Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 244 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 5 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 1 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965 18
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Sử học: Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 244 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ TỪ NĂM 1954 ĐẾN NĂM 1965 Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ CUNG HUẾ - NĂM 2016 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Huyền ii LỜI CẢM ƠN Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Khoa Lý luận Chính trị trường Đại học Khoa học - Đại học Huế đã quan tâm, tạo điều kiện để chúng tôi được tham gia và hoàn thành khóa đào tạo Tiến sĩ (2012-2015). Xin trân trọng cảm ơn Khoa Lịch sử, Phòng Đào tạo Sau Đại học trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế và Ban Đào tạo Sau Đại học - Đại học Huế đã quan tâm và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành khóa đào tạo. Xin trân trọng cảm ơn Trung tâm Lưu trữ Quốc gia II Thành phố Hồ Chí Minh, phòng Lưu trữ Tỉnh ủy các tỉnh: Biên Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Thư viện trường Đại học Khoa học - Đại học Huế, Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng, Thư viện Khoa học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ nhiệt tình về tư liệu để chúng tôi hoàn thành luận án. Đặc biệt tôi xin được bày tỏ sự kính trọng, biết ơn sâu sắc PGS. TS. Lê Cung là người thầy đã tận tụy giúp đỡ, hướng dẫn tôi trên bước đường học tập và nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi hoàn thành luận án này Huế, tháng 4 năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Huyền iii NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT CQNĐD Chính quyền Ngô Đình Diệm CQSG Chính quyền Sài Gòn ĐTMN Đô thị miền Nam HLĐGP Hội Lao động giải phóng miền Nam Việt Nam LSQS Lịch sử quân sự NCLS Nghiên cứu Lịch sử NXB Nhà xuất bản PTT Phủ Tổng thống TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TTLT Trung tâm Lưu trữ VNCH Việt Nam Cộng hòa iv MỤC LỤC Trang phụ bìa .............................................................................................................. i Lời cam đoan .............................................................................................................. ii Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii Những cụm từ viết tắt................................................................................................ iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .....................................................................................1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................3 3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................4 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................4 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN...........................................................................5 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN .................................................................................6 Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ..............................................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................7 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân Việt Nam ......................................................................................................................7 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về công nhân và phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam ..........................................................................................17 1.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục được nghiên cứu ..................................22 Chương 2. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1954-1960) ..............................................................................................................23 2.1. Khái quát truyền thống đấu tranh của công nhân miền Nam trước năm 1954 .......................................................................................................................23 2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công nhân ở các đô thị miền Nam (1954-1960) .......................................................................27 2.2.1. Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam (1954-1960) ......................27 2.2.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đối với công nhân ở các đô thị miền Nam ..........................................................................................29 2.2.2.1. Về tư tưởng - chính trị.......................................................................29 2.2.2.2. Về kinh tế ..........................................................................................33 2.2.2.3. Về văn hoá - xã hội ...........................................................................34 2.3. Đội ngũ và đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam (1954-1960) .......36 v 2.3.1. Đội ngũ công nhân ở các đô thị miền Nam .............................................36 2.3.2. Đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam............................................38 2.3.2.1. Thời gian và điều kiện lao động ........................................................38 2.3.2.2. Tình trạng thất nghiệp .......................................................................40 2.3.2.3. Lương công nhân ..............................................................................43 2.4. Diễn biến phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam giai đoạn 1954-1960....46 2.4.1. Chủ trương của Đảng ...............................................................................46 2.4.2. Diễn biến phong trào ..............................................................................50 2.4.2.1. