Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó 161 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó 73 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó 18
Đánh giá Luận án Tiến sĩ: Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 161 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGUỒN TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH, THIỆU TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ NGUỒN TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH, THIỆU TRỊ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA NÓ Ngành: Triết học Mã số: 9 22 90 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ THỊ LAN HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực, chính xác và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Nguyễn Thị Nguồn MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................................. 6 1.1. Các công trình nghiên cứu về bối cảnh kinh tế, chính trị, xã hội triều Nguyễn nửa đầu thế kỷ XIX ................................................................................. 6 1.2. Các công trình nghiên cứu về tư tưởng trị nước của vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị ........................................................................................ 16 1.3. Các công trình nghiên cứu về giá trị, hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị ............................................... 23 1.4. Khái quát về các kết quả nghiên cứu triều Nguyễn với tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết trong luận án ........................................... 27 Chƣơng 2: BỐI CẢNH LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XIX VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ CƠ BẢN CHO SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VUA ĐẦU TRIỀU NGUYỄN ................................................ 31 2.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam đầu thế kỷ XIX................................................. 31 2.1.1. Tình hình chính trị .................................................................................... 31 2.1.2. Tình hình kinh tế....................................................................................... 42 2.1.3. Tình hình văn hóa, tư tưởng ..................................................................... 47 2.1.4. Tình hình xã hội ........................................................................................ 49 2.2. Những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn .......................................................................................... 55 2.2.1. Lãnh thổ thống nhất .................................................................................. 55 2.2.2. Học thuyết chính trị Nho giáo .................................................................. 57 2.2.3. Vai trò xã hội của tầng lớp nho sĩ thời kỳ đầu nhà Nguyễn ..................... 59 2.3. Đôi nét về tiểu sử của các vị vua đầu triều Nguyễn. ................................... 62 Chƣơng 3: NHỮNG NỘI DUNG TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CƠ BẢN CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH VÀ THIỆU TRỊ .............................. 66 3.1. Xây dựng hệ tư tưởng chính trị ................................................................... 66 3.2. Tư tưởng về tổ chức và xây dựng bộ máy nhà nước ................................... 81 3.3. Những chính sách trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn ...................... 91 3.3.1. Chính sách kinh tế .................................................................................... 91 3.3.2. Chính sách an ninh - quốc phòng ............................................................. 98 3.3.3. Chính sách văn hóa - tư tưởng ................................................................ 101 3.3.4. Chính sách giáo dục - khoa cử................................................................ 102 3.3.5. Chính sách tôn giáo ................................................................................ 106 3.3.6. Chính sách ngoại giao ............................................................................ 111 Chƣơng 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ TỪ TƢ TƢỞNG TRỊ NƢỚC CỦA CÁC VỊ VUA GIA LONG, MINH MỆNH VÀ THIỆU TRỊ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI NƢỚC TA HIỆN NAY ............................................................................................................. 121 4.1. Giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn ... 121 4.1.1. Giá trị ...................................................................................................... 121 4.1.2. Hạn chế ................................................................................................... 128 4.2. Bài học lịch sử từ tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đối với đời sống chính trị - xã hội nước ta hiện nay.......................... 136 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 143 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 149 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc ta không thể không nhắc đến những đóng góp to lớn của các thế hệ đi trước, mà trong đó phải kể đến sự trị vì của các triều đại đã qua. Từ đó, có sự kế thừa và phát huy những tư tưởng tiến bộ của các thế hệ trước đó đồng thời chỉ ra những hạn chế cần khắc phục cho giai đoạn hiện nay. Trong các giai đoạn lịch sử ấy không thể không nhắc đến giai đoạn trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn – triều đại cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam. Có thể nói, triều đại nhà Nguyễn được hình thành từ cuộc đấu tranh giành quyền lực với triều đại Tây Sơn và nắm quyền thống trị thống nhất đất nước từ ải Nam Quan tới mũi Cà Mau. Từ trong điều kiện lịch sử ấy, triều đại nhà Nguyễn với các vị vua đầu triều như Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đã kế thừa kinh nghiệm trị nước của các triều đại phong kiến trong lịch sử đặc biệt là triều đại Lê sơ từng đạt tới đỉnh cao của mô hình nhà nước quân chủ trung ương tập quyền trên các bình diện chính trị - xã hội, văn hoá, giáo dục và tư tưởng. Đến giai đoạn trị vì của mình, các vị vua đầu triều Nguyễn đã thực hiện sự tái độc tôn Nho giáo, coi đó là bệ đỡ hệ tư tưởng và cẩm nang cho việc điều hành đất nước. Ngoài ra, các vị vua đầu triều Nguyễn còn kết hợp tư tưởng đức trị với pháp trị, hình thành nên Bộ luật Gia Long với tư cách là cơ sở luật pháp cho việc quản lý xã hội và tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước được coi là thời kỳ có một nền pháp luật hoàn bị nhất thời kỳ phong kiến Việt Nam. Trong lịch sử khi bàn về đạo trị nước thì các nhà Nho ở nước ta cũng đã đề cập đến như quan niệm về dân, vai trò của dân và đạo làm vua, đạo của bề tôi và mối quan hệ giữa vua - tôi... Những quan điểm của các nhà Nho ở nước ta cũng chịu ảnh hưởng từ quan niệm của các nhà Nho ở Trung Quốc. Mặc dù những quan niệm này được xây dựng dựa trên những yêu cầu từ thực tiễn của dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ. Chính vì vậy, những tư tưởng của các 1 nhà Nho Việt Nam cũng góp phần không nhỏ vào trong công cuộc xây dựng đất nước, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội phong kiến ở Việt Nam lúc bấy giờ với những ý nghĩa hết sức tích cực. Từ trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tư tưởng chính trị - xã hội của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị. Thế nhưng, tư tưởng trị nước vẫn chưa được đề cập, ngay cả khái niệm tư tưởng trị nước cũng chưa được đề cập một cách rõ ràng, có nhà nghiên cứu khi đề cập đến tư tưởng trị nước lại cho rằng đó thực chất là trị quan. Quá trình nghiên cứu chúng tôi cho rằng, đề cập đến tư tưởng trị nước là tư tưởng về đường lối quản lý, xây dựng phát triển đất nước, quản lý bộ máy nhà nước. Chính vì vậy, trong lịch sử thì tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn có ảnh hưởng rất lớn đối với toàn bộ quá trình lãnh đạo của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử và cả giai đoạn xây dựng đất nước sau này. Ngoài việc xây dựng bộ Hoàng Việt luật lệ (hay là Luật Gia Long) và trên cơ sở của nó là một loạt các định chế về hành chính và quân sự đã làm cho triều Nguyễn có một bộ máy nhà nước mạnh trong khu vực. Các vị vua triều Nguyễn là những người biết kế thừa các thành quả về trị nước của các triều đại phong kiến trước đó, đồng thời thiết lập các chế định mới cho bộ máy quan lại cũng như quyền và nghĩa vụ của quan lại trong các bộ máy đó. Nhiều điều khoản của bộ Luật Gia Long cũng như các định chế cho đến nay vẫn còn nguyên giá trị để chúng ta tham khảo như luật Hồi tỵ, qui định về khảo hạch, sát hạch quan lại, v.v… Để sự nghiệp cải cách hành chính và cuộc chiến chống tham nhũng thành công, chắc chắn chúng ta phải xây dựng một hệ thống lý luận hoàn chỉnh, trong đó có sự tham khảo kinh nghiệm lịch sử của các triều đại phong kiến trước đây từng thực hiện một cách có hiệu quả về phòng chống tham nhũng. Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách đó, đồng thời trên cơ sở thành quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học xã hội từ trước đến nay ở trong và ngoài nước về đường lối trị nước của các vị vua đầu triều 2 Nguyễn, tôi quyết định chọn: “Tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị và ý nghĩa lịch sử của nó” làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ triết học với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào lĩnh vực nghiên cứu lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam cũng như sự nghiệp xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân” dưới sự lãnh đạo của Đảng hiện nay. 2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu Cơ sở lý thuyết của luận án xuất phát từ quan niệm duy vật biện chứng và quan niệm duy vật về lịch sử của triết học Mác - Lênin, tức là về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện qua sự tác động tích cực của nó đối với tồn tại xã hội và sự tương tác giữa các hình thái ý thức xã hội. Ngoài ra tôi còn dựa vào tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa để đánh giá về giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn là Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị, đồng thời rút ra ý nghĩa và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối với đời sống xã hội nước ta hiện nay. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng: Phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp lôgic - lịch sử, phương pháp so sánh - đối chiếu…. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Làm rõ những nội dung căn bản trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đầu triều Nguyễn, từ đó nêu những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử của tư tưởng đó đối với việc xây dựng đường lối chính trị - xã hội nước ta hiện nay. 3 3.2. Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích nói trên, luận án cần tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích, làm rõ bối cảnh lịch sử và những tiền đề cơ bản cho sự ra đời tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Thứ hai, trình bày nội dung cơ bản trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. Thứ ba, chỉ ra những giá trị, hạn chế và bài học lịch sử trong tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu. * Đối tƣợng nghiên cứu: Là tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị. *Phạm vi nghiên cứu: Là tư tưởng trị nước qua các tác phẩm của vua Gia Long, Minh Mệnh, Thiệu Trị từ năm 1802 - 1847, các bộ sử, cũng như các công trình nghiên cứu về tư tưởng đó của các học giả trong và ngoài nước từ trước tới nay. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án Một là, luận án làm rõ tư tưởng trị nước của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị trong nửa đầu thế kỷ XIX với sự phân tích triết học về cách thức tổ chức và hoàn thiện bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện luật pháp vì mục tiêu căn bản được xác định ngay từ đầu triều đại là nhà nước phong kiến trung ương tập quyền. Hai là, làm rõ những giá trị, hạn chế của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị trong quản lý, điều hành trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục và tôn giáo... Ba là, luận án rút ra bài học lịch sử từ những giá trị và hạn chế trong tư tưởng trị nước của các vị vua đầu triều Nguyễn đối với đời sống chính trị - xã hội nước ta hiện nay. 4 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm có 4 chương 13 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề liên quan đến luận án. Chương 2: Bối cảnh lịch sử của Việt Nam đầu thế kỷ XIX và những tiền đề cơ bản cho sự hình thành tƣ tƣởng trị nƣớc của các vua đầu triều Nguyễn. Chương 3: Những nội dung tƣ tƣởng trị nƣớc cơ bản của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị. Chương 4: Giá trị, hạn chế và bài học lịch sử từ tƣ tƣởng trị nƣớc của các vị vua Gia Long, Minh Mệnh và Thiệu Trị đối với đời sống chính trị - xã hội nƣớc ta hiện nay. 5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.