Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai 177 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai 1 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai 5
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Ngữ văn: Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 177 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ NHÀN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Hà Nội - Năm 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ĐỖ THỊ NHÀN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC Mã số: 9.22.01.20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN MẠNH TIẾN Hà Nội - Năm 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chính xác. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, tháng 09 năm 2020 Tác giả luận án Đỗ Thị Nhàn ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô, gia đình, anh chị em và bè bạn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Mạnh Tiến, người thầy đã trực tiếp giảng dạy và tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, hoàn thành công trình nghiên cứu này. Em xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giảng viên của Tổ Bộ môn Lí luận văn học, Khoa Ngữ Văn, Phòng Sau đại học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Hội đồng giáo dục trường THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng đã tạo điều kiện tốt để tôi học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, người thân, bạn bè, những người đã động viên tôi trong quá trình tôi học tập và hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng 09 năm 2020 Tác giả luận án Đỗ Thị Nhàn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ...............................................................................................................ii MỤC LỤC ....................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................vi MỞ ĐẦU........................................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................... 3 4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu........................................................... 3 4.1. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 4 5. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................ 5 6. Cấu trúc luận án.......................................................................................................... 5 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .................................... 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử ............................................ 6 1.1.1. Khái niệm về tiểu thuyết lịch sử......................................................................... 6 1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về tiểu thuyết lịch sử trên thế giới................... 8 1.1.3. Các bài viết và công trình nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử ở Việt Nam .........14 1.2. Sự khác nhau giữa TTLS thời kì trung đại và thời kì hiện đại .........................26 1.3. Tình hình nghiên cứu về Lan Khai và tiểu thuyết lịch sử của ông...................28 1.3.1. Về nhà văn Lan Khai.........................................................................................28 1.3.2. Về tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai.................................................................32 1.4. Những vấn đề cấp thiết đặt ra trong nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ......................................................................................................................35 Tiểu kết chương 1.........................................................................................................36 Chương 2: TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT ĐẾN QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI .............................................................38 2.1. Về quan niệm của Lan Khai .......................................................................................38 2.1.1. Quan niệm về nhà văn .............................................................................................38 2.1.2. Quan niệm về văn học.......................................................................................41 iv 2.1.3. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ...............................................................................................................................46 2.2. Quá trình sáng tác của Lan Khai .........................................................................49 2.2.1. Sở trường sáng tác và thể tài tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai .....................49 2.2.2. Hoàn cảnh sáng tác tiểu thuyết lịch sử ............................................................50 2.2.3. Diễn trình sáng tác tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai......................................53 2.2.4. Tiểu thuyết lịch sử trong sự nghiệp sáng tác của Lan Khai và trong sự vận động của thể tài tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ...........................................................56 Tiểu kết chương 2.........................................................................................................63 Chương 3: TỪ HIỆN THỰC LỊCH SỬ ĐẾN BỨC TRANH NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI ....................................64 3.1. Cảm hứng sáng tác trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ..............................64 3.1.1. Ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc....................................................65 3.1.2. Ca ngợi cái đẹp, cái thiện ..................................................................................66 3.1.3. Phê phán xã hội phong kiến và chiến tranh phi nghĩa....................................68 3.2. Sự kiện trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai ..................................................71 3.2.1. Sự hoán đổi ngôi vị của các triều đại phong kiến ...........................................71 3.2.2. Những cuộc nội chiến trong xã hội phong kiến..............................................72 3.2.3. Những cuộc nổi dậy của nhân dân chống chế độ phong kiến .......................72 3.2.4. Những cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược và bè lũ tay sai ............................73 3.3. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai .................................74 3.3.1. Nhân vật vua chúa, quan lại và tướng lĩnh ......................................................74 3.3.2. Nhân vật người anh hùng..................................................................................80 3.3.3. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến ...........................................................85 3.3.4. Nhân vật binh sĩ và dân chúng .........................................................................97 3.3.5. Nhân vật kẻ thù cướp nước và bán nước.......................................................102 Tiểu kết chương 3.......................................................................................................105 Chương 4: CÁC PHƯƠNG THỨC VÀ BIỆN PHÁP BIỂU HIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ CỦA LAN KHAI ..................107 4.1. Sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai...............................................................................................................107 v 4.1.1. Nhân vật và sự kiện lịch sử .............................................................................107 4.1.2. Nhân vật và tình huống hư cấu.......................................................................110 4.2. Nghệ thuật kết cấu ..............................................................................................114 4.2.1. Kế thừa và sáng tạo kết cấu của tiểu thuyết truyền thống............................114 4.2.2. Kết cấu kiểu tiểu thuyết hiện đại ....................................................................118 4.3. Các phương thức kiến tạo chân dung nhân vật ................................................120 4.3.1. Qua giới thiệu tiểu sử, miêu tả ngoại hình ....................................................120 4.3.2. Khắc họa nhân vật qua hành động .................................................................122 4.3.3. Khắc họa tâm lí nhân vật ................................................................................123 4.3.3.2. Qua ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm ............................................124 4.3.4. Qua bút pháp miêu tả thiên nhiên ..................................................................126 4.4. Thời gian và không gian nghệ thuật..................................................................127 4.4.1. Thời gian nghệ thuật........................................................................................128 4.4.2. Không gian nghệ thuật ....................................................................................130 4.5. Nghệ thuật trần thuật ..........................................................................................138 4.5.1. Người trần thuật và điểm nhìn trần thuật.......................................................138 4.5.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật.................................................................139 4.5.2.2. Giọng điệu trần thuật....................................................................................142 Tiểu kết chương 4.......................................................................................................146 KẾT LUẬN ...............................................................................................................148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC TÁC PHẨM ĐÃ XUẤT BẢN CỦA LAN KHAI PHỤ LỤC DANH MỤC TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TIÊU BIỂU vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TTLS: Tiểu thuyết lịch sử 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Lan Khai là nhà văn nổi tiếng trong trào lưu cách tân văn học giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. Sự nghiệp sáng tác của Lan Khai đa dạng về thể loại. Đương thời trong cuốn Nhà văn hiện đại (1942) nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét: Lan Khai là “lão tướng trong làng tiểu thuyết đang gắng tìm đường mới”. Nhiều tác phẩm của Lan Khai đã thu hút sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu trong nước. Thời gian gần đây thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn đường rừng cùng tên tuổi của Lan Khai đã được giới thiệu trên Tạp chí Quốc tế (ISSN 24103918) (tháng 7 năm 2019, tập 5, trang 2) của Học viện Kinh doanh hành chính, Luật và Khoa học xã hội châu Âu. Tuy nhiên mảng TTLS của ông vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ và hệ thống, mặc dù tính tới thời điểm hiện tại, ông là nhà văn có số lượng tiểu thuyết lịch sử lớn nhất trong các nhà văn hiện đại Việt Nam (26 tác phẩm) và là cây bút sớm có tinh thần tiên phong đổi mới, có ảnh hưởng lớn tới sáng tác ở các giai đoạn sau. Trong giai đoạn 1930-1945 1945 trào lưu cách tân văn học diễn ra sôi nổi nhưng “trong cái mới vẫn còn rớt lại nhiều cái cũ” (Một thời đại trong thi ca - Hoài Thanh) với những quan niệm nghệ thuật mới, TTLS của Lan Khai đã làm sôi động thêm không khí phê bình văn học, tạo ra những cuộc tranh luận xung quanh vấn đề lịch sử và hư cấu nghệ thuật, vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết v.v… Với những đổi mới táo bạo, TTLS của Lan Khai đã có tác động mạnh mẽ đến không khí phê bình văn học đương thời và kích thích sự sáng tạo của các nhà văn về đề tài lịch sử. Tuy nhiên, do cái chết đầy bí ẩn của ông suốt thời gian dài chưa được công bố nên từ sau 1945 trở đi còn nhiều di cảo của Lan Khai và hàng chục TTLS của ông chưa được tái bản, nghiên cứu và giới thiệu rộng rãi đến bạn đọc. Cho đến nay vẫn chưa có công trình nào có tính quy mô, toàn diện và hệ thống về thể tài TTLS của Lan Khai. Vì vậy trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sẽ làm sáng tỏ tính tiên phong trong hành trình cách tân thể loại của một cây bút tiểu thuyết giàu tài năng và tâm huyết nửa đầu thế kỉ XX. Năm 2006, Hội Nhà văn Việt Nam đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 100 năm sinh Lan Khai và Hội thảo Khoa học: Lan Khai với văn học Việt Nam hiện đại, Lan Khai được hoàn nguyên, cho thấy di sản văn học của Lan Khai là rất lớn và các TTLS có vị trí quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của ông và nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Điều đó đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần có một công trình nghiên cứu kịp thời, quy mô và hệ thống, toàn diện các tác phẩm của nhà văn ở thể tài TTLS để thấy được những đóng góp của ông trong giai đoạn 1930 - 1945 và tiến trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc, đồng thời làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí luận về thể loại. 1.2. Những năm gần đây, TTLS của các nhà văn đất Việt đã vươn mình lớn dậy với sự gia tăng không ngừng về số lượng tác phẩm và quy mô phản ánh, hình thành nhiều khuynh hướng đa dạng, phong phú nên đã xuất hiện nhiều quan niệm nghệ 2 thuật khác nhau trong sáng tác và tiếp nhận. TTLS đã và đang trở thành tâm điểm của thời sự văn học. Trước trào lưu hội nhập quốc tế, ngày càng xuất hiện nhiều công trình ứng dụng lý thuyết hiện đại phương Tây vào nghiên cứu văn học trong đó có TTLS. Tuy nhiên hệ thống lý thuyết về thể tài này còn khá khiêm tốn và việc giới thiệu ở trong nước còn phân tán, quan niệm về thể loại chưa thống nhất, sáng tác ngày càng diễn biến phức tạp lại tiếp tục nảy sinh nhiều cuộc tranh luận sôi nổi xung quanh vấn đề lịch sử và hư cấu nghệ thuật. Xuất phát từ thực trạng đó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm hiểu những sáng tác đã được trải nghiệm và cách tiếp cận thích hợp mới đem lại cái nhìn sáng rõ hơn về sự hình thành phát triển của một thể tài văn học mang tính đặc thù trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Do vậy, chúng tôi chủ trương đi sâu nghiên cứu đề tài này nhằm làm sáng tỏ những điểm mới mẻ, độc đáo trong TTLS của Lan Khai trên phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Qua những thành quả nghiên cứu chúng tôi sẽ làm rõ thêm một số vấn đề lí thuyết về quan niệm sáng tác và thể loại nhằm góp thêm hướng tiếp cận toàn diện và hệ thống TTLS hiện nay. 1.3. Công trình nghiên cứu của chúng tôi còn có ý nghĩa thiết thực trong việc giảng dạy tích hợp môn Ngữ văn và Lịch sử trong Nhà trường. Kết quả nghiên cứu của công trình sẽ cung cấp thêm các tri thức lý luận và thực tiễn sáng tác đáp ứng nhu cầu mở rộng nhận thức của học sinh trong nhà trường phổ thông. Nghiên cứu TTLS của Lan Khai góp phần làm cho bức tranh văn học sử Việt Nam toàn diện hơn, giúp học sinh nhận thức lịch sử sâu sắc hơn, khơi dậy những cảm xúc thẩm mĩ cho các em về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết trong nghiên cứu và học tập hiện nay cũng như góp phần tổng kết các thành tựu tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỷ XX, chúng tôi chọn đề tài Tiểu thuyết lịch sử của Lan Khai nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn sáng tác cũng như những đóng góp của Lan Khai trong hành trình đổi mới thể loại và hiện đại hóa nền văn học nước nhà giai đoạn nửa đầu thế kỉ XX. 2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi tập trung khảo sát 20 TTLS tiêu biểu của Lan Khai đã xuất bản và tái bản từ trước năm 1945 đến nay, bao gồm: Gái thời loạn, Chiếc ngai vàng, Cái hột mận, Ai lên phố Cát, Chế Bồng Nga, Bóng cờ trắng trong sương mù, Cánh buồm thoát tục, Đỉnh non Thần, Người thù của mặt trời, Gửi cái xuân tàn, Treo bức chiến bào, Chàng áo xanh, Tình ngoài muôn dặm, Trăng nước Hồ Tây, Trong cơn binh lửa, Thành bại với anh hùng, Rỡn sóng Bạch Đằng, Ái tình và sự nghiệp, Chàng đi theo nước, Chàng kỵ sỹ ở cả hai bình diện nội dung và hình thức. Trên cơ sở đó, chúng tôi đưa ra những kiến giải về sự vận động của TTLS của Lan Khai trong quá trình sáng tác của ông và trong sự vận động của nền văn học hiện đại Việt Nam.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.