Luận văn " Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam"

pdf
Số trang Luận văn " Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam" 82 Cỡ tệp Luận văn " Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam" 780 KB Lượt tải Luận văn " Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam" 1 Lượt đọc Luận văn " Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam" 1
Đánh giá Luận văn " Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam"
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 82 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Lời mở đầu TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan Khoá luận tốt nghiệp này là hoàn toàn do bản thân em viết và hoàn thành, trên cơ sở sự phân tích, đánh giá và tổng hợp tài liệu tham khảo. Đề tàiEm : xin chịu mọi trách nhiệm nếu có sự gian dối nào về nội dung cũng như tài liệu. CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Sinh viên TRONG THĂM Dề KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA Giang Tiến Chinh TỔNG CễNG TY DẦU KHÍ VIỆTNAM SINH VIẤN THỰC HIỆN : GIANG TIẾN CHINH Lớp : A9 - K38 - KTNT Giỏo viờn hướng dẫn: PGS. PTS. NGƯT. Vũ Hữu Tửu HÀ NỘI, NĂM 2003 Giang Tiến Chinh – A9K38 1 Lời mở đầu LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. PTS. NGƯT. Vũ Hữu Tửu, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành Khoá luận tốt nghiệp này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú và các anh chị CBCNV Công ty Đầu tư & Phát triển Dầu khí (PIDC) đã tạo mọi điều kiện cho em trong việc tiếp cận tài liệu cũng như đã góp ý cho em trong quá trình nghiên cứu. Và cuối cùng, em vô cùng biết ơn sự quan tâm, ủng hộ và động viên của gia đình, đặc biệt là bố mẹ em; cùng bạn bè em trong suốt thời gian qua. Sinh viên Giang Tiến Chinh Giang Tiến Chinh – A9K38 2 Lời mở đầu MỤC LỤC Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI I. Đầu tư nước ngoài 4 1. Khái niệm 4 2. Nguyên nhân ra đời 4 3. Các hình thức đầu tư nước ngoài chủ yếu vào Việt Nam 7 II. Môi trường cho hoạt động đầu tư nước ngoài 10 1. Môi trường chính trị, kinh tế 10 2. Hệ thống pháp luật và các thủ tục hành chính 10 3. Chính sách kinh tế đối ngoại 10 4. Trình độ công nghệ 10 5. Chất lượng lao động 10 6. Cơ sở hạ tầng 10 III Tác động của đầu tư nước ngoài 10 1 Xu hướng vận động của dòng đầu tư trên thế giới 10 2 Tác động của đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế thế giới 12 3 Tác động của đầu tư nước ngoài tới nền kinh tế Việt Nam 15 CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TRONG THĂMDÒ KHAI THÁC DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM I. Giới thiệu về Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 22 1. Sự ra đời và phát triển 22 Giang Tiến Chinh – A9K38 3 Lời mở đầu 2. Hoạt động của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 3. Mục tiêu chiến lược phát triển chung của Ngành dầu khí Việt Nam 28 II. Tầm quan trọng của chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí. 30 1. Tổng quan về thăm dò khai thác dầu khí thế giới 30 2. Đặc thù của công việc thăm dò khai thác dầu khí 33 3. Dự báo cung cầu các sản phẩm dầu khí tại Việt Nam tới năm 4. 25 2020 36 Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài của Petrovietnam 39 III. Kinh nghiệm đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của một số nước trong khu vực. 1. Malaysia 43 2. Indonesia 45 3. Trung Quốc 47 4. Thái Lan 49 5. Chìa khoá của sự thành công và bài học rút ra cho Việt Nam 51 IV. Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam 54 1. Nhiệm vụ và mục tiêu 54 2. Lựa chọn phương án thực hiện 54 3. Khu vực ưu tiên đầu tư 57 4. Nhu cầu vốn 58 5. Khung pháp lý 60 6. Hệ thống tiêu chuẩn lựa chọn dự án 61 7. Hình thức triển khai 63 Giang Tiến Chinh – A9K38 4 Lời mở đầu CHƯƠNG III: NHỮNG BIỆN PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC ĐTNN TRONG TDKT DẦU KHÍ CỦA TỔNG CÔNG TY DẦU KHÍ VIỆT NAM I. Những thuận lợi và thách thức cơ bản của Petrovietnam trong triển khai Chiến lược đầu tư nước ngoài. 