Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học 156 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học 1 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học 1 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học 36
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 156 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC VĂN THỊ PHƯƠNG TRANG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ, 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ VĂN THỊ PHƯƠNG TRANG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 01 21 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Hồ Thế Hà HUẾ, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc. Huế, ngày 20 tháng 8 năm 2016 Tác giả luận án Văn Thị Phương Trang LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự góp ý, giúp đỡ tận tình của các thầy cô khoa Ngữ Văn, các thầy cô ở phòng đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa học Huế, các thầy cô ở phòng đào tạo Đại học Huế. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ đó. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Hồ Thế Hà - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp nơi tôi công tác đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Tác giả luận án NCS. Văn Thị Phương Trang MỤC LỤC Trang A. MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................2 3. Cơ sở lý thuyết .......................................................................................................2 4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2 5. Đóng góp khoa học của luận án ...........................................................................3 6. Cấu trúc luận án ....................................................................................................4 B. NỘI DUNG ............................................................................................................5 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI .......................................................5 TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC.........................................................................5 1.1. Các khuynh hướng phê bình văn học trên thế giới từ góc nhìn phân tâm học ...............................................................................................................................5 1.1.1. Phê bình phân tâm học tiểu sử ..........................................................................5 1.1.2. Phê bình phân tâm học văn bản ........................................................................7 1.1.3. Phê bình phân tâm học người đọc ....................................................................9 1.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phân tâm học ......12 1.2.1. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 -2000) từ góc nhìn phân tâm học ..............................................................................................13 1.2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học .....................................................................................................18 1.3. Nhận xét tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam từ góc nhìn phân tâm học và hướng triển khai của luận án .....................................................................23 1.3.1. Nhận xét tình hình nghiên cứu ........................................................................23 1.3.2. Hướng triển khai của luận án .........................................................................24 CHƯƠNG 2. PHÂN TÂM HỌC VÀ SỰ ẢNH HƯỞNG PHÂN TÂM HỌC TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI ........26 2. 1. Một số lý thuyết căn nền của phân tâm học .................................................26 2.1.1. Lý thuyết về tâm thần bộ .................................................................................26 2.1.2. Lý thuyết về tính dục và phức cảm ..................................................................35 2.1.3. Lý thuyết cổ mẫu và phân tâm học về lửa. ......................................................40 2.2. Quan niệm của phân tâm học về sáng tạo văn học .......................................46 2.2.1. Sáng tạo văn học từ vai trò của vô thức..........................................................46 2.2.2. Sáng tạo văn học từ vai trò của ham muốn.....................................................50 2.3. Những ảnh hưởng phân tâm học trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI ................................................................................................................53 2.3.1. Những tiền đề cơ bản của việc vận dụng phân tâm học trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI...................................................................................53 2.3.2. Khái quát những ảnh hưởng phân tâm học trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI ...................................................................................................57 CHƯƠNG 3. THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT ......................62 VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI .....................................................62 TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC.......................................................................62 3.1. Kiểu nhân vật với đời sống vô thức, tâm linh ................................................62 3.1.1. Nhân vật với sự quẫy đạp của vô thức ............................................................62 3.1.2. Nhân vật với sự ám ảnh tâm linh ....................................................................70 3.2. Kiểu nhân vật với các phức cảm .....................................................................77 3.2.1. Nhân vật với mặc cảm thân phận - mặc cảm hoạn .........................................77 3.2.2. Nhân vật với mặc cảm Oedipe ........................................................................85 3.3. Kiểu nhân vật với đời sống tính dục thường ngày ........................................89 3.3.1. Nhân vật với nỗi khát khao tính dục ...............................................................89 3.3.2. Nhân vật với sự nổi loạn của cô đơn và ẩn ức ................................................95 CHƯƠNG 4. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN CỦA TIỂU THUYẾT ..............100 VIỆT NAM THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI ...................................................100 TỪ GÓC NHÌN PHÂN TÂM HỌC.....................................................................100 4.1. Biểu tượng .......................................................................................................100 4.1.1. Biểu tượng Lửa ..............................................................................................101 4.1.2. Biểu tượng Nước ...........................................................................................108 4.2. Không gian và thời gian nghệ thuật .............................................................115 4.2.1. Không gian và thời gian từ góc nhìn tâm linh, vô thức ...............................116 4.2.2. Không gian và thời gian từ góc nhìn đời thường ..........................................124 4.3. Ngôn ngữ .........................................................................................................128 4.3.1. Ngôn ngữ nhuốm màu sắc dục tính ...............................................................129 4.3.2. Ngôn ngữ giàu sắc thái biểu cảm ..................................................................133 C. KẾT LUẬN .......................................................................................................140 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 144 1 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đã từ lâu, trên thế giới và ngay cả ở Việt Nam, phân tâm học không còn là một mảng mờ, theo hàm nghĩa chứa đựng những ẩn thức bất khả lí giải trước cái nhìn dè dặt của giới nghiên cứu. Cuộc sống càng mở ra nhiều góc nhìn đa diện, nhiều chiều vào tâm thức con người, thì phân tâm học càng có cơ hội cung cấp cho con người cách kiến giải của cuộc hành trình đi - đến, yêu - ghét, sống - chết trong “cõi nhân gian bé tí” (chữ dùng của Nguyễn Khải) mà cũng rất đỗi bao la này. Như những vòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người, cả văn học và phân tâm học đều tìm được sự giao nhau ở đối tượng phản ánh. Việc vận dụng lý thuyết phân tâm học soi chiếu vào tác phẩm văn học là cần thiết để góp một hướng nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về con người và cuộc sống. Từ phân tâm học, vấn đề trong tác phẩm văn học được soi chiếu ở góc nhìn rất con người, với những ước mơ thầm kín như dồn nén, phút chốc chợt vỡ ra. Người đọc bắt gặp điều vốn không dám thổ lộ, như một miền ẩn ức và trong khoảnh khắc, họ lại khát khao bộc lộ cả điều không thể. Con người tìm trong văn học một cảm giác thỏa mãn khi trái tim người nghệ sĩ thực sự chạm vào sâu thẳm tâm hồn người đọc. Trong cõi mờ xa xăm ấy, phân tâm học có lúc đã chỉ ra được con đường dẫn con người về với bản ngã trong vô thức và tưởng tượng. Hóa ra, cái giây phút người nghệ sĩ thăng hoa nhất để làm nên tuyệt tác có khi cũng chỉ là những chơi vơi không thể lý giải, là những giấc mơ ban ngày của người sáng tạo trên hành trình đan xé giữa ý thức và vô thức. Hoá ra, thế giới ẩn dụ đầy biểu tượng của tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung lắm lúc lại quy tụ về một điểm đầy náo nức, lặng thinh nào đó ở thẳm sâu tâm hồn. Tiếp cận mảng văn học Việt Nam trong vòng 10 năm gần đây, đặc biệt ở mảng tiểu thuyết, người đọc ngỡ ngàng trước sự nở rộ của nhiều nhà văn tìm tòi và trải nghiệm. Hiện thực cuộc đời