Luận án Tiến sĩ Sử học: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng 1820 – 1840

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Sử học: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng 1820 – 1840 154 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Sử học: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng 1820 – 1840 1 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Sử học: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng 1820 – 1840 3 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Sử học: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng 1820 – 1840 14
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Sử học: Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng 1820 – 1840
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 154 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..........................................................................................1 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................2 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ........................................................2 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...........................................................................3 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN ................................................................................4 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ......................................................................................5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .............................................................................................................6 1.1. Tổng quan tài liệu.................................................................................................6 1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................................9 1.2.1. Tình nghiên nghiên cứu vấn đề ở trong nước ...................................................9 1.2.2. Tình hình nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài.....................................................21 1.2.3. Những vấn đề luận án kế thừa từ các công trình nghiên cứu đã xuất bản .............23 1.2.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu ..................................................26 1.3. Tổng quan tình hình Phật giáo Việt Nam trước thời Minh Mạng .....................26 * Tiểu kết chương 1...................................................................................................32 CHƯƠNG 2: CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG (1820 – 1840) ............................................................................................................35 2.1. Bối cảnh lịch sử đầu triều Nguyễn (1802 – 1840) .............................................35 2.2. Vài nét về thân thế và sự nghiệp vua Minh Mạng .............................................38 2.3. Chính sách đối với Phật giáo thời Minh Mạng (1820-1840) .............................43 * Tiểu kết chương 2...................................................................................................62 CHƯƠNG 3: TÌNH HÌNH PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỜI MINH MẠNG (1820 – 1840).........................................................................64 3.1. Cơ sở thờ tự ........................................................................................................64 3.2. Nghi lễ Phật giáo ................................................................................................74 3.3. Kinh sách ............................................................................................................86 3.4. Những danh tăng tiêu biểu .................................................................................92 1 * Tiểu kết chương 3.................................................................................................105 CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ PHẬT GIÁO THỜI MINH MẠNG (1820-1840) ............107 4.1. Đặc điểm Phật giáo thời Minh Mạng (1820 – 1840) .......................................107 4.2. Vai trò Phật giáo thời Minh Mạng (1820 – 1840) ...........................................120 * Tiểu kết chương 4.................................................................................................129 KẾT LUẬN .............................................................................................................131 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG LUẬN ÁN ....................................................137 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................138 PHỤ LỤC 2 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã trên dưới hai ngàn năm, gắn bó, đồng hành cùng đất nước trong suốt chiều dài lịch sử. Với tư tưởng hòa đồng, tinh thần từ bi và trí tuệ, tư tưởng Phật giáo đã trở thành một điểm tựa tinh thần vững chắc để giữ gìn bản sắc dân tộc, chống lại âm mưu đồng hóa của phong kiến phương Bắc suốt hơn nghìn năm Bắc thuộc. Bản thân Phật giáo cùng các bậc cao tăng cũng đã có những đóng góp đáng kể vào sự hưng thịnh của quốc gia, trường tồn của dân tộc. Trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua các thời kỳ lịch sử, tinh thần Phật giáo đã được các chính quyền vận dụng vào kế sách trị nước an dân. Chính vì vậy mà Phật giáo đã được nhiều triều đại phong kiến Việt Nam coi trọng, và triều Minh Mạng là một trong số đó. Triều Minh Mạng là triều đại đã để lại dấu ấn trong lịch sử dân tộc với nhiều thành tựu trong công cuộc cải cách hành chính, phát triển văn hóa giáo dục, thống nhất lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền đất nước. Đối với tôn giáo, trong khi coi Nho giáo là hệ tư tưởng chính thống và tìm cách khuếch trương, khẳng định vị trí độc tôn của nó, triều Minh Mạng vẫn tỏ ra thân thiện, cởi mở đối với Phật giáo. Dưới thời Minh Mạng, Phật giáo đã thực sự được chấn hưng, không chỉ phát triển về diện mạo, quy mô, mà còn khẳng định được vai trò của mình trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội đương thời. Do vậy, đây là một giai đoạn phát triển không thể bỏ qua khi nghiên cứu Phật giáo Việt Nam. 1.2. Cho đến nay, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam, nhưng hầu hết trong các công trình này, giai đoạn Phật giáo thời Minh Mạng thường không được nhắc đến, nếu có cũng chỉ mang tính giới thiệu một cách sơ lược, đề cập đến một số khía cạnh đơn lẻ, tản mạn. Vì vậy, có thể khẳng định rằng, chưa có bất kì công trình nào nghiên cứu Phật giáo thời Minh Mạng một cách cơ bản, có hệ thống. Những câu hỏi đặt ra liên quan đến diện mạo, đặc điểm, vai trò của Phật giáo giai đoạn này vẫn còn bỏ trống. 1 1.3. Ngày nay, Phật giáo Việt Nam với chủ trương “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” đang có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của Phật giáo cũng đặt ra một số vấn đề cần nghiên cứu thấu đáo hơn. Bên cạnh những mặt tích cực, tôn giáo này cũng đang có những biểu hiện lệch lạc, không chỉ trái với chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước mà còn đi ngược lại tôn chỉ, mục đích chân chính của đạo Phật, gây mất ổn định trật tự và an toàn xã hội, làm tổn hại đến uy tín của chính bản thân Phật giáo. Thực tiễn đó càng làm cho việc nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam, nhất là những giai đoạn phát triển của nó trở thành một yêu cầu bức thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. Nó không chỉ giúp chúng ta làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng của lịch sử, văn hóa dân tộc, mà còn làm phong phú thêm cơ sở khoa học cho chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Phật giáo, đồng thời cũng giúp chính bản thân tôn giáo này có thể đúc rút những bài học, kinh nghiệm từ quá khứ để phát triển một cách bền vững theo đúng phương châm hành đạo của mình. Với những lý do đó, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840)” làm luận án tiến sĩ. 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840) - Phạm vi không gian của luận án là cả nước, trong đó chú trọng đến ba trung tâm Phật giáo chính là: Hà Nội, Thừa Thiên Huế và thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi thời gian của luận án tính theo niên hiệu vua Minh Mạng là từ năm 1820 đến năm 1840. Phạm vi chủ thể của luận án là chỉ nghiên cứu Phật giáo người Việt mà không quan tâm đến Phật giáo của các cộng đồng tộc người khác. 3. