Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở 200 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở 6 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở 25
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Sự phát triển tâm lý của học sinh trung học cơ sở
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 200 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- Nguyễn Thị Phƣơng Hoa SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- Nguyễn Thị Phƣơng Hoa SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành Mã số: 62.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phan Thị Mai Hƣơng HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Phương Hoa LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận án này, tôi đã đƣợc rất nhiều cá nhân và tổ chức giúp đỡ. Vì vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới: 1. PGS. TS. Phan Thị Mai Hƣơng - giáo viên hƣớng dẫn - đã luôn tận tình chỉ dạy, giúp đỡ và khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. 2. Ban Giám đốc, các thầy cô giáo trong Khoa Tâm lý, Phòng Đào tạo của Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. 3. Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo và học sinh hai trƣờng THCS Tây Sơn (quận Hai Bà Trƣng, Hà Nội) và trƣờng THCS Đại Áng (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đã tham gia và giúp đỡ tôi trong giai đoạn khảo sát lấy số liệu cho luận án. 4. Lãnh đạo Viện Tâm lý cùng các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện, đóng góp ý kiến, chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, động viên tôi trong từng giai đoạn thực hiện luận án. 5. Gia đình, ngƣời thân và bạn bè đã luôn bên cạnh tôi, chia sẻ những khó khăn và động viên tôi hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng số liệu Danh mục các biểu đồ MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nƣớc 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc 1.3. Đánh giá chung Tiểu kết chương 1 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 2.1. Một số khái niệm cơ sở 2.2. Một số khía cạnh của sự phát triển tâm lý ở học sinh Trung học cơ sở 2.3. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm lý của học sinh Trung học cơ sở Tiểu kết chương 2 CHƢƠNG 3: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Tổ chức nghiên cứu 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.3. Cách thức xử lí thông tin và đánh giá sự phát triển Tiểu kết chương 3 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN TÂM LÝ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 4.1. Thực trạng sự phát triển tâm lý ở học sinh Trung học cơ sở 4.2. Một số đặc điểm của sự phát triển tâm lý ở học sinh Trung học cơ sở 4.3. Phân tích một số trƣờng hợp điển hình Tiểu kết chương 4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 8 8 22 28 30 32 32 40 51 60 62 62 65 71 77 78 78 135 140 146 148 151 152 160 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Nghĩa là Kí hiệu, chữ viết tắt ĐLC Độ lệch chuẩn ĐTB Điểm trung bình L1 Lần 1 (Đầu năm học) L2 Lần 2 (Cuối năm học) M1ĐA Điểm trung bình lần 1 của học sinh trƣờng Đại Áng M1nam Điểm trung bình lần 1 của nam sinh M1nữ Điểm trung bình lần 1 của nữ sinh M1TS Điểm trung bình lần 1 của học sinh trƣờng Tây Sơn M2ĐA Điểm trung bình lần 2 của học sinh trƣờng Đại Áng M2nam Điểm trung bình lần 2 của nam sinh M2nữ Điểm trung bình lần 2 của nữ sinh M2TS Điểm trung bình lần 2 của học sinh trƣờng Tây Sơn M6 Điểm