đã được tác giả soi chiếu từ góc nhìn riêng, cách thể nghiệm riêng. Bức tranh toàn cảnh của đời sống như động đậy, phập phồng trên trang viết. Đó cũng là lúc con người thực sự sống sâu với đời và rung cảm với chính 2 mình. Ở mảng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI, với hàng loạt vấn đề mới mẻ được đặt ra, việc chọn nhiều toạ độ, nhiều góc nhìn khác nhau để có thể tham chiếu bổ sung cho nhau thật sự là hướng nghiên cứu cần thiết. Mặt khác, không thể phủ nhận rằng, phân tâm học có thế mạnh trong việc mở ra một đối thoại mới ở những miền nội tâm uẩn khúc - đặc biệt khi gắn liền với xung động sáng tạo tinh thần này. Có thể nói, từ tọa độ phân tâm học để quét cái nhìn riêng về mảng tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI - vấn đề không phải là không thú vị. Từ sự yêu thích của bản thân, sự hấp dẫn của tiểu thuyết đầu thế kỷ XXI khi phóng chiếu phân tâm học vào tác phẩm, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học, mong được góp một cái nhìn riêng vào việc tiếp cận quá trình vận động và phát triển của văn xuôi đương đại nước ta mà chủ yếu là tiểu thuyết trong xu thế đổi mới và hội nhập với nền văn học nhân loại. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án: tập trung nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỷ XXI ẩn chứa yếu tố phân tâm học qua những hiện tượng văn học nổi bật như: tiểu thuyết của Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Thuận, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Bình Phương... - Phạm vi nghiên cứu của luận án được giới hạn ở việc tìm hiểu biểu hiện của phân tâm học qua hai bình diện nội dung tư tưởng và phương thức nghệ thuật; đồng thời làm rõ được ý nghĩa của những phương diện nghệ thuật ấy. 3. Cơ sở lý thuyết - Lý thuyết phân tâm học gồm nhiều vấn đề. Trong luận án này, chúng tôi chủ yếu sử dụng học thuyết của Freud (lý thuyết về tâm thần bộ, thuyết tính dục và mặc cảm), lý thuyết cổ mẫu của Jung, phân tâm học về lửa của Bachelard… Từ đó, soi chiếu vào một số hiện tượng tiêu biểu của tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ hai phương diện nội dung và phương thức nghệ thuật để thấy được những đóng góp và sáng tạo của các nhà tiểu thuyết giai đoạn này. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Với phương pháp nghiên cứu này, nền tảng và điểm xuất phát của quá trình nghiên cứu là tri thức lý luận gồm các quan 3 điểm, các học thuyết. Ở đây, người viết tiến hành nghiên cứu, hệ thống hóa, vận dụng phân tâm học làm lý thuyết căn nền cho luận án. - Phương pháp phân loại: sử dụng phương pháp này, người viết tiến hành phân loại, khu biệt các biểu hiện đặc thù về các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học. Đồng thời, cũng bằng phương pháp nghiên cứu này, người viết phân loại các kiểu phương thức thể hiện được sử dụng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại từ góc nhìn phân tâm học như các loại biểu tượng, các kiểu không gian - thời gian, các đặc điểm về ngôn ngữ... - Phương pháp cấu trúc, hệ thống: sử dụng phương pháp này, người viết sắp xếp, xây dựng cấu trúc luận án một cách hợp lý, có hệ thống trên cả hai phương diện nội dung và phương thức nghệ thuật. - Phương pháp so sánh, đối chiếu: trong quá trình triển khai luận án, người viết tiến hành so sánh các tác phẩm của các nhà văn để tìm các nét gặp gỡ tương đồng, lẫn nét riêng của từng cá tính sáng tạo, đồng thời chỉ ra sự vận động của tiểu thuyết từ góc nhìn phân tâm học. Ngoài ra, người viết còn tiến hành sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp bình giảng văn học để làm nổi bật phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm. 5. Đóng góp khoa học của luận án Luận án trình bày một cách hệ thống, khoa học về tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học trên hai phương diện nội dung và hình thức. Về nội dung, luận án đi sâu làm nổi bật về vấn đề các kiểu nhân vật qua lăng kính của phân tâm học như kiểu nhân vật với đời sống vô thức, tâm linh; kiểu nhân vật với các phức cảm; kiểu nhân vật với đời sống tính dục hằng ngày. Về phương thức biểu hiện, luận án tìm hiểu các vấn đề về biểu tượng, thời gian - không gian nghệ thuật cũng như ngôn ngữ mang dấu ấn phân tâm học nhằm làm nổi bật giá trị nghệ thuật và giá trị tư tưởng của tác phẩm. Từ đó, luận án sẽ mang đến một cái nhìn mới về diện mạo tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI khi soi chiếu từ phân tâm học. 4 6. Cấu trúc luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết Luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của luận án gồm có 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học Chương 2. Phân tâm học và sự ảnh hưởng phân tâm học trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI Chương 3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học Chương 4. Phương thức biểu hiện của tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.