruộng đất, đời sống của nhân dân dần dần đi vào ổn định. - Luật đất đai năm 1993 ra đời: Thành công của việc thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khóa VI về nông nghiệp ban hành ngày 05/04/1988 đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tạo cơ sở vững chắc cho sự ra đời của luật đất đai năm 1993 với những thay đổi lớn: Ruộng đất được giao ổn định lâu dài cho các hộ gia đình, cá nhân; người sử dụng đất được thừa hưởng các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp,... với những thay đổi đó, chính quyền các cấp, các địa phương bắt đầu coi trọng và tập trung chỉ đạo công tác cấp GCN. Công tác cấp GCN bắt đầu triển khai mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, nhất là từ năm 1997 đến nay, với mục tiêu hoàn chỉnh cấp GCN vào năm 2000 cho khu vực nông thôn và 2001 cho khu vực thành thị theo các chỉ thị 10/1998/CT-TTg và chỉ thị 18/1999/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ. Bước sang nền kinh tế thị trường, Luật đất đai 1993 vẫn còn bộc lộ nhiều điểm bất cập, không phù hợp với thực tế sử dụng đất, vì vậy mà Nhà nước đã ban hành Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật đất đai 1993 vào các năm 1998, 2001. 29 Như vậy tính đến trước khi Luật đất đai ra đời năm 2003, Luật đất đai 1993 đã qua hơn 10 năm thực hiện đã góp phần thúc đấy kinh tế, ổn định chính trị xã hội của đất nước, quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức được đảm bảo. 1.3.1.2. Tình hình công tác cấp GCN từ khi thực hiện Luật đất đai năm 2003 Để công tác quản lý đất đai phù hợp với tình hình mới, Luật đất đai năm 2003 đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá XI , kỳ họp thứ 4 thông qua, có hiệu lực từ ngày 1/7/2004 thay thế cho Luật đất đai năm 1988, 2001. Luật đất đai 2003 cũng khẳng định rõ: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu", Luật đất đai 2003 cũng quy định rõ 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Từ khi Luật đất đai năm 2003 ra đời, cùng với việc hoàn thiện tổ chức bộ Nhà máy quản lý tài nguyên - môi trường tới cấp xã, các cấp địa phương trong cả nước đã có tổ chức các VPĐKQSDĐ, trung tâm phát triển quỹ đất nên các nguồn thu từ đất tăng lên rõ rệt giúp địa phương tháo gỡ những khó khăn và phát hiện những điều chưa hoàn thiện trong công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên vẫn có một số sai phạm cần khắc phục và sửa chữa như: Sai phạm về trình tự thủ tục cấp giấy, về đối tượng cấp giấy, sai về diện tích, sai về nguồn gốc đất... 1.3.2. Tình hình công tác cấp GCN ở thị xã Thái Hòa 1.3.2.1. Công tác cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân Trên địa bàn thị xã hiện nay cơ bản đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 64/CP, Nghị định 163/CP cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ở, đất vườn, đất lâm nghiệp. Đến nay toàn thị xã đã cấp GCN cho đất ở và đất vườn cho 13.033 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 371,71 ha; số hộ gia đình được cấp đất nông nghiệp là 7942 hộ với 2.460 ha; Số hộ cấp đất lâm nghiệp là: 953 hộ với 9760 ha. Tất cả các hộ gia đình được cấp giấy chứng nhận đều sử dụng ổn định, yên tâm đầu tư vào sản xuất. Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước đây chủ yếu thực hiện theo hình thức nguời dân tự kê khai, không kiểm tra thực tế để chỉnh lý 30 biến động cho phù hợp nên còn một số hạn chế đó là không đảm bảo tính chính xác về tên họ, số thửa, diện tích, hình thể, loại đất, nên khi các hộ gia đình thực hiện chuyển nhượng, tặng cho, chuyển mục đích sử dụng đất qua kiểm tra phần lớn đều tăng diện tích so với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp do đó khi thực hiện quyền của người sử dụng đất đều phải cấp lại giấy chứng nhận 1.3.2.2. Công tác cấp GCN cho tổ chức Đến nay, hầu hết các tổ chức hành chính sự nghiệp trên địa bàn thị xã đã được ĐKĐĐ nhưng chưa được cấp GCN. Giống như công tác cấp GCN trên cả nước, công tác cấp GCN trên địa bàn thị xã sau năm 2003 có phần thuận lợi hơn nhưng những khó khăn mà trước đó để lại thì còn nhiều, vì vậy đòi hỏi cần phải có những giải pháp đẩy nhanh tiến độ công tác cấp GCN của thị xã Thái Hòa nói riêng góp phần đẩy nhanh công tác cấp GCN của tỉnh Nghệ An nói chung. 31 CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền cho hộ gia đình, cá nhân, tổ chức và cơ sở tôn giáo. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: tiến hành trên địa bàn xã Nghĩa Thuận – thị xã Thái Hòa – tỉnh Nghệ An. 2.3. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội địa bàn xã Nghĩa Thuận. - Nghiên cứu quy trình đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận. - Điều tra số liệu về tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất xã Nghĩa Thuận . - Đánh giá cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Nghĩa Thuận . - Đề xuất một số giải pháp khắc phục nhằm đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, số liệu quản lý nhà nước về đất đai và các văn bản có liên quan. 2.4.2. Phuơng pháp kế thừa Kế thừa những số liệu, tài liệu báo cáo đã được phê duyệt, đồng thời bổổ sung vẫn đề về các số liệu mới phù hợp với nội dung nghiên cứu. 32 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Trên cơ sở những tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành chọn lọc, sắp xếp lựa chọn những thông tin phù hợp với chuyên đề. Sử dụng phần mềm Excel để phân tích, tổ hợp và sử lý số liệu điều tra thu thập được. 2.4.4. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là so sánh giữa lý thuyết và thực tiễn, giữa yêu cầu đặt ra của đề tài và điều kiện cụ thể của địa phương trong quá trình thực hiện công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận. Tiến hành so sánh chuỗi các số liệu từ đó phân tích sự biến động qua các thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2013 liên quan đến cấp giấy chứng nhận từ đó rút ra những hiệu quả đạt được sau khi thực hiện. 2.4.5. Phương pháp đánh giá Đánh giá tình hình cấp GCN ở địa phương, việc thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước. 33 CHƯƠNG III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên xã Nghĩa Thuận 3.1.1. Vị trí địa lý Xã Nghĩa Thuận là xã nằm ở phía Đông Nam của thị xã Thái Hòa, có tổng diện tích tự nhiên là 3.095,28 ha. Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau: - Phía Bắc giáp xã Nghĩa Mỹ - thị xã Thái Hòa và xã Nghĩa Hội – huyện Nghĩa Đàn. - Phía Nam giáp xã Quỳnh Châu – huyện Quỳnh Lưu. - Phía Đông giáp xã Quỳnh Thắng – huyện Quỳnh Lưu. - Phía Tây giáp xã Nghĩa Lộc – huyện Nghĩa Đàn và xã Đông Hiếu – thị xã Thái Hòa. 3.1.2. Đặc điểm địa hình Xã Nghĩa Thuận là địa bàn thuộc trung du miền núi , địa hình không bằng phẳng. Do kiến tạo của địa chất cho nên Nghĩa Thuận có những vùng đất tương đối bằng phẳng, quy mô diện tích lớn và tương đối thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Độ cao của xã, điểm thấp nhất là + 35m so với mực nước biển và cao nhất là + 220m so với mực nước biển. Trung tâm, và các khu hành chính xã Nghĩa Thuận nằm trên độ cao nền khoảng + 55 m so với mực nước biển. Địa hình đồng bằng: Có cao độ từ +42 m đến + 60 m so với mực nước biển. Địa hình đồi núi thoải: Có cao độ từ + 60m đến + 220m so với mực nước biển. 3.1.3. Đặc điểm khí hậu Xã Nghĩa Thuận nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nắng nóng nhiều về mùa hè do ảnh hưởng của gió lào, lạnh về mùa đông. Khí hậu thời tiết có đặc trưng sau: 34 3.1.3.1 Nhiệt độ không khí Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,60C, nhiệt độ trunh bình cao nhất khoảng tháng 4 là 38,50C, nhiệt độ trung bình thấp nhất vào khoảng tháng 2 là 11,50C. 3.1.3.2 Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 70,80%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 2 đạt 88%, táng có đọ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 4 đạt 40%. 