Luận án Tiến sĩ: Quản lý Thư viện hiện đại tại Việt Nam

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ: Quản lý Thư viện hiện đại tại Việt Nam 245 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ: Quản lý Thư viện hiện đại tại Việt Nam 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ: Quản lý Thư viện hiện đại tại Việt Nam 0 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ: Quản lý Thư viện hiện đại tại Việt Nam 8
Đánh giá Luận án Tiến sĩ: Quản lý Thư viện hiện đại tại Việt Nam
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 245 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THIÊN QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN HÀ NỘI, 2016 BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI NGUYỄN VĂN THIÊN QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Khoa học Thông tin – Thư viện Mã số: 62320203 LUẬN ÁN TIẾN SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt 2. TS. Nguyễn Thu Thảo HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tác giả. Dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt, TS. Nguyễn Thu Thảo các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án này là trung thực không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất cứ một hình thức nào. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng qui định. Tác giả luận án Nguyễn Văn Thiên 1 MỤC LỤC MỤC LỤC 1 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 2 DANH MỤC CÁC BẢNG 4 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ 5 MỞ ĐẦU 7 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI 19 1.1. Khái niệm thư viện hiện đại và quản lý thư viện hiện đại 19 1.2. Chức năng của quản lý thư viện hiện đại 33 1.3. Nội dung của quản lý thư viện hiện đại 48 1.4. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thư viện hiện đại 59 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thư viện hiện đại 66 Tiểu kết 69 Chương 2: SỰ BIẾN ĐỔI CỦA THƯ VIỆN VIỆT NAM TỪ TRUYỀN THỐNG SANG HIỆN ĐẠI 71 2.1. Xu hướng phát triển của các thư viện thế giới và sự hội nhập quốc tế của các thư viện Việt Nam 71 2.2. Tiến trình hiện đại hóa của các thư viện Việt Nam 77 2.3. Thực trạng các thư viện hiện đại Việt Nam 80 2.4. Nhận xét về các thư viện hiện đại Việt Nam 91 Tiểu kết 92 Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM 94 3.1. Quản lý nhân lực 94 3.2. Quản lý các hoạt động nghiệp vụ 120 3.3. Quản lý cơ sở vật chất 132 3.4. Đánh giá về hiệu quả quản lý trong các thư viện hiện đại Việt Nam 135 Tiểu kết 154 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THƯ VIỆN HIỆN ĐẠI TẠI VIỆT NAM 155 4.1. Đổi mới mô hình cơ cấu tổ chức 155 4.2. Đổi mới phương thức và công cụ quản lý 169 4.3. Nâng cao chất lượng nhân lực 176 4.4. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước 180 Tiểu kết 185 KẾT LUẬN 187 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 189 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 191 PHỤ LỤC 191 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT I. Tiếng Việt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CNTT : Công nghệ thông tin CNTT & TT : Công nghệ thông tin và truyền thông CP : Chính phủ. CSDL : Cơ sở dữ liệu ĐHBK HN : Đại học Bách khoa Hà Nội ĐHQG HN : Đại học Quốc gia Hà Nội HV CSND : Học viện Cảnh sát nhân dân KH&CN : Khoa học và Công nghệ NDT : Người dùng tin NNL : Nguồn nhân lực STS : Sưu tập số TLS : Tài liệu số TTHL : Trung tâm học liệu TT-TV : Thông tin - Thư viện TV : Thư viện TVĐT : Thư viện điện tử TVHĐ : Thư viện hiện đại TVQG VN : Thư viện Quốc gia Việt Nam 3 II. Tiếng Anh Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ ACR : Anglo – American Cataloguing Rules CDS/ISIS: Computer Documentation System/ Intergreted Set of Information System ILS : Integrated Library Sytsems INASP: International Network for the Availability of Scientific Publications ISBD : International Standard Bibliographic Description ISBN : International Standard Book Number ISSN : International Standard Serial Number IT : Informatin Technology MARC : Machine Readable Cataloging OCLC : Online Computer Library Center OPAC : Online Public Access Catalogues RFID : Radio Frequency Identification VTLS: Visionary Technology in Library Solutions 4 DANH MỤC CÁC BẢNG Stt Nội dung bảng thống kê Trang 1. Bảng 2.1: Một số dự án đầu tư xây dựng thư viện công cộng 80 2. Bảng 2.2: Một số dự án đầu tư xây dựng thư viện chuyên ngành 81 3. Bảng 3.1: Tổng hợp các văn bản liên quan đến quản lý thư viện hiện đại 4. Bảng 3.2: Tỷ lệ cán bộ quản lý thư viện theo trình độ 117 5. Bảng 3.3: Tỷ lệ thư viện đã đầu tư trang thiết bị 132 106 5 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Stt Nội dung bảng thống kê Trang 1. Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các thư viện sử dụng máy chủ 82 2. Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ các thư viện sử dụng máy trạm 83 3. Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ các thư viện sử dụng phần mềm 84 4. Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ các thư viện sử dụng thiết bị và công nghệ 85 5. Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ các thư viện áp dụng tin học hóa trong các khâu 88 công việc 6. Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ các thư viện đã triển khai các dịch vụ trực tuyến 90 7. Biểu đồ 3.1: Thực trạng hoạt động phát triển nhân lực 94 8. Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ người làm công tác thư viện theo ngành đào tạo 95 9. Biểu đồ 3.3: Cơ cấu nhân lực tại một số thư viện 97 10. Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ người làm công tác thư viện theo thời điểm tốt 99 nghiệp 11. Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ thư viện áp dụng các loại mô hình cơ cấu tổ chức 100 12. Biểu đồ 3.6: Đánh giá của lãnh đạo thư viện về hiện trạng mô hình 102 cơ cấu tổ chức đang áp dụng 13. Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ các thư viện sử dụng các căn cứ để bố trí nhân sự 103 14. Biểu đồ 3.8: Tỷ lệ sử dụng phương pháp quản lý 105 15. Biểu đồ 3.9: Tỷ lệ đánh giá của cán bộ quản lý về văn bản qui 108 phạm pháp luật hiện hành 16. Biểu đồ 3.10: Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý sử dụng các phương 111 tiện truyền thông 17. Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ người làm công tác thư viện được tiếp nhận các 112 loại thông tin 18. Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ người làm công tác thư viện phản hồi thông tin 113 theo định kỳ 19. Biểu đồ 3.13: Tỷ lệ người làm công tác thư viện sử dụng phương tiện truyền thông 114 6 20. Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ cán bộ quản lý theo độ tuổi 115 21. Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ cán bộ quản lý theo thâm niên quản lý 116 22. Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ cán bộ quản lý đã tham gia các khóa đào tạo 118 23. Biểu đồ 3.17: Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý theo thời điểm tốt 118 nghiệp 24. Biểu đồ 3.18: Tỷ lệ cán bộ lãnh đạo quản lý theo ngành đào tạo 119 26. Biểu đồ 3.19: Tỷ lệ các thư viện thực hiện lập các kế hoạch hoạt 121 động 27. Biểu đồ 3.20: Tỷ lệ các thư viện thực hiện các công đoạn của lập kế 122 hoạch 28. Biểu đồ 3.21: Tỷ lệ các thư viện có tổ chức đơn vị chức năng 125 29. Biểu đồ 3.22: Tỷ lệ các thư viện đã thực hiện các hình thức kiểm tra 127 30. Biểu đồ 3.23: Tỷ lệ thư viện sử dụng các căn cứ để đo hiệu quả thực 129 hiện công việc 25. Biểu đồ 3.24: Tỷ lệ người làm công tác thư viện đưa ra các lý do 140 không hài lòng với vị trí công việc hiện tại 31 Biểu đồ 3.25: Tỷ lệ thư viện tiến hành biên mục sao chép 145 32. Biểu đồ 3.26: Tỷ lệ thư viện đã triển khai các dịch vụ 147 33. Biểu đồ 3.27: Tỷ lệ bạn đọc được sử dụng các dịch vụ tương tác qua 148 mạng 34. Biểu đồ 3.28: Tỷ lệ bạn đọc đánh giá về chất lượng dịch vụ 149 35. Biểu đồ 3.29: Nguyên nhân chưa hài lòng về chất lượng các dịch vụ 149 36. Biểu đồ 4.1: Nhu cầu thay đổi hiện trạng mô hình cơ cấu tổ chức 155 37. Sơ đồ 4.1: Mô hình cấu tổ chức ma trận áp dụng cho các thư viện 158 hiện đại 7 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quản lý đóng vai trò quan trọng trong mọi chế độ xã hội và mọi lĩnh vực ngành nghề, quản lý bao trùm lên toàn bộ hoạt động của xã hội. Quản lý một cách khoa học sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn. Quản lý có nguyên tắc và phương pháp chung nhất song đi sâu vào từng ngành nghề, từng lĩnh vực chúng có những đặc thù riêng. Chính vì vậy, mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực đều phải nghiên cứu để tìm ra cách thức, phương pháp quản lý khoa học nhất đối với ngành nghề, lĩnh vực của mình. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động thư viện (TV), tuy vậy hoạt động quản lý là yếu tố quan trọng nhất, bởi một mô hình cơ cấu tổ chức phù hợp và phương pháp, cơ chế quản lý khoa học sẽ đem lại những lợi ích vô cùng to lớn: tiết kiệm chi phí và thời gian, tiết kiệm sức lao động, giảm thiểu những hư hao vật chất, tăng năng suất lao động và tạo được hiệu quả cao nhất trong công việc. Thế giới đang bước vào xã hội thông tin với nền kinh tế tri thức, mà ở đó thông tin đã và đang giữ vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, là yếu tố then chốt quyết định tới sự sinh tồn và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Quốc gia nào, dân tộc nào, tổ chức nào hay một cá nhân nào nắm bắt được thông tin chính xác, đầy đủ và nhanh chóng sẽ có một lợi thế to lớn trong quá trình phát triển bền vững của mình. Bối cảnh này đòi hỏi các thư viện, cơ quan thông tin phải khẳng định được vai trò và sức mạnh của mình thông qua các hoạt động: thu thập, tổ chức và phân phối thông tin đến đông đảo người dùng tin. Trong những thập niên gần đây, từ khi chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng và Nhà nước ta được áp dụng hoạt động thư viện Việt Nam có rất nhiều chuyển biến. Diện mạo của thư viện đã thay đổi rõ rệt bên cạnh loại hình thư viện truyền thống đã xuất hiện nhiều loại hình thư viện hiện đại như: Thư viện tự động hóa, Thư viện số, Thư viện điện tử, Thư viện ảo, Thư viện 2.0... Có thể thấy các thư viện Việt Nam đang trong quá trình chuyển dịch từ thư viện truyền thống sang thư viện hiện đại. Việc ứng dụng các thành
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.