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu đề tài “Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840)” nhằm mục tiêu phác dựng lại bức tranh tổng quan về Phật giáo thời vua Minh Mạng trị vì; từ đó thấy được sự chấn hưng của Phật giáo giai đoạn này. Đồng thời, luận án cũng 2 nhằm chỉ ra những đặc điểm, vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội lúc bấy giờ; qua đó đúc rút những bài học kinh nghiệm lịch sử cho việc quản lý và huy động các nguồn lực của tôn giáo vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước trong bối cảnh hiện nay. Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Phân tích bối cảnh đất nước đầu thế kỉ XIX; nêu và phân tích chính sách đối với Phật giáo thời Minh Mạng (1820 – 1840) - Tái hiện một cách cơ bản tình hình Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng, chú ý những tác động của chính sách nhà nước đối với thực tiễn phát triển của Phật giáo đương thời. - Làm rõ đặc điểm và vai trò của Phật giáo thời Minh Mạng, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm hữu ích cho hôm nay. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic để nghiên cứu. Cả hai phương pháp này được chúng tôi sử dụng đồng thời để phác dựng lại lịch sử phát triển khách quan của Phật giáo thời Minh Mạng, tức là trình bày các sự kiện, biểu hiện cụ thể của Phật giáo trong quá khứ nhưng không phải theo tiến trình thời gian một cách rời rạc, giản đơn mà chúng phải được xâu chuỗi, gắn kết theo logic khách quan của hiện thực lịch sử. Thứ đến, do tính chất của đề tài, chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu của khảo cổ học, nghệ thuật học, dân tộc học, tôn giáo học để tìm hiểu di tích, di vật, kiến trúc, quy cách thờ tự… Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khác. Phương pháp so sánh cả ở góc độ lịch đại và đồng đại được áp dụng ở những lúc cần thiết, nhằm làm nổi bật một số vấn đề của Phật giáo thời Minh Mạng, như sự kế thừa, sự sáng tạo hay điểm khác biệt của Phật giáo thời Minh Mạng với một số giai đoạn lịch sử khác hay những điểm giống và khác của Phật giáo giữa các vùng miền trong cùng một thời điểm… 3 Phương pháp thống kê cũng đã được tác giả sử dụng để định lượng số chùa chiền, pháp tượng, pháp khí được xây dựng, trùng tu dưới thời Minh Mạng, số lần mở Lễ Trai đàn chẩn tế của vua Minh Mạng. Cuối cùng, một phương pháp không thể thiếu khi thực hiện đề tài này là phương pháp điền dã. Tác giả đã trực tiếp khảo cứu tại các ngôi cổ tự được xây dựng hoặc đại trùng tu thời Minh Mạng, đồng thời gặp gỡ, trao đổi với sư tăng ở các chùa, thực hành đo đạc các di tích nhằm góp phần xác định chính xác nội dung, niên đại, lai lịch và hiện trạng của các di tích và nguồn tài liệu thành văn. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Trên cơ sở kế thừa kết quả của các học giả đi trước, việc nghiên cứu đề tài “Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng (1820 – 1840)” đã có những đóng góp khoa học và thực tiễn sau: - Luận án là kết quả của một quá trình nghiên cứu có tính hệ thống của tác giả, được hoàn thiện và bổ sung bằng các tư liệu mới phát hiện. Đó là các tư liệu điền dã, bao gồm các văn bia, minh chuông, văn bản Hán Nôm … liên quan đến việc xây dựng chùa chiền, tiểu sử của các danh tăng, các sắc, chiếu dụ của triều đình. Trước đây, do nhiều nguyên nhân, các bộ sách chữ Hán do chính thiền sư đương thời biên soạn ít được các tác giả đi trước quan tâm khai thác thì nay chúng tôi đã bỏ nhiều công sức biên dịch và sử dụng có hiệu quả nguồn tư liệu này. Bên cạnh đó, tác giả đã khai thác các bản gốc tư liệu Châu bản triều Nguyễn liên quan đến đề tài và cập nhật các tài liệu mới là các đề tài khoa học các cấp, các hội thảo khoa học, các bài viết trong thời gian gần đây. Có thể nói, đóng góp đầu tiên của luận án là đã cung cấp tư liệu về Phật giáo Việt Nam thời Minh Mạng một cách có hệ thống, phong phú, đa dạng về loại hình và có giá trị sử liệu cao. - Luận án đã chứng minh được sự chấn hưng của Phật giáo thời Minh Mạng trên một số phương diện. Đây là một đóng góp mới bởi lâu nay các nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam đều cho rằng giai đoạn từ thế kỉ XIX đến