3.1.3.3 Lượng mưa Lượng mưa trung bình hằng năm khoảng 1.157,04mm, phân bố đều trong năm tập trung nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10 chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm. 3.1.3.4 Chế độ nắng Trung bình số giờ nắng dao động khoảng 1.573,3 giờ/năm, nắng tập trung từ tháng 5 đến tháng 7 khoảng 7 đến 8h/ngày, tháng ít nhất là tháng 2 khoảng 2h/ngày. 3.1.3.5 Chế độ gió - Xã Nghĩa Thuận chịu ảnh hưởng của 2 hướng gió chính: Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa lạnh và gió Tây Nam thổi vào mùa nóng. - Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau là gió Bắc và gió mùa Đông Bắc, tốc độ gió trung bình là 29 m/s. Gió mùa Đông Bắc tràn về theo đợt. Mỗi đợi kéo dài từ 3 đến 5 ngày, tốc độ gió trong những đợt gió mùa Đông Bắc đạt tới cấp 5, cấp 6, thời tiết lạnh, giá rét, ảnh hưởng đến sản xuất, sinh hoạt và sức khoẻ con người. - Gió phơn Tây Nam thổi từ tháng 5 đến tháng 9, tốc độ gió trung bình cấp 2 đến cấp 3, làm nhiệt độ tăng độ ngột, nóng nực vào mùa hè. 3.1.4. Thuỷ văn Xã Nghĩa Thuận chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thuỷ văn Sông Hiếu, mực nước thấp nhất +36m, mực nước cao nhất +50,4 m. Do vào tháng 8, 9 và 10 có mưa nhiều nên mực nước sông Hiếu dâng cao gây 35 úng lụt những vùng sản xuất có địa hình thấp dọc bờ sông. Xã vẫn chưa có hệ thống trạm bơm và kênh mương đưa nước từ sông lên để phục vụ sản xuất nên nguồn cung cấp nước tưới tiêu chính vẫn là từ các hồ đập: Đập Trống Mó ,Đập Bắc Vĩnh, Đập Hắc. Có năm hạn hán kéo dài từ 2 đến 3 tháng, mức nước các hồ đập giảm xuống gây tình trạng thiếu nước tưới tiêu, ảnh hưởng rất lớn đến sử dụng đất. 3.1.5. Các nguồn tài nguyên 3.1.5.1. Tài nguyên đất Gắn liền với sự phân bố tự nhiên của địa hình sông suối, trên những nền đá mẹ và mẫu chất khác nhau đã hình thành các loại thổ nhưỡng khác nhau. Với tổng diện tích tự nhiên 3.095,28 ha có thể phân chia thành 5 loại đất chính sau: Đất đỏ bazan, đất Feralit, đất Deluvi (sườn tích), đất Eeluvo(tàn tích), đất dốc tụ. Nói chung, nguồn tài nguyên đất của xã Nghĩa Thuận thuộc loại đất tốt ( chủ yếu là đất đỏ bazan) của thị xã Thái Hòa nói riêng, tỉnh Nghệ An nói chung, rất thích hợp cho việc phát triển đa dạng cây trồng, nhất là cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả. 3.1.5.2. Tài nguyên rừng Theo kết quả điều tra, hiện nay tổng diện tích đất Lâm nghiệp của xã là ha chiếm 36,65% diện tích đất tự nhiên của xã. Trong đó có 294,0 ha rừng trồng đang sinh trưởng và phát triển tốt đạt 84% so với tổng diện tích đất lâm nghiệp, sẽ mang lại nguồn thu khá lớn cho nhiều hộ có rừng và góp phần không nhỏ vào giá trị sản xuất của địa phương, thực hiện trồng mới cây keo, bạch đàn: 15 ha và trồng cây phân tán 6,0 ha. Trong năm 2013 sản lượng lâm nghiệp mang lại là 1.025 triệu đồng. 3.1.5.3. Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản của huyện bao gồm: vật liệu xây dựng (đá ốp lát, đá xây dựng, đất sét. Trong đó có một số khoáng sản đang được khai thác như mỏ đá Đồng Sầm , sét gạch ngói Đồng Sầm,… có chất lượng tốt và trữ lượng nhiều, có thể khai thác công nghiệp. 36 Tài nguyên khoáng sản của huyện rất thuận lợi cho phát triển ngành sản suất vật liệu xây dựng. Do đó cần có biện pháp đầu tư khai thác hợp lý 3.1.6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên 3.1.6.1. Thuận lợi Nhìn chung vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường xã Nghĩa Thuận có nhiều tiềm năng cho phát triển các ngành kinh tế - xã hội. Địa hình xã Nghĩa Thuận khá thuận lợi cho việc trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao cũng như nhiều loại cây công nghiệp như tràm, bạch đàn... Có nguồn tài nguyên đất đai khá phong phú, phù hợp với nhiều loại cây trồng, thuận lợi cho đa dạng hoá nông nghiệp. Được sự quan tâm các cấp chính quyền xã; Nhân dân trong xã cần cù chịu khó ham học hỏi, tìm tòi sáng tạo và đoàn kết; Đội ngũ cán bộ quản lý nhiệt tình, năng động, trách nhiệm và vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước trong phát triển kinh tế xã hội của xã. 3.1.6.2. Khó khăn Mưa lớn nhưng không rải đều mà chỉ tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nguồn nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và hiện tượng sói mòn rửa trôi đất tại các vùng dốc. Các tháng 8; 9 và 10 mưa nhiều, cường độ lớn có thể gây ra úng lụt ở các vùng thấp, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất. Khí hậu một số năm gần đây biến đổi thất thường. Nóng ẩm mưa nhiều, ô nhiễm làm phát sinh dịch bệnh, sâu bọ phá hoại mùa màng, ảnh hưởng tới sản xuất, môi trường và sức khoẻ người dân. 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội xã Nghĩa Thuận 3.2.1. Dân số - Tổng dân số toàn xã: 11.072 người. - Tổng số hộ gia đình: 2.676 hộ. - Tỷ lệ phát triển dân số toàn xã là 0,55%. 37 Trong đó có 186 hộ theo đạo thiên chúa với tổng nhân khẩu là 860 người. - Dân cư được phân bổ thành 21 xóm, 3 đơn vị quân đội và 3 doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn. Nhân dân nhiều tỉnh thành trong cả nước về đây sinh sống. - Phân tầng xã hội: Theo Chỉ thị số 1752/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, tiêu chí hộ nghèo khu vực nông thôn thì đến cuối năm 2013 xã Nghĩa Thuận có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 14,23% tổng số hộ toàn xã. Bảng 3.1 Hiện trạng dân số xã Nghĩa Thuận năm 2013 STT Tên xóm Số hộ Số khẩu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Xóm 1 Xóm 2 Xóm 3 Xóm 4 Xóm 5A Xóm 5B Xóm 6 Xóm 7A Xóm 7B Xóm 8 Xóm 9 Xóm 10 Xóm 11 Xóm 12 Xóm 13 Xóm 14 Xóm 15A Xóm 15B Xóm 16 Xóm 20 Xóm 21 210 127 125 131 121 98 119 145 88 323 78 172 76 56 182 135 116 74 103 112 85 864 568 568 371 621 437 563 595 387 942 303 753 347 274 765 732 457 375 323 477 320 Tổng cộng 2676 11.042 (Theo số liệu điều tra của UBND xã Nghĩa Thuận) 3.2.2. Lao động - Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2013: 7.368 người, chiếm 66% dân số toàn xã. 38 Trong đó: + Lao động trong nông nghiệp: 6.186 người, chiếm 83,7%. + Lao động trong phi nông nghiệp: 1.200 người, chiếm 16,3 %. - Số lượng lao động qua đào tạo: 908.7 lao động, chiếm 0,12 %. 3.2.3. Cơ cấu kinh tế Trong những năm qua, đã được thị quan tâm, đầu tư nhưng do đặc thù là xã vùng ven đô nên cơ sở hạ tầng vẫn nhiều khó khăn, nền kinh tế của xã chủ yếu dựa vào phát triển nông - lâm nghiệp. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 là 16 %/năm. - Tổng thu nhập bình quân đầu người năm 2013 là: 13,6 triệu/người/ năm. - Tỷ lệ hộ nghèo: 14,23% - Hình thức tổ chức sản xuất: chủ yếu sản xuất cá thể. - Tổng giá trị sản xuất năm 2013 đạt 116 tỷ đồng (theo giá hiện hành), trong đó : + Nông- lâm-ngư nghiệp đạt : 42,92 tỷ đồng, chiếm 37% + Công nghiệp -TTCN - xây dựng đạt: 33,64 tỷ đồng, chiếm 29% + Dịch vụ thương mại đạt: 39,44 tỷ đồng, chiếm 34 %. Biểu đồ 3.1. Cơ cấu các ngành kinh tế xã Nghĩa Thuận năm 2013 39 Bảng 3.2. Tổng hợp hiện trạng kinh tế năm 2013 Stt Các chỉ tiêu ĐVT 2013 1 - Tổng giá trị SX: Tỷ đồng 116 Trong đó: + Nông lâm nghiệp Tỷ đồng 42,92 + Thương mại, Dịch vụ Tỷ đồng 39,44 + CN – TTCN- XD Tỷ đồng 33,64 + Tốc độ tăng trưởng % 16 2 - Tỷ trọng + Nông lâm nghiệp % 37 + Thương mại, D. vụ % 34 + CN – XDCB % 29 3 - Giá trị SXBQ/người Triệu đồng 13,6 (Theo số liệu điều tra của UBND xã Nghĩa Thuận) 3.2.3.1 Sản xuất nông lâm nghiệp Hiện nay nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của xã, phần lớn đất canh tác nông nghiệp của xã Nghĩa Thuận là đất cây công nghiệp và diện tích trồng hoa màu, chăn nuôi gia súc gia cầm... Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và Chính quyền xã Nghĩa Thuận cùng với sự nỗ lực vươn lên của nhân dân, sản xuất nông nghiệp của xã đã có những bước phát triển đáng kể. a. Trồng trọt Tổng diện tích đất sản xuất Nông nghiệp là: 998,81 ha chiếm 32,27% đất nông nghiệp. Trong đó: - Đất trồng lúa : Diện tích 368,05 ha - Đất trồng cây hàng năm : Diện tích 199.86 ha - Đất trồng cây lâu năm : Diện tích 430,90 ha. Tổng sản lượng lương thực quy ra thóc là 4.300 tấn, lương thực bình quân là 386kg/ người/ năm. Bảng 3.3. Diện tích, năng suất và sản lượng các cây trồng chính năm 2013 40 STT 1 2 3 4 5 6 7 Hạng mục Lúa Diện tích Năng suất Sản lượng Ngô Diện tích Năng suất Sản lượng Khoai Diện tích Năng suất Sản lượng Lạc Diện tích Năng suất Sản lượng Đậu Diện tích Năng suất Sản lượng Vừng Diện tích Năng suất Sản lượng Rau các loại Diện tích Năng suất Sản lượng ĐVT Năm 2013 ha tạ/ha tấn 371,55 100 3.715 ha tạ/ha tấn 153 40 612 ha tạ/ha tấn 46 60 276 ha tạ/ha tấn 15 40 61 ha tạ/ha tấn 17,9 40 71 ha tạ/ha tấn 5 20 10 ha tạ/ha tấn 130 150 1.950 (Theo số liệu điều tra của UBND xã Nghĩa Thuận) b. Chăn nuôi Năm 2010 xã đã triển khai kịp thời các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, duy trì phát triển tổng đàn gia súc, gia cầm. Cụ thể: - Đàn trâu năm 2013 là 1.577 con - Đàn bò năm 2013 là 467 con - Đàn lợn năm 2013 là 3.350 con - Đàn gia cầm năm 2013 là 28.150 con c. Lâm nghiệp 41 Diện tích đất lâm nghiệp năm 2013 có 1.547,75 ha, trong đó chủ yếu là diện tích đất rừng trồng sản xuất. Diện tích đất rừng đang được bảo vệ và phát triển tốt. Tuy nhiên trong những năm tới cần đẩy mạnh việc tuyên truyền vận động đồng bào tham gia công tác trồng rừng đặc biệt là trồng rừng sản xuất d. Thủy Sản Năm 2013 trên địa bàn xã Nghĩa Thuận diện tích nuôi trồng thuỷ sản chuyên canh là 173 ha, năng suất đạt 70 tạ/ ha sản lượng đạt 120 tấn. 3.2.3.2. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Do đặc điểm cơ sở hạ tầng kỹ thuật đang còn khó khăn nên công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã chưa phát triển. Hiện trong địa bàn toàn xã có một số cơ sở hiện có như: chế biến lâm sản, mộc dân dụng, sửa chữa cơ khí, gò, hàn, sửa chữa điện dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng, các cơ sở này đang còn rất nhỏ và lẻ. Hiện tại xã đã có một ky ốt kinh doanh xăng. Bảng 3.4. Một số cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã STT I II Nội dung sản xuất kinh doanh Cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp Cơ sở sản xuất mộc dân dụng Cơ sở kinh doanh tạp hoá, dịch vụ Cơ sở may máy Cơ sở làm dịch vụ các loại Kinh doanh xăng dầu Sửa chữa ô tô Gia công sắt thép Sản xuất vật liệu xây dựng Số lượng (cơ sở) Số LĐ tham gia (người) 5 510 12 20 1054 24 5 6 10 1 20 18 20 10 (Theo số liệu điều tra của UBND xã Nghĩa Thuận) 3.2.3.3. Hệ thống thương mại dịch vụ Kinh tế dịch vụ, vận tải thương mại tập trung chủ yếu ở các cửa hàng tư nhân dọc các trục đường chính. Các mặt hàng chủ yếu gồm hàng tiêu dùng thiết yếu. Tuy nhiên trên địa bàn xã mới chỉ có các cơ sở dịch vụ chủ yếu hoạt động buôn bán nhỏ lẻ phục vụ cho sản xuất và đời sống hàng ngày của người dân như nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng, các mặt hàng phục vụ sản xuất (phân bón, thức ăn gia súc, gia cầm). 42 3.2.4. Hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật 3.2.4.1. Hạ tầng xã hội a. Giáo dục đào tạo Toàn xã có 4 trường học từ bậc học mầm non đến THCS. ở cả 3 cấp học đều có trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ 1. Tổng số học sinh là 1.845 học sinh, cụ thể: * Trường mầm non Trường mầm non có 320 em và 13 lớp, trung bình có 25 em /lớp và 20 cán bộ giáo viên. - Về khuôn viên: trường có diện tích là 2.557 m 2, có 8 phòng học 2 tầng kiên cố, 5 phòng học bán kiên cố. Trường có đầy đủ các phòng học, phòng làm việc của ban giám hiệu đảm bảo vững chắc công tác dạy và học. Hiện tại trường đã được công nhận trường dạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, là đơn vị văn hóa luôn luôn được công nhận là tập thể lao động tiên tiến xuất sắc. * Trường tiểu học Trường tiểu học Nghĩa Thuận A: có 494 em, với 19 lớp, 31 cán bộ giáo viên. Diện tích khuôn viên là 20.241 m2. Trường có 2 phòng họp và 19 phòng học cấp 4 đã xuống cấp. Hiện xã đang đầu tư xây dựng mới 24 phòng học nhà 2 tầng để đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2010, trường luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. Trường tiểu học Nghĩa Thuận C: có 231 học sinh, 10 lớp và 18 cán bộ giáo viên. Diện tích khuôn viên là 3.532 m2, có 10 phòng học, 1 phòng hội họp, 2 phòng làm việc của ban giám hiệu và 1 phòng chức năng. Trường là đơn vị văn hóa và được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia, luôn đạt danh hiệu tập thể lao động tiên tiến. * Trường Trung học cơ sở Trường THCS Nghĩa Thuận có 790 học sinh, 20 lớp, có 45 cán bộ giáo viên, 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn. Diện tích khuôn viên là 16.202 m 2, có 22 phòng học trong đó có 14 phòng học kiên cố 2 tầng, 3 phòng học bán kiên cố, 5 phòng học chức năng kiên cố, 1 nhà hội trường và văn phòng làm việc. Trường 43 được công nhận là đơn vị văn hóa, là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, luôn được công nhận là tập thể lao động tiên tiến xuất sắc. b. Văn hóa - thể dục thể thao * Nhà văn hóa trung tâm xã - Hiện tại trên địa bàn xã có 01 nhà văn hóa đa chức năng đạt chuẩn, diện tích 524 m2, cơ bản phục vụ cho nhu cầu học tập, vui chơi giải trí của người dân. * Nhà văn hóa các thôn xóm - Xã có 20/21 nhà văn hoá xóm, cơ sở vật chất chưa đạt chuẩn. Nhà văn hoá xóm 20 chưa có do mới được thành lập. Hiện trạng nhà văn hóa các xóm được tổng hợp dưới bảng sau: Bảng 3.5. Nhà văn hóa các xóm trên địa bàn xã STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 21 Tên nhà văn hoá xóm Nhà văn hoá xóm 1 Nhà văn hoá xóm 2 Nhà văn hoá