Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập 227 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập 3 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập 20
Đánh giá Luận án Tiến sĩ: Phát triển năng lực đọc hiểu văn bản thơ trữ trình cho học sinh THPT qua hệ thống bài tập
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 227 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM ------------------ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Hà Nội, 2017 NGUYỄN THỊ THANH LÂM Tên đề tài luận án: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ TRỮ TÌNH CHO HỌC SINH THPT QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 62 14 01 11 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Đỗ Ngọc Thống 2. TS Nguyễn Thị Hồng Vân Hà Nội, 2017 LLỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Tất cả các nguồn số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thanh Lâm LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS. Đỗ Ngọc Thống và TS Nguyễn Thị Hồng Vân - những người đã luôn luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành tốt luận án này. Tôi cũng xin cảm ơn các ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, sự tạo điều kiện, giúp đỡ của quý thầy cô trong Viện khoa học Giáo dục Việt Nam - nơi tác giả học tập và nghiên cứu; Ban chủ nhiệm khoa Sư phạm Khoa học Xã hội, Ban Giám hiệu trường Đại học Đồng Nai - nơi tác giả đang công tác; Ban giám hiệu và giáo viên các trường THPT - nơi tác giả tiến hành thăm dò ý kiến và tổ chức thực nghiệm. Xin dành những lời cuối cùng để cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn quan tâm, giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận án này. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Lâm MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................................................ 8 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................................... 8 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu....................................................................................................... 10 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................... 29 4. Đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 29 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................................. 29 6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................... 29 7. Giả thuyết khoa học ................................................................................................................. 30 8. Đóng góp của luận án .............................................................................................................. 30 9. Cấu trúc của luận án................................................................................................................. 31 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ......................................... 32 1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực ............................................................... 32 1.1.1. Năng lực: khái niệm và phân loại ..................................................................................... 32 1.1.2. Đọc- một năng lực bộ phận quan trọng của năng lực giao tiếp ...................................... 33 1.2.3. Một số vấn đề về đọc hiểu văn bản .................................................................................. 36 1.2. Cơ sở lí luận văn học liên quan đến đọc hiểu thơ trữ tình........................................... 48 1.2.1. Lý thuyết Tiếp nhận văn học (reception theory) ............................................................. 48 1.2.2.Lý thuyết ứng đáp (reader’s responds theory) .................................................................. 53 1.2.3. Đặc điểm thơ trữ tình và đọc hiểu văn bản thơ trữ tình................................................... 56 1.3. Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản thơ trữ tình trong nhà trường PT ................ 66 1.3.1. Hệ thống câu hỏi, bài tập đọc hiểu thơ trữ tình trong sách giáo khoa Ngữ văn ............ 66 1.3.2. Thực trạng dạy học đọc hiểu thơ trữ tình trong nhà trường THPT ................................ 69 Tiểu kết chương 1......................................................................................................................82 CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂNNĂNG LỰC ĐỌC HIỂU THƠ TRỮ TÌNH CHO HỌC SINH THPT .................................................................................................. 84 2.1. Bài tập và vai trò của bài tập trong phát triển năng lực đọc hiểu…….........84 2.1.1. Bài tập và phân loại bài tập……………………………………………………84 2.1.2. Vai trò của bài tập trong việc phát triển năng lực cho học sinh .......................85 2.1.3. Quan niệm về bài tập hình thành và bài tập phát triển ................................................ 87 3 2.2. Một số định hướng trong việc xây dựng hệ thống BT đọc hiểu thơ trữ tình...........90 2.2.1. Hướng tới mục tiêu của môn Ngữ Văn............................................................................90 2.2.2. Tạo điều kiện phát huy vai trò chủ thể của HS................................................................91 2.2.3. Thiết kế, biên soạn theo tinh thần tích hợp ......... ..............................................................93 2.2.4. Bám sát đặc trưng thể loại của từng văn bản ......... ...........................................................94 2.2.5. Chú ý phương pháp học, phương pháp đọc hiểu thơ trữ tình ..........................................96 2.3. Mô tả hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình...............................97 2.3.1. BT phát triển năng lực đọc hiểu từ các yếu tốriêng lẻ....................................................98 2.3.2. BT phát triển năng lực đọc hiểu toàn bộ văn bản .......................................................... 117 2.4. Vận dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình cho HS ..... 128 2.4.1. Đưa hệ thống vào quá trình luyện tập của HS ............................................................... 128 2.4.2. Vận dụng trong việc kiểm tra đánh giá .......................................................................... 