Luận án Tiến sĩ Triết học: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển Giáo dục và Đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Triết học: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển Giáo dục và Đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 207 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Triết học: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển Giáo dục và Đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Triết học: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển Giáo dục và Đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 2 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Triết học: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển Giáo dục và Đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 19
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Triết học: Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển Giáo dục và Đào tạo ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 207 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN VĂN THÀNH CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY Chuyên ngành: CNDVBC&DVLS Mã số : 922 9002 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS Vũ Văn Viên HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu số liệu trích dẫn trong luận án đều trung thực và có xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Phan Văn Thành MỤC LỤC Trang 1 MỞ ĐẦU...................................................................................................... Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 7 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN........................................... 1.1. Những công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án...................................................................................... 7 1.2. Nhận xét chung về các công trình nghiên cứu đã công bố và những vấn đề mà luận án sẽ tập trung nghiên cứu.................... 23 Chương 2 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO - MỘT SỐ 28 VẤN ĐỀ LÝ LUẬN ....................................................... 2.1. Quan niệm và đặc điểm của chính sách xã hội........................ 28 2.2. Quan niệm về giáo dục và đào tạo và chính sách xã hội về giáo dục và đào tạo................................................................... 37 2.3. Nội dung và vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo............................ 42 2.4 Những nhân tố tác động đến phát huy vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo.......................... 54 Chương 3 CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 65 - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN.......................... 3.1. Đặc điểm và những yêu cầu trong phát triển giáo dục và đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ............................... 65 3.2. Chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân................. 68 3.3. Vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và nguyên nhân........... 86 Chương 4 GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY........... 113 4.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo.......................................................... 113 4.2. Nhóm giải pháp về phát huy vai trò của chính sách xã hội đối với phát triển giáo dục và đào tạo..................................... 122 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................... 142 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 145 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................... 146 PHỤ LỤC.................................................................................................... 159 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1. Mạng lưới các cấp học, bậc học ở TPHCM và cả nước hiện nay......................................................................................... Bảng 3.2. Tổng hợp số lượng học sinh/trường và số lượng học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên ở các nhà trường ở TPHCM và cả nước............................................................................... Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả khảo sát về thực trạng các mối quan hệ cơ bản của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay của CBQL, chuyên viên....................................................................... Bảng 3.4. Kết quả khảo sát về các nội dung phát huy vai trò, hiệu quả của CSXH trong định hướng phát triển GD&ĐT........................... Bảng 3.5. Kết quả khảo sát về các nội dung phát huy vai trò của CSXH trong tạo động lực phát triển GD&ĐT.................................. Biểu đồ 3.1. Cụ thể hóa kết quả khảo sát về thực trạng các mối quan hệ cơ bản của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay của CBQL, chuyên viên...................................................................... DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT 01 Cán bộ quản lý CBQL 02 Chính sách xã hội CSXH 03 Giáo dục chuyên nghiệp GDCN 04 Giáo dục mầm non GDMN 05 Giáo dục thường xuyên GDTX 06 Giáo dục tiểu học GDTH 07 Giáo dục và Đào tạo GD&ĐT 08 Nguồn nhân lực NNL 09 Nhà xuất bản Nxb 10 Lao động - Thương binh và xã hội LĐ - TB&XH 11 Thành phố Hồ Chí Minh TPHCM 12 Trung học cơ sở THCS 13 Trung học phổ thông THPT 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta đặc biệt coi trọng CSXH và xác định đó là một trong những yếu tố cơ bản nằm trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm tạo ra động lực để phát huy tính năng động, sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chính vì vậy, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã khẳng định: “Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người: điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hoá, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc… Cần thể hiện đầy đủ trong thực tế quan điểm của Đảng và Nhà nước về sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội” [28, tr.86]. Đồng thời coi “Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, nhưng những mục tiêu xã hội lại là mục đích của các hoạt động kinh tế” [28, tr.86]. Từ quan điểm trên của Đảng cho thấy CSXH có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hoạt động tổ chức, điều hành, quản lý xã hội và trong giải quyết các vấn đề thực tiễn mà xã hội đặt ra. Nó không chỉ trực tiếp góp phần tạo nên sự ổn định, phát triển lành mạnh các mối quan hệ xã hội mà còn thúc đẩy sự phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, ổn định, lâu dài. Đối với GD&ĐT, đây là lĩnh vực giữ vị trí, vai trò rất quan trọng của xã hội; trực tiếp đào tạo, cung cấp NNL phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là nhiệm vụ cơ bản không thể tách rời của cách mạng Việt Nam. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, trước xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ... đã kéo theo hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện công phu, có hệ thống. Điều này làm cho giáo dục được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản 2 xuất xã hội. Do đó, phát triển GD&ĐT là vấn đề mang tính tất yếu khách quan; là con đường quan trọng hàng đầu để đất nước phát triển. Nhận thức sâu sắc vấn đề đó, Đảng ta luôn xác định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục chính là đầu tư cho sự phát triển. “Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [27]. Để thực hiện được vấn đề này, Đảng ta đã tiến hành thực hiện đồng bộ nhiều chủ trương, phương hướng, giải pháp khác nhau, trong đó khẳng định rõ việc xây dựng các CSXH nhằm phát triển GD&ĐT là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng GD&ĐT. Với tư cách là công cụ của Đảng và Nhà nước, CSXH đối với lĩnh vực GD&ĐT được coi là công cụ vĩ mô của Đảng, Nhà nước nhằm định hướng, tạo điều kiện, tiền đề và động lực cho giáo dục phát triển theo đúng các mục tiêu đã đặt ra; là công cụ để giải quyết các vấn đề GD&ĐT hiện thời, nảy sinh trong quá trình hoạt động, phát triển; giải quyết, rút ngắn sự chênh lệch, phân hóa, tạo công bằng xã hội trong giáo dục và hướng đến mục tiêu xã hội hóa giáo dục, một xã hội học tập. Vĩ lẽ đó, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng ta đã chỉ rõ “Đổi mới chính sách, cơ chế tài chính, huy động sự tham gia đóng góp của toàn xã hội; nâng cao hiệu quả đầu tư để phát triển giáo dục và đào tạo” [29,tr.117]. Đồng thời, Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Thủ tưởng Chính phủ đã cụ thể hóa: “Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục, đặc biệt là chính sách đầu tư và chính sách tiền lương; ưu tiên ngân sách nhà nước dành cho phát triển giáo dục phổ cập và các đối tượng đặc thù” [90]. Đối với TPHCM, đây là địa phương có mật độ dân cư cao; là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị hàng đầu của cả nước; là nơi có các nhà trường (từ mầm non đến đại học) tương đối lớn về số lượng, đa dạng hóa về loại hình... Điều này đặt ra cho TPHCM gặp nhiều điều kiện thuận lợi và khó khăn trong 3 thực hiện các CSXH nhằm đảm bảo cho GD&ĐT phát triển. Từ thực tiễn trong những năm gần đây cho thấy, cùng với các CSXH của Đảng, TPHCM luôn quan tâm đến việc ban hành các CSXH nằm đảm bảo cho GD&ĐT phát triển; các chính sách đó từng bước phát huy vai trò, hiệu quả trong thực tiễn và góp phần quan trọng trong nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Tuy nhiên, bên cạnh đó có thể thấy, việc ban hành các CSXH và vai trò của các chính sách đó trong thực tiễn phát triển GD&ĐT ở TPHCM thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể như: “Hệ thống pháp luật và chính sách về giáo dục thiếu đồng bộ, chậm được sửa đổi, bổ sung” [90], còn chồng chéo và chưa phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. “Chính sách huy động và phân bổ nguồn lực tài chính cho giáo dục chưa hợp lý; hiệu quả sử dụng nguồn lực chưa cao” [90]. Bên cạnh đó, một số chính sách về phổ cập giáo dục, chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ nhà giáo, chính sách miễn giảm học phí… khi ban hành chưa phát huy hết hiệu quả trong thực tiễn; chưa đáp ứng được nhu cầu về lợi ích của các thành phần tham gia hệ thống giáo dục... Đây vừa là thực trạng, nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân cơ bản làm cho chất lượng GD&ĐT trên địa bàn “còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới và so với trình độ của các nước có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực, trên thế giới” [90]. Từ những vấn đề trên cho thấy, ở nước ta nói chung, TPHCM nói riêng, để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội thì yêu cầu quan trọng hàng đầu cần phải phát triển GD&ĐT; đồng thời, muốn phát triển GD&ĐT cần đặc biệt quan tâm, chú trọng hoàn thiện hệ thống các CSXH về GD&ĐT và thực hiện đúng đắn các CSXH về GD&ĐT. Để làm được điều này, chúng ta cần nhận thức đúng thực trạng, nhất là những hạn chế, bất cập trong các CSXH về GD&ĐT và thực hiện các CSXH về GD&ĐT; từ đó đề xuất các giải pháp khắc phục phù hợp. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn “Chính sách xã hội và vai trò của nó đối với phát triển giáo dục và đào tạo ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay” làm luận án tiến sĩ của mình. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận về CSXH đối với phát triển GD&ĐT; chỉ rõ thực trạng CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM. Bên cạnh đó, luận án đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của CSXH về GD&ĐT đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và chỉ ra những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận về CSXH và CSXH về GD&ĐT. Đánh giá thực trạng CSXH về GD&ĐT; vai trò của CSXH về GD&ĐT đối với sự phát triển của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy hơn hữa vai trò của CSXH về GD&ĐT đối với sự phát triển của GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. Các giải pháp này được áp dụng đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 nhằm hướng tới đảm bảo phù hợp với kế hoạch mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD&ĐT của Nhà nước, cũng như định hướng phát triển GD&ĐT của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2018 đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề về CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu CSXH và vai trò của CSXH đối với phát triển GD&ĐT ở TPHCM hiện nay.. Phạm vi về địa bàn: để đánh giá thực trạng CSXH về GD&ĐT ở TPHCM hiện nay, luận án tiến hành phân tích tài liệu của Sở GD&ĐT trực thuộc Ủy ban nhân dân TPHCM; tài liệu của 10 phòng GD&ĐT trực thuộc các quận (Quận 1, quận 2, quận 3, quận 4, quận 5, quận 7, quận Phú Nhuận,
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.