xóm 3 Nhà văn hoá xóm 4 Nhà văn hoá xóm 5A Nhà văn hoá xóm 5B Nhà văn hoá xóm 6 Nhà văn hoá xóm 7A Nhà văn hoá xóm 7B Nhà văn hoá xóm 8 Nhà văn hoá xóm 9 Nhà văn hoá xóm 10 Nhà văn hoá xóm 11 Nhà văn hoá xóm 12 Nhà văn hoá xóm 13 Nhà văn hoá xóm 14 Nhà văn hoá xóm 15A Nhà văn hoá xóm 15B Nhà văn hoá xóm 16 Nhà văn hoá xóm 21 Diện tích đất (m2) 700 1209 300 885 1697 774 300 1924 270 339 500 480 1.709 565 525 704 2.000 2.000 492 1.280 Diện tích nhà (m2) 82,6 80,4 84,7 98,7 85 76,8 89,9 74,4 77,4 72,6 101,6 83,5 101,2 102 97,5 86,8 60,2 101 80 (Theo số liệu điều tra của UBND xã Nghĩa Thuận) * Sân thể thao: 44 - Sân vận động trung tâm xã: xã có 01 sân vận động tại xóm 10, diện tích 13.706 m2. Cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Bảng 3.6. Sân thể thao các thôn xóm STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Sân thể thao xóm Diện tích khuôn viên (m2) Sân thể thao xóm 1 3.023 Sân thể thao xóm 2 1.797 Sân thể thao xóm 3 1.826 Sân thể thao xóm 4 2.000 Sân thể thao xóm 5A Sân thể thao xóm 5B 8.140 Sân thể thao xóm 6 1.973 Sân thể thao xóm 7A 6.804 Sân thể thao xóm 7B Sân thể thao xóm 8 Sân thể thao xóm 9 2.579 Sân thể thao xóm 10 Sân thể thao xóm 11 Sân thể thao xóm 12 2.982 Sân thể thao xóm 13 2.057 Sân thể thao xóm 14 3.680 Sân thể thao xóm 15A 4.672 Sân thể thao xóm 15B 4.046 Sân thể thao xóm 16 1.392 Sân thể thao xóm 20 Sân thể thao xóm 21 11.190 (Theo số liệu điều tra của UBND xã Nghĩa Thuận) - Xã Nghĩa Thuận có tất cả 21 xóm, trong đó có 6 xóm đạt tiêu chuẩn làng văn hóa chiếm 28,57% tổng số xóm trong xã. - Toàn xã có 15/21 xóm có nhà văn hóa đạt chuẩn, chiếm 71%, có tổng diện tích 19.506 m2, sân bóng đá có 13 sân, 5 sân bóng chuyền với tổng diện tích 70.086 m2. * Bưu điện, internet: - Trên địa bàn xã có 1 điểm bưu điện văn hóa xã thuộc quản lý của ngành bưu điện, 1 trạm bưu chính viễn thông thuộc ngành bưu điện Thái Hòa; 03 điểm kinh 45 doanh dịch vụ internet có giấy phép kinh doanh tuẩn thủ các quy định của pháp luật. Ngành bưu điện xã cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong xã. - Diện tích khuôn viên bưu điện là 170 m2, diện tích xây dựng nhà là 120 m2. - Các thôn bản đã có internet. c. Chợ nông thôn - Xã có 1 chợ 1 chợ trung tâm họp 30/30 ngày và một điểm buôn bán nhỏ lẻ. Tình trạng cơ sở vật chất đang tạm bợ chưa tương xứng tiềm năng, lợi thế của xã. - Diện tích chợ là 0,94 ha, cơ cấu các khối công trình gồm: + Nhà chợ chính diện tích 2.350 m2; + Diện tích mua bán ngoài trời 4.700 m2; + Diện tích giao thông, bãi để xe, sân vườn là 940 m2; + Khu vệ sinh diện tích 50 m2; + Khu thu gom, xử lý rác, diện tích 100 m2. d. Y tế Xã có 1 trạm y tế với diện tích 3.473 m 2 có tường rào bao quanh (chưa có cổng), gồm có 17 phòng, hiện đang sử dụng 12 phòng bao gồm phòng làm việc và buồng bệnh nhân, trong đó có 10 phòng kiên cố, 2 phòng bán kiên cố. Hiện tại trạm có 7 giường bệnh. Đội ngũ y bác sỹ gồm có 7 cán bộ nhân viên, trong đó biên chế 5 người hợp đồng 2 người với 1 bác sỹ, 1 y sỹ, 3 trung học và 2 sơ cấp. Trạm được công nhận là đơn vị văn hóa và được công nhận xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế năm 2005. Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế là 35 %. e. Cơ quan hành chính sự nghiệp Trụ sở: Đảng ủy + HĐND + UBND+ UBMTTQ và các đoàn thể cấp xã: - Vị trí: nằm tại vị trí xóm 10. 46 - Tổng diện tích khuôn viên: 7.485 m2. Cơ cấu các khối công trình bao gồm: Hội trường, Phòng chủ tịch, Phòng phó chủ tịch, Phòng kế toán, Trung tâm giao dịch 1 cửa, các phòng ban khác. - Cơ sở hiện tại được xây dựng nhà 2 tầng khang trang đáp ứng nhu cầu sử dụng của cá tổ chức đoàn thể. 3.2.4.2. Hạ tầng kỹ thuật a. Giao thông Hiện trạng đường giao thông trên địa bàn xã Nghĩa Thuận như sau: - Đường Quốc lộ: dài 8,5 km kết cấu mặt đường nhựa. - Đường thị lộ dài 4,1 km kết cấu mặt đường nhựa. - Đường liên xã chiều dài 9 km kết cấu mặt đường cấp phối. - Đường liên xóm chiều dài 28 km kết cấu đường cấp phối. - Đường ngõ xóm chiều dài 43,5 km kết cấu đường cấp phối. - Đường nội đồng chiều dài 56 km, đang là đường đất. - Bê tông hoá các xóm là 14,3 km. Toàn bộ đường giao thông nông thôn đã được cứng hoá đảm bảo xe ô tô đi lại thuận tiện. b. Công trình thủy lợi Trên địa bàn xã có 23 hồ đập lớn nhỏ, có trữ lượng nước 4 triệu m 3 đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và tưới cho đất 2 lúa 350 ha. Các hồ đập đã được xây dựng và lập phương án phòng chống lụt bão đảm bảo. Hệ thống kênh mương tưới tiêu là 75 km trong đó đã bê tông hóa được 18,4 km chiếm 24,5 %. Bảng 3.7. Hệ thống kênh mương trên địa bàn xã Nghĩa Thuận STT Hạng mục Chiều dài Năm XD 47 (km) I II III Kênh cấp 1 20 Kênh kiên cố 15,858 Tuyến khe lằng đến đập Bàu 1,403 1997-2000 Khe lau Yên tâm đến vào lô 33x14 1,536 1997-2000 Khe lau 2 đến Bắc Vĩnh 1,638 1997-2000 Khe dứa đến cửa khanh x3 1,474 1997-2000 Khe dứa đến X2 1,24 1997-2000 Đập Bắc Vĩnh đến đồng màn 1,99 1997-2000 Đập hóc đến cửa làng x3 0,85 2001-2005 Tuyến từ Ao ga đến đồng cống ngoài 0,41 2001-2005 Tuyến từ Khe sung đến cửa làng x3 0,95 2001-2005 Tuyến từ cầu bông đến Đồng sầm x12 1,277 2001-2005 Từ Đập Mó đến cầu đông Tiến 0,89 2001-2005 Từ Khe lau 2 đến đồng răm 0,8 2001-2005 Từ khe thung đến đồng Máy 1,2 2001-2005 Từ trạm bơm đến đồng sau x7B 0,2 1979 Mương cấp 2 18 Kiên cố 3,834 Tuyến từ khe dứa đến cồn vừng x2 0,8 2001-2005 Tuyến từ khe dứa đến cửa lang x5B 0,4 2001-2005 Tuyến từ đập Bàu đến đồng X4 0,5 2001-2005 Tuyến từ khe lằng từ ông Thông đến X23 cũ 0,4 2001-2005 Tuyến từ khe dứa đến cửa khanh X6 0,864 2001-2005 Tuyến từ eo Khe lau đến cửa làng X13,14. 0,67 2001-2005 Tuyến từ đập Mó đến đồng cống X5B 0,2 2001-2005 Mương cấp 3 27 (Theo số liệu điều tra của UBND xã Nghĩa Thuận) c. Cấp điện * Điện sinh hoạt Toàn xã có 8 trạm điện với tổng công suất là 1.570 KVA. Thông số của cá trạm như sau: Bảng 3.8. Hệ thống trạm điện trên địa bàn xã Nghĩa Thuận Trạm số 1 Địa chỉ Xóm 7B Công xuất (KVA) 180 Năm xây dựng 1990 48 2 3 4 5 6 7 8 Xóm 13 Xóm 1 Xóm 8 Xóm 3 Xóm 15A Xóm 9 Xóm 12 160 1992 160 1996 320 2004 180 2007 180 2009 50 2008 400 2010 (Theo số liệu điều tra của UBND xã Nghĩa Thuận) - Hệ thống cấp điện: tổng chiều dài đường dây là 74.650 m, trong đó: + Đường dây A50 là: 6.440 m. + Đường dây A35 là: 10.090 m. + Đường dây A25 là: 28.640 m. + Đường dây A16 là: 32.480 m. * Điện chiếu sáng: Hiện tại trên địa bàn xã đã có hệ thống chiếu sáng với 1 km đường dây chiếu sáng các loại; 25 cột bê tông với 30 bóng đèn chiếu sáng các loại. * Quản lý và sử dụng: - Tình hình quản lý HTX tổ chức quản lý trực tiếp đến hộ gia đình thực hiện tính giá điện bậc thang theo quy định nhà nước. - Tình hình vận hành bảo dưỡng và nâng cấp lưới điện sinh hoạt nông thôn được tu sửa thường xuyên duy tu bảo dưỡng và nâng cấp. Năm 2007 đã xây mới 1 trạm điện 180 KVA và 1,6 km đường dây trung thế. Năm 2009 đã thay mới 2,035 km đường dây cáp bọc đảm bảo phụ tải bằng nguồn vốn đóng góp của nhân viên HTX và vay quỹ tín dụng. d. Cấp nước Tỷ lệ hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh là 75% Hiện tại xã chưa có hệ thống nước sạch, nguồn nước được người dân chủ yếu là ngồn nước ngầm từ giếng đào và các bể trử nước mưa của các hộ gia đình. e. Thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và Nghĩa trang 49 * Thoát nước thải: Trên địa bàn xã chưa xây dựng được hệ thống thoát nước thải và nước mưa. Hiện tại nước thải sinh hoạt trong các khu dân cư chưa được xử lý, nước thải trong các hộ gia đình thoát chủ yếu theo độ dốc tự nhiên của địa hình, hoặc thấm xuống đất. * Tình hình xử lý chất thải: Xã đã xây dựng đề án vệ sinh môi trường năm 2006, thành lập ban chỉ đạo tuyên truyền đôn đốc các cơ sở tổ chức thực hiện. Các cơ sở xóm tiến hành thành lập ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch, đưa vào các bản hương ước để tuyên truyền quán triệt mọi người, mọi gia đình thực hiện. Đến nay cơ bản các hộ dân đã có hố rác của gia đình để xử lý rác thải, hàng tháng các cơ sở xóm tổ chức cho nhân dân làm tổng vệ sinh môi trường. Hiện tại xã đã có 1 xóm tổ chức thu gom rác thải tập trung, nhưng chủ yếu bằng thủ công. * Nghĩa trang: - Hiện tại xã có 01 nghĩa trang liệt sỹ, diện tích 1.200 m 2; nằm ở phía Đông Nam xóm 8. - Trên địa bàn xã có 10 nghĩa trang nhân dân. Vị trí quy mô của các nghĩa trang như sau: + Nghĩa trang xóm 1, 20. Vị trí nằm tại phía Bắc xóm 1, với diện tích 8.531 m2. + Nghĩa trang xóm 5A, 5B và xóm 4. Vị trí nằm ở phía Nam xóm 5A, với diện tích là 21.961 m2. + Nghĩa trang xóm 7A, 8, 10. Vị trí phía Tây nam xóm 7A, diện tích là 15.695 m2. + Nghĩa trang xóm 2, 3,6. Vị trí Phía Nam xóm 21, diện tích là 12.405 m 2. + Nghĩa trang xóm 2, 3, 5 . Vị trí: phía Bắc xóm 3; Diện tích khuôn viên là 18.675 m2. 50 + Nghĩa trang xóm 7B. Vị trí nằm ở phía Đông xóm 7B; diện tích khuôn viên là 36.829 m2. + Nghĩa trang xóm 11, 16, 12, 13. Vị trí tại phía Đông xóm 11; Diện tích khuôn viên là 30.743 m2. + Nghĩa trang xóm 14. Vị trí nằm ở phía Đông Bắc xóm 14; Diện tích khuôn viên là 30.808 m2. + Nghĩa trang xóm 15 B. Vị trí tại phía Đông Bắc xóm 15 B; Diện tích khuôn viên là 3.789 m2. + Nghĩa trang xóm 15A. Vị trí nằm tại xóm 15; Diện tích khuôn viên là 3.642 m2. * Nhà vệ sinh nông thôn Hiện nay, tại xã Nghĩa Thuận có 100% số hộ sử dụng xí 2 ngăn có nắp hợp vệ sinh và tự hoại. 3.2.4.3. Đánh giá chung về kinh tế xã hội a. Thuận lợi - Xã Nghĩa Thuận là xã thuộc vùng trung du, đất rộng người đông, nhân dân cần cù lao động sáng tạo, có diện tích đất nông nghiệp lớn, có 20 hồ đập lớn nhỏ đảm bảo phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân, kết hợp khai thác nuôi trồng thủy sản. - Vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho các ngành hàng dịch vụ thương mại phát triển. - Cơ sở vật chất được tăng cường như: đường giao thông, trường học, điện, trạm y tế và văn hoá xã hội được cải thiện, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, xóm năng động nhiệt huyết được bà con nông dân tín nhiệm tin tưởng, đây là điều kiện thuận lợi cho công tác tổ chức thực hiện các chương trình phát triển cộng đồng, phát triển kinh tế xã hội. 51 - Nhân dân trong toàn xã hết sức tạo điều kiện về tài lực, vật lực cho công cuộc xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật của xã. - Nghĩa Thuận là xã dân số đông, mạng lưới giao thông thuận tiện nhưng đây cũng là một khó khăn rất lớn khi xây dựng hạ tầng kỹ thuật: đường sá, kênh mương thuỷ lợi... đòi hỏi nguồn kinh phí lớn. b. Khó khăn và hạn chế - Kết cấu hạ tầng tuy đã đạt chuẩn nhưng vẫn chưa đồng bộ. Điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế tổng ngành nông nghiệp còn chậm, chưa tương xứng với điều kiện phát triển ngành của xã. - Phát triển công nghiệp còn hạn chế. 3.3. Hiện trạng sử dụng đất 3.3.1. Cơ cấu loại đất và số lượng thửa đất Tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 3.095,28 ha. Biểu đồ 3.2. Cơ cấu sự dụng đất xã Nghĩa Thuận * Nhóm đất nông nghiệp: 2569,01 ha, chiếm 83,00 % trong tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 998,81 ha. + Đất lâm nghiệp: 1547,75 ha. 52 + Đất nuôi trồng thủy sản: 22,45 ha. * Nhóm đất phi nông nghiệp: 518,71 ha, chiếm 16,76 % trong tổng diện tích tự nhiên. Trong đó: + Đất ở: 67,38 ha. + Đất chuyên dùng: 281.82 ha. + Đất tôn giáo ,tín ngưỡng: 0,47 ha. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 150,69 ha. * Nhóm đất chưa sự dụng: 7,56 ha, chiếm 0,24 % trong tổng diện tích tự nhiên. Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất xã Nghĩa Thuận năm 2013 TT 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.2 1. 2 1.2.1 1.2.1.1 1.2.1.2 1.2.1.3 1.2.1.4 1.2.2 1.2.2.1 1.2.2.2 1.2.2.3 TT 1.2..2.4 1.2.3 1.3 Mục đích sự dụng Tổng diện tích đất tự nhiên Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hàng năm Đất trồng lúa Đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng lúa nước còn lại Đất trồng cây hàng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất có rừng tự nhiên sản xuất Đất có rừng trồng sản xuất Đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất Đất trồng rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ Đất có rừng trồng phòng hộ Đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ Mục đích sự dụng Đất trồng rừng phòng hộ Đất rừng đặc dụng Đất nuôi trồng thuỷ sản Mã NNP SXN CHN LUA LUC LUK HNK CLN LNP RSX RSN RST RSK RSM RPH RPN RPT RPK Mã RPM RDD NTS Hiện trạng năm 2013 Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) 3095,28 100 2569,01 83 998,81 32,27 567,91 18,35 368,05 11,89 307,85 9,95 60,2 1,94 199,86 6,46 430,9 13,92 1.547,75 50,00 662,85 21,41 244,13 7,89 347,31 11,22 0 0 71,41 2,31 884,9 28,59 624,8 20,19 173,46 5,6 0 0 Hiện trạng năm 2013 Diện tích Tỷ lệ (ha) (%) 86,64 2,8 0 0 22,45 0,73 53 1.3.1 1.3.2 1.4 1.5 2 2.1 2.1.1 2.1.2 2.2 2.2.1 2.2.2 2.2.3 2.2.4 2.2.4.1 2.2.4.2 2.2.4.3 2.2.4.4 2.2.5 2.2.5.1 2.2.5.2 2.2.5.3 2.2.5.4 2.2.5.5 2.2.5.6 2.2.5.7 2.2.5.8 2.2.5.9 2.2.5.10 2.2.5.11 2.3 2.4 2.5 2.6 3 3.1 Đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt Đất làm muối Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Đất ở Đất ở tại nông thôn Đất khu dân cư đô thị Đất chuyên dùng Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp Đất quốc phòng Đất an ninh Đất SX, kinh doanh phi nông nghiệp Đất khu công nghiệp, TTCN Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh Đất cho hoạt động khoáng sản Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ Đất có mục đích công cộng Đất giao thông Đất thuỷ lợi Đất công trình năng lượng Đất bưu chính viễn thông Đất cơ sở văn hoá Đất cơ sở y tế Đất cơ sở giáo dục- đào tạo Đất cơ sở thể dục- thể thao Đất chợ Đất có di tích, danh thắng Đất bãi thải, xử lý chất thải Đất tôn giáo, tín ngưỡng Đất nghĩa trang, nghĩa địa Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng Đất phi nông nghiệp khác Đất chưa sử dụng Đất bằng chưa sử dụng TSL TSN LMU NNK PNN OTC ONT ODT CDG CTS CQP CAN CSK SKK SKC SKS SKX CCC DGT DTL DNL DBV DVH DYT DGD DTT DCH DDT DRA TTN NTD SMN PNK CSD BCS 0 22,45 0 0 518,71 67,38 67,38 0 281,82 1,74 97,44 0 5,7 0 2,94 0 2,76 176,94 133,98 24,51 0,32 0,01 2,12 0,37 6,79 7,69 0,94 0 0,21 0,47 18,35 150,69 0 7,56 7,56 0 0,73 0 0 16,76 2,18 2,18 0 9,1 0,06 3,15 0 0,18 0 