Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội) 189 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội) 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội) 50 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội) 21
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Vai trò của cộng đồng dân cư trong việc phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội)
4.8 ( 20 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 189 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG VĂN NĂM VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội) LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG VĂN NĂM VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN (Nghiên cứu trường hợp Quận Cầu Giấy – Hà Nội) Chuyên ngành: Xã hội học Mã số: 9.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đặng Cảnh Khanh HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án HOÀNG VĂN NĂM i MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................................................ 16 1.1. Các nghiên cứu về tội phạm VTN và vai trò của cộng đồng dân cư trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ở nước ngoài .............................. 16 1.2. Những nghiên cứu trong nước .................................................................... 33 1.3. Đánh giá các nghiên cứu trước đó .............................................................. 37 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN................................................................................................................................ 39 2.1. Các khái niệm công cụ................................................................................ 39 2.2. Các lý thuyết được vận dụng trong nghiên cứu đề tài ................................ 48 2.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phòng chống tội phạm VTN ...... 58 2.4. Các kinh nghiệm phòng ngừa tội phạm VTN tại cộng đồng ở một số nước trên thế giới ............................................................................................... 62 2.5. Vai trò của cộng đồng truyền thống Việt Nam trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN ........................................................................................... 68 2.6. Tiểu kết chương 2: ...................................................................................... 70 Chương 3: TÌNH HÌNH TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN VÀ NHỮNG NGUY CƠ PHẠM TỘI CỦA VỊ THÀNH NIÊN Ở QUẬN CẦU GIẤY ........................................... 72 3.1. Thực trạng tội phạm VTN ở quận Cầu Giấy .............................................. 72 3.2. Những nguy cơ phạm tội của vị thành niên hiện nay ................................. 83 3.3. Tiểu kết chương 3 ....................................................................................... 95 Chương 4: THỰC TRẠNG VAI TRÒ PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN TỘI PHẠM VỊ THÀNH NIÊN TẠI QUẬN CẦU GIẤY CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ........ 96 4.1. Đặc điểm tình hình địa bàn và vai trò của các chủ thể trong phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm VTN tại quận Cầu Giấy....................................... 96 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến vai trò phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN của cộng đồng dân cư ............................................................................. 123 4.3. Mô hình phòng ngừa tội phạm vị thành niên tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy ................................................................................................. 131 4.4. Giải pháp tăng cường vai trò của cộng đồng trong phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm VTN. ........................................................................................ 137 4.5. Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 144 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .............................. 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 151 PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 163 ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT VTN : Vị thành niên ANTT : An ninh trật tự CSND : Cảnh sát nhân dân CSKV : Cảnh sát khu vực iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Tình hình diễn biến tội phạm vị thành niên tại Quận Cầu Giấy từ 2004 đến 2016 ........................................................................................................... 72 Bảng 3.2: Cơ cấu tội danh của của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (2004 -2016) .......... 73 Bảng 3.3: Tình hình tội phạm VTN gây ra trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 2011 đến tháng 06/2015 ................................................................................... 74 Bảng 3.4: Tiêu chí về giá trị sống của vị thành niên hiện nay tại quận Cầu Giấy (%) .............83 Bảng 3.5: Nhu cầu cấp bách nhất đối với vị thành niên hiện nay (%) ............................ 84 Bảng 3.6: Cảm nhận khi xem các phim có nhiều hành vi bạo lực (%) ........................... 86 Bảng 3.7: Nguồn thông tin về tội phạm VTN được thu nhận từ đâu trong cả nước (%) ............ 88 Bảng 3.8: Những việc VTN thường làm trong thời gian rỗi trong cả nước (%) ............ 89 Bảng 3.9: Hoạt độngtrong thời gian rỗi của VTN tại Cầu Giấy (%) .............................. 90 Bảng 3.10: Các hành động sai lệch mà vị thành niên trong cả nước nói rằng đã thực hiện (%).................................................................................................... 92 Bảng 3.11: Các hành vi sai phạm VTN đã từng thực hiện tại quận Cầu Giấy (%) ............. 93 Bảng 4.1: Đặc điểm tình hình địa bàn theo đánh giá của VTN (%) ............................... 96 Bảng 4.2: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và các hành vi phạm tội của VTN (Kiểm định Gamma) ............................................................................... 