trung bình của học sinh khối 6 M7 Điểm trung bình của học sinh khối 7 M8 Điểm trung bình của học sinh khối 8 M9 Điểm trung bình của học sinh khối 9 PPV. Phiếu phỏng vấn THCS Trung học cơ sở TST Twenty Statements Test (trắc nghiệm 20 mệnh đề) DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU Tên bảng Trang Bảng 3.1. Cơ cấu mẫu chọn của luận án 65 Bảng 4.1. Thực trạng hình ảnh cái tôi của học sinh THCS (%) 79 Bảng 4.2. So sánh hình ảnh cái tôi của học sinh THCS theo khối lớp (%) 84 Bảng 4.3. So sánh hình ảnh cái tôi của học sinh THCS theo giới tính 90 Bảng 4.4. So sánh hình ảnh cái tôi của học sinh THCS theo trƣờng 92 Bảng 4.5. So sánh đối tƣợng bạn của học sinh THCS theo khối lớp 106 Bảng 4.6. So sánh đặc điểm của ngƣời bạn đƣợc yêu thích của học sinh THCS theo khối lớp (%) 108 Bảng 4.7. ĐTB thang đo sự chấp nhận của bạn cùng lớp đối với học sinh THCS ở 2 lần khảo sát 112 Bảng 4.8. ĐTB thang đo nội dung giao tiếp và tính chất quan hệ với bạn thân của học sinh THCS 116 Bảng 4.9. So sánh ĐTB thang đo nội dung trò chuyện với bạn thân của học sinh THCS theo khối lớp 118 Bảng 4.10. ĐTB của thang đo năng lực cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc chủ quan của học sinh các khối lớp 128 Bảng 4.11. ĐTB thang đo năng lực cảm xúc và cảm nhận hạnh phúc của học sinh hai trƣờng 132 Bảng 4.12. Tổng hợp số liệu về sự phát triển tâm lý của học sinh THCS sau một năm học (%) 137 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 4.1. Sự phát triển cái tôi của học sinh THCS ở cấp độ cá nhân 81 Biểu đồ 4.2. ĐTB các thang đo và tiểu thang đo quan hệ với mẹ của học sinh THCS ở 2 lần khảo sát 97 Biểu đồ 4.3. ĐTB các thang đo và tiểu thang đo quan hệ với bố của học sinh THCS ở 2 lần khảo sát 97 Biểu đồ 4.4. ĐTB thang đo nội dung giao tiếp với mẹ của học sinh THCS so sánh theo khối lớp 99 Biểu đồ 4.5. ĐTB thang đo nội dung giao tiếp với bố của học sinh THCS so sánh theo khối lớp 99 Biểu đồ 4.6. ĐTB thang đo tính chất quan hệ với mẹ của học sinh THCS so sánh theo khối lớp 100 Biểu đồ 4.7. ĐTB thang đo tính chất quan hệ với bố của học sinh THCS so sánh theo khối lớp 100 Biểu đồ 4.8. Đối tƣợng bạn của học sinh THCS (%) 102 Biểu đồ 4.9. Đặc điểm của ngƣời bạn đƣợc yêu thích của học sinh THCS 104 Biểu đồ 4.10. ĐTB thang đo sự chấp nhận của bạn cùng lớp đối với học sinh THCS so sánh theo khối lớp 113 Biểu đồ 4.11. ĐTB thang đo năng lực cảm xúc, thang đo cảm nhận hạnh phúc của học sinh THCS ở hai lần khảo sát 123 MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Trong tiến trình phát triển của mỗi cá nhân, lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở (tuổi thiếu niên) là một giai đoạn khá quan trọng. Giai đoạn này diễn ra nhiều thay đổi tâm lý quan trọng, giúp định hình một cá nhân trƣởng thành. Chính vì vậy, sự phát triển tâm lý lứa tuổi này đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý học trên thế giới và trong nƣớc. Ở Việt Nam, lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở đƣợc nghiên cứu nhiều, song phần lớn các nghiên cứu chỉ tập trung vào một khía cạnh riêng lẻ nào đó. Một số tài liệu đề cập toàn diện hơn về tâm lý lứa tuổi này thì mới dừng lại ở dạng đại cƣơng. Bản thân các sách giáo khoa về tâm lý học phát triển là chƣa nhiều và chƣa hoàn toàn cập nhật các chứng cứ của thực tế phát triển tâm lý của trẻ em Việt Nam. Mặt khác, các nghiên cứu về tâm lý học sinh Trung học cơ sở Việt Nam thƣờng đề cập đến những thay đổi của cả lứa tuổi này; trong khi những