129 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................... 132 CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................................... 133 3.1. Mục đích và yêu cầu của hoạt động thực nghiệm sư phạm ...................................... 133 3.1.1. Mục đích thực nghiệm..................................................................................................... 133 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm....................................................................................................... 133 3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm, và quy trình thực nghiệm ................... 134 3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ................................................................................. 134 3.2.2. Thời gian thực nghiệm .................................................................................................... 129 3.2.3. Tổ chức thực nghiệm...................................................................................................... 135 3.2.4. Quy trình thực nghiệm .................................................................................................... 135 3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm ......................................................................................... 137 3.3.1. Giáo án thực nghiệm 1 (Trữ tình dân gian).................................................................... 137 3.3.2. Giáo án thực nghiệm 2 (Trữ tình Trung đại)- Phụ lục 4 3.3.3. Giáo án thực nghiệm số 3 (Trữ tình hiện đại) - Phụ lục 4 3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................................................... 149 3.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá ......................................................................................149 3.4.2. Đề kiểm tra....................................................................................................151 3.4.3. Giải thích đề kiểm tra.....................................................................................157 3.4.4. Kết quả thực nghiệm.....................................................................................157 3.4.5. Đánh giá chung về thực nghiệm sư phạm..................................................................... 162 4 3.5. Kết luận thực nghiệm....................................................................................................... 164 Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................................... 165 KẾT LUẬN................................................................................................................................ 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 170 PHẦN PHỤ LỤC......................................................................................................179 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BT Bài tập CTGDPT Chương trình giáo dục phổ thông CT Chương trình ĐHVB Đọc hiểu văn bản ĐC Đối chứng GV Giáo viên GA Giáo án HS Học sinh NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SBT Sách bài tập SGK Sách giáo khoa SHS Sách học sinh SGV Sách giáo viên THPT Trung học phổ thông THCS Trung học cơ sở TPVH Tác phẩm văn học TN Thực nghiệm VB Văn bản VD Ví dụ 6 DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng Trang 1 Chỉ số hành vi của các thành tố thành phần năng lực đọc hiểu 45 2 Mô hình Cấu trúc năng lực đọc hiểu văn bản 46 3 Mô hình Cấu trúc năng lực đọc hiểu thơ trữ tình 48 4 Kết quả khảo sát phần Yêu cầu bài học trong giáo án của GV 73 5 Kết quả tiếp nhận thơ trữ tình của HS Lớp 10 và 12 79 6 Sơ đồ hệ thống bài tập phát triển năng lực đọc hiểu thơ trữ tình 98 7 Danh sách các lớp và GV tham gia dạy đối chứng, thực nghiệm 134 8 Các bảng thống kê kết quả bài kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 158-160 9 Bảng thống kê kết quả khảo sát mức độ hứng thú của HS 161 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Dạy đọc hiểu văn bản là một trong những yêu cầu hết sức quan trọng của chương trình GDPT tất cả các nước. Không phải ngẫu nhiên mà Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) đã coi đọc hiểu văn bản là một năng lực thiết yếu cần có đối với mọi học sinh sau khi kết thúc giai đoạn giáo dục cơ bản (9 năm) ở độ tuổi 15. Đọc hiểu được coi là một năng lực công cụ giúp mỗi người đi tiếp, học tiếp suốt đời. Ban đầu là học để biết đọc và sau đó là đọc để học. Không có năng lực đọc hiểu sẽ khó có thể học suốt đời. “Đọc hiểu không chỉ là một yêu cầu của suốt thời kì tuổi thơ trong nhà trường phổ thông mà nó còn là một nhân tố quan trọng trong việc xây dựng, mở rộng những kiến thức, kĩ năng và chiến lược của mỗi cá nhân trong suốt cuộc đời khi họ tham gia vào các hoạt động ở những tình huống khác nhau, trong mối quan hệ với người xung quanh, cũng như trong cộng đồng.” [99].Vì thế năng lực đọc- hiểu được coi là một trong những năng lực cốt lõi (key competence) cần có của một công dân được giáo dục tốt. Hầu hết mục tiêu của CTGDPTcác nước đều chú ý đến việc hình thành và phát triển các năng lực cốt lõi, trong đó có năng lực đọc hiểu, một năng lực thành phần (subcompetence) của năng lực giao tiếp (communication competence). Năng lực này được hình thành và phát triển qua nhiều môn học và các hoạt động giáo dục, nhưng ban đầu và chủ yếu vẫn thuộc về môn học Tiếng Việt-Ngữ văn. Nói cách khác, mục tiêu dạy học Tiếng Việt và Ngữ văn trong nhà trường không thể không đặt ra vấn đề đọc hiểu và phương pháp dạy đọc hiểu cho HS với các mức độ và yêu cầu khác nhau. Nhiệm vụ của môn học này không chỉ hình thành mà còn phát triển năng lực này để HS có được một công cụ thiết yếu, phục vụ tốt cuộc sống, công tác và học suốt đời. 1.2. Vấn đề đọc hiểu văn bản đã đặt ra từ lâu đối với CTGDPT các nước phát triển, nhưng ở Việt Nam mãi đến Chương trình hiện hành, được xây dựng từ trước và sau năm 2000, vấn đề đọc hiểu văn bản mới được đặt ra và chính thức có trong chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn. Do mới thay đổi nên trong thực tế vấn đề đọc hiểu văn bản vẫn còn nhiều khúc mắc, nhiều nội dung, khái niệm thuật ngữ, cách 8
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.