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh ......................................50 2.4.2.2. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân chủ .......................................64 TIỂU KẾT................................................................................................................73 Chương 3. PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1961-1965)..75 3.1. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với công nhân ở các đô thị miền Nam (1961-1965) ...................................................................................75 3.1.1. Khái quát về tình hình miền Nam Việt Nam (1961-1965) ......................75 3.1.2. Chính sách của Mỹ và chính quyền Sài Gòn đối với công nhân ở các đô thị miền Nam .....................................................................................................77 3.1.2.1. Về tư tưởng - chính trị.......................................................................77 3.1.2.2. Về kinh tế ..........................................................................................80 3.1.2.3. Về văn hóa - xã hội ...........................................................................82 3.2. Đội ngũ và đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam (1961-1965) .......83 3.2.1. Đội ngũ công nhân ở các đô thị miền Nam .............................................83 3.2.2. Đời sống công nhân ở các đô thị miền Nam............................................85 3.2.2.1. Thời gian và điều kiện lao động của công nhân ...............................87 3.2.2.2. Tình trạng giải công, sa thải và thất nghiệp ......................................85 3.2.2.3. Lương công nhân ..............................................................................89 3.3. Diễn biến phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam (1961-1965) .....91 3.3.1. Chủ trương của Đảng ...............................................................................91 3.3. 2. Diễn biến phong trào ...............................................................................92 3.3.2.1. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân sinh ......................................95 3.3.2.2. Phong trào công nhân vì mục tiêu dân chủ .....................................107 TIỂU KẾT..............................................................................................................120 vi Chương 4. TÍNH CHẤT, ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA PHONG TRÀO CÔNG NHÂN Ở CÁC ĐÔ THỊ MIỀN NAM (1954-1965) ...................121 4.1. Tính chất của phong trào ...........................................................................121 4.1.1. Tính chất dân tộc ...................................................................................121 4.1.2. Tính chất dân chủ và dân sinh ...............................................................124 4.2. Đặc điểm của phong trào ...........................................................................127 4.2.1. Quy mô rộng lớn, sự liên tục và quyết liệt của phong trào ...................127 4.2.2. Hình thức và phương pháp đấu tranh phong phú, linh hoạt ..................130 4.2.3. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa công nhân các ngành ở các đô thị; giữa công nhân đô thị với công nhân đồn điền cùng giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân miền Nam ...................................................................................133 4.3. Ý nghĩa của phong trào ..............................................................................137 4.3.1. Phong trào chứng minh tinh thần đấu tranh bất khuất của công nhân ở các đô thị miền Nam trong tinh thần đấu tranh dân tộc ...................................137 4.3.2. Phong trào chứng minh tính đúng đắn của phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công”, “ba vùng chiến lược” trong cách mạng miền Nam .........................................................................................................138 4.3.3. Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam góp phần làm rối loạn hậu phương của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, tạo điều kiện cho cách mạng miền Nam phát triển .................................................................................................140 4.3.4. Phong trào góp phần làm phong phú thêm những bài học kinh nghiệm đối với sự nghiệp giữ nước và dựng nước của dân tộc ....................................142 4.3.4.1. Mục tiêu và khẩu hiệu đấu tranh cụ thể ..........................................142 4.3.4.2. Sự đoàn kết, thống nhất, kiên trì đấu tranh .....................................143 4.3.3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ hạn chế của phong trào ........145 TIỂU KẾT..............................................................................................................146 KẾT LUẬN ............................................................................................................147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ .............................................151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................153 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 180 vii MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong dòng chảy lịch sử Việt Nam hiện đại, phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam (ĐTMN) (1954-1975) là bộ phận của phong trào ĐTMN, của phong trào cách mạng Việt Nam, góp phần quan trọng trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965 diễn ra liên tục, sôi nổi và quyết liệt, thu hút hầu hết công nhân các ngành tham gia như công nhân hỏa xa, công nhân thủy điện, công nhân bến tàu, công nhân ngành dệt, công nhân taxi, công nhân xăng dầu, công nhân Savon, công nhân vô tuyến viễn thông,... Mặc dầu, bị Mỹ và chính quyền Sài Gòn (CQSG) dùng mọi âm mưu, thủ đoạn để kìm kẹp, khủng bố