Luận văn Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay

pdf
Số trang Luận văn Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay 109 Cỡ tệp Luận văn Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay 759 KB Lượt tải Luận văn Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay 0 Lượt đọc Luận văn Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay 0
Đánh giá Luận văn Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 109 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

1 Luận văn Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được hình thành bằng nhiều con đường khác nhau, trong đó con đường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng là yếu tố chính không thể thiếu. Vì vậy, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trước hết phải được bắt đầu từ việc chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ, trong đó vấn đề chất lượng đào tạo, bồi dưỡng là điều kiện quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, đặc biệt là đội ngũ cán bộ công chức chủ chốt xã, phường, thị trấn nói riêng vì đây là những người gần dân nhất, thực hiện những nhiệm vụ chính trị tại cơ sở, nơi mà đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được triển khai. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX khẳng định: "xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tuỵ với dân, biết phát huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hoá đội ngũ, chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở" [13, tr.167-168]. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng và xây dựng Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta luôn quan tâm đặc biệt đến công tác cán bộ. Bác Hồ từng khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc"; "công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém" [29, tr.269, 273]. Trong "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước", Đảng ta nhấn mạnh: " Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng". Đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn càng có vai trò quan trọng hơn. Thực tiễn 3 phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và thực tiễn cách mạng Việt Nam đã khẳng định điều đó. Quảng Trị là một tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ, có vị trí quan trọng trong cả nước về chính trị, văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng, những năm qua được sự quan tâm của các cấp uỷ đảng và chính quyền, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có bước trưởng thành đáng kể sau hơn 30 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt trong đó in đậm dấu ấn 20 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, là nhân tố quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh và quốc phòng ở địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn tỉnh Quảng Trị cũng còn nhiều tồn tại, yếu kém, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ chính trị. Để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, đòi hỏi phải tạo lập đội ngũ cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, phẩm chất, năng lực ngang tầm đòi hỏi nhiệm vụ cách mạng. Xuất phát từ yêu cầu trên, Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII Đảng bộ tỉnh Quảng Trị xác định: " Xây dựng đội ngũ cán bộ đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có bản lĩnh chính trị vững vàng và phẩm chất đạo đức tốt, chuyên môn nghiệp vụ cao... Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cả về chính trị và chuyên môn nghiệp vụ...Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường đủ sức đáp ứng yêu cầu của tình hình. Xây dựng trường Chính trị Lê Duẩn và các Trung tâm chính trị huyện, thị xã ngang tầm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong tình hình mới" [5, tr.127]. Những năm qua, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ không chỉ nhà trường mà còn được các cấp, các ngành chú trọng, quan tâm, do vậy trình độ, 4 kiến thức chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tin học, ngoại ngữ được nâng lên một bước. Nhận thức của cán bộ công chức nói chung, cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường nói riêng đã có sự chuyển biến, xem việc đào tạo, bồi dưỡng là trách nhiệm, là nghĩa vụ và đã trở thành phong trào học tập để nâng cao trình độ là yêu cầu bắt buộc. Nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng như tập trung, không tập trung, dài hạn, ngắn hạn với nhiều nội dung lồng ghép, phong phú được mở ra tạo điều kiện cho cán bộ công chức theo học một cách phù hợp. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác đào tạo, bồi dưỡng của trường vẫn còn những mặt hạn chế nhất định, đặc biệt là chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở như việc áp dụng các quy chế thi, kiểm tra, điều kiện tốt nghiệp, hoạt động văn thể trong học viên; chất lượng bài giảng, phương pháp truyền thụ, học tập; phương tiện dạy học; đội ngũ giảng viên... vẫn còn những khiếm khuyết nhất định, chưa đạt hiệu quả cao. Xuất phát từ thực tế nêu ở trên, là một cán bộ giảng dạy tại trường Chính trị Lê Duẩn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xó, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị giai đoạn hiện nay ", làm Luận văn tốt nghiệp, hy vọng qua đây góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề ở đề tài đã chọn. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường thị trấn nói riêng đã được các Nghị quyết của Trung ương Đảng, Đảng bộ địa phương nghiên cứu, tổng kết, đánh giá; các nhà khoa học; một số luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Xây dựng Đảng, và nhiều bài viết của các tác giả quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu, trao đổi. Trong các công trình khoa học, một 5 số Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ và bài viết liên quan để tham khảo, đáng chú ý các công trình sau: * " Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước " của PGS - Tiến sỹ Nguyễn Phú Trọng và PGS - Tiến sỹ Trần Xuân Sầm đồng chủ biên, NXB CTQG, Hà Nội năm 2001. * Luận văn Thạc sỹ của Lê Thị Thu Hà (1993): " Công tác đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ chủ chốt cấp huyện ở tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng " * Luận văn Thạc sỹ của Lê Máy (1999): " Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Chính trị tỉnh An Giang trong giai đoạn hiện nay ". * Luận văn Thạc sỹ của Vũ Xuân Quảng (2001): " Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã, phường, thị trấn ở trường chính trị Thái Bình hiện nay" * Luận văn Thạc sỹ của Thiều Quang Nhàn (2003): " Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp phường ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay - thực trạng và giải pháp " * Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Trung Trực (2005): " Chất lượng công tác đào tạo cán bộ của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở trường cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp" * Luận văn Thạc sỹ của Nguyễn Thị Bích Hường (2006): " Chất lượng đào tạo cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã, phường, thị trấn ở trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong, thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay" Ngoài ra, còn có một số bài viết liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức của các tác giả đã được đăng trên các tạp chí: Tạp chí Cộng sản và Tạp chí Lịch sử Đảng. Cụ thể như: 6 + "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" của Thạc sỹ Lê Kim Việt - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 24 (12 - 1999). + "Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - công chức nhà nước" của TS Nguyễn Trọng Điều - Phó trưởng ban Ban Tổ chức - cán bộ Chính phủ, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 16 ( 8 - 2001). + "Giáo dục lý luận chính trị và đạo đức cho cán bộ hiện nay" của PGS TS Triết học Nguyễn Tĩnh Gia - Viện phó Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Cộng sản số 22 (11 - 2001) + "Đề án: Một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và sử dụng cán bộ", số 29A/Đ.A - UB của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị, ngày 08/01/2003 - Ban hành kèm theo Nghị quyết số 07 - NQ/TU ngày 4/11/2002. + "Một số vấn đề về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở" của tác giả Đỗ Tất Cường - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6 (175)/ 6 - 2005. Những công trình khoa học, Luận văn Thạc sỹ và bài viết của các nhà khoa học, các tác giả đăng trên hai Tạp chí nêu trên, đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn ở lĩnh vực giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức nói chung, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở nói riêng trong toàn quốc, ở những địa phương khác nhau. Tuy nhiên, đi sâu nghiên cứu chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn ở Trường chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đề cập một cách đầy đủ, hệ thống dưới góc độ chính trị học, đặc biệt là một tỉnh có nhiều đặc thù như ở Quảng Trị. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích: 7 Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở và khảo sát chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở tỉnh Quảng Trị, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường Chính trị Lê Duẩn. 3.2. Nhiệm vụ: Dựa trên nền của mục đích, luận văn đưa ra các nhiệm vụ cụ thể sau: * Phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn từ hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. * Phân tích thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn ở tỉnh Quảng Trị tìm ra nguyên nhân thành công, chưa thành công trong dạy - học và rút ra một số bài học kinh nghiệm. * Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn của trường Chính trị Lê Duẩn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước, nghiệp vụ các đoàn thể chính trị - xã hội cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở tỉnh Quảng Trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: * Luận văn tập trung nghiên cứu chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở của 139 xã, phường, thị trấn thuộc 10 huyện, thị đã từng học tập tại trường Chính trị Lê Duẩn. 8 * Thời gian nghiên cứu lấy mốc từ năm 2000 đến 2005 (năm 2000 trường được Tỉnh uỷ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Trị cho phép chuyển từ Thị xã Quảng Trị ra Thị xã tỉnh lỵ Đông Hà) 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn nói riêng. 5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, ngoài ra luận văn còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: phân tích, tổng hợp, so sánh và tổng kết thực tiễn... 6. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận văn * Làm rõ khái niệm "chất lượng", "đào tạo", "bồi dưỡng" * Đánh giá đúng thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn của tỉnh Quảng Trị, trước khi chưa được đào tạo, bồi dưỡng và sau khi được đào tạo, bồi dưỡng tại trường Chính trị Lê Duẩn. * Đề xuất một số giải pháp cơ bản, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn tại trường Chính trị Lê Duẩn. * Luận văn góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn và thực trạng về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cơ sở xã, phường, thị trấn ở trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị qua các thời kỳ. 9 * Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, giảng dạy ở trường Chính trị Lê Duẩn và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã của tỉnh. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 2 chương, 6 tiết. 10 Chương 1 Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn ở trường chính trị lê duẩn tỉnh quảng trị - những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn 1.1. Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị - vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ 1.1.1. Đặc điểm , vị trí, vai trò của Trường Chính trị Lê Duẩn * Đặc điểm + Quá trình hình thành, phát triển và hoạt động của trường Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (3-2-1930), đã ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ đến sự ra đời của Đảng bộ Quảng Trị. Tháng 3-1930, hàng chục làng xóm trong toàn tỉnh có đảng viên hoặc lập được chi bộ cộng sản. Ngày 21- 4-1930 Ban chấp hành lâm thời Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Trị được thành lập, gồm 3 đồng chí: Lê Thế Tiết, Nguyễn Hữu Mão, Trần Hữu Dực. Đồng chí Lê Thế Tiết được cử làm Bí thư. Từ khi Tỉnh uỷ chính thức thành lập, hoạt động của Đảng bộ đi vào nền nếp. Hệ thống tổ chức đảng củng cố thêm một bước, công tác tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng được Thường vụ Tỉnh uỷ chú trọng. Trước những yêu cầu cấp bách từ thực tiễn về công tác giáo dục lý luận chính trị. Ngày 10-9-1945, Hội nghị cán bộ toàn tỉnh họp quyết định nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc thành lập Trường cán bộ Việt Minh và trao nhiệm vụ cho trường tổ chức thực hiện công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên toàn tỉnh. Trường do đồng chí Đặng Thí Bí thư Tỉnh uỷ kiêm phụ trách. Trải qua hai cuộc kháng chiến lâu dài chống ngoại xâm anh dũng của dân tộc, rồi lại bề bộn với công việc hàn gắn viết thương chiến tranh, khôi
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.