Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ 231 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ 3 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ 4 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ 10
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Tâm lý học: Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 231 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CHA MẸ CÓ CON BỊ TỰ KỈ LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CHA MẸ CÓ CON BỊ TỰ KỈ Ngành : Tâm lý học Mã số : 9.31.04.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN THỊ TÌNH HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Luận án Nguyễn Thị Thanh Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CHA MẸ CÓ CON BỊ TỰ KỈ .............................................9 1.1. Những nghiên cứu về cha mẹ có con bị tự kỉ .................................................................... 9 1.2. Những nghiên cứu về nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ............... 16 1.3. Những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ ............................................................................................................................. 22 Chương 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CHA MẸ CÓ CON BỊ TỰ KỈ ................................................................................26 2.1. Nhu cầu tham vấn tâm lý ................................................................................................... 26 2.2. Trẻ tự kỉ và khó khăn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ................................................ 38 2.3. Nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ ..................................................... 49 2.4. Biểu hiện về nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ................................ 50 2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ ........ 59 Chương 3. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................65 3.1.Tổ chức nghiên cứu............................................................................................................. 65 3.2.Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 68 Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN NHU CẦU THAM VẤN TÂM LÝ CỦA CHA MẸ CÓ CON BỊ TỰ KỈ .....................................................82 4.1. Đánh giá chung về thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ .. 82 4.2.Thực trạng từng mặt biểu hiện nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ .. 91 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ ...... 121 4.4. Phân tích trường hợp minh hoạ....................................................................................... 130 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................................ 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 152 DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1: Đặc điểm khách thể nghiên cứu............................................................................. 67 Bảng 3.2: Độ tin cậy của thang đo .......................................................................................... 73 Bảng 4.1: Tỷ lệ cha mẹ có con bị tự kỉ có khó khăn tâm lý .................................................. 82 Bảng 4.2: Mức độ gặp khó khăn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ .................................... 83 Bảng 4.3: Phương thức giải quyết khó khăn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ.................. 84 Bảng 4.4: Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ ........................ 88 Bảng 4.5: So sánh giá trị trung bình giữa mức độ nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ với các biến độc lập.............................................................................................. 89 Bảng 4.6: Tỷ lệ cha mẹ có con bị tự kỉ có nhu cầu tham vấn tâm lý khi gặp khó khăn tâm lý..................................................................................................................................................92 Bảng 4.7: Mức độ nhu cầu tham vấn tâm lý giải toả cảm xúc của cha mẹ có con bị tự kỉ . 94 Bảng 4.8: Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ khi đòi hỏi kiến thức liên quan đến tự kỉ............................................................................................................ 96 Bảng 4.9: Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý về việc đòi hỏi các kĩ năng chăm sóc trẻ tự kỉ................................................................................................................................................99 Bảng 4.10: Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý về khó khăn trong việc đòi hỏi đối xử công bằng,tránh kì thị............................................................................................................. 102 Bảng 4.11: Thực trạng nhu cầu tham vấn tâm lý khi cha mẹ gặp khó khăn trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội – giáo dục ................................................................................................ 106 Bảng 4.12: Những lợi ích cha mẹ có con bị tự kỉ nhận được sau khi tham vấn tâm lý..... 112 Bảng 4.13 : Hình thức tham vấn tâm lý phù hợp ................................................................. 117 Bảng 4.14: Hệ số tương quan giữa nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ với các yếu tố ảnh hưởng ............................................................................................................. 122 Bảng 4.15: Dự báo sự thay đổi nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ dưới ảnh hưởng của một số yếu tố độc lập dơn nhất.................................................................... 124 Bảng 4.16: Dự báo sự thay đổi từng mặt biểu hiện nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ dưới ảnh hưởng của một số yếu tố .................................................................... 