65 1. Điểm mạnh 65 2. Điểm yếu 66 3. Cơ hội 67 4. Thách thức 68 II. Những biện pháp thực hiện Chiến lược ĐTNN trong TDKT 69 dầu khí của Tổng công ty dầu khí Việt Nam 1. Tăng cường các quy định pháp lý cho ĐTNN 69 2. Huy động nguồn vốn đầu tư 72 3. Xây dựng quy chế lao động 74 4. Hoàn thiện cơ chế điều hành quản lý dự án 75 5. Cải cách thể chế và quản trị công ty 76 6. Tìm hiểu tiếp cận khu vực ưu tiên đầu tư 78 7. Lựa chọn đối tác 80 8. Xây dựng Petrovietnam thành một Tập đoàn dầu khí hùng 81 mạnh III. Một số biện pháp nhằm thực hiện chiến lược đầu tư nước 83 ngoài đối với công ty PIDC 1. Hỗ trợ từ phía Petrovietnam 83 2. Đối với PIDC: 84 Kết luận Giang Tiến Chinh – A9K38 89 5 Lời mở đầu Tài liệu tham khảo LỜI MỞ ĐẦU ''Phát triển công nghiệp Dầu khí thành một ngành kinh tế - kỹ thuật mũi nhọn'' đã và đang là mục tiêu của Chính phủ ta trong quá trình thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Đáp ứng lại sự tin tưởng ấy, sau 27 năm đầu tư và phát triển, Ngành Dầu khí Việt Nam đã đạt được một vị trí quan trọng và vững chắc trong nền kinh tế đất nước. Từ những dòng dầu đầu tiên khai thác được từ mỏ Bạch Hổ đến phát hiện thương mại ở mỏ Sư Tư Đen (8/2003), tính đến nay đã hơn 100 triệu tấn dầu thô được khai thác cung cấp nguồn năng lượng cho phát triển đất nước. Tất cả những thành tích to lớn và ấn tượng này đều khởi nguồn từ những nỗ lực rất lớn của toàn Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam. Bước vào thế kỷ mới, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam cũng phải đối diện với những vận hội và thách thức mới. Đó là khi khi việc đảm bảo an toàn năng lượng cho đất nước sẽ trở nên cực kỳ quan trọng, đặc biệt là từ năm 2015, khi chúng ta khó có thể đáp ứng nhu cầu năng lượng bằng các nguồn trong nước. Do đó, đòi hỏi Tổng Công ty không những đẩy mạnh hoạt động trong nước mà còn phải từng bước thực hiện đầu tư thăm dò khai thác ở nước ngoài. Mặc dù đây là một lĩnh vực vô cùng mới mẻ không những của ngành dầu khí mà còn của Việt Nam, nhưng nó có ý nghĩa cấp thiết đối với việc phát triển kinh tế đất nước nói chung, đối với tiến trình hội nhập vào các thể chế kinh tế khu vực và toàn cầu của Tổng Công ty dầu khí nói riêng. Giang Tiến Chinh – A9K38 6 Lời mở đầu Trong khuôn khổ khoá luận của mình, em xin trình bày: “Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam”. Mong sao những ý tưởng và quyết tâm lớn lao của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam sớm trở thành hiện thực, đóng góp vào sự nghiệp phát triển đất nước. Mục đích nghiên cứu Khoá luận nhằm mục đích làm rõ yêu cầu cấp thiết của hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí, để từ đó đưa ra một Chiến lược đầu tư cụ thể cho hoạt động này cũng như là đề xuất một số giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả chiến lược đó, nhất là trong thời gian tới khi vấn đề an ninh năng lượng quốc gia thực sự trở nên cấp bách trước yêu cầu phát triển của kinh tế đất nước. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu trong Khoá luận tốt nghiệp là phương pháp tổng hợp, so sánh, phân tích kết hợp với những kết quả thống kê, vận dụng lý luận để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. Mặt khác, Khoá luận còn vận dụng những quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước cũng như chiến lược phát triển Ngành Dầu khí để khái quát, hệ thống và khẳng định các kết quả nghiên cứu. Và phương pháp luận chủ yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng ứng dụng vào nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Khoá luận bao gồm các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài trong ngành dầu khí, tình hình an ninh năng lượng quốc gia, chiến lược đầu tư ra nước ngoài trong thời gian tới. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận trong khuôn khổ những hoạt động đầu tư nước ngoài trong ngành dầu khí của Việt Nam và trên thế giới. Bố cục khoá luận Phù hợp với mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu nêu trên, nội dung của Khoá luận được chia thành 3 chương:  Lời nói đầu Giang Tiến Chinh – A9K38 7 Lời mở đầu  Chương I: Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài.  Chương II: Chiến lược đầu tư nước ngoài trong thăm dò khai thác dầu khí của Tổng công ty dầu khí Việt Nam.  Chương III: Một số biện pháp thực hiện chiến lược ĐTNN trong TDKT dầu khí của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.  Kết luận  Tài liệu tham khảo Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của đề tài là rất mới mẻ, thời gian nghiên cứu có hạn nên trong một số khía cạnh trình bày của em sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong những ý kiến đánh giá, phê bình quý báu của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn. Giang Tiến Chinh – A9K38 8 Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI I. ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 1. Khái niệm Đầu tư nước ngoài là phương thức di chyuển vốn, tài sản của chủ sở hữu từ quốc gia này sang quốc gia khác để tiến hành sản xuất kinh doanh dịch vụ với mục đích kiếm lợi nhuận và những mục tiêu kinh tế xã hội khác. Về bản chất, đầu tư nước ngoài là những hình thức xuất khẩu tư bản, một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá. Đây là hai hình thức xuất khẩu luôn bổ sung và hỗ trợ nhau trong chiến lược thâm nhập chiếm lĩnh thị trường của các công ty, tập đoàn nước ngoài hiện nay. Cùng với hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển mạnh mẽ, hợp thành những dòng chính trong trào lưu có tính quy luật trong liên kết kinh tế toàn cầu hiện nay. Vốn đầu tư nước ngoài có thể được đóng góp dưới các dạng tiền tệ (ngoại tệ, nội tệ), các vật thể hữu hình (hàng hoá, tư liệu sản xuất, nhà xưởng, tài nguyên thiên nhiên…), các hàng hoá vô hình (công nghệ, bí quyết, bằng bảo hộ, nhãn hiệu, uy tín hàng hoá…) hoặc các phương tiện đầu tư đặc biệt khác như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán có giá khác… 2. Nguyên nhân ra đời 2.1. Sự phát triển của xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư. Chúng ta đang sống trong thời đại mà quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế đang diễn ra nhanh chóng, với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, tạo nên một nền kinh tế thị trường toàn cầu, trong đó tính phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế dân tộc ngày càng gia tăng. Sau thời kỳ chiến tranh lạnh, quá trình này ngày càng diễn ra nhanh chóng và đã chi phối thế giới cho đến tận bây giờ, làm cho nền kinh tế hầu hết các nước vận động theo xu hướng mở cửa và hoà mình vào quỹ đạo của nền kinh tế thị trường. Và hiện nay, hàng loạt các tổ chức liên kết kinh tế khu vực cũng như toàn cầu đã ra đời và không ngừng phát triển. Đó là các tổ chức như EU, ASEAN, APEC… và tổ chức lớn nhất là WTO. Trong điều kiện trình độ phát triển sản xuất, Giang Tiến Chinh – A9K38 9 Một số vấn đề cơ bản về đầu tư nước ngoài khả năng về công nghệ, nguồn tài nguyên, mức độ chi phí… ở mỗi nước khác nhau, nguồn vốn đầu tư quốc tế với tư cách của loại hàng hoá đặc biệt tất yếu sẽ tuân theo những quy luật của thị trường vốn là chảy từ nơi thừa vốn tới nơi thiếu vốn theo tiếng gọi của lợi nhuận cao. 2.2. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học-công nghệ-thông tin đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế của các nước tạo nên sự dịch chuyển vốn giữa các quốc gia. Khi khoa học công nghệ càng phát triển thì thời gian từ khâu nghiên cứu đến ứng dụng sản xuất càng được rút ngắn lại, chu kỳ sống của sản phẩm càng ngắn, sản phẩm hàng hoá ngày càng đa dạng phong phú. Đối với doanh nghiệp, nghiên cứu phát triển và đổi mới sản phẩm cũng như đổi mới thiết bị có ý nghĩa sống còn. Đối với quốc gia làm chủ và đi đầu trong khoa học công nghệ sẽ quyết định vị trí lãnh đạo chi phối hay phụ thuộc các nước khác trong tương lai. Và ở đây xuất hiện hai hướng tổ chức: với những vấn đề khoa học công nghệ đòi hỏi vốn lớn, các tập đoàn sẽ hợp tác đầu tư; bên cạnh đó các nước phát triển còn có hướng chuyển dịch đầu tư sang các nước khác đối với các sản phẩm đã lão hoá, cần nhiều lao động, nguyên liệu thô gây ô nhiễm môi trường. Thông qua quá trình chuyển giao công nghệ trên thế giới diễn ra theo “mô hình đàn sếu bay” (nghĩa là các nước tư bản phát triển chuyển giao công nghệ sang cho các nước NICs, các nước NICs chuyển giao sang cho các nước đang phát triển và chậm phát triển). 2.3 Sự thay đổi các yếu tố sản xuất kinh doanh ở các nước sở hữu vốn thúc đẩy đầu tư nước ngoài. Trình độ phát triển kinh tế cao ở các nước công nghiệp phát triển đã nâng cao mức sống và khả năng tích luỹ vốn của các nước này. Điều này dẫn đến hiện tượng thừa vốn trong nước; mặt khác, làm cho chi phí tiền lương cao, nguồn tài nguyên thiên nhiên thu hẹp và chi phí khai thác tăng lên dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, tỷ suất lợi nhuận giảm dần, lợi thế cạnh tranh trên thị trường không còn. Chính nguyên nhân này tạo nên lực đẩy các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài để giảm chi phí sản xuất, tìm thị trường mới, nguồn nguyên liệu mới nhằm thu lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, sự phát triển như vũ bão của cách mạng thông tin, bưu chính viễn thông, phương tiện giao thông vận tải đã khắc phục sự xa cách về không gian, giúp Giang Tiến Chinh – A9K38 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.