bằng chứng về sự phát triển ở cấp độ cá nhân trong một giai đoạn ngắn còn khá hạn chế. Các nghiên cứu về sự phát triển tâm lý của học sinh thƣờng sử dụng thiết kế cắt ngang (đo tại một thời điểm), những nghiên cứu theo chiều dọc (đo tại nhiều thời điểm, ví dụ đầu năm học và cuối năm học…) hầu nhƣ chƣa có ai làm. Có thể nói rằng những kết quả nghiên cứu mới về sự phát triển tâm lý của lứa tuổi này, nhất là những nghiên cứu theo chiều dọc vẫn là mảng trống cần đƣợc lấp đầy. 1.2. Do điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần ngày một nâng cao, trẻ em ngày nay có sự phát triển nhanh chóng cả về mặt cơ thể cũng nhƣ tâm lý so với trẻ em thế kỉ XX. Mặt khác, sự biến đổi xã hội một cách nhanh chóng trên nhiều lĩnh vực có thể có những tác động nhất định đến sự biến đổi tâm lý của lứa tuổi này nói chung, có thể thúc đẩy/ hoặc kìm hãm sự phát triển tâm lý của các em nói riêng. Trong thời kì mở cửa, hội nhập với thế giới, cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thanh thiếu niên Việt Nam đang đứng trƣớc nhiều cơ hội và cả thách thức trong việc phát triển bản thân. Tâm lý các em có nhiều biến động phức tạp. Nhiều hiện tƣợng tâm lý của giới trẻ, trong đó có học sinh Trung học cơ sở đang làm đau đầu phụ 1 huynh, giáo viên, các nhà quản lí giáo dục và toàn xã hội nhƣ: bạo lực học đƣờng, yêu sớm, nghiện internet, vi phạm pháp luật, tự tử... “Theo thống kê của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 thanh thiếu niên phạm tội. Còn theo số liệu đƣợc Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố, trong năm học 2013 - 2014, trung bình mỗi ngày có khoảng 5 vụ xô xát. Trong 10 năm trở lại đây, số lƣợng các vụ bạo lực học đƣờng tăng gấp 13 lần. Hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau.” [89]. Vì vậy, các nghiên cứu về sự phát triển tâm lý lứa tuổi này trong giai đoạn hiện nay là cần thiết. 1.3. Những thay đổi nhanh chóng về mặt thể chất và xã hội góp phần dẫn đến nhiều thay đổi quan trọng về tâm lý của học sinh Trung học cơ sở, nhất là trên bình diện nhân cách - xã hội - cảm xúc. “Đây là thời kỳ cái "tôi" hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhằm tạo ra những phẩm chất mới, đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn khác về chất trong sự phát triển nhân cách của thiếu niên.” [25]. Trong gia đình, cha mẹ và ngƣời thân cho phép các em đƣợc tự lập nhiều hơn trong học tập và cuộc sống, đồng thời cũng yêu cầu cao hơn đối với các em. Tính tự chủ gia tăng khiến các em cảm thấy mình đã lớn và mong muốn đƣợc ngƣời lớn đối xử tôn trọng, bình đẳng… Bên cạnh đó, các em bắt đầu tham gia một cuộc sống xã hội đa chiều hơn, nhƣ tham gia vào nhiều nhóm xã hội khác nhau (các nhóm bạn, tổ chức đoàn đội, các câu lạc bộ…), cũng nhƣ tham gia nhiều hoạt động xã hội có ý nghĩa. Từ đó, các em có nhu cầu tìm kiếm cho mình một vị trí trong nhóm, trong xã hội. Tuy nhiên, dƣới ảnh hƣởng của quá trình dậy thì, năng lực cảm xúc của các em phát triển chƣa ổn định, cảm xúc của các em đôi khi thất thƣờng. Các em phải học cách quản lí cảm xúc để giao tiếp, ứng xử phù hợp và hiệu quả với ngƣời khác. Vì vậy, nếu đƣợc ngƣời lớn hiểu, thông cảm và tạo điều kiện, sự phát triển tâm lý của các em có thể diễn ra thuận lợi. Ngƣợc lại, nếu không đƣợc giúp đỡ, sự phát triển của các em gặp nhiều khó khăn, thậm chí để lại nhiều hệ quả tiêu cực nhƣ: thiếu tự tin, xung đột với cha mẹ, thiếu gắn kết xã hội… 2
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.