và đàn áp quyết liệt nhưng phong trào công nhân ở các ĐTMN vẫn luôn được giữ vững và tiếp tục phát triển theo hướng đi lên của cách mạng miền Nam. Phong trào công nhân ở các ĐTMN là một trong những nét đặc sắc của tiến trình lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ta, ghi dấu ấn quan trọng trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Phong trào đã chứng minh tinh thần yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam. Phong trào còn biểu thị sự thống nhất hành động giữa giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác ở thành thị, trong đó công nhân ở các ĐTMN luôn là lực lượng nòng cốt, dẫn đầu và có tác dụng cổ vũ đồng bào đô thị cũng như nông thôn trong cuộc đấu tranh chung vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Cùng với phong trào của các tầng lớp nhân dân ĐTMN, phong trào công nhân ở các ĐTMN đã giáng những đòn mạnh mẽ vào hậu cứ an toàn của Mỹ, và CQSG. Sự tiến công ở thành thị, nòng cốt là phong trào công nhân, có tác dụng từng bước phá lỏng thế kìm kẹp của địch ở đô thị, cô lập địch về chính trị, làm cho hậu phương của địch trở nên rối loạn, đẩy Mỹ và CQSG từng bước rơi vào tình trạng khủng khoảng nghiêm trọng. Phong trào công nhân ở các ĐTMN góp phần tạo nên một thế trận mới, biến các đô thị bị địch tạm chiếm thành tiền phương của phong trào cách mạng miền Nam, thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng cách mạng 1 ở nội đô, tạo điều kiện tiến đến giải phóng các đô thị, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975). Tuy nhiên, cho tới nay, ngoài phong trào công nhân cao su miền Nam đã được nghiên cứu khá đầy đủ, có tính hệ thống, còn lại một mảng trống phong trào công nhân ở các ĐTMN Việt Nam (1954-1975) vẫn chưa được giới sử học Việt Nam quan tâm nghiên cứu. Vì vậy, việc tiến hành nghiên cứu phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1975), trước hết là giai đoạn từ sau Hiệp định Genève (21-7-1954) đến thời điểm cuộc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản ở miền Nam (6-1965) là rất cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn. Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Phong trào công nhân ở các đô thị miền Nam Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965” làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. Về ý nghĩa khoa học, luận án góp phần làm rõ hơn, đầy đủ hơn về các giai đoạn lịch sử hết sức vẻ vang của dân tộc trong sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; về bản chất của CQSG do Mỹ điều khiển trong tham vọng tiêu diệt phong trào kháng chiến của nhân dân miền Nam; về những chủ trương của Đảng các cấp trong việc lãnh đạo phong trào công nhân ở các ĐTMN; về tính đúng đắn và sáng tạo của Đảng với phương châm đấu tranh “hai chân, ba mũi”, “ba mũi giáp công”, “ba vùng chiến lược” trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975); hiểu được bản chất của phong trào công nhân ở các ĐTMN, một phong trào diễn ra trong điều kiện chiến tranh giải phóng dân tộc, thông qua đó thấy được tính đa dạng, phong phú về hình thức và biện pháp đấu tranh của phong trào; về những kết quả đạt được của phong trào trên các lĩnh vực dân sinh, dân chủ; hiểu hơn về phong trào công nhân ở từng ngành, sự phối hợp chung của công nhân trong toàn ngành, cũng như sự liên kết giữa phong trào công nhân ở các ĐTMN với phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân. Về ý nghĩa thực tiễn, hiện nay trong sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng, trong đó công nghiệp hóa, hiện đại hóa giữ vị trí then chốt. Vì vậy, luận án góp thêm một số kinh nghiệm cho các nhà chính trị - xã hội vận dụng vào việc hoạch định những chính sách đối với công nhân. Mặt khác, luận án góp phần 2 nâng cao niềm tự hào cho giai cấp công nhân, giáo dục lịch sử truyền thống cách mạng cho công nhân để họ làm tốt nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng và xây dựng đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng mà nhân dân ta đang thực hiện. Luận án góp phần bổ sung tư liệu về phong trào công nhân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975). Mặt khác, kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu cho giáo viên, sinh viên, học sinh trong các trường đại học, cao đẳng, trung học phổ thông vận dụng nghiên cứu và giảng dạy lịch sử dân tộc và lịch sử địa phương; góp phần vào việc biên soạn lịch sử công nhân Việt Nam nói chung, công nhân đô thị trong kháng chiến chống Mỹ (1954-1975) nói riêng. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của luận án là phong trào công nhân ở các ĐTMN trong kháng chiến chống Mỹ từ năm 1954 đến năm 1965, trong đó tập trung nghiên cứu mục tiêu, diễn biến, hình thức, biện pháp, kết quả các cuộc đấu tranh của công nhân ở các ĐTMN cũng như làm rõ tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào công nhân ở các ĐTMN từ năm 1954 đến năm 1965. Để làm rõ những nội dung này, luận án chú ý đến việc trình bày, phân tích cơ cấu, đội ngũ, đời sống công nhân ở các ĐTMN dưới chế độ Mỹ và CQSG. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian, luận án nghiên cứu phong trào công nhân ở các ĐTMN (1954-1965). Miền Nam ở đây được hiểu theo nghĩa là hai miền Nam Bắc theo quy định Hiệp định Genève năm 1954. Tuy nhiên, luận án chỉ tập trung nghiên cứu phong trào công nhân ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Biên Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, đây là những đô thị tiêu biểu - nơi tập trung đông đảo công nhân và diễn ra những cuộc đấu tranh điển hình. Về thời gian, luận án giới hạn từ năm 1954 đến năm 1965, cụ thể là từ khi Hiệp định Genève (21-7-1954) được ký kết đến thời điểm cuộc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ bị phá sản với chiến thắng Ba Gia ở Quảng Ngãi (6-1965). Những vấn đề trình bày trong luận án được sắp xếp theo quá trình phát triển lịch sử, thể hiện tính liên tục từ năm 1954 đến năm 1965. 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.