99 Bảng 4.3: Kết quả khảo sát về người mà VTN tâm sự nhiều nhất (%) ........................ 100 Bảng 4.4: Mức độ tương tác với nhóm bạn bè của VTN (%) ....................................... 101 Bảng 4.5: Về các địa điểm mà VTN hay lui tới (%) ..................................................... 102 Bảng 4.6: Tương quan giữa liên kết bạn bè và các hành vi phạm tội của vị thành niên (Tương quan gamma G) ......................................................................... 104 Bảng 4.7. Mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể tại cộng động của VTN (%) ....... 106 Bảng 4.8: Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động đoàn thể và các hành vi phạm tội của VTN (Kiểm định gamma G) ................................................ 109 Bảng 4.9. Đánh giá của VTN về hoạt động các tổ chức xã hội trong việc phòng ngừa tái phạm (%) .......................................................................................... 111 Bảng 4.10. Mức độ tương tác của quan hệ láng giềng theo đánh giá của VTN (%) ........... 113 iv Bảng 4.11: Tương quan giữa liên kết xóm giềng và các hành vi phạm tội của vị thành niên (Tương quan gamma G) ............................................................... 114 Bảng 4.12: Tương quan giữa môi trường cộng đồng và hoạt động của người dân trong cộng đồng ............................................................................................. 116 Bảng 4.13: Mức độ tương tác của quan hệ họ hàng theo đánh giá của VTN (%) ........ 117 Bảng 4.14: Tương quan giữa liên kết họ hàng và các hành vi phạm tội của vị thành niên (Tương quan gamma G) ............................................................... 118 Bảng 4.15: Tương quan giữa giới tính và các hành vi phạm tội của VTN (%) ............ 120 Bảng 4.16: Tương quan giữa tuổi và hành vi phạm tội (%) ......................................... 121 Bảng 4.17: Tương quan giữa hoạt động thường xuyên và các hành vi sai phạm của VTN (Kiểm định gamma G) ................................................................... 122 v DANH MỤC HỘP Trang Hộp 1: Ảnh hưởng của môi trường cộng đồng đối với hành vi phạm tội của VTN ...... 98 Hộp 2: Nguyên nhân người dân chưa tích cực tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm …………………………………………………………………………128 vi DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1. Cơ cấu tội danh của tội phạm vị thành niên của cả nước............................ 75 Hình 3.2: Cơ cấu tội phạm theo giới tính của quận Cầu Giấy từ năm 2004 - 2016........ 76 Hình 3.3. Cơ cấu về độ tuổi tội phạm VTN quận Cầu Giấy từ 2004 – 2016 (%)....... 77 Hình 3.4: Tội phạm vị thành niên phân theo nhóm tuổi của cả nước (%) .................. 77 Hình 3.5: Trình độ học vấn của tội phạm VTN quận Cầu Giấy (%) .......................... 78 Hình 3.6: Tỷ lệ sử dụng các chất kích thích và sở thích xem phim ảnh trong tội phạm vị thành niên (%) ................................................................................ 79 Hình 3.7: Đánh giá của vị thành niên về chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên hiện nay so với thế hệ cha/ anh trước đây............................................ 85 Hình 3.8: Tâm trạng của vị thành niên khi được hỏi về hoàn cảnh đất nước hiện nay (%) ......................................................................................................... 85 Hình 3.9: Nguồn thông tin về tội phạm VTN khảo sát tại Cầu Giấy (%) ................... 88 Hình 4.1. Đánh giá của VTN về thực trạng xây dựng và thực hiện các quy định riêng đảm bảo an ninh trật tự tại cộng đồng (%) ......................................... 97 Hình 4.2: Mức độ tham gia các nhóm trên mạng xã hội của VTN ........................... 102 Hình 4.3. Đánh giá của VTN về phong trào Đoàn ở cơ sở ....................................... 130 Hình 4.4: Mô hình phòng ngừa tội phạm VTN của phường Nghĩa Tân ................... 132 vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói thiếu niên, nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà, chăm sóc, giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ… Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu cho tốt. Vì vậy chăm sóc, giáo dục và đảm bảo một tương lai tốt đẹp cho vị thành niên (VTN) là trách nhiệm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đối với mỗi cá nhân, giai đoạn VTN tuy ngắn nhưng hết sức quan trọng, là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ thơ sang người trưởng thành, biết chịu trách nhiệm trước xã hội và luật pháp về hành vi của mình. Đối với mỗi gia đình, VTN là niềm hy vọng, hạnh phúc của cha mẹ, là trụ cột của gia đình trong tương lai. Đối với đất nước, thế hệ VTN hôm nay sẽ là chủ nhân tương lai, một thế hệ VTN lành mạnh sẽ tạo nên một thế hệ người chủ đất nước vững mạnh. Nhờ những thành quả của công cuộc đổi mới và hội nhập, lứa tuổi VTN ở nước ta hiện nay được sống trong môi trường thuận lợi, điều kiện kinh tế, xã hội và chất lượng cuộc sống được nâng lên rõ rệt, đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất cho các em, các chỉ số về thể chất được cải thiện rõ rệt so với thế hệ trước. Bên cạnh đó, các điều kiện về học tập, vui chơi, giải trí, giao lưu văn hóa cũng được nâng cao giúp cho VTN có được sự phát triển mạnh mẽ về tinh thần, tâm sinh lý. Tuy nhiên cùng với tốc độ phát triển nhanh, mạnh của nền kinh tế thì cơ cấu xã hội ở nước ta không ngừng biến đổi, các mâu thuẫn xã hội cũng ngày càng gay gắt. Sự đa dạng hóa về văn hóa và giá trị quan ảnh hưởng lớn đến tư tưởng và nhận thức của lứa tuổi VTN, dẫn đến một bộ phận VTN có những sai lệch về nhận thức và hành vi, nhiều người đã đi vào con đường phạm tội. Tội phạm VTN của nước ta hiện đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng đe dọa tới sự phát triển bền vững của toàn xã hội và có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây, thể hiện trên cả bốn cấp độ: 1
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.