126 Bảng 4.17: Dự báo sự thay đổi mức độ nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ dưới ảnh hưởng của các nhóm yếu tố ................................................................................... 127 Bảng 4.18: Dự báo sự thay đổi mức độ từng biểu hiện về nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ dưới ảnh hưởng của các nhóm yếu tố.................................................... 129 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Sơ đố 3.1: Sơ đồ phân phối chuẩn nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ ... 80 Biểu đồ 4.1: Số lượng các nhu cầu tham vấn tâm lý của cha mẹ có con bị tự kỉ ................ 86 Biểu đồ 4.2: Mức độ sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý của cha mẹ có con tự kỷ............... 87 Biểu đồ 4.3: Nhu cầu về nội dung tham vấn của cha mẹ có con bị tự kỉ ............................. 92 Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ cha mẹ có con bị tự kỉ sử dụng dịch vụ tham vấn tâm lý ..................... 111 Biểu đồ 4.5: Tỷ lệ cha mẹ lựa chọn kinh nghiệm làm việc của nhà tham vấn .................. 114 Biểu đồ 4.6: Tuổi của nhà tham vấn ..................................................................................... 115 Biểu đồ 4.7: Lựa chọn của cha mẹ về giới tính nhà tham vấn ............................................ 115 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Nguyên văn ĐTB : Điểm trung bình ĐLC : Độ lệch chuẩn TC : Thân chủ MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Số lượng trẻ tự kỉ đang ngày càng gia tăng một cách nhanh chóng, trở thành mối quan tâm đặc biệt của toàn xã hội Tự kỉ là một dạng rối loạn phát triển về nhiều mặt song chủ yếu là rối loạn về kĩ năng quan hệ xã hội, giao tiếp bằng lời nói và hành vi bất thường [48, tr9]. Hiện nay, số lượng trẻ tự kỉ đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, chủ yếu ở các thành phố lớn. Theo khảo sát các nghiên cứu gần đây đã cho thấy một thực tế đáng lo ngại: Tại Anh, năm 2010, Chính phủ Anh công bố số lượng trẻ tự kỉ ở nước này là 1/86 trẻ thì 3 năm sau, vào năm 2013, số lượng trẻ tự kỉ là 1/58 trẻ [69, tr12]. Nghiên cứu tại Hàn Quốc báo cáo tỉ lệ trẻ tự kỉ chiếm tới 2,6% dân số cả nước. Một số nghiên cứu ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ đều nhận thấy rằng, có đến 1% dân số mắc chứng tự kỉ [110]. Bắt đầu từ năm 2007, Liên Hiệp Quốc đã phát động lấy ngày 2/4 hàng năm là ngày thế giới nhận thức về chứng tự kỉ nhằm nâng cao nhận thức về tự kỉ trên toàn cầu. Như vậy, tự kỉ hiện tại đã và đang trở thành vấn đề thời sự trên thế giới. Ở Việt Nam, tự kỉ mới được biết đến vào những năm 90 của thế kỉ XX. Hiện tại chưa có thống kê chính thức về số lượng trẻ tự kỉ trên cả nứơc, tuy nhiên, có nhiều thống kê quy mô nhỏ như: thống kê tại Bệnh viện Nhi đồng I, TP Hồ Chí Minh, nếu như năm 2000 chỉ điều trị tự kỉ cho 2 trẻ thì đến năm 2004, số lượng trẻ tự kỉ trị liệu đã tăng lên 170 trẻ, đến năm 2008, con số này đã lên đến 324 trẻ. Tại phạm vi tỉnh Thái Bình, một nghiên cứu vào năm 2012 của Đại học Y Hà Nội cho thấy, tỉ lệ mắc chứng tự kỉ ở trẻ em từ 18 tháng đến 24 tháng tuổi là 0,46% (điều tra trong 6583 trẻ), trong đó, tỷ lệ giới tính trai/gái là 6,4/1[38, tr27]. Theo thống kê của khoa Tâm bệnh học – Bệnh viện Nhi trung ương vào năm 2015, có sự khác biệt đáng kể giữa tỷ lệ bé trai mắc chứng tự kỉ so với bé gái (số bé trai nhiều hơn từ 4-6 lần so với bé gái) và ở thành thị mắc nhiều hơn nông thôn [38, tr6068]. Hiện nay tại Việt Nam chưa có số liệu cụ thể về số lượng trẻ tự kỉ nhưng theo ước tính của Cục Bảo trợ xã hội – Bộ lao động thương binh và xã hội đưa ra, Việt Nam có khoảng hơn 200.000 người tự kỉ [110]. 1 1.2. Cha mẹ có con bị tự kỉ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc, nuôi dạy con Đối với gia đình trẻ tự kỉ, khi trong gia đình phát hiện con mắc chứng tự kỉ sẽ có những thay đổi nhất định trong gia đình. Thông thường, đây là cú sốc rất lớn cho cha mẹ trẻ tự kỉ và cho người thân trong gia đình. Cha mẹ có con bị tự kỉ thường sẽ trải qua những cảm xúc bối rối, khó tin, khủng hoảng, thất vọng, chán nản như họ đang gặp phải những tai hoạ vậy. Cha mẹ không biết phải làm gì và tìm đến ai để xin trợ giúp. Những mối quan hệ trong gia đình có thể khiến cho họ cảm thấy căng thẳng hơn. Việc nhiều người để ý, cảm thấy gia đình họ khác với các gia đình khác càng khiến họ tự ti, khép mình… Bên cạnh đó, cha mẹ cũng gặp phải những gánh nặng về kinh tế, khó khăn tâm lý như thiếu kiến thức liên quan đến tự kỉ, thiếu kĩ năng chăm sóc trẻ tự kỉ, tiếp cận dịch vụ xã hội – giáo dục [69]… Nói cách khác, rất nhiều khó khăn có nguy cơ xuất hiện và làm cho cuộc sống của gia đình trẻ tự kỉ, đặc biệt là cha mẹ trẻ tự kỉ, càng trở nên căng thẳng và phát sinh nhiều vấn đề khác nếu không tìm cách giải quyết và vượt qua nó. 1.3. Hoạt động tham vấn tâm lý dành cho cha mẹ có con bị tự kỉ còn mới mẻ, ít được quan tâm, nghiên cứu Tham vấn ra đời từ đầu thế kỉ XX và càng ngày càng phát triển trên thế giới, đem lại những hiệu quả nhất định, giúp con người tăng khả năng ứng phó với các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và với các mối quan hệ, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tham vấn được cho là một hình thức trợ giúp tâm lý phù hợp đối với đối tượng là cha mẹ có con bị tự kỉ đang gặp nhiều khủng hoảng, khó khăn trong cuộc sống, giúp cha mẹ giải quyết được những khó khăn đang tồn tại. Tham vấn giúp cha mẹ cải thiện hơn khả năng thích nghi và cũng cố năng lực giải quyết vấn đề của bản thân, thay đổi các suy nghĩ tiêu cực đê cải thiện bầu không khí trong gia đình. Chính vì thế, tham vấn được cho là một trong những liệu pháp hết sức hiệu quả cho việc trợ giúp, giải quyết những khó khăn tâm lý mà cha mẹ có con bị tự kỉ đang gặp phải. Việc hỗ trợ về tinh thần của cha mẹ có con bị tự kỉ giúp họ trở thành một trong những nguồn nhân lực quan trọng để từng ngày từng giờ góp phần can thiệp vào vấn đề của con một cách tốt nhất, bổ sung cho các hướng can thiệp ngoài chuyên môn và từ các cơ sở giáo dục, can thiệp khác ngoài gia đình. 2
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.