trước phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thế kỉ XX, Phật giáo Việt Nam đã sa sút và khủng hoảng. Từ đó, luận án cũng góp phần đánh giá lại chính sách của triều Nguyễn nói chung và triều Minh Mạng nói riêng đối với Phật giáo. 4 - Một đóng góp nữa của luận án là đã chỉ ra được những đặc điểm riêng có, đồng thời khẳng định những khía cạnh tích cực của Phật giáo thời Minh Mạng, qua đó, góp phần lấp được khoảng trống trong nghiên cứu lịch sử Phật giáo dân tộc, đồng thời, giúp minh định vai trò quan trọng của Phật giáo không chỉ ở quá khứ mà cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay. - Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ cung cấp cho các cơ quan nhà nước những bài học kinh nghiệm hữu ích trong xây dựng chủ trương, chính sách, giải pháp phù hợp để quản lí tôn giáo; đồng thời đây cũng là cơ sở để các tổ chức Phật giáo và người dân địa phương tiếp tục kế thừa truyền thống, gạn đục khơi trong cùng chung tay với nhà nước phát triển Phật giáo trong bối cảnh mới. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục các công trình khoa học liên quan đã công bố, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung chính của luận án được chia làm 4 chương. Chương 1: Tổng quan (từ trang 6 đến trang 33) Chương 2: Chính sách đối với Phật giáo thời Minh Mạng (1820 – 1840) (từ trang 34 đến trang 62) Chương 3: Tình hình Phật giáo thời Minh Mạng (1820 – 1840) (từ trang 63 đến trang 104) Chương 4: Đặc điểm, vai trò Phật giáo thời Minh Mạng (từ trang 105 đến trang 128) 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Tổng quan tài liệu 1.1.1. Nguồn tài liệu thư tịch cổ * Tài liệu thư tịch chính thống Nguồn tài liệu thư tịch chính thống được chúng tôi sử dụng nhiều trong luận án là Châu bản và các bộ sách do triều Nguyễn biên soạn. Châu bản triều Nguyễn là tập hợp các văn bản hành chính của triều Nguyễn, bao gồm các tập tấu, sớ, phụng thượng dụ, chiếu, chỉ dụ, tư trình, bẩm, truyền, sai, phó, khiển... được đích thân vua ngự lãm hoặc ngự phê bằng mực màu son, truyền đạt ý chỉ hoặc giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, xã hội. Đây là những tư liệu gốc, có giá trị đặc biệt trong nghiên cứu. Ngày 14.5.2014, Châu bản triều Nguyễn đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu Chương trình Ký ức thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Điều đó càng khẳng định giá trị nguồn tư liệu này. Những nội dung liên quan đến Phật giáo thời Minh Mạng trong Châu bản triều Nguyễn được tác giả sử dụng thông qua bản dịch của Lý Kim Hoa trong tác phẩm Châu bản triều Nguyễn – Tư liệu Phật giáo [52]. Đối với một số Châu bản có nội dung quan trọng đối với luận án, tác giả đã khai thác văn bản gốc tại Trung tâm lưu trữ quốc gia I tại Hà Nội. Ngoài ra, tác giả cũng đã tiếp cận và khai thác tư liệu từ bộ Mục lục châu bản triều Nguyễn 122 tập do Ủy ban phiên dịch sử liệu học thuộc Viện Đại học Huế dịch năm 1962, hiện được lưu trữ tại trường Đại học Khoa học Huế. Các bộ sách do Quốc sử quán và Nội các triều Nguyễn biên soạn như Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đại Nam thực lục, Minh Mạng chính yếu, Đại Nam nhất thống chí,… cũng là những tư liệu hết sức có giá trị đối với luận án. Những tư liệu này chứa đựng nhiều thông tin liên quan đến thái độ, chính sách của triều đình đối với Phật giáo, ghi chép việc xây dựng, trùng tu chùa chiền, các quy định, lễ nghi, vấn đề bổ sung nhân sự cho các chùa... Tuy nhiên, sử liệu này khi sử dụng chúng tôi cũng đã chú ý đối chiếu, so sánh với các nguồn tài liệu khác, đặc biệt là tài liệu điền dã, nhằm tránh nhìn nhận một chiều theo quan điểm của các sử quan triều Nguyễn. 