Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 176 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2
Đánh giá Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 176 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG HỮU NAM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LƯƠNG HỮU NAM PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS TRỊNH QUỐC TUẤN 2. TS. ĐINH KHẮC TUẤN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Lương Hữu Nam MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ trí thức 1.2. Những công trình nghiên cứu về đội ngũ trí thức và phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 1.3. Những giá trị của các công trình và vấn đề đặt ra tiếp tục nghiên cứu Chương 2: PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN THỜI KỲ 5 5 16 25 ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Một số quan niệm cơ bản 2.2. Mối quan hệ giữa phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên với sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá 2.3. Những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên Chương 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY 28 28 39 54 NGUYÊN THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Thực trạng phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 3.2. Những vấn đề chủ yếu đặt ra đối với sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay Chương 4: QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 4.1. Những quan điểm cơ bản tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay 4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 68 68 104 114 114 123 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 151 152 163 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNTT Công nghệ thông tin DTTS Dân tộc thiểu số ĐNTT Đội ngũ trí thức GDĐT Giáo dục, đào tạo KHCN Khoa học và công nghệ KTTT Kinh tế tri thức KT-XH Kinh tế - xã hội NCKH Nghiên cứu khoa học DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Cơ cấu GDP vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 59 Bảng 2.2: GDP bình quân đầu người ở Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 59 Bảng 3.1: Tỉ lệ người có trình độ đại học trở lên theo trình độ và so với dân số, lực lượng lao động 70 Bảng 3.2: Tỉ lệ trí thức dân tộc thiểu số trong cơ cấu đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên Bảng 3.3: Chi cho sự nghiệp khoa học của các tỉnh Tây Nguyên 78 97 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu 3.1: Cơ cấu trình độ học vấn của đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên. 76 Biểu 3.2: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên phân theo trình độ học vấn Biểu 3.3: Cơ sở vật chất phục vụ công việc cho đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên 90 96 Biểu 3.4: Những khó khăn tác động đến sự phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên hiện nay 98 Biểu 3.5: Đánh giá của trí thức ở Tây Nguyên về các chính sách đối với đội ngũ trí thức 102 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trí thức là vốn quý của dân tộc, là hiện thân trí tuệ của thời đại. Xã hội càng phát triển, vị trí, vai trò của trí thức càng được đề cao, nhất là trong bối cảnh cuộc cách mạng KHCN lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, với sự cạnh tranh về chất xám ngày càng tăng. Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Trong mọi thời đại, tri thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển [40, tr.81]. Bởi vậy, phát triển ĐNTT chính là nâng tầm trí tuệ, sức mạnh của dân tộc, qua đó góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng khẳng định “xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước” [42, tr.161]. Tây Nguyên là vùng đất giàu tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và việc khai thác các yếu tố này đã thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, do chưa tìm hiểu, đánh giá đầy đủ và thấu đáo dẫn đến sự hiểu biết về vùng đất, con người nơi đây còn nhiều hạn chế. Tư duy khai thác mang tính tận thu, tận diệt vẫn là chủ đạo ở nhiều cấp, nhiều ngành và người dân ở đây, chưa hình thành tư duy khai thác gắn với bảo tồn, phát triển. Hệ quả là rừng bị tàn phá, môi trường sinh thái xuống cấp nghiêm trọng; cơ cấu dân cư có nhiều thay đổi và xáo trộn không theo quy hoạch; nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh, tác động xấu đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đe doạ đến sự ổn định và phát triển Tây Nguyên, từ đó dễ tạo ra những lỗ hổng, kẽ hở cho các thế lực thù địch, phản động chống phá. 2 Thực tế trên cho thấy, để đảm bảo sự ổn định, phát triển nhanh và bền vững thì Tây Nguyên cần phải chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang kết hợp chiều rộng với chiều sâu. Trong đó, cần phải xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao làm bước đột phá. Giải quyết bài toán này chính là gỡ nút thắt cho sự đi lên nơi đây. Song tìm ra lời giải cho bài toán không phải là việc dễ dàng mà hết sức khó khăn. Nhất là trong một thời gian dài Tây Nguyên là vùng trũng về GDĐT, kéo theo đó là nguồn nhân lực nói chung và ĐNTT nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Bên cạnh đó, trong những năm qua dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về Tây Nguyên nhưng dưới góc độ triết học chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ, toàn diện về sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Điều đó cũng đặt ra sự cần thiết phải tìm hiểu về lĩnh vực này. Xuất phát từ những lý do trên, việc tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để xác định quan điểm, giải pháp tiếp tục phát huy, phát triển đội ngũ này có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về mặt lý luận và thực tiễn. Hơn nữa, là một người con sinh sống, trưởng thành và công tác hơn 30 năm qua ở Tây Nguyên, với mong muốn đóng góp một phần sức lực nhỏ bé của mình vào quá trình phát triển, coi như một sự tri ân đối với vùng đất và con người nơi đây đã nuôi dưỡng, đùm bọc mình, vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” làm luận án tiến sĩ triết học, chuyên ngành chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc đánh giá thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, luận án đề xuất các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển đội ngũ này trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH Tây Nguyên. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án khái quát các công trình nghiên cứu về trí thức, phát triển ĐNTT nói chung và ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nói riêng. Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Đưa ra quan niệm về phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên, những yếu tố tác động đến sự phát triển. Trên cơ sở đó đánh giá thực trạng phát triển đội ngũ này ở Tây Nguyên và chỉ rõ những vấn đề đặt ra, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu ĐNTT và sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên từ năm 1996 đến nay. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn - Cơ sở lý luận: Việc thực hiện luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước về trí thức, phát triển ĐNTT. Luận án còn kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu lý luận của ngành khoa học xã hội và nhân văn liên quan đến đề tài. - Cơ sở thực tiễn: Thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận án vận dụng quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử vào quá trình nghiên cứu. - Nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Là những tài liệu thu thập được từ các nghị quyết, quyết định, báo cáo, các công trình nghiên cứu đã công bố và các tài liệu khác liên quan đến đề tài. - Phương pháp điều tra xã hội học: Xây dựng và sử dụng bảng hỏi để lấy ý kiến. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành xử lý và phân tích theo mục 4 đích, yêu cầu và nội dung nghiên cứu. Để đạt được mục đích, yêu cầu, nghiên cứu sinh tiến hành khảo sát 5 tỉnh Tây Nguyên. Tổng số phiếu khảo sát là 750 phiếu. Đối tượng được khảo sát là những người có trình độ đại học trở lên, đang công tác và làm việc ở các cơ quan, đơn vị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên. Thời gian tiến hành khảo sát từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016. Sau khi lấy ý kiến, nghiên cứu sinh sử dụng phần mềm thống kê xã hội học (phần mềm SPSS) để xử lý và phân tích các dữ liệu thu được từ các phiếu khảo sát, trong đó có sự phân tích mối tương quan giữa các câu trả lời để làm cơ sở cho việc nhận định, đánh giá thực trạng. - Phương pháp trình bày nội dung luận án: Lịch sử - lôgíc, phân tích tổng hợp, so sánh, thống kê. 5. Đóng góp mới của luận án - Luận án đưa ra quan niệm về ĐNTT, phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. Mối quan hệ giữa phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên với đẩy mạnh CNH, HĐH và những yếu tố cơ bản tác động đến sự phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên. - Cung cấp một cách nhìn về thực trạng ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển đội ngũ này. - Đề xuất và đưa ra các quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu tiếp tục phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên trong những năm tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Ý nghĩa lý luận: Góp phần bổ sung một số nội dung lý luận về ĐNTT và phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên để hoàn thiện thêm cơ sở cho việc xem xét, hoạch định chính sách đối với sự phát triển đội ngũ này. - Ý nghĩa thực tiễn: Góp phần làm sáng tỏ thực trạng phát triển ĐNTT ở Tây Nguyên và những giải pháp tiếp tục phát triển đội ngũ này. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 10 tiết.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.