0,09 0 0,09 5,72 4,33 0,79 0,01 0 0,07 0,01 0,22 0,25 0,03 0 0,01 0,02 0,59 4,87 0 0,24 0,24 (Theo số liệu điều tra của UBND xã Nghĩa Thuận) Với tổng diện tích tự nhiên toàn xã là 3.095,28 ha. Dựa theo sự thống kê từ sổ mục kê theo mục đích sự dụng ta có tổng số thửa đất toàn xã là 14010 thửa đất. * Nhóm đất nông nghiệp: 9229 thửa/ 2569,01 ha Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 8519 thửa/ 998,81 ha. + Đất lâm nghiệp: 384 thửa/ 1547,75 ha. 54 + Đất nuôi trồng thủy sản: 326 thửa/ 22,45 ha. * Nhóm đất phi nông nghiệp: 4206 thửa/ 518,71 ha, Trong đó: + Đất ở:2633 thửa/ 67,38 ha. + Đất chuyên dùng: 1435 thửa/ 281.82 ha. + Đất tôn giáo ,tín ngưỡng: 11 thửa/ 0,47 ha. + Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 80 thửa/ 150,69 ha. * Nhóm đất chưa sự dụng: 577 thửa/ 7,56 ha. Bảng 3.10 Thống kê số thửa đất xã Nghĩa Thuận STT 1 1.1 1.1.1 1.1.1.1 1.1.1.2 1.1.2 1.1.2.1 1.1.2.2 1.1.2.3 1.2 1.2.1 1.2.1.1 1.2.1.2 1.2.1.3 1.2.2 1.2.2.1 1.2.2.2 STT 1.2.2.3 1.3 1.4 1.5 2 Mục đích sự dụng đất Đất nông nghiệp Đất sản xuất nông nghiệp Đất trồng cây hằng năm Đất trồng lúa Đất chuyên trồng lúa nước Đất trồng lúa nước còn lại Đất trồng cây hằng năm khác Đất bằng trồng cây hằng năm khác Đất trồng cây lâu năm Đất trồng cây công nghiệp lâu năm Đất trồng cây ăn quả lâu năm Đất trồng cây lâu năm khác Đất lâm nghiệp Đất rừng sản xuất Đất có rừng tự nhiên sản xuất Đất có rừng trồng sản xuất Đất trồng rừng sản xuất Đất rừng phòng hộ Đất có rừng tự nhiên phòng hộ Đất có rừng trồng phòng hộ Mã NNP SXN CHN LUA LUC LUK NHK BHK CLN LNC LNQ LNK LNP RSX RSN RST RSM RPH RPN RPT Mục đích sự dụng đất Đất trồng rừng phòng hộ Đất nuôi trồng thủy sản Đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt Đất làm muối Đất nông nghiệp khác Đất phi nông nghiệp Mã RPM NTS TSN LMU NKH PNN Số thửa 9229 8519 8180 5548 5399 149 2632 2632 339 51 2 286 384 308 115 106 87 76 36 21 Diện tích(ha) 2569,01 998,81 567,91 368,05 307,85 60,2 199,86 188,86 430,9 30 4,2 396,7 1547,75 662,85 244,13 347,31 71,41 884,9 624,8 173,46 Số thửa 19 326 326 Diện tích(ha) 86,64 22,45 22,45 4206 518,71 55 2.1 2.2 2.2.1 2.2.1.1 2.2.1.2 2.2.2 2.2.3 2.2.4 2.2.5 2.3 2.3.1 2.3.2 2.4 2.5 2.5.1 2.5.2 2.6 3 3.1 Đất ở OTC 2633 67,38 Đất ở nông thôn ONT 2633 67,38 Đất chuyên dùng CDG 1435 281,82 Đất trụ sợ cơ quan ,công trình sự nghiệp CTS 6 1,74 Đất trự sợ cơ quan, công trình sự nghiệp nhà nước TSC 6 1,74 Đất trụ sở khác TSK Đất quốc phòng CQP 9 97,44 Đất an ninh CAN Đất sản xuất ,kinh doanh phi nông nghiệp CSK 60 5,7 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 59 2,94 Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ SKX 1 2,76 Đất có mục đích công cộng CCC 1358 176,94 Đất giao thông DGT 529 133,98 Đất thủy lợi DTL 684 24,51 Đất công trình năng lượng DNL 85 0,32 Đất bưu chính viễn thông DBV 1 0,01 Đất cơ sở văn hóa DVH 22 2,12 Đất cơ sở y tế DYT 1 0,37 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo DGD 11 6,79 Đất cơ sở thể duc- thể thao DTT 23 7,69 Đất chợ DCH 1 0,94 Đất bãi thải, xử lý chất thải DRA 1 0,21 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 11 0,47 Đất tôn giáo TON 1 0,3 Đất tín ngưỡng TIN 10 0,17 Đất nghĩa trang nghĩa địa NTD 47 18,35 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 80 150,69 Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối SON 32 19,68 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 48 131,01 Đất phi nông nghiệp khác PNK Đất chưa sự dụng CSD 577 7,56 Đất bằng chưa sự dụng BCS 577 7,56 Tổng cộng 14010 3095.28 (Nguồn: Theo số liệu thống kê của UBND xã Nghĩa Thuận năm 2013) 3.3.3. Đánh giá tình hình biến động đất đai xã Nghĩa Thuận năm 2011 – 2013 3.3.3.1. Biến động theo mục đích sử dụng * Đất nông nghiệp 56 So với năm 2011, Đất sản xuất nông nghiệp: giảm 4,63 ha; chủ yếu do phần lớn là chuyển sang đất ở và đất có mục đích công cộng, trong đó: - Đất trồng cây hàng năm: giảm 4,03 ha, chủ yếu giảm đất trồng lúa (3,50 ha) và giảm đất trồng cây hàng năm khác (0,53 ha) chuyển sang đất có mục đích công cộng. - Đất trồng cây lâu năm: giảm 0,6 ha chuyển sang đất ở. * Đất phi nông nghiệp Diện tích đất phi nông nghiệp năm 2013 tăng 4,63 ha so với năm 2011; được chuyển qua từ đất nông nghiệp. Trong đó: - Đất ở: tăng 0,6 ha so với năm 2011. - Đất chuyên dùng: đất có mục đích công tăng 4,03 ha. * Đất chưa sử dụng: không có sự thay đổi về diện tích so với năm 2011. 3.3.3.2. Biến động về đối tượng sử dụng, quản lý - Đối tượng sử dụng đất chủ yếu là hộ gia đình cá nhân, với cơ cấu sử dụng đất giảm so với năm 2011, năm 2012 do việc thu hồi đất sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp như: nhu cầu đất ở của người dân, hệ thống thủy lợi tăng lên để đảm bảo cung cấp nước trên đồng ruộng và mở rộng hệ thống đường giao thông. - Đối tượng được giao quản lý đất gồm UBND cấp xã và tổ chức khác; cũng do năm 2011 không xác định đúng hai loại đối tượng, nên không thể so sánh được; nhìn chung tăng so với năm 2011 và năm 2012. 57 Bảng 3.11. Biến động diện tích theo mục đích sự dụng Năm 2013 so với năm 2012 và năm 2011 So với năm 2012 Thứ tự Mục đích sử dụng đất Mã Tổng diện tích tự nhiên Diện tích năm 2013 (ha) Diện tích năm 2012 (ha) 3095.28 3095.28 Tăng(+) giảm(-) So với năm 2011 Diện tích năm 2011 (ha) Tăng(+) giảm(-) 3095.28 1 Đất nông nghiệp NNP 2569.01 2571.24 -2.23 2573.64 -4.63 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 998.81 1001.04 -2.23 1003.44 -4.63 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 567.91 569.60 -1.69 571.94 -4.03 1.1.1 .1 1.1.1 Đất trồng lúa LUA 368.05 369.37 -1.32 371.55 -3.50 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC .2 1.1.1 .3 1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 199.86 200.23 -0.37 200.39 -0.53 Đất trồng cây lâu năm CLN 430.90 431.44 -0.54 431.50 -0.60 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 1547.75 1547.75 1547.75 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 662.85 662.85 662.85 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 884.90 884.90 884.90 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 22.45 22.45 22.45 1.4 Đất làm muối LMU 58 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 2 Đất phi nông nghiệp PNN 518.71 516.48 + 2.23 514.08 + 4.63 2.1 Đất ở OTC 67.38 66.84 + 0.54 66.78 + 0.60 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 67.38 66.84 + 0.54 66.78 + 0.60 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 2.2 Đất chuyên dùng CDG 281.82 280.13 + 1.69 277.79 + 4.03 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp CTS 1.74 1.74 1.74 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 97.44 97.44 97.44 2.2.3 Đất an ninh CAN 2.2.4 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 5.70 5.70 5.70 2.2.5 Đất có mục đích công cộng CCC 176.94 175.25 2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0.47 0.47 0.47 2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 18.35 18.35 18.35 2.5 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng SMN 150.69 150.69 150.69 2.6 Đất phi nông nghiệp khác PNK 3 Đất chưa sử dụng CSD 7.56 7.56 7.56 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 7.56 7.56 7.56 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS + 1.69 172.91 + 4.03 (Theo số liệu điều tra của UBND xã Nghĩa Thuận) 59 3.3.3.3. Đánh giá chung biến dộng đất đai năm 2011-2013 Biến động đất đai trên địa bàn xã giai đoạn 2011 – 2013 theo xu hướng chung giảm đất nông nghiệp để chuyển sang đất phi nông nghiệp tương ứng. Trong đó: - Đất nông nghiệp giảm chủ yếu là đất trồng cây hàng năm (đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác) để chuyển sang đất phi nông nghiệp (đất ở và đất chuyên dùng). - Đất phi nông nghiệp tăng lên tương ứng theo xu hướng giảm của đất nông nghiệp một cách phù hợp; chủ yếu tăng đất chuyên dùng và đất ở, do bố trí đất ở cho việc tăng dân cư, đồng thời mở rộng hệ thống giao thông ,thủy lợi phục vụ đời sống của nhân dân để thực hiện mục tiêu xây dựng xã Nghĩa Thuận đến năm 2015 trở thành một xã đảm bảo đạt 19 tiêu chí nông thôn mới theo Quyết định 491/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính Phủ. 3.4. Hiện trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Nghĩa Thuận. 3.4.1. Trình tự, thủ tục công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận. Thực hiện nội dung theo Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND của UBND tỉnh Nghệ An ngày 22 tháng 01 năm 2013, Quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Nghệ An: Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận nộp một (01) bộ hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất a) UBND cấp xã nơi có đất có trách nhiệm: Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian công khai theo quy định tại Tiết c điểm này), UBND cấp xã nơi có đất chịu trách nhiệm hoàn thành các công việc sau: 60 - Trường hợp thửa đất có biến động hoặc nằm trong khu vực chưa có bản đồ địa chính thì UBND cấp xã thông báo bằng văn bản cho Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện trích lục đo vẽ bổ sung bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất. - Trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 14, 15, 16 Quy định này thì kiểm tra, xác nhận về nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đã được xét duyệt; xác định diện tích, mục đích sử dụng đất theo hiện trạng theo quy định; - Công bố công khai kết quả kiểm tra tại trụ sở UBND cấp xã trong thời hạn 15 ngày, xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai. - Cấp phát đầy đủ các tờ khai và hướng dẫn người sử dụng đất kê khai các khoản thu người sử dụng đất phải nộp theo mẫu quy định; - Xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận theo quy định. - Chuyển hồ sơ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện; b) Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm tiến hành kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận và nêu rõ lý do và căn cứ pháp lý áp dụng vào đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận: - Đối với trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận thì gửi trả hồ sơ cho UBND cấp xã hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. - Đối với trường hợp đủ điều kiện xét cấp giấy chứng nhận, chuẩn bị hồ sơ theo quy định, để trình UBND cấp huyện Giấy chứng nhận. c) Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đủ điều kiện, không phải nộp nghĩa vụ tài chính: 61 - Trong thời hạn không quá mười lăm (15) ngày, kể từ ngày kiểm tra xác nhận vào đơn đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận và chuyển trả cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện hoặc UBND cấp xã nơi có đất. - Trong thời hạn không quá năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy chứng nhận đã ký do Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết của UBND cấp huyện; UBND cấp xã có trách nhiệm: + Trao trực tiếp Giấy chứng nhận cho người đề nghị cấp giấy chứng nhận hoặc người được uỷ quyền. cho UBND cấp xã; + Tiếp nhận bản gốc giấy tờ về quyền sử dụng đất và chuyển cho Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp huyện. d) Cấp giấy chứng nhận đối với trường hợp đủ điều kiện, phải thực hiện nghĩa vụ tài chính: - Về xác định nghĩa vụ tài chính. + Trong thời hạn không quá ba (03) ngày kể từ ngày xác nhận vào đơn đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện có trách nhiệm: Lập Phiếu chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính và chuyển hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính cho Chi cục thuế. + Trong thời hạn ba (03) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thực hiện nghĩa vụ tài chính của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ quan thuế có trách nhiệm: Kiểm tra, tính và phát hành thông báo các khoản thu tài chính có liên quan phải nộp, kể cả tiền phạt và miễn, giảm (nếu có) theo quy định của pháp luật; Chuyển một lần cho Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất toàn bộ các Thông báo nộp tiền về các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện theo quy định và các hồ sơ ban đầu. 62 + Trong thời hạn không quá hai (02) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Thông báo nộp tiền về các nghĩa vụ tài chính của cơ quan Thuế, Bộ phận tiếp nhân và trả kết quả của UBND huyện Văn phòng đăng ký quyền sử đất chuyển thông báo nộp tiền đến người đề nghị cấp giấy chứng nhận để nộp tiền vào Kho bạc nhà nước theo quy định. - Về ký và trao giấy chứng nhận. Sau khi nhận chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc Đơn đề nghị ghi nợ của người đề nghị cấp giấy chứng nhận; UBND cấp xã, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện và Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện thực hiện các bước tiếp theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này. *Đánh giá trình tự thủ tục cấp GCN tại xã Nghĩa Thuận: Trình tự thủ tục cấp GCN tại xã Nghĩa Thuận so với Nghị định 181/2004/NĐ-CP chỉ có sự thay đổi về thời gian làm việc của các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong công tác thực hiện cấp GCN. 63 - Đơn xin cấp giấy chứng nhận(theo mẫu 01/ĐK-GCN) - Bản phô tô coppy hộ khẩu thường Người sử dụng đất trú, chứng minh nhân dân. - Bản sao một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất (nếu có). - Thông báo nộp tiền - Sơ đồ nhà hoặc công trình xây dựng - Trao giấy chứng nhận (nếu có). - Trả hồ sơ không đủ đk - Bản sao các giấy tờ liên quan đến ( Không quá 05 ngày) việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (nếu có). UBND cấp xã - Kiệm tra và xác nhận đơn đề nghị (Không quá 10 ngày) - GCN - HS không đủ đk - Thông báo tài chính ( Không quá 02 ngày) - Công khai đủ hay không đủ đk tại trụ sở UBND xã Bộ phận tiếp nhận hồ sơ địa chính “một cửa” ( Không quá 15 ngày) - Kiểm tra hồ sơ đăng ký VPĐK quyền sử dụng đất cấp huyện Cơ quan thuế ( Không quá 03 ngày) - Xác nhận đơn đủ đk, ghi ý kiến đơn không đủ đk( Không quá 05 ngày) - Chuyển tài liệu cho cơ quan thuế - GCN - HS đăng ký Không quá 15 ngày Phòng TN&MT UBND cấp huyện ( Không quá 03 ngày) - Thẩm tra hồ sơ - Trình ký GCN Ký GCN Sơ đồ 3.1 trình tự, thủ tục cấp GCN xã Nghĩa Thuận 64 3.4.2. Thực trạng công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn xã Nghĩa Thuận. 