6 * Các cổ thư của Phật giáo Nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam giai đoạn trung đại nên chúng tôi còn khai thác nguồn tư liệu là các cổ thư Phật giáo bằng chữ Hán do những chư tăng, phật tử người Việt ghi chép, biên soạn như Đạo giáo nguyên lưu [194], Thiền uyển truyền đăng lục [192], Hàm Long sơn chí [193], Ngũ Hành Sơn lục [195], … Hai tư liệu Đạo giáo nguyên lưu (1846) và Thiền uyển truyền đăng lục (1859) đều do hòa thượng Phúc Điền biên soạn dưới thời Tự Đức nhằm ghi chép lại lịch sử Phật giáo Việt Nam, sự truyền thừa của hai dòng Lâm Tế và Tào Động ở miền Bắc, sơ lược tiểu sử, hành trạng của một số danh tăng, các loại kinh sách lưu truyền tại các chùa, hoạt động tu sửa chùa chiền của một số vị vua quan... Hòa thượng Phúc Điền là một cao tăng từng được triều Minh Mạng ban độ điệp, có nhiều uy tín trong hành đạo cũng như nghiên cứu kinh điển nên những thông tin từ hai công trình này hết sức có giá trị trong nghiên cứu lịch sử Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thời Minh Mạng nói riêng. Hàm Long Sơn Chí là nguồn sử liệu quý giá phản ảnh chân thực lịch sử Phật giáo vùng Thuận Hóa, do hai tác giả Trần Viết Thọ, hiệu Điềm Tịch cư sĩ và Nguyễn Phúc Hồng Vịnh, hiệu Như Như Đạo Nhân biên soạn tại Kinh đô Huế vào cuối thế kỉ XIX [193]. Nội dung tác phẩm trình bày sơ lược quá trình hình thành, xây dựng và diễn biến của các ngôi đại danh lam cổ tự ở xứ Thuận Hóa, lược truyện của các vua chúa, hoàng hậu triều Nguyễn có công với Phật giáo, thư trạng, chúc từ hoặc những tranh biện trong cộng đồng sinh hoạt chốn thiền môn...; các sáng tác của các vị danh tăng nổi tiếng, và của các các vua Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị; ghi chép đạo hiệu, thế hệ, ngày tháng viên tịch trên tháp và mộ chí của các vị Tổ sư.... Dưới thời Minh Mạng, ngôi cổ tự Báo Quốc trên núi Hàm Long là một trong những tổ đình lớn, được thường xuyên quan tâm tu tạo và đây cũng là nơi được triều đình chọn tổ chức các cuộc thi sát hạch tăng sĩ nên những thông tin từ tác phẩm đã giúp chúng tôi có thêm tư liệu trong việc phản ảnh tình hình Phật giáo giai đoạn này. Ngũ Hành Sơn lục được viết bằng chữ Hán, hoàn thành vào năm 1916 bởi thiền sư Ấn Lan - Tổ Huệ - Từ Trí - một danh tăng của Phật giáo Quảng Nam - Đà 7 Nẵng sống vào nửa sau thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX - và một số người khác [195]. Nội dung của tác phẩm ngoài việc giới thiệu về cụm núi đá Ngũ Hành Sơn, còn có những thông tin khái lược về Phật giáo tại danh thắng này, trong đó, các tác giả đã dành một phần đáng kể viết về những lần vua Minh Mạng viếng thăm nơi đây, và hành trạng của một số danh tăng trong thế kỉ XIX và những năm đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên, do phạm vi trình bày hẹp, lượng thông tin ít, những ghi chép về hành trạng các thiền sư cũng chỉ mang tính giản yếu, nên vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục, bổ sung. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng một số văn bản cổ chữ Hán khác như: bản thống kê pháp khí chùa Thánh Duyên đời Thành Thái [90], văn bản ghi chép về cổ tự Kim Phong trên núi Thần Dinh viết năm Minh Mạng 1830 [5], Bản kê việc thờ tự và tôn tạo chùa Phước Lâm của thiền sư có tục danh Lê Văn Thể, viết năm 1923 [22]. Đây là những tư liệu quý giá phản ảnh tình hình Phật giáo thời Minh Mạng mà luận án đã tham khảo được. 1.1.2. Nguồn tài liệu văn khắc cổ Chúng tôi đặc biệt quan tâm và coi trọng mảng tư liệu văn khắc, chủ yếu là văn bia (chùa, tháp) và minh chuông được tạo lập thời Minh Mạng. Đây là những sử liệu đáng tin cậy vì đa phần chúng được xuất hiện đồng thời với sự kiện ghi trong văn bản nên đã được người đương thời dò xét; mặt khác tác giả của nó thường không chỉ một người mà nhiều người, thậm chí là cả một tập thể nên đã có sự tổng hợp, lựa chọn thông tin. Cho đến hiện tại, phần nhiều các tư liệu này vẫn còn hiện hữu trong các chùa, tháp; nhưng cũng có một số bia đã bị hủy hoại từ lâu, hoặc chỉ là tấm đá với vài dòng văn khắc không rõ nét. Tuy nhiên, với những trường hợp này, chúng ta vẫn có cơ hội khai thác, nghiên cứu nhờ vào thác bản do Viện Viễn Đông bác cổ in rập từ trước năm 1945, nay lưu trữ tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, đồng thời được in chụp giới thiệu cho độc giả trong bộ sách rất đồ sộ Tổng tập thác bản văn khắc Hán Nôm của Viện Cao học thực hành, Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Viễn Đông bác cổ Pháp. Sách do Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội ấn hành năm 2009. Đồng thời, trong những năm qua, các nhà nghiên cứu Hán Nôm cũng đã sưu tầm, phân loại và dịch thuật được một số lượng lớn văn khắc như: Văn bia chùa Huế [60], Văn khắc Hán Nôm Việt Nam [179], Văn 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.