3.4.2.1 Kết quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác cho hộ gia đình, cá nhân Xã Nghĩa Thuận có 2 loại bản đồ, bản đồ 299/TTg được đo vẽ năm 1985 bản đồ này được sử dụng đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 1995 theo nghị đinh 64/Cp của chính phủ và bản đồ đo đạc năm 2007(bản đồ số) sử dụng để quản lý đất hiện tại và dùng để cấp đổi GCN Là một xã có địa hình không bằng phẳng, việc quản lý đất có liên quan đến đất quốc phòng, đất giao thông, nên việc cấp giấy chứng nhận còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, là một xã được thành lập bản đồ địa chính khá sớm (Năm 2007) nên công tác quản lý cũng như công tác lập hồ sơ cấp GCN có nhiều thuận lợi. Tổng toàn xã có số GCN đã cấp cho hộ gia đình cá nhân đến nay: Bảng 3.12 Kết quả cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân đối với các loại đất chính trên địa xã Nghĩa Thuận đến ngày 31/12/2013 TT Loại đất đang sự dụng Số GCN cần cấp Diện tích cần cấp (ha) Số GCN đã cấp Tỷ lệ Diện theo tích đã diện cấp tích (ha) (%) Tỷ lệ theo số GCN (%) 1 Đất nông nghiệp 2276 972,01 2088 855,74 88,04 91,74 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 1975 568,70 1879 549,40 96,61 95,14 1.2 Đất lâm nghiệp 280 401,16 204 305,39 76,13 72,86 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 21 2,15 5 0,95 44,19 23,81 2 Đất phi nông nghiệp 2642 68,88 2385 65,46 95,03 90,27 2.1 Đất ở nông thôn 2633 67,38 2385 65.46 97,15 90,58 2.2 Đất chuyên dùng 9 1,50 0 0,00 0,00 0,00 921,20 88,50 90,95 Tổng cộng 4918 1040.89 4473 (Nguồn: Theo số liệu thống kê của UBND xã Nghĩa Thuận năm 2013) Nhìn vào bảng 3.12 ta thấy: 65 - Xã Ngĩa Thuận có tỷ lệ cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân cao. - Kết quả cấp GCN từ trước đến nay đã cấp được với tổng số giấy là 4473 giấy/ 921,20 ha đạt 88.50% so với diện tích cần cấp cho đối tượng này. Trong đó: - Đất nông nghiệp đã cấp 2088 giấy/ 855,74 ha đạt 88.04 % theo diện tích. - Đất phi nông nghiệp đã cấp 2385 giây/66,46 ha đạt 97.15 % theo diện tích. Cụ thể: a. Kết quả cấp GCN đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân Bảng 3.13 Thống kê tình hình cấp GCN sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân tính đến ngày 31/12/2013 TT Xóm Số hộ đã được cấp 193 105 115 108 97 69 107 115 70 0 40 142 78 53 149 128 73 45 Diện tích (ha) 44,77 46,91 51,40 43,51 21,31 18,68 58,05 41,14 19,30 0 6,95 33,08 8,86 6,52 36,01 34,46 19,37 5,42 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 Xóm 1 Xóm 2 Xóm 3 Xóm 4 Xóm 5A Xóm 5B Xóm 6 Xóm 7A Xóm 7B Xóm 8 Xóm 9 Xóm 10 Xóm 11 Xóm 12 Xóm 13 Xóm 14 Xóm 15A Xóm 15B 19 20 21 Xóm 16 73 19,76 Xóm 20 67 19,69 Xóm 21 52 14,21 Tổng cộng 1879 549,40 (Nguồn: Theo số liệu thống kê của UBND xã Nghĩa Thuận năm 2013) 66 Từ bảng 3.13 cho thấy kết quả cấp GCN đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình cá nhân toàn xã đã cấp là 1879 giấy/ 549,40 ha đạt 95,14 % so với số giấy cần cấp và đạt 96,61 % so với diện tích cần cấp. Toàn xã còn 96 giấy / 19,30 ha đất sản xuất nông nghiệp chưa cấp GCN. Hầu hết tất cả các xóm đều có đất sản xuất nông nghiệp, trừ xóm 8 là xóm ngay cạnh trục đường 48, gần khu trung tâm của xã lại có chợ Mới Nghĩa Thuận đặt ngay trong xóm đẫn đến xóm chủ yếu là buôn bán trao đổi hàng hóa không chỉ trong xã mà còn với các xã khác như xã Nghĩa Lộc, Nghĩa Long … cũng tập trung về chợ Mới Nghĩa Thuận. Đẫn đến xóm 8 không có đất sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra có xóm 9 ( đã cấp 40 GCN) và xóm 21 ( đã cấp 52 GCN) cũng là xóm sung quanh khu vực xóm chợ nên cũng ít đất sản xuất nông nghiệp. Các xóm có số GCN được cấp nhiều như: xóm 1, xóm 13, xóm 10.. là các xóm có diện tích rộng nhất xã không chỉ với đất sản xuất nông nghiệp, mà đối với đất ở và đất lâm nghiệp cũng chiếm diện tích rất nhất, đồng thời cũng là những xóm đông dân nhất trong toàn xã. b. Kết quả cấp GCN đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân Bảng 3.14 Thống kê tình hình cấp GCN đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân tính đến ngày 31/12/2013 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Xóm Xóm 1 Xóm 3 Xóm 5B Xóm 6 Xóm 7A Xóm 7B Xóm 11 Xóm 12 Xóm 13 Xóm 14 Xóm 15A Xóm 15B Xóm 16 Tổng cộng Số GCN đã cấp 1 24 4 26 1 2 1 20 70 21 17 10 7 204 Diện tích (ha) 1,88 38,91 6,96 41,35 0,98 2,18 1,64 33,45 115,30 35,56 13,98 7,95 5,25 305,39 (Nguồn: Theo số liệu thống kê của UBND xã Nghĩa Thuận năm 2013) 67 Đến nay toàn xã đã cấp GCN được 204 giấy/ 305,39 ha đối đất lâm nghiệp cho hộ gia đình cá nhân. Đạt 76,13% so với diện tích cần cấp và đạt 72,14 % so với số giấy cần cấp. Còn 76 giấy/95,77 ha chưa cấp GCN, nguyên nhân chủ yếu do việc xác minh nguồn gốc và thời điểm sự dụng … Diện tích đất lâm nghiệp được cấp là từ đất rừng sản xuất. Ở các xóm như: xóm 1, xóm 7A, xóm 7B và xóm 5B là gần trục đường 48 nên diện tích đất lâm nghiệp là ít chủ yếu là đất trồng rừng sản xuất. c. Kết quả cấp GCN đất ở cho hộ gia đình cá nhân Bảng 3.15 Thống kê kết quả cấp GCN đất ở cho hộ gia đình cá nhân đến ngày 31/12/2013 TT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 Xóm Xóm 1 Xóm 2 Xóm 3 Xóm 4 Xóm 5A Xóm 5B Xóm 6 Xóm 7A Xóm 7B Xóm 8 Xóm 9 Xóm 10 Xóm 11 Xóm 12 Xóm 13 Xóm 14 Xóm 15A Xóm 15B Xóm 16 Xóm 20 Xóm 21 Tổng cộng Số hộ đã được cấp 201 110 112 114 105 81 108 143 76 321 41 168 74 50 179 123 81 56 73 92 77 2385 Diện tích (ha) 6,38 3,15 3,09 2,17 2,71 1,96 3,45 5,55 2,58 4,06 1,34 4,71 1,65 1,45 7,30 3,56 1,98 0,95 2,25 2,71 2,46 65,46 ( Nguồn: Theo số liệu thống kê của UBND xã Nghĩa Thuận năm 2013) 68 Đến ngày 31/12/2013, kết quả cấp GCN đất ở cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã là 2385 giấy/ 65,47 ha, đạt 97,15 % so với diện tích cần cấp và đạt 90,58 % so với số giấy cần cấp. Còn 248 giấy/ 28,20 ha chưa cấp GCN, nguyên nhân chủ yếu là do người đân còn gặp khó khăn trong vấn đề nộp tiền sự dụng đất… Nhìn chung công tác cấp GCN đối với đất ở cho hộ gia đình cá nhân đã được xã tiến hành rất tốt số lượng GCN đã được cấp đạt tỷ lệ cao so với các xã khác trong toàn thị xã. Tỷ lệ GCN chưa cấp chỉ chiếm 9,42 %. d. Các trường hợp tồn đọng, chưa cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân Bảng 3.16 Thống kê các trường hợp tồn đọng, chưa cấp GCN cho hộ gia đình cá nhân đến ngày 31/12 2013 TT Loại đất đang sự dụng Số lượng tồn đọng Số GCNQSD Diện tích (ha) 1 Đất sản xuất nông nghiệp 96 19,30 2 Đất lâm nghiệp 76 95,77 3 Đất nuôi trông thủy sản 16 1,20 4 Đất ở nông thôn 248 28,20 5 Đất chuyên dùng 9 1,50 Tổng cộng 445 145,97 ( Nguồn: Theo số liệu thống kê của UBND xã Nghĩa Thuận năm 2013) Trong đó: - Số lượng thửa đất tranh chấp : 12 thửa, nguyên nhân chủ yếu do tranh chấp về ranh giới giữa các thửa đất. - Số lượng thửa đất đo bao : 240 thửa, nguyên nhân do sai lệch diện tích - Số lượng thửa đất chuyển nhượng sau ngày 1/7/2004 : 28 thửa đất của người mua đất sau ngày 1/7/2004 mà chủ cũ chưa làm thủ tục chuyển nhượng đất cho chủ mới nên chưa thể cấp GCN